Những đặc trưng, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội TrungQuốc giai đoạn

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 37 - 43)

đoạn 1992-2010.

Trung Quốc coi giai đoạn 1992-2010 có ý nghĩa trọng đại đối với sự phát triển của đất nước. Đây là thời kỳ đang diễn ra những bước chuyển lớn lao về thể chế kinh tế, cơ cấu kinh tế và phương thức phát triển kinh tế. Những bước chuyển đó tạo ra những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc khi bước sang thế kỷ mới.

Trước hết, sự phát triển to lớn của sức sản xuất đã dẫn đến một loạt sự thay đổi về chất lượng của nền kinh tế. Thời kỳ sản xuất cung không đáp ứng cầu đã chấm dứt. Sản xuất từ chạy theo số lượng đã chuyển dần sang vừa coi trọng số lượng vừa coi trọng chất lượng. Phương thức phát triển kinh tế chuyển từ chiều rộng là chính sang chiều sâu là chính. Cơ cấu giữa các ngành đã được cải thiện theo hướng hiện đại, ưu hoá.

Thứ hai, đã phá vỡ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung, bước đầu hình thành thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Phương thức vận hành hiện đại bắt đầu ngấm vào mọi ngóc ngách của đời sống kinh tế. Tuy nhiên, thể chế kinh tế cũ vẫn để lại rất nhiều dấu ấn của nó trong khi thể chế kinh tế mới lại chưa hoàn thiện, khiến cho khó khăn mâu thuẫn về kinh tế - xã hội còn ngổn ngang, chồng chất, đòi hỏi những cố gắng rất lớn để vượt qua.

Thứ ba, Trung Quốc đã xoá bỏ được tình trạng bế quan toả quốc, dần dần thực hiện mở cửa ra thế giới một cách toàn diện, ở nhiều cấp độ. Trung Quốc sắp tới sẽ gia nhập WTO, tạo đà đi vào một kỷ nguyên phát triển mới, tham gia vào thị trường toàn cầu sâu sắc và rộng rãi hơn. Trung Quốc bước vào thế kỷ mới với nhiều cơ hội và rủi ro lớn hơn trước rất nhiều trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Những đặc trưng của thời kỳ phát triển đầu thế kỷ XXI đặt ra cho Trung Quốc những nhiệm vụ nặng nề, to lớn, đòi hỏi toàn Đảng toàn dân Trung Quốc phải có sự chuẩn bị tích cực về mọi mặt. Để có cơ sở hoạch định kế hoạch trong tương lai, từ nhiều năm nay các chuyên gia tại nhiều cơ quan khoa học, cơ quan chức năng, cơ quan thực tiễn đã tổ chức nghiên cứu, quy hoạch và dự đoán; các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chủ tịch Giang Trạch Dân đã đi xuống các địa phương điều tra, khảo sát nhằm định ra các mục tiêu sát hợp cho các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Từ ngày 9 đến 11.10.2000, Hội nghị lần thứ 5 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá XV đã họp, thảo luận về "Kiến nghị của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về kế hoạch 5 năm lần thứ X phát triển kinh tế xã hội" (2001 - 2005). Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ X là tập trung vào điều chỉnh cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN, thích ứng với thị trường thế giới sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Hội nghị Trung ương 5 nói trên đã đề ra : "kinh tế quốc dân đảm bảo phá triển với tốc độ tương đối nhanh, đạt được thành quả rõ rệt trong điều chỉnh có tính chiến lược cơ cấu kinh tế, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế được nâng cao, đặt nền móng vững chắc để đến năm 2010 tổng giá trị sản xuất trong nước tăng gấp đôi năm 2000" .

Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm sẽ không còn ở mức xấp xỉ 10% như hai thập kỷ trước, song vẫn ở mức cao. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ X, chỉ tiêu đó của Trung Quốc sẽ đạt 7 - 8%, và 5 năm tiếp theo cũng sẽ đạt mức đó, do vậy mục tiêu đặt ra cho năm 2010 là tăng gấp đôi năm 2000 về GDP là hoàn toàn khả thi. Trong thập kỷ thứ hai, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng sẽ ở mức 6 - 7%, tức là vẫn thuộc nhóm nước hàng đầu thế giới cả về tốc

độ lẫn tổng lượng. Do hàng hoá và dịch vụ ở Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với nhiều nước trên thế giới, nên nhiều nhà kinh tế đã đánh giá nền kinh tế Trung Quốc bằng phương pháp đối sánh sức mua, và cho rằng đến năm 1010, tổng lượng GDP của Trung Quốc sẽ đứng thứ hai trên thế giới, và đến năm 2020 có thể sẽ đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, về mặt thu nhập theo đầu người, về chất lượng phát triển kinh tế, Trung Quốc vẫn kém xa nhiều nước, đặc biệt là nếu so với các nước phát triển.

Để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nói trên, trong 10 năm đầu thế kỷ, tốc độ tăng trưởng trong ba khu vực kinh tế đều phải duy trì ở mức cao; nông nghiệp là 3,5 - 4%, công nghiệp 8,5 - 9%, dịch vụ 8,5 - 9%. Còn 10 năm tiếp theo, từ 2010 đến 2020, các chỉ tiêu tăng trưởng tương ứng sẽ phải là 3 - 3,5% trong nông nghiệp, 7,5 - 8% trong lĩnh vực công nghiệp, và 8,5 - 9% trong dịch vụ . Một cách khái quát , Trung Quốc sẽ phải chú trọng đến các giải pháp sau đây nhằm thực hiện chương trình hiện đại hoá đất nước mà Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ ra :

- Ra sức tăng cường kinh tế nông thôn, đẩy nhanh tiến trình thị trường hoá nông nghiệp, điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề, phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng tốt, nâng cao trình độ quản lý kinh doanh của các xí nghiệp hương trấn.

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng để cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt là các vùng lạc hậu, nông thôn, miền Tây… nhằm rút ngắn khoảng chênh lệch phát triển giữa các khu vực.

- Tiếp tục điều chỉnh và nâng cấp cơ cấu ngành nghề. Bên cạnh việc cải tạo và nâng cấp ngành công nghiệp truyền thống, sẽ đặc biệt chú trọng phát triển mạnh các ngành khoa khọc kỹ thuật mới và ngành nghề mới, các ngành dịch vụ như tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông v.v… Cố gắng nâng cấp tỷ lệ giá trị các ngành có kỹ thuật cao trong công nghiệp chế biến từ 1% như hiện nay lên 25% vào năm 2010 và 35% vào năm 2020.

- Xây dựng và hoàn thiện chế độ doanh nghiệp hiện đại, cải tổ và điều chỉnh chiến lược các doanh nghiệp nhà nước, kiện toàn chế độ bảo hiểm, dưỡng lão, bảo hiểm y tế và thất nghiệp… Ưu đãi các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu trụ cột.

- Thực hiện chiến lược phát triển khoa học và giáo dục, tăng đầu tư vào nguồn vốn con người, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế tri thức.

- Khai thác các kênh việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân, phát triển hài hoà kinh tế, xã hội và môi trường. Dự kiến cải thiện cơ bản môi trường sinh thái vào năm 2010 và thực hiện phát triển hài hoà kinh tế và môi trường vào năm 2020.

- Tiếp tục đẩy mạnh việc mở cửa với bên ngoài, đẩy mạnh mậu dịch và đầu tư, tiếp nhận đầu tư với bên ngoài, tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế trong một khuôn khổ rộng hơn và mức độ sâu hơn với tư cách nước đang phát triển lớn nhất, thành viên WTO. Các nhà kinh tế dự đoán, chỉ trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1000 tỷ USD. Điều này ngoài ý nghĩa chứng minh trình độ giao lưu kinh tế của Trung Quốc với thế giới là cao, còn cho thấy trong thời gian tới nền kinh tế Trung Quốc sẽ được bổ sung một lượng khổng lồ trang thiết bị và hàng tiêu dùng hiện đại.

