1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf

72 4,8K 31
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 609,63 KB

Nội dung

đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

šš™˜››

Trong bốn năm học tập dưới giảng đường Đại học, em đã được các thầy cô dạy dỗ, giúp đỡ và truyền đạt kiến thức Với sự thầm lặng, thầy cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục Em tin rằng những kiến thức đó chính là nền tảng cho em bước vào đời, và em rất biết ơn và sẽ luôn ghi nhớ công ơn của

tất cả các thầy cô của trường Đại học Cần Thơ nói chung và tập thể Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ nói riêng,

những người đã hết lòng tận tụy vì thế hệ trẻ, và đã tạo nền tảng vững chắc cho em tự tin đi xa hơn trong cuộc sống Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy

Nguyễn Hữu Đặng đã nhiệt tình chỉ dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt

nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch Cần Thơ, và Ban Giám đốc Nhà hàng Sông Hậu, các cô chú, anh chị trong

công ty và nhà hàng đã rất nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn chú Trương Văn Ngon - Phó Giám đốc Công ty, chú Ngô Chí Hiếu – trưởng phòng Hành chính – Tổ chức, và các anh chị Phòng Hành chính – Tổ chức, mặc dù công việc bận rộn nhưng các cô chú, anh chị vẫn tranh thủ thời gian để chỉ dẫn, giúp đỡ em

Em chân thành kính chúc quý thầy cô, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ dồi dào sức khỏe và công tác tốt

Sinh viên thực hiện Bùi Minh Trung

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

šš™˜››

Em xin cam đoan luận văn này là do chính bản thân em làm, không bị trùng với bất cứ đề tài nào khác Các số liệu sử dụng trong luận văn là hoàn toàn chính xác Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Sinh viên thực hiện Bùi Minh Trung

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 12

2.2.2 Phương pháp xữ lý số liệu và phân tích 13

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ VÀ NHÀ HÀNG SÔNG HẬU TRỰC THUỘC CÔNG TY 15

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ 15

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ HÀNG SÔNG HẬU 16

Trang 8

4.1.3 Nghề nghiệp 23

4.2 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NHÀ HÀNG HIỆN TẠI 23

4.2.1 Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ ăn uống 24

4.2.2 Mức độ hài lòng của khách về không gian kiến trúc 28

4.2.3 Mức độ hài lòng của khách về trang thiết bị nhà hàng 29

4.2.4 Mức độ hài lòng của khách về cách phục vụ nhân viên 31

4.2.5 Mức độ hài lòng của khách về giá các món ăn 31

4.2.6 Đánh giá điều kiện vệ sinh của nhà hàng 34

6.2.1 Đối với Sở Du lịch Thành phố Cần Thơ 39

6.2.2 Đối với Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ 39

6.2.3 Đối với Nhà hàng Sông Hậu 39

PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI 41

PHỤ LỤC 2: TRÍCH PHÁP LỆNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 9

Bảng 7: Mức độ mong đợi của khách về dịch vụ ăn uống 24

Bảng 8: Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ ăn uống 24

Bảng 9: Độ chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi của khách về chất lượng món ăn 25

Bảng 10: Mong đợi của khách về cách trình bày món ăn 26

Bảng 11: Cảm nhận của khách về cách trình bày món ăn 26

Bảng 12: Độ chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi của khách về cách trình bày món ăn 26

Bảng 13: Mong đợi của khách về hương vị món ăn 27

Bảng 14: Cảm nhận của khách 27

Bảng 15: Độ chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi về hương vị món ăn 27

Bảng 16: Mức độ hài lòng về thực đơn của nhà hàng 28

Bảng 17: Mức độ hài lòng về không gian kiến trúc 29

Bảng 18: Mong đợi của khách về yếu tố trang thiết bị 29

Bảng 19: Cảm nhận của khách về trang thiết bị nhà hàng 30

Bảng 20: Độ chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi về trang thiết bị 30

Bảng 21: Mong đợi nhận được sự phục vụ tốt từ nhân viên 31

Bảng 22: Cảm nhận của khách về cách phục vụ của nhân viên 31

Trang 10

Bảng 23: Độ chênh lệch giữa cảm nhận và mong đợi về cách phục vụ của nhân viên

31

Bảng 24: Cảm nhận về thái độ phục vụ của nhân viên 32

Bảng 25: Cảm nhận về dịch vụ giữ xe 33

Bảng 26: Cảm nhận về giá các món ăn 33

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Nhà hàng Sông Hậu 16 Hình 2: Logo Nhà hàng Sông Hậu 17 Hình 3: Sơ đồ tổ chức nhà hàng Sông Hậu 19

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Dưới sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên kéo theo nhu cầu hưởng thụ cuộc sống của con người cũng thay đổi khi xưa chỉ cần “ăn no” ngày nay thì con người không đơn thuần chỉ mong muốn là “ăn no” mà phải là ăn ngon Cũng từ việc thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu đi ăn nhà hàng, tổ chức tiệc cũng tăng theo

