Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 29 - 31)

3.1 Nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.

Lao động là nhân tố then chốt để nâng cao năng suất lao động và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế . Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào nhất thế giới đó là động lực to lớn để phát triển kinh tế Trung Quốc .Trung quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới hơn 1.3 tỷ người là một lợi thế để cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thi trường trong nước và thế giới .Giá lao động ở Trung Quốc rẻ hơn rất nhiều so với các quốc gia khác có nền kinh tế phát triển như Mỹ ,Nhật Bản …Ở những nước này giá lao động hơn gấp năm lần so với ở Trung Quốc ,đây là một lợi thế của Trung Quốc khi tham gia vào hội nhập quốc tế . do giá nhân công rẻ nên các sản phẩm làm ra của Trung Quốc có giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của các nước khác . Dân số Trung Quốc thuộc vào loại trẻ trên thế giới nên nguồn lao động cho tương lai rất dồi dào . Với lực lượng lao động hùng hậu như vậy và giá lao động rẻ nên các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhiều vào Trung Quốc để tận dụng nguồn lực này và do vậy tỷ lệ người có việc làm ở Trung Quốc đứng đầu thế giới (năm 1987 tỷ lệ người có việc làm ở Mỹ là 40.1%,ở Anh là 43.9%,ở Nhật Bản là 48.1%) .Tuy nhiên , lao động ở Trung Quốc chủ yếu là lao động phổ thông chưa có tay nghề ,thiếu lao động có trình độ chuyên môn nên cũng là một thách thức lớn đối với chính phủ Trung Quốc buộc chính phủ Trung Quốc phải quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực co trình độ cho tương lai khi mà kinh tế của nước này đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.

3.2 Công nhân Trung Quốc không thích tham gia vào công đoàn

Một đặc điểm nổi bật nữa của lao động ở Trung Quốc là công nhân Trung quốc không thích tham gia vào công đoàn . Ở Trung Quốc trong giai đoạn này không thành lập

công đoàn cho người lao động, do là một nước có dân số đông nhất thế giới nền kinh tế lại vừa cải cách mở cửa chuyển đổi từ nền kinh tế mệnh lệnh sang kinh tế thị trường nên đang gặp rất nhiều khó khăn ,do vậy để tìm được một việc làm và một mức lương tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống là rất khó khăn đối với người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc có các quy định pháp lý về lao động mà nếu nghiêm chỉnh chấp hành sẽ làm nhẹ đi các lạm dụng phổ biến như không trả lương cho công nhân nên các công ty buộc phải trả lương cho công nhân theo đúng thỏa thuận của hai bên nên quyền lợi của họ được đảm bảo , do đó không có lý do gì để công nhân tham gia vào công đoàn .Công đoàn là nơi bảo vệ lợi ích của người lao động nhưng khi lợi ích của họ được các công ty đảm bảo nên không cần thiết họ phải tham gia vào công đoàn .đây cũng là một lợi thế lớn để Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài và cũng là một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc.

3.3 Chi phí đầu vào ngoài nhân công khá thấp.

Chi phí để chi trả cho nguồn nhân công ở Trung Quốc thấp hơn nhiều so với các nước khác kể cả lao động có trình độ và lao động phổ thông .theo kết quả điều tra cho thấy chi phí để chi tra cho nhân công có tay nghề ,có trình độ so với Trung Quốc là cao nhưng so với ở Mỹ chỉ bằng 1/10 chi phí mà nước Mỹ phải trả cho người lao động . Nếu một nước có chi phí thấp như vậy thì các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng bỏ vốn vào đây để đầu tư ,như vậy sản phẩm của họ vừa có chất lượng vừa có giá thành rẻ hơn nhiều so với việc sản xuất ở quốc gia khác nên có thể cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới .Hơn nữa nó còn thu hút được các nhà đầu tư ,đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và triển khai (R&D) .

3.4 Sự kiểm soát giá cả và đảm bảo nguồn cung thừa hưởng tư nền kinh tế mệnh lệnhcũ. cũ.

Trước năm 1979 ưu thế của các biện pháp hành chính đã hạn chế vai trò của giá cả trong việc cung cấp các nguồn lực ,trên thực tế giá cả đều do nhà nước quản lý . hệ thống giá cả được quy định trong 50 năm rất hiếm khi được điều chỉnh dù giả thành sản xuất không ngừng tăng lên . Nhưng chính vì sự kiểm soát giá của chính phủ mà nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn này lạm phát rất thấp là một dấu hiệu tốt của sự kiểm soát giá . Và giá cả vẫn điều chỉnh được sự phân phối thu nhập ,mang lại cuộc soongt đẹp cho người dân nên sự kiểm soát giá cả cũng là một lợi thế để Trung Quốc bước vào cải cách mở cửa được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w