1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Kinh tế Trung Quốc trước đoạn đường phát triển mới pdf

4 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Kinh tế Trung Quốc trước đoạn đường phát triển mới15:02' 20/03/2006 (GMT+7) Dù vẫn còn nhiều thách thức song kinh tế Trung Quốc rõ ràng đang đứng trước đoạn đường phát triển mới toàn diện, hài hoà và bền vững. Sự thừa nhận của WB Trước khi hết năm 2005, người ta dự đoán kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 9,4%. Song theo bản báo cáo của WB, con số này đạt 9,9 %. Ảnh AFP. Nếu như còn có bất kỳ sự nghi ngờ nào với sức mạnh kinh tế Trung Quốc thì bản báo cáo hàng quý của Ngân hàng thế giới (WB) vừa cung cấp, với những chi tiết về mức tăng trưởng lớn của nước này, là câu trả lời xác đáng. Theo bản báo cáo này, mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm ngoái đạt 9,9%, chỉ giảm nhẹ so với mức tăng 10,1 % của năm 2004. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức tăng của năm nay vẫn là ở mức cao khoảng 9,2 %. Con số này khá ấn tượng tuy không phải là điều mới mẻ. Xuất khẩu chưa phải là tất cả Xuất khẩu là thế mạnh, là động lực lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc, ít nhất là trong con mắt của không ít đối tác thương mại lớn của họ. Song xuất khẩu chưa phải là tất cả. Nhìn lại bản báo cáo WB vừa đưa ra, có một vài điều đáng ngạc nhiên. Ngạc nhiên lớn nhất là nhu cầu trong nước chứ không phải là xuất khẩu cuối cùng cũng đã bắt đầu nắm vai trò chủ chốt điều khiển nền kinh tế Trung Quốc. Ngay cả khi thặng dư thương mại của Trung Quốc vào năm ngoái đã tăng gấp ba, lên tới hơn 100 tỷ đôla Mỹ, mức tăng của xuất khẩu vẫn ở mức khiêm tốn nếu đem so với mức tăng nhu cầu trong nước. Trong quý một của năm 2005, xuất khẩu tăng lên tới 35%, nhưng ở các quý còn lại, giảm xuống còn có 25%. Trong khi đó, nhập khẩu tăng thêm 12% vào quý một năm 2005 và 22% trong các quý tiếp theo. Nhập khẩu thậm chí đã vượt qua xuất khẩu vào tháng 12. “Nhu cầu trong nước hiện nay đang 1 điều khiển tốc độ tăng trưởng” theo lời của ông Bert Hofman – nhà kinh tế hàng đầu của Trung Quốc tại Ngân hàng thế giới. Điều đó chứng tỏ được rằng nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc dựa khá nhiều vào sức tiêu thụ trong nước chứ không chỉ dựa mạnh vào đầu tư như tính toán trước đây. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển không quá nóng. “Điều cốt lõi của phát hiện này là nền kinh tế giờ đây không thể nói là dựa quá nhiều vào đầu tư nóng. Các dịch vụ góp phần lớn vào GDP, chứng tỏ sức tiêu thụ trong nước khá lớn, đủ sức tạo thế ổn định cho kinh tế nước nhà", Giáo sư Đồng Huy Quang ở trường Đại học Bắc Kinh nhận định. Các công nhân đang xếp hàng tại một cảng ở Trung Quốc. Ảnh AFP Toàn diện, hài hoà, bền vững Điều gì tạo lên tự chuyển đổi này? Một nhân tố lớn là xu thế giảm dần cái mà nhiều người gọi là “tác động của WTO”. Khi Trung Quốc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng như của nước ngoài đã tăng cường năng lực sản xuất của mình để tận dụng lợi ích từ việc Trung Quốc thâm nhập được vào các thị trường bên ngoài. Tuy nhiên hiện nay, cơn lốc đầu tư đó đã dần chậm lại. Theo lời của Louis Kuijs, một nhà kinh tế cấp cao chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tại Ngân hàng Thế giới thì tổng lượng đầu tư nước ngoài vào nước này năm ngoái đã giảm nhẹ so với năm 2004. Ông này cũng dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng dưới mức 20% vào năm nay. Các nhân tố khác đã khiến xuất khẩu giảm xuống bao gồm sự củng cố một cách khiêm tốn của đồng nhân dân tệ, đã làm giảm lượng xuất khẩu của các ngành công nghiệp lợi nhuận thấp, ví dụ như ngành dệt may. Chính phủ cũng đã nới