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có sự phát triển kinh tế nổi trội hơn so với các tỉnh thành khác, sắp tới đây khi cầu Cần Thơ được xây dựng xong thì nền kinh tế của thành phố sẽ tiếp tục phát triển cao hơn, song song với điều này là số lượt khách đến Cần Thơ do yêu cầu công việc, công tác cũng như du lịch vui chơi giải trí cũng sẽ tăng lên, đòi hỏi phải có các nơi cung cấp dịch vụ ăn uống chất lượng để đáp ứng cho lượng khách này

Trong thời buổi hiện nay việc cạnh tranh trên thị trường là rất khốc liệt Lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp vào kinh doanh đặc biệt là ở lĩnh vực kinh doanh ẩm thực mà chủ yếu là kinh doanh nhà hàng Doanh nghiệp muốn có chổ đứng trong thị trường, muốn sản phẩm, dịch vụ của mình được khách hàng ưa chuộng phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp mình Ngoài ra đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ ẩm thực hiện nay, người tiêu dùng rất lo ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi họ sử dụng, hiện tại vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được các cơ quan quản lý và người tiêu dùng nhắc đến nhưng chưa có một biểu hiện khả quan nào cho tình hình này Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm thực phẩm và dịch vụ ăn uống phải có những biện pháp thực hiện việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Từ những thực tế ở trên và xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp muốn tạo sự thay đổi đề phát triển doanh nghiệp

Chính vì những lý do trên mà em đã chọn nhà hàng Sông Hậu, một nhà hàng lớn và mới của công ty cổ phần du lịch Cần Thơ, một trong những công ty

Trang 13

có hệ thống nhà hàng lớn ở Cần Thơ, để thực tập và thực hiện đề tài “đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng Sông Hậu của công ty cổ phần du lịch Cần Thơ”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được chất lượng dịch vụ hiện tại của nhà Sông Hậu Từ đó tìm và phân tích những mặt hạn chế của chất lượng dịch vụ Đề xuất những giải pháp

nâng cao chất lượng dịch vụ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng Sông Hậu trong thời gian hiện tại

• Phân tích được nguyên nhân gây nên việc hạn chế về chất lượng

• Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

§ Hiện tại chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sông Hậu như thế nào, có làm hài lòng khách hàng hay không?

§ Những hạn chế nào trong chất lượng dịch vụ của nhà hàng Sông Hậu? Do những nguyên nhân nào đã gây ra những hạn chế này?

§ Những giải pháp nào giúp giải quyết những hạn chế trong chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng này lên?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian

Giới hạn không gian của đề tài là khu vực nội ô thành phố Cần Thơ vì các nhà hàng của công ty chỉ phục vụ khách hàng trong phạm vi nội ô thành phố Trong các nhà hàng của công ty cổ phần du lịch Cần Thơ chỉ lựa chọn đánh giá Nhà hàng Sông Hậu làm đại diện vì nhà hàng này có quy mô lớn và chủ lực của công ty sau này có thể lấy đó làm chuẩn để nâng chất lượng của các nhà hàng khác và để tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu

Trang 14

1.4.2 Thời gian

Luận văn sử dụng số liệu 3 năm của công ty và số liệu sơ cấp để phân tích

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các cá nhân, tập thể và tổ chức đã sử dụng dịch vụ tại nhà hàng

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU

Tham khảo các tài liệu về đánh giá chất lượng dịch vụ trên sách, mạng Internet và luận văn các khóa trước

1 Đường vào nghề - Kinh doanh nhà hàng - Hồng Vân – Công Mỹ - Hoàng Giang

Tóm tắt nội dung: Tài liệu hướng dẫn cho người đọc khái niệm về nhà hàng, các trang thiết bị, công việc cần chuẩn bị để chuẩn bị bước vào kinh doanh nhà hàng Tài liệu hướng dẫn các hoạt động về tính toán lập kế hoạch dự trù kinh phí khi chuẩn bị xây dựng nhà hàng Và các công việc trong quá trình kinh doanh như: ghi sổ sách, tính toán lãi lỗ, dự tính nguồn nguyên liệu đầu vào…

2 Đề cương Nghiên Cứu Marketing - TS Lưu Thanh Đức Hải

Tóm tắt nội dung: tài liệu hướng dẫn các bước, cách thức tiến hành 1 cuộc nghiên cứu về Marketing, trong đó có: tiến trình xác định vấn đề nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, chọn vùng khảo sát, phương pháp chọn mẫu, cách thức lập bản câu hỏi khảo sát thị trường và khách hàng, các cách tiến hành phỏng vấn

3 Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế - Võ Thị Thanh Lộc

Tóm tắt nội dung: tài liệu hướng dẫn nguyên lý thống kê ứng dụng, xử lý số liệu, các loại kiểm định và ước lượng, dự báo trong kinh doanh

4 Tham khảo từ Internet

http://amthuckhachsan.com : trang web về ẩm thực quản lý chất lượng món ăn

http://tcvn.gov.vn: trang web tổng cục đo lường chất lượng

Trang 15

http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/1991_to_2000/1994/199411/199411210

004/: tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Trang 16

Là một khái niệm khá trừu tượng và khó định nghĩa Do những đặc điểm của bản thân dịch vụ mà người ta có thể đưa ra khái niệm chất lượng dịch vụ theo những cách khác nhau, nhưng nhìn chung các khái niệm điều đứng trên quan điểm người tiêu dùng dịch vụ, tức là chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng

- Khái niệm chất lượng dịch vụ được cảm nhận (Perceived service quality): Vì người tiêu dùng không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua và họ cũng ít khi có được thông tin đầy đủ về sản phẩm dịch vụ cho nên họ có khuynh hướng sử dụng các cảm giác cảm nhận được trong khi sử dụng dịch vụ để đánh giá chất lượng như: hình thức bên ngoài và thái độ phục vụ của nhân viên, mức độ tiện nghi mà cơ sở vật chất tại nơi cung cấp dịch vụ mang lại

- Khái niệm chất lượng dịch vụ tìm thấy (Search service quality): Là những tính năng quan trọng của dịch vụ có thể cho phép khách hàng “tìm thấy”, hay sờ hoặc nhìn được như nhiệt độ nước hay không khí luôn được giữ ở mức thích hợp của một bể bơi giúp khách hàng không cảm thấy lạnh vào mùa đông, đảm bảo nước trong bể bơi được sạch không để nước đục hoặc có mùi khó chịu

- Khái niệm chất lượng dịch vụ “trải nghiệm” (Experience service quality): là chất lượng mà khách hàng chỉ có thể đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ

- Khái niệm chất lượng dịch vụ “tin tưởng” (Credence service quality): là chất lượng sản phẩm mà khách hàng phải dựa trên khả năng, uy tín, tiếng tăm của nhà cung cấp dịch vụ để đánh giá Các doanh nghiệp có uy tín và tiếng tăm trên thị trường càng lớn, thì người tiêu dùng sẽ tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của công ty đó nhiều hơn

Trang 17

Tóm lại, chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh chất lượng khách hàng mong đợi với chất lượng thực tế khách hàng nhận được

Vậy:

Mà:

(Theo kết quả nghiên cứu của Donald M.Davidoff)

Khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng nếu sự cảm nhận của họ không bằng với sự mong chờ ban đầu của họ Điều này chứng tỏ chất lượng dịch vụ của nhà hàng không đạt yêu cầu Và ngược lại khách hàng cảm nhận dịch vụ làm thỏa mãn nhu cầu của họ vượt hơn mức mong đợi ban đầu, thì chất lượng dịch vụ của nhà hàng đã đạt yêu cầu Và khi sự cảm nhận của khách hàng đúng bằng sự mong đợi thì chất lượng dịch vụ nhà hàng chỉ ở mức trung bình

2.1.1.2 Khái niệm nhà hàng

Thuật ngữ restaurant (nhà hàng) là một từ tiếng Pháp restaurer, có ý nghĩa là hồi phục lại, xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ 16 để gọi những loại thực phẩm có khả năng “phục hồi sức khỏe” Nhà hàng với ý nghĩa đầy đủ của nó là một nơi công cộng phục vụ ăn uống cho mọi người

Cần phân biệt giữa nhà hàng cao cấp, nhà hàng bình dân, nhà hàng tự phục vụ và nhà hàng tổng hợp

§ Nhà hàng cao cấp: cung cấp các bữa ăn từ nguồn thực phẩm được chọn lọc kỹ về chất lượng, trình bày đẹp trên những bộ đồ ăn cao cấp, trong một môi trường sang trọng điều đó cũng đồng nghĩa với việc là khách phải trả một giá cao nhất Cơ sở vật chất của nhà hàng cao cấp cần phải có bàn ăn được trải khăn trắng và các bộ đồ ăn bằng sứ cao cấp, pha lê thậm chí bằng bạc Không gian thị giác được tăng cường bằng cách phối màu và trần thiết đặc biệt phù hợp với đối tượng khách hàng chính Bàn ghế, tranh treo tường, vật trang trí cần phải đặc biệt và sang trọng Về cách phục vụ: nhân viên phải chuyên nghiệp ở từng khâu, từng

Trang 18

huấn luyện kỹ đến từng chi tiết từ cách cười, chào hỏi, thu dọn các mẫu vụn trên bàn Về Chất lượng thực phẩm: luôn luôn phải hoàn hảo, nguyên liệu hạng nhất, cách chế biến đạt quy chuẩn, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với danh mục đồ uống phù hợp với từng món

§ Nhà hàng bình dân: là nhưng cơ sở phục vụ ăn uống dành cho những đối tượng đông đảo trong xã hội Nơi đó, bạn có thể nhận được một bữa ăn ngon, nhận được một sự phục vụ tốt với giá cả phải chăng Nhà hàng bình dân nhấn mạnh đến môi trường và phong cách chứ không phải chất lượng thức ăn Những món ăn có thể rất ngon nhưng với những chiếc bát sứ bình thường và ghế gỗ hoặc ghế nhựa Nhà hàng bình dân thường náo nhiệt và ồn ào hơn nhà hàng cao cấp, đơn giản bởi vì nó phù hợp với nhiều người và môi trường giản dị và ít mang tính sang trọng Nhạc có thể mở lớn hơn, khách hàng cười nói to hơn, thậm chí nhân viên cũng nói chuyện to hơn và ồn ào hơn, nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ gọi ao í ới Thức ăn được bán với giá chấp nhận được