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, sẽ theo phương châm mà Hội nghị Trung Ương 5 khoá XV Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra, là lấy phát triển làm chủ đề, lấy điều chỉnh cơ cấu làm tuyến chính, lấy cải cách mở cửa và tiến bộ khoa học kỹ thuật làm động lực, lấy nâng cao đời sống nhân dân làm điểm xuất phát cơ bản . Kế hoạch 5 năm lần thứ X nếu đạt được những chỉ tiêu nêu trên, sẽ là cơ sở cho sự phát triển kinh tế dài hạn của Trung Quốc, nhằm mục tiêu xa là cơ bản thực hiện được công cuộc hiện đại hoá và đưa Trung Quốc trở thành nước phát triển trung bình trên thế giới vào giữa thế kỷ, nhân kỷ niệm 103. Những nhân tố

thuận lợi của Trung Quốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1992-2010.

Trước hết, đó là nền tảng kinh tế đồ sộ và vững chắc đã xây dựng được trong hơn 50 năm của nước Trung Quốc mới, đặc biệt là trong 20 năm cuối thế kỷ: Một nhà khoa học Nga đã nhận xét, dường như cả thế giới bị thôi miên bởi nhịp độ tăng trưởng cao về GDP của Trung Quốc. Suốt trong hai thập kỷ, tăng trưởng hàng năm GDP luôn luôn ở mức cao nhất thế giới, bình quân là 9,8%, trong đó một số năm đạt mức hai con số. Năm 1999, tổng giá trị GDP tính theo giá không đổi tăng 6,8 lần so với năm 1978, năm bắt đầu thực hiện cải cách - mở cửa. Mấy năm gần đây tuy chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á bị thiên tai lớn, song Trung Quốc vẫn giữ được sự tăng trưởng tương đối ổn định. Ngoại thương có đôi chút suy giảm, song từ năm 2000 đã lấy lại khí thế phát triển, góp phần chấm dứt tình trạng tăng trưởng chậm của hai năm trước, đưa nền kinh tế bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với nhiều vị thế cao về các chỉ tiêu kinh tế,

Trung Quốc đã có chỗ đứng vững chắc trên vũ đài quốc tế, có nhiều đóng góp vào sự ổn định kinh tế của Châu Á và thế giới.

Hai là, về mặt điều kiện tăng trưởng, Trung Quốc có tiềm năng và không gian rất lớn.

- Về thị trường ở trong nước: Trung Quốc hiện có khoảng 1,3 tỷ người tiêu dùng, hơn số dân của châu Phi và Mỹ La tinh cộng lại. Hiện nay đời sống của người dân ở cả thành phố và nông thôn Trung Quốc đều khá lên, không ngừng nấng cao chất lượng tiêu dùng, thúc đẩy việc sản xuất hàng chất lượng cao. Sự mất cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng tạo không gian rộng lớn cho việc chuyển đổi và nâng cấp ngành nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất hàng tiêu dùng. Cách nói hình tượng khái quát, "nếu gấu áo của mỗi người dân Trung Quốc dài thêm một phân…" vẫn có ý nghĩa hiện thực trong việc thúc đẩy sản xuất của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Đó là chưa kể đến tiềm năng về thị trường nước ngoài : hiện nay tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch mậu dịch thế giới, cho thấy không gian để Trung Quốc mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu và vô cùng rộng lớn, nếu không nói là vô tận.

- Về tích luỹ và đầu tư : Trung Quốc luôn luôn có tỷ lệ tích luỹ cao, thường xuyên trên 35% . Cùng với việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài, tỷ lệ tích lũy cao cho phép Trung Quốc mở rộng đầu tư cho nền kinh tế quốc dân. Mặt khác nhu cầu đầu tư của Trung Quốc trong thời gian tới sẽ là rất lớn, vì cùng với việc cải tạo các ngành nghề truyền thống, mở rộng các ngành nghề mới, xây dựng thêm hàng loạt cơ sở hạ tầng… Trung Quốc còn đang bắt đầu việc đại khai phá miền Tây, xây dựng nhiều đô thị… Điều đó sẽ phải làm trong một thời gian dài, tạo không gian cho việc thúc đẩy kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ cao.