lỏng các biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô đưa ra vào năm 2004 - điều mà đã thuyết phục các nhà sản xuất tranh đấu để bán hàng ra nước ngoài khi mà thị trường trong 2 nước đã không còn hấp dẫn. Xuất khẩu thép và nhôm đã bị ảnh hưởng nặng nề khi mà Chính phủ bãi bỏ việc giảm thuế giá trị gia tăng - một động thái nhằm giảm dần các ngành sản xuất sử dụng nhiều nhiên liệu. Quy hoạch năm năm lần thứ 11 (từ 2006 đến 2010) sẽ được quốc hội Trung Quốc thông qua vào tháng tới có một mục tiêu quan trọng mà theo cách nói của các nhà lãnh đạo là phát triển “toàn diện, hài hoà và bền vững”. Nội dung lớn của nó không gì khác hơn là nhu cầu trong nước tăng lên. Nâng cao thu nhập Theo nhà kinh tế Bert Hofman của WB thì mặc dầu vậy, các quan chức kinh tế của Trung Quốc không nên quá nôn nóng. Chính đầu tư chứ không phải tiêu thụ đang làm tăng nhu nhu cầu trong nước. Tăng trưởng của tiêu dùng vào năm trước đứng ở mức 8-9%, vẫn thấp hơn mức tăng GDP của họ. Nâng cao thu nhập đầu người là một biện pháp có thể đạt được mục đích trên, bởi thu nhập cao thì tiêu dùng tăng. Chính quyền đã thấy được những thành công của việc thay đổi chính sách gần đây, ví như việc nâng mức thu nhập tối thiểu phải chịu thuế thu nhập và tăng lương cho công chức. Dự báo, Trung Quốc có thể sẽ đạt mục tiêu thu nhập trung bình đầu người ở mức 1.750 đôla vào năm 2010, gấp đôi mức của năm 2000. Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế của WB, chìa khoá cho việc thực sự tăng tiêu dùng là ở việc tăng thu nhập cho 800 triệu dân nông thôn Trung Quốc. Nhiệm vụ đó không hề dễ. Dự báo, Trung Quốc có thể sẽ đạt mục tiêu thu nhập trung bình đầu người ở mức 1.750 đôla vào năm 2010, gấp đôi 3 mức của năm 2000. Ảnh AP. Mức thu nhập ở vùng nông thôn tăng 6,2% vào năm ngoái, kém xa so với mức thu nhập ở thành thị ở mức 9,6%. Dân cư thành thị hiện nay thu nhập trung bình 1.295 đôla trong khi dân nông thôn chỉ kiếm được 402 đôla một năm. Tệ hơn là, việc tăng của thu nhập nông thôn lại chủ yếu nhờ vào giảm thuế và chi phí nông nghiệp - việc này có thể sẽ không diễn ra vào năm 2006 nữa. “Không phải là nhờ tăng năng suất nông nghiệp, cho nên thu nhập sẽ không tiếp tục tăng nữa,” theo lời Hofman. Vẫn còn nhiều thách thức Một nhân tố quan trọng trong việc tăng tiêu dùng là cải thiện giáo dục, y tế và lương hưu. Theo Hofman, người Trung Quốc hiện nay đang đổ quá nhiều tiền vào các việc tiết kiệm dự phòng, và do đó giảm bớt cơ hội chi tiêu. Họ biết rằng mình có thể phải trả các hoá đơn tiền viện phí, họ sẽ phải cho con cái đi học và tiết kiệm cho tuổi già của bản thân bởi vì không có một hệ thông hưu trí nào chi trả cho 80% dân số Trung Quốc cả. "Một khi Chính phủ đảm nhận trách nhiệm đó, người dân sẽ sẵn sàng giảm số tiết kiệm và chi tiêu nhiều hơn. Nhưng tiếc là, điều đó sẽ không xảy ra trong một tương lai gần", ông Hofman nói. Mặc dù thặng dư thương mại của Trung Quốc đang chững lại, điều đó cũng không ngay lập tức giải quyết được những căng thẳng ngày càng cao bởi sự mất cân đối mang tính nhạy cảm chính trị với các quốc gia riêng lẻ, ví dụ như Mỹ. Vì vậy mà, mặc dù thế giới nhìn vào mức tăng trường bùng nổ của Trung Quốc một cách kinh sợ, người ta cũng sẽ nhanh chóng bình tĩnh lại khi nhớ ra những thách thức còn đó – mà bản báo cáo này đã chỉ ra giúp. • Khánh Trình (Theo BusinessWeeks, Newsweeks) 4 . Kinh tế Trung Quốc trước đoạn đường phát triển mới1 5:02' 20/03/2006 (GMT+7) Dù vẫn còn nhiều thách thức song kinh tế Trung Quốc rõ ràng. đứng trước đoạn đường phát triển mới toàn diện, hài hoà và bền vững. Sự thừa nhận của WB Trước khi hết năm 2005, người ta dự đoán kinh tế Trung Quốc tăng

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w