§ Nhà hàng tự phục vụ: thường bán các loại thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh ở Việt Nam loại hình nhà hàng này bắt đầu phát triền

§ Nhà hàng tổng hợp: là nhà hàng có sự kết hợp nhiều loại hình nhà hàng lại với nhau phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau

Sự khác biệt giữa một nhà hàng và một quán ăn đó là ở diện tích, kiến trúc, cách thức phục vụ của nó

2.1.1.3 Khách hàng của nhà hàng:

Các cá nhân, tập thể và tổ chức có nhu cầu tiêu dùng, sử dụng một hoặc một vài hoặc tất cả các dịch vụ do nhà hàng cung cấp

2.1.1.4 Trang thiết bị của nhà hàng

Là những vật dụng được sử dụng trong quá trình kinh doanh nhà bao gồm: § Vật dụng phục vụ ăn uống: chén, dĩa, ly, tách, dao, muỗng, nĩa…

§ Vật dụng trong nhà hàng: bàn, ghế, quạt, máy lạnh, phòng ăn…

Ngoài ra còn có các vật dụng phục vụ cho công việc nấu bếp và công việc vệ sinh bảo trì nhưng không nhắc đến trong bài điều tra

Trang 19

2.1.1.5 Các loại hình dịch vụ trong nhà hàng

- Dịch vụ ăn uống: cung cấp cho khách hàng không gian, các vật dụng dùng

cho việc ăn uống như: bàn ghế, muỗng đũa, chén dĩa… và món ăn

- Dịch vụ đãi tiệc: cũng giống như dịch vụ ăn uống nhưng khác ở chổ số

lượng khách là một nhóm người có đặt chổ trước, các món ăn được đặt trước Các loại tiệc thường thấy là: tiệc sinh nhật, tiệc cưới, tiệc mừng

2.1.1.6 Các dịch vụ đi kèm

- Giữ xe: cung cấp cho khách hàng khi đến nhà hàng một vị trí để giữ

phương tiện đi lại của khách hàng với điều kiện an toàn tuyệt đối

- Karaoke: phòng ăn riêng có hệ thống karaoke phục vụ cho gia đình có nhu

cầu ăn uống kết hợp với hát karaoke

2.1.1.7 Vệ sinh an toàn thực phẩm

Là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây

hại cho sức khỏe, tính mạng của con người 2.1.2 Quản lý chất lượng

2.1.2.1 Khái niệm

Chất lượng không tự sinh ra; chất lượng không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết qủa của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng Phải có hiểu biết và kinh nghiệm đúng đắn về quản lý chất lượng mới giải quyết tốt bài toán chất lượng

Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình công ty, qui mô lớn đến qui mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không Quản lý chất lượng đảm bảo cho công ty làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng Nếu các công ty muốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng các khái niệm về quản lý chất lượng có hiệu quả

Trang 20

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng

Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng thường bao gồm lập chính sách, mục tiêu, hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng

2.1.2.2 Các nguyên tắc của quản lý chất lượng - Nguyên tắc 1 Định hướng bởi khách hàng

Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn

đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ - Nguyên tắc 2 Sự lãnh đạo

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được cắc mục tiêu của doanh nghiệp

- Nguyên tắc 3 Sự tham gia của mọi người

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp

- Nguyên tắc 4 Quan điểm quá trình

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình

- Nguyên tắc 5: Tính hệ thống

Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp

- Nguyên tắc 6 Cải tiến liên tục

Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến

Trang 21

- Nguyên tắc 7 Quyết định dựa trên sự kiện

Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin

- Nguyên tắc 8 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng

Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị

2.1.3 Hệ thống HACCP

• HACCP là tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points) đã được Uỷ ban tiêu chuẩn hoá thực phẩm – CODEX - chấp nhận,

• Nó là sự tiếp cận có tính khoa học, hợp lý và có tính hệ thống cho sự nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy hại trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng,

• Có thể áp dụng cho các Doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống

- Ai cần HACCP?

• Các Doanh nghiệp muốn:

o Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm,

o Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,

o Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống phân tích mối nguy và kiển soát điểm tới hạn của mình

- Tại sao chọn HACCP?

• Áp lực từ thị trường:

o Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu, đặc biệt là người tiêu dùng,

o Cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm yêu cầu,

Trang 22

o Xu thế hội nhập quốc tế với nhu cầu đưa sản phẩm vào các thị trường với nhận thức cao của người tiêu dùng và yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm

• Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:

o Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “an toàn” với người tiêu dùng,

o Cải thiện hình ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm

- Lợi ích từ HACCP:

• Về mặt thị trường:

o Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng với việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP,

o Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của Doanh nghiệp,

o Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và cộng đồng xã hội,

o Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu chứng chỉ như là một điều kiện bắt buộc,

o Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước

• Về mặt kinh tế:

o Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng,

o Giảm thiểu chi phí tái chế và sản phẩm huỷ nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm

• Về mặt quản lý rủi ro:

Trang 23

o Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,

o Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,

o Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường

• Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

o Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

o Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,

o Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá - Các bước thực hiện HACCP:

1 Lãnh đạo cam kết

2 Đánh giá và lập kế hoạch 3 Thiết lập hệ thống HACCP:

• Phân tích các mối nguy,

• Xác định các điểm kiểm soát tới hạn,

• Thiết lập các ngưỡng tới hạn,

• Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn,

• Thực hiện cơ chế khắc phục, phòng ngừa,

Trang 24

- Chúng tôi giúp gì cho Doanh nghiệp?