- Về cơ cấu kinh tế : hiện nay cơ cấu kinh tế Trung Quốc không phải là lý tưởng, bởi vì ngành dịch vụ (khu vực 3) có tỷ lệ thấp, chỉ chiếm chừng 30% GDP, không những kém xa các nước phát triển, mà còn thấp hơn mức bình quân của các nước có thu nhập thấp. Mặt khác , sự phát triển của ngành này giữa các vùng trong nội địa Trung Quốc rất chênh lệch. Những sự chênh lệch trên cộng với yếu tố nguồn nhân lực dồi dào, giá thấp, có trình độ giáo dục tương đối khá… là những tiền đề quan trọng để ngành dịch vụ Trung Quốc trở thành động lực phát triển kinh tế cuả Trung Quốc trong thế kỷ mới.

- Về cải cách thể chế kinh tế : thể chế kinh tế thị trường XHCN của Trung Quốc qua hơn hai mươi năm cải cách đã bắt đầu đi vào giai đoạn hoàn thiện, phát huy được tác dụng trong chỉ đạo kinh tế vĩ mô, nâng cao được hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước đã có cơ sở vững vàng đề phát huy vai trò chủ đạo. Kinh tế ngoài nhà nước được khuyến khích phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế. Những điều đó sẽ góp phần thay đổi phương thức phát triển có lợi cho công cuộc hiện đại hoá của Trung Quốc. Năm 2000, Trung Quốc đã hoàn thành về cơ bản mục tiêu 3 năm cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đã có 4098 trong số 6599 doanh nghiệp lớn và vừa thoát khỏi lỗ. Tổng số lãi của các doanh nghiệp nhà nước có thể lên đến 28 tỷ USD trong năm 200, tăng 130% so với năm 1999 .

Ba là, môi trường kinh tế quốc tế khi Trung Quốc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đầu thế kỷ XXI là thuận lợi: Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học Trung Quốc, trong vòng 10 năm đầu thế kỷ, tình hình quốc tế nói chung là đi theo hướng hoà hoãn, không thể nổ ra chiến tranh lớn. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế sẽ diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và khoa học kỹ thuật cao với trung tâm là kỹ thuật thông tin sẽ đưa nền kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ tăng trưởng mới. Hiện tượng suy thoái ở những mức độ khác nhau là không tránh khỏi, song khả năng xuất hiện khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu là rất nhỏ.

Trong các nhân tố bên ngoài có lợi cho sự phát triển và hội nhập của kinh tế Trung Quốc, đáng lưu ý nhất là nhân tố tăng trưởng kinh tế thế giới 10 năm đầu thế kỷ có xu hướng tốt đẹp. Một công trình nghiên cứu của Trung Quốc dẫn tài liệu của Ngân hàng thế giới, dự đoán từ năm 1998 đến 2010, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của thế giới là 4%, sẽ từ 28.737 tỷ USD lên đến 46,008,9 tỷ USD; riêng thời kỳ 2001 - 2007, nhip độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,2%, cao hơn mức 2,3% thời kỳ những năm 90 của thế kỷ XX.

Triển vọng tươi sáng của kinh tế thế giới còn được các tổ chức kinh tế quốc tế khác như IMF, ODCD… xác nhận. Lý do chủ yếu xuất phát từ hai mặt sau đây : một mặt, những năm cuối thế kỷ XX, một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, hiện nay vẫn giữ được xu thế đó, và sẽ còn giữa được trong những năm đầu thế kỷ mới. Mặt khác, rất nhiều quốc gia bị chững lại hoặc rơi vào suy thoái; bước sang thế kỷ XXI, những quốc này đang lấy lại phong độ, kinh tế hồi phục. Có thể nói rằng, toàn cảnh kinh tế thế giới đầu thế kỷ XXI sẽ giống như nhận định của IMF là : sự tăng trưởng diễn ra ở tất cả các khu vực nhờ có sức sống mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ, sự phục hồi nhanh của châu Âu, sự tăng mạnh của các

nền kinh tế châu á và sự tăng trở lại của các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi. Một số nhà kinh tế các nước hơi tỏ ra lo ngại khi cho rằng có thể nền kinh tế Mỹ - động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế thế giới - sẽ suy giảm kể từ năm nay.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 37 - 43)

w