Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 35 - 37)

1.1. Xu thế toàn cầu hóa:

Toàn cầu hóa kinh tế tạo cho Trung Quốc 6 cơ hội lớn gồm:

 Tạo điều kiện triệt để lợi dụng nguồn vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy hữu hiệu tăng trưởng kinh tế. Bằng phát huy ưu thế tương đối thực hiện nâng cao hữu hiệu việc bố trí tài nguyên; Xuất khẩu mở rộng tổng nhu cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; Nguồn vốn nước ngoài sẽ hộ trợ cho sự thiếu hụt về dự trữ và ngoại hối; thu hút vốn bên ngoài để cải thiện và nâng cao tố chất nguồn vốn đầu tư vốn có; Nhập khẩu kỹ thuật và thu hút vốn bên ngoài sẽ học được phương thức quản lý kỹ thuật, thiết bị và khoa học của nước ngoài, sẽ thu được “ hiệu ứng cao”; Phát triển nguồn nhân lực và tích luỹ vốn nhân lực. Thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế.

 Tạo số lượng lớn việc làm, phát triển công nghiệp gia công xuất khẩu tập trung nhiều lao động, mở cửa ngành dịch vụ, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lợi dụng vốn của các nước phát triển tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

 Hỗ trợ cho cải cách và phát triển, thúc đẩy bồi dưỡng và hoàn thiện kinh tế thị trường. Nguyên tắc của WTO xây dựng trên cơ sở cơ chế thị trường, sẽ hỗ trợ cho Trung Quốc xoá bỏ những trở ngại đối với cải cách thị trường hoá, tạo động lực lớn thúc đẩy cải cách và phát triển.

 Tạo điều kiện bên ngoài tích cực. Nguồn lao động của Trung Quốc chiếm 26% , diện tích trồng trọt chiếm 7%, lượng dự trữ dầu thô chiếm 2,34%, khí đốt thiên nhiên 1,20% thế giới; mức đầu tư trong nước chiếm 3,4% tổng lượng thế giới, kỹ thuật được thế giới phê chuẩn chiếm 1%. Toàn cầu hoá, tạo cho Trung Quốc cơ hội tốt với giá thành thấp mà thu được nguồn tài nguyên, kỹ thuật, vốn và thị trường toàn cầu.  Tạo hướng đi quan trọng để Trung Quốc phát huy được ưu thế của người phát triển

sau, thực hiện chiến lược vượt lên, thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Trước tiên thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật và tri thức. Cuối thế kỷ 19, Mỹ vượt Anh; Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật tiến kịp Mỹ; Thập kỷ 60 của thế kỷ 20 “ 4 con rồng” Châu á tiến kịp các nước phát triển; Đầu thập kỷ 90, Ấn Độ tiến kịp các nước phát triển, tất cả đều lợi dụng cơ hội TCH, tận dụng mọi nguồn tài nguyên mang tính toàn cầu. Trong 20 năm cải cách và phát triển, Tung Quốc đã thực hiện

đuổi kịp hữu hiệu là do Trung Quốc chủ động tham gia vào tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới.

 Tạo cơ hội mới để Trung Quốc thúc đẩy ưu tiên và nâng cấp kết cấu kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực quan trọng thúc đẩy nâng cấp kết cấu sản nghiệp, mở cửa thị trường để thúc đẩy và tăng nhanh điều chỉnh kết cấu kinh tế, bao gồm kết cấu sản nghiệp, kết cấu theo nhu cầu thị trường, kết cấu kỹ thuật và kết cấu xuất khẩu. Trung Quốc từ chỗ nghiên cứu, thừa nhận, tôn trọng, lợi dụng, từng bước tham gia đến quá độ sửa đổi và đề ra quy tắc, trong sự biến đổi tích cực chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa.

Xu thế tòan cầu hóa mang lại những cơ hội song đồng thời cũng đặt ra những thách thức:

 Đối với an ninh quốc gia: Thách thức từ bên ngoài, mang đặc điểm theo tình hình, mang tính không xác định và trong thời gian ngắn.