• Chúng tôi cung cấp các thông tin cần thiết để lãnh đạo Doanh nghiệp xác định cam kết của mình:

o Các lợi ích từ áp dụng HACCP,

o Các yêu cầu về nguồn lực,

o Phương pháp triển khai,

o Thời gian của dự án,

o Thông tin về chứng nhận

• Chúng tôi cùng Doanh nghiệp đánh giá và lập kế hoạch:

o Đánh giá thực trạng của các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm,

o Xác định các khoảng cách giữa hoạt động thực tế với yêu cầu của HACCP,

o Cùng với Doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết cho triển khai dự án

• Chúng tôi cùng Doanh nghiệp xây dựng hệ thống HACCP:

o Đào tạo về nhận thức các yêu cầu của tiêu chuẩn,

o Đào tạo về xây dựng hệ thống HACCP và thiết lập văn bản,

o Cùng các bộ phận xác định và lập kế hoạch xây dựng hệ thống HACCP và thiết lập hệ thống văn bản,

o Hướng dẫn việc viết các tài liệu cụ thể,

o Xem xét định kỳ, giải đáp và hiệu chỉnh việc viết tài liệu,

o Xem xét và chỉnh sửa các tài liệu trước khi ban hành

• Chúng tôi hướng dẫn Doanh nghiệp áp dụng hệ thống văn bản:

o Đào tạo nhận thức chung về hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn bộ nhân viên trong Doanh nghiệp,

o Hướng dẫn các bộ phận áp dụng tài liệu đã viết,

o Hướng dẫn các bộ phận hiệu chỉnh tài liệu trên cơ sở thực tế và giải quyết các vấn đề phát sinh

Trang 25

• Chúng tôi cùng Doanh nghiệp đánh giá và cải tiến hệ thống HACCP:

o Đào tạo đánh giá nội bộ,

o Hướng dẫn đánh giá nội bộ,

o Hướng dẫn các bộ phận khắc phục các phát hiện trong đánh giá nội bộ,

o Hướng dẫn đánh giá các hành động khắc phục được thực hiện

• Chúng tôi cùng Doanh nghiệp chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận:

o Cung cấp các thông tin về các tổ chức chứng nhận,

o Hỗ trợ Doanh nghiệp liên hệ và làm thủ tục đăng ký chứng nhận,

o Hỗ trợ trong đánh giá thử và đánh giá chứng nhận,

o Hướng dẫn khắc phục và kiểm tra hành động khắc phục cho các phát hiện trong đánh giá thử và đánh giá chứng nhận,

o Hỗ trợ Doanh nghiệp duy trì và cải tiến hệ thống HACCP sau

chứng nhận

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Cách chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn trực tiếp tại nhà

hàng sau khi khách đã sử dụng dịch vụ của nhà hàng Số lượng mẫu phỏng vấn trong các nghiên cứu thường là 100 có thể suy rộng cho tổng thể nhưng do điều kiện có hạn của em nên trong luận văn này em chỉ lấy 50 mẫu cho nghiên cứu

Cách xử lý số liệu: sử dụng các phần mềm Excel, để tính toán,

thống kê

Các bước tiến hành xử lý số liệu với phần mềm Excel - Bước 1: Nhập dữ liệu vào Excel theo bảng như sau:

Trang 26

Riêng Q22 và Q24 các giá trị nhập vào là các ý kiến của khách vì hai câu hỏi này là hai câu hỏi mở

- Bước 2: xử lý số liệu Để thống kê tần số của từng chỉ tiêu sử dụng hàm COUNTIF(“vùng dữ liệu”, “điều kiện đếm”)

- Bước 3: tính phần trăm tương ứng cho các tần số

- Bước 4: tính độ chênh lệch giữa mức mong đợi và mức độ cảm nhận của từng mẫu trên từng chỉ tiêu Vì các câu trả lời được mã hóa dưới dạng số từ 1-5 nên khi thống kê lại độ chênh lệch giữa giữa mức mong đợi và mức độ cảm nhận

Trang 27

Chênh lệch = 0; mong đợi và cảm nhận bằng nhau, chất lượng dịch vụ đám ứng nhu cầu khách ở mức trung bình

Chênh lệch < 0; mức cảm nhận lớn hơn mức mong đợi, chất lượng dịch vụ tốt

Chênh lệch >0; mức cảm nhận nhỏ hơn mức mong đợi, chất lượng dịch vụ chưa tốt

Cách thức phỏng vấn: vì nhà hàng đông khách chủ yếu vào buổi

điểm tâm sáng và buổi tối chủ yếu các buổi chọn phỏng vấn sẽ vào các buổi này và chọn 1 buổi chiều để phỏng vấn thêm, nên 50 mẫu phỏng vấn sẽ chia ra thành 7 buổi với 3 buổi sáng (6 mẫu/buổi), 3 buổi chiều tối (8 mẫu/buổi) 8 mẫu còn lại phỏng vấn vào 1 buổi chiều (nếu trường hợp buổi nào nhiều khách có thể tăng số mẫu phỏng vấn ở buổi tối lên giảm số mẫu phỏng vấn buổi chiều xuống)

