Những khó khăn của TrungQuốc khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 43 - 44)

những năm đầu thế kỷ XXI.

Song Trung Quốc có thể đạt được những yêu cầu nói trên hay không còn phụ thuộc khồng nhỏ vào việc quốc gia này có khắc phục được những khó khăn gay gắt đang cản trở bước tiến của họ hay không. Sau đây là những khó khăn chủ yếu nhất :

Một là, sự thiếu thốn một số tài nguyên cơ bản phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế ngày càng trở nên nổi cộm: Ví dụ, diện tích đất canh tác tính theo đầu người ở Trung Quốc chỉ bằng khoảng 26% mức trung bình của thế giới, và đang có chiều hướng thấp hơn nữa. Tình trạng khan hiếm nước và ô nhiễm nguồn nước, trước hết ở thành phố, đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân . Về dầu mỏ, đến năm 2010, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu… Không những thế, khoảng 10 loại khoáng sản chủ yếu sẽ không đủ thoả mãn đòi hỏi của tăng trưởng kinh tế. Sự khan hiếm các tài nguyên quan trọng khiến nhiều sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc có nguy cơ phải tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh quốc tế của các mặt hàng đó.

Hai là, Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề dân số và việc làm: Cơ số dân số Trung Quốc quá lớn khiến cho chính sách kế hoạch hoá sinh đẻ tích cực và hiệu quả của Trung Quốc trở nên hạn chế : số trẻ sinh ra mỗi năm vẫn trên một chục triệu, tương đương

một quốc gia trung bình trên thế giới. Chế độ một con đã đưa Trung Quốc vào hàng ngũ các nước dân số già. Với nhịp độ tăng 2% mỗi năm kể từ những năm 80, số người già trên 60 tuổi đã lên tới 130 triệu vào năm 2000, chiếm 10% số dân. Điều đó có nghĩa là vào đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn là một nước có thu nhập tương đối thấp nhưng lại phải đối phó với gánh nặng dân số già mà các nước có trình độ phát triển cao thường vấp phải.

Số người không có việc làm ở Trung Quốc là bao nhiêu, các câu trả lời của các nguồn tài liệu là khác nhau. Thống kê lạc quan nhất là gần 200 triệu người, bao gồm khoảng 30 triệu ở các thành phố và khoảng 160 triệu lao động dư thừa ở nông thôn. Còn thống kê bi quan hơn thì đánh giá là ít nhất 300 triệu người không có hoặc không đủ việc làm. Mọi tư liệu thống kê đều cho thấy tính gay gắt về mặt kinh tế và xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt nếu xét đến số hàng chục triệu người bị dôi ra do nhu cầu cải cách theo chiều sâu của các doanh nghiệp nhà nước và việc gia nhập WTO sẽ dẫn đến 70% số doanh nghiệp này phải đóng cửa. Đầu thế kỷ XXI, theo thống kê và phân tích chính thức, vẫn là thời kỳ đỉnh cao của phát triển dân số và lực lượng lao động; đến năm 2005 số người trong độ tuổi lao động sẽ tăng lên 910 triệu so với 860 triệu vào năm 2000. Riêng số lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ lên tới 230 triệu (10). Nguồn lực con người dồi dào, có tố chất chưa cao, ở một mặt nào đó cản trở tiến trình hiện đại hoá cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển những ngành nghề có kỹ thuật cao; và đến lượt nó, cơ cấu kinh tế hiện đại hoá lại giảm các hội về việc làm. Đây là sức ép to lớn và lâu dài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong thế kỷ mới, không chỉ trong những năm đầu.

Ba là, sức ép của việc nâng cao trình độ cạnh tranh quốc tế đối với hàng hoá Trung Quốc là rất lớn: Hiện nay Trung Quốc đang đứng trước một thực tế là, một phần thị trường hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao ở trong nước đang nằm trong tay các hãng nước ngoài; đồng thời hàng của Trung Quốc ở nước ngoài lại bị hàng của nhiều

nước, nhất là các nước châu á cạnh tranh dữ dội. Lý do chủ yếu là trình độ công nghệ và trang thiết bị của các ngành kinh tế Trung Quốc, trước hết là ngành công nghiệp, và đặc biệt là công nghiệp chế biến còn lạc hậu khá xa so với nhiều nước trên thế giới. Để giải quyết vấn đề này, không những phải có thời gian, mà còn phải có sự lựa chọn đúng đắn các chính sách, như nâng cấp cơ cấu ngành nghề như thế nào để có cơ cấu hiện đại mà không làm tăng thêm nạn thất nghiệp; mở cửa như thế nào để có thể bảo hộ được doanh nghiệp trong nước mà vẫn tuân thủ được các định chế về tự do hoá thương mại của WTO v.v…

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 43 - 44)