 Đối với an ninh của loài người, và đối với Trung Quốc biểu hiện trên 7 lĩnh vực không an toàn gồm: công tác; thu nhập; dưỡng lao; sức khoẻ; văn hoá; xã hội và môi trường. Ảnh hưởng mặt trái ngày càng nổi bật của tòan cầu hóa đối với Trung Quốc đó là số lượng thất nghiệp mang tính kết cấu ngày càng gia tăng, số người thất nghiệp ở các ngành nghề truyền thống, khó tìm được việc làm ở các ngành nghề mới; Kéo rộng khoảng cách phát triển giữa các miền, sẽ mở rộng hơn khoảng cách giữa miền Đông và miền Tây; tăng khoảng cách giầu nghèo, nghèo khó ở nông thôn sẽ gia tăng, nghèo khó ở đô thị, thị trấn cũng sẽ nghiêm trọng; tăng thêm gánh nặng về môi trường và tài nguyên, môi trường sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng; môi trường bên ngoài tác động ngày càng lớn đến kinh tế vĩ mô.

1.2. Tình hình trong nước:

Như trên đã nói, nếu sự điều chỉnh chính sách kinh tế ở các nước lớn khác chỉ xuất phát từ những lý do kinh tế- chính trị, thì ở Trung Quốc còn xuất phát vì một lý do quan trọng về tư tưởng, lý luận. Đó là sự nhận thức lại, hay là sự phát triển lý luận về CNXH. Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-1992) đã xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc là cần thiết nhằm thiết lập nền kinh tế thị trường XHCN. Có thể nói đó là bước ngoặt lịch sử trong đường lối xây dựng kinh tế ở Trung Quốc, và là sự mở đầu cho một loạt những điều chỉnh chính sách kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước và cả những năm đầu của thế kỷ mới. Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 9-1997) đã có bước “đột phá” về lý luận chế độ sở hữu, tạo bước phát triển mới cho cải cách thể chế

kinh tế trong nước và quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào tháng 11-2002 đã đưa ra đường lối mới trên và tư tưởng “ba đại diện” và bầu ra Ban lãnh đạo thế hệ thứ tư, chắc chắn sẽ mở đường cho những điều chỉnh chính sách kinh tế trong những năm đầu của thế kỷ mới .

Điều cần nhấn mạnh là điều chỉnh chính sách kinh tế ở Trung Quốc từ sau năm 1992 khác với Mỹ và các nước TBCN phát triển, cũng khác với ở Nga. Ở Mỹ và các nước TBCN phát triển, điều chỉnh nhằm phát triển kinh tế TBCN. Ở Nga và các nước Đông Âu, điều chỉnh cũng nhằm phát triển kinh tế bằng cách thay thể chế XHCN bằng thể chế kinh tế TBCN. Còn ở Trung Quốc điều chỉnh nhằm phát triển kinh tế bằng cách đổi mới CNXH. Do vậy, sự điều chỉnh quan trọng về chính sách kinh tế ở Trung Quốc trên thực tế đã bắt đầu từ sau khi Trung Quốc chuyển sang cải cách mở cửa 1978. Những điều chỉnh chính sách kinh tế Trung Quốc từ sau 1992 là sự tiếp tục quá trình điều chỉnh chính sách kinh tế từ sau 1978 nhằm phù hợp với nhận thức mới về CNXH, phù hợp với tình hình kinh tế Trung Quốc và tình hình kinh tế thế giới trong những năm cuối của thế kỷ trước và cả những năm đầu của thế kỷ mới.

Từ những đặc điểm tình hình trên, Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10- 1992 đã xác định mục tiêu cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc là nhằm thiết lập nền kinh tế thị trường XHCN. Có thể nói đây là một bước ngoặt lịch sử trong đường lối xây dựng kinh tế ở Trung Quốc và là sự mở đầu cho một loạt những điều chỉnh chính sách kinh tế trong những năm 90 của thế kỷ trước và cả những năm đầu của thế kỷ mới.

Một phần của tài liệu Cải cách kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1992-2010 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w