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích

2.2.2.1 Phương pháp Willingness to pay

Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử

dụng dịch vụ tại nhà hàng:

Với:

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B – Benefits): chính là sự thỏa mãn

về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa

thích của khách hàng đối với các dịch vụ của nhà hàng) với mức thực chi của

khách (đó là phần chi phí mà khách phải trả để tiêu dùng dịch vụ tại nhà hàng)

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C – Cost): chính là sự thỏa mãn về

mặt chi phí của khách, đó là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách sẵn sàng

chi trả (Willingness to pay – WTP) với mức chi phí thực tế mà khách chi ra

Trang 28

2.2.2.2 Bảng phân phối tần số

Ý nghĩa: bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Xác định số tổ của dãy phân phối: Số tổ (m) = [(2) x Số quan sát (n)]0,333

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương - Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k)

Trong đó Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy phân phối Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối - Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ

- Bước 4: xác định tần số của mỗi tổ: đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó

Trang 29

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ VÀ NHÀ HÀNG SÔNG HẬU TRỰC THUỘC CÔNG TY

3.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ 3.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ nguyên là Công ty Du lịch Cung ứng tàu biển Hậu Giang, được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ.UBT ngày 11-5-1979 của UBND tỉnh Hậu Giang cũ, là Công ty Du lịch Cần Thơ theo quyết định số: 1373/QĐ.UBT.92 ngày 28-11-1992

Đến ngày 30/12/2005, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Du lịch Cần Thơ thành Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ theo Quyểt định số 4468/QĐ-UBND và Đại hội đồng cổ đông sáng lập ngày 15/04/2006 đã thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty

Sau gần 30 năm hoạt động Công ty đã trải qua nhiều thử thách, hoạt động của Công ty từng bước phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ nền kinh tế tập trung và có bước phát triển lớn mạnh trong thời kỳ đổi mới với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Thương hiệu Canthotourist ngày càng được nâng cao trên thị trường trong và ngoài nước

Canthotourist đã xây dựng một mạng lưới cơ sở kinh doanh, một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn phục vụ khách trong và ngoài nước Thị trường của Công ty được mở rộng đi các nước châu Á, châu Âu và trong nước tổ chức du lịch cho khách khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam

Và hiện là thành viên chính thức của các hiệp hội PATA (Hiệp hội Du lịch Lữ hành Châu Á – Thái Bình Dương), JATA (Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản), VITA (Hiệp hội Du lịch Việt Nam), VCCI (Phòng thương mại – công nghiệp Việt Nam)

Trang 30

Với cách làm đó, năm 2005, Canthotourist đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Dịch vụ lữ hành được hài lòng nhất” do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức lấy ý kiến của người tiêu dùng trong nước

Công ty CP DL Cần Thơ tự hào với đội ngũ nhân viên có trình độ hiểu biết cao, nhiều kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành du lịch, sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất với các dịch vụ hoàn hảo nhất Đội ngũ nhân viên hiện nay của Công ty có 312 người trong đó trình độ Đại học và trên Đại học có 50 người, Trung cấp có 49 người, Sơ cấp 36 người, lao động phổ thông có 177 người Đội ngũ hướng dẫn viên 10 người giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng về lịch sử, văn hoá phong cảnh Việt Nam và thế giới, có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật,

Để tạo thế mạnh cho Công ty CP DL Cần Thơ trên bước đường hội nhập cam go và đầy cạnh tranh, Trong năm 2007, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ nhân viên về nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ

3.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty

Cơ cấu tổ chức Công ty bao gồm: - Đại hội đồng cổ đông - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Tổng Giám đốc

- Các phòng ban, chức năng của công ty

ê Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, được tổ chức mỗi năm một lần, có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, thông qua nghị quyêt các vấn đề như bổ sung và sửa đổi điều lệ, loại cổ phần và số lượng cổ phần phát hành, mức cổ tức chi trả cho cổ đông hàng năm, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bãi miễn, thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm

Giám đốc điều hành

Trang 31

ê Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty giữa hai ký họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ HĐQT có quyền quyết định, chỉ đạo thức hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định các mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở Đại hội đồng cổ đông thông qua, đề xuất mức chi trả cổ tức hàng năm Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm và bãi miễn Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác

ê Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các báo có tài chính hàng năm, 6 tháng, hàng quý, các vấn đề kiểm toán và các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, bảo vệ quyền lợi cổ đông theo luật pháp và điều lệ Công ty

Các phòng, ban chức năng của Công ty bao gồm:

- Phòng kế hoạch nghiệp vụ: là phòng chức năng tham mưu tổng hợp về công tác kế hoạch chiến lược, chính sách phát triển thị trường, thống kê; quản lý dự án; quản trị mạng thông tin nội bộ toàn công ty; marketing; thông tin điều phối bán qua internet

- Phòng tài chính - kế toán: là phòng chức năng tham mưu tổng hợp về các công tác kế toán doanh nghiệp; phân tích tài chính; dự báo nguồn lực huy động, kinh doanh cổ phiếu

- Phòng tổ chức hành chính: là phòng chức năng tham mưu về công tác tổ chức cán bộ và quản lý hành chính

Các đơn vị kinh doanh trực thuộc

- Khách sạn Quốc tế: số 12-16 Hai Bà Trưng, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ - Khách sạn Hậu Giang: 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.Ninh kiều, Cần Thơ - Khách sạn Hoa Phượng: số 12-14-16 Trần Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ - Khách sạn Huy Hoàng: số 33-35 Ngô Đức Kế, Ninh Kiều, Cần Thơ

Trang 32

- Khách sạn Tây Hồ: số 42 Hai Bà Trưng, Ninh Kiều, Cần Thơ

- Khách sạn Hào Hoa: số 6-8 Hãi Thượng Lãn Ông, Ninh Kiều, Cần Thơ - Trung tâm điều hành Du lịch: 20 Hai Bà Trưng, Ninh kiều, Cần Thơ - Chi nhánh Tp.HCM: số 123 Trần Phú, P.4, Q.5, Tp.HCM

- Nhà hàng Hoa sứ: khu du lịch Cái khế, Ninh kiều, Cần Thơ - Nhà hàng Sông Hậu: số 01 đường 3/2, Ninh Kiều, Cần Thơ - Nhà hàng Hoa Cau: số 04 Hai Ba Trưng, Ninh Kiều, Cần Thơ - Nhà hàng Nam bộ: số 50 Hai Ba Trưng, Ninh Kiều, Cần Thơ - Du thuyền nhà hàng: Công viên Ninh Kiều, Ninh kiều, Cần Thơ - Trung tâm sữa: số 1-3-5 Phan Đăng Lưu, Cần Thơ

- Văn phòng Manulife: 31-33-35 Châu Văn Liêm, Ninh Kiều, Cần Thơ

Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ

Trang 33

Cơ cấu điều hành hiện nay bao gồm:

- Tổng giám đốc điều hành: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT về các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư; thay Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh thường nhật của Công ty Chuẩn bị và trình HĐQT thông qua các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng phục vụ cho hoạt động quản lý ; thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định tại Điều lệ Công ty; chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao

- Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc trong công tác điều hành của Tổng giám đốc, được ủy quyền ký thay khi Tổng giám đốc vắng mặt và được phân công nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định

- Kế toán trưởng: là người tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý tài chính - kế toán trong đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các vấn đề có liên quan đến công tác tài chính - kế toán, quyết toán tài chính, thuế và tình hình thực hiện chế độ quản lý tài chính của Công ty và các chi nhánh trực thuộc

- Các trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ - Các giám đốc đơn vị cơ sở

Bảng 2: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM 01/03/2008

lượng

Cổ phần Tỷ lệ

01 Đại diện Tổng Cty ĐT & KD vốn NN 01 1.000.000 40% 02 Đại diện vốn công đoàn 01 800 0,03% 03 Đại diện vốn Cty Cp Du lịch Cần Thơ 01 5.375 0,22% 04 Nhóm cổ đông chiến lược 05 209.214 8,36% 05 Cổ đông ngoài công ty 13 895.522 35,82%

Trang 34

06 Cổ đông trong công ty 119 389.089 15,57%

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty Cổ phần Du lịch Cần Thơ)

3.1.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là lưu trú, nhà hàng, thương mại – XNK và lĩnh vực lữ hành - vận chuyển, trong đó 3 lĩnh vực kinh doanh chính khách sạn, nhà hàng và lữ hành vận chuyển thực hiện vượt kế hoạch trên 5% Có thể đánh giá từng lĩnh vực đó như sau:

Bảng 3: DOANH THU CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH CẦN THƠ

Trang 35

năm 2005năm 2006năm 2007

DOANH THU THỰC HIỆN

Doanh thu thực hiện trên 7 tỷ đồng, đạt trên 119,8% kế hoạch năm, so cùng ký tăng gần 20%, vượt mục tiêu phát triển Các cơ sở lưu trú sau khi cổ phần hóa đa số chất lượng sản phẩm không đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và không cạnh tranh với các khách sạn khác hiện nay Trong những tháng đầu năm các khách sạn có sao: Quốc tế, Hậu Giang, Hoa Phượng còn nhiều khó khăn, tuy nhiên những tháng cuối năm khách sạn Quốc tế và Hoa Phượng có phấn đấu vượt qua, còn Hậu Giang có giải pháp khắc phục ghép chung với khách sạn Huy Hoàng chuyên kinh doanh khách Tây balô kịp thời đã có khách trở lại Công suất phòng bình quân toàn công ty đạt 53,61%, trong đó khách sạn Huy Hoàng đạt 73%, khách sạn Hoa Phượng: 67,3%, Khách sạn Quốc tế: 60,1%, còn lại các khách sạn nhỏ đạt thấp Đối tượng khách Công ty phục vụ chủ yếu là khách trung bình và khách tây balô, các khách đoàn lữ hành đòi hỏi chất lượng cao hơn, mặc dù công ty đã nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật các khách sạn nhưng vẫn còn hạn chế

Nhìn qua bảng đánh giá trên có thể nhìn thấy có sự tăng trưởng ở lĩnh vực này, và đặc biệt tăng cao trong năm 2007

Hình 2: BIỂU ĐỒ DOANH THU CỦA CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ TỪ 2005 – 2007

Trang 36

b Lĩnh vực nhà hàng:

Doanh thu thực hiện 25,1 tỷ đồng, đạt trên 96,54% kế hoạch năm, tăng trên 29,2% so cùng kỳ Đây là lĩnh vực có tăng trưởng tốt nhất của Công ty, mặc dù trong quý III, quý IV bị ảnh hưởng của mưa bão kéo dài, dịch cúm gia cầm, giá cả thị trường biến động lớn và cạnh tranh gay gắt

Trong năm, Công ty đã tập trung tổ chức sắp xếp và nâng cấp lại nhà hàng Hoa Cau, đầu tư mạnh vào lĩnh vực nhà hàng tiệc cưới cho nhà hàng Hoa Sứ và mở rộng thêm các nhà ăn nhỏ để phát triển thêm khách hàng, tạo được khả năng cạnh tranh riêng

c Lĩnh vực thương mại – XNK:

Doanh thu thực hiện 24,589 tỷ đồng, đạt trên 132,56% kế hoạch năm, tăng khá cao so với cùng kỳ là 43,38% và trở thàn nguồn thu chính cho công ty Riêng xuất khẩu gạo đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch nhưng so cùng kỳ số lượng gạo xuất khẩu giảm do thị phần bị thu hẹp vì có thêm nhiều đầu mối xuất trực tiếp, giá nguồn nguyên liệu tăng và công ty không có điều kiện dự trữ Tình hình mua bán thương mại nội địa có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao,nên có biến động giảm kinh doanh G7 và sữa Vinamilk

d Lĩnh vực lữ hành - vận chuyển:

Doanh thu thực hiện 12,968 tỷ đồng, đạt 81,05% kế hoạch, so cùng kỳ bằng 88,36%, trong đó tour outbound thực thiện 274 khách, đạt 18,27% kế hoạch và bằng 30% so cùng kỳ, nhưng inbound thực hiện 3.929 khách đạt 130,97% kế hoạch năm, tăng 32,83% so cùng kỳ và tour khách nội địa phục vụ 2.650 khách đạt 53% kế hoạch, và bằng 70,78% so cùng kỳ

Năm 2007, ngành du lịch thành phố Cần Thơ tăng nhanh số lượng các công ty lữ hành mới Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp đã ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh lữ hành vận chuyển của công ty liên tục trong 2 năm qua Mặt khác, chi nhánh Tp.HCM chưa thích ứng do chưa nắm bắt được nhu cầu khách hàng, sự liên kết và hỗ trợ kinh doanh trong công ty chưa đủ mạnh để cạnh tranh trong lĩnh vực outbound, inbound, công tác vận chuyển thủy và bộ còn lệ thuộc, chưa chủ động

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: MẪU NHẬP DỮ LIỆU PHỎNG VẤN - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 1 MẪU NHẬP DỮ LIỆU PHỎNG VẤN (Trang 26)
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Hình 1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY DU LỊCH CẦN THƠ (Trang 32)
Hình 2: BIỂU ĐỒ DOANH THU CỦA CÔNG TY DU LỊCH CẦN - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Hình 2 BIỂU ĐỒ DOANH THU CỦA CÔNG TY DU LỊCH CẦN (Trang 35)
Hình 4: LOGO NHÀ HÀNG SÔNG HẬU - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Hình 4 LOGO NHÀ HÀNG SÔNG HẬU (Trang 37)
Hình 3: NHÀ HÀNG SÔNG HẬU - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Hình 3 NHÀ HÀNG SÔNG HẬU (Trang 37)
Bảng 4: TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG SÔNG HẬU - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 4 TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN NHÀ HÀNG SÔNG HẬU (Trang 39)
Hình 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ HÀNG SÔNG HẬU - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Hình 5 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÀ HÀNG SÔNG HẬU (Trang 40)
Bảng 5: MỤC ĐÍCH KHI ĐẾN NHÀ HÀNG - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 5 MỤC ĐÍCH KHI ĐẾN NHÀ HÀNG (Trang 42)
Bảng 7: NHÓM TUỔI KHÁCH HÀNG - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 7 NHÓM TUỔI KHÁCH HÀNG (Trang 43)
Bảng 9: NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 9 NGHỀ NGHIỆP CỦA KHÁCH (Trang 44)
Bảng 12: ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA CẢM NHẬN VÀ MONG ĐỢI VỀ - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 12 ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA CẢM NHẬN VÀ MONG ĐỢI VỀ (Trang 47)
Bảng 18: ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA CẢM NHẬN VÀ MONG ĐỢI VỀ - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 18 ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA CẢM NHẬN VÀ MONG ĐỢI VỀ (Trang 49)
Bảng 24: MONG ĐỢI NHẬN ĐƯỢC SỰ PHỤC TỐT CỦA NHÂN VIÊN. - đánh giá chất lượng dịch vụ nhà hàng sông hậu của công ty cổ phần du lịch cần thơ.pdf
Bảng 24 MONG ĐỢI NHẬN ĐƯỢC SỰ PHỤC TỐT CỦA NHÂN VIÊN (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w