1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry

124 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

thường của O’Henry đã gây ảnh hưởng đáng kể về sự tiến triển truyện ngắn của nước [76,16] ■ Năm 1919, Hội Nghệ thuật Khoa học Mỹ quyết định thiết lập "Giải thưởng kỷ truyện ngắn xuất sắ

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

Tác giả luận văn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày t ỏ lòng biết ơn sâu sác đến P.G.S LƯƠNG DUY TRUNG, người

hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành c ảm ơn:

■ Các giáo sư đã nhiệt tình giảng dạy

■ Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ Văn

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

■ Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang

cùng gia đình và bạn bè

đã động viên, tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này

Trang 6

6

MỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 4

L ỜI CẢM ƠN 5

M ỤC LỤC 6

PH ẦN MỞ ĐẦU 8

1 LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI: 8

2 L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 10

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 15

3.1- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 15

3.2- PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 15

4 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: 16

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 16

6 C ẤU TRÚC LUẬN VĂN: 17

CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KẾT THÚC BẤT NG Ờ 19

1.1.TÁC GIA O’HENRY: 19

1.1.1-Thời đại: 19

1.1.2-Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry: 24

1.2 TRUY ỆN NGẮN O’HENRY: 29

2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry: 29

Trang 7

7

1.2.2- Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển: 32

1.3.K ẾT THÚC BẤT NGỜ: 35

1.3.1- Bất ngờ và kết thúc bất ngờ: 35

1.3.2- Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt: 36

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI PHÁP TRUY ỆN NGẮN O’HENRY 38

2.1.D ẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG: 39

2.1.1- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của diễn biến câu chuyện: 39

2.1.2- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ ở tính cách nhân vật: 41

2.1.3- Kết thúc bất ngờ từ sự bất ngờ của chủ đề tư tưởng: 43

2.2 D ẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KẾT CẤU: 45

2.2.1- Kết thúc bất ngờ với một bất ngờ duy nhất: 46

2.2.2- Kết thúc bất ngờ với hai bất ngờ tuần tự hoặc sóng đôi: 47

2.2.3- Kết thúc bất ngờ với bất ngờ sau cùng nối kết một chuỗi bất ngờ: 48

2.3 D ẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ: 50

2.3.1- Hình thức ngôn ngữ của kết thúc bất ngờ: 51

2.3.2- Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ: 54

2.4.D ẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ: 57

Trang 8

với thị trường văn chương Tuy không có một bề dày lịch sử nhưng những thành tựu xuất

sắc của chỉ vài thế kỷ đã khẳng định tầm quan trọng thế giới của văn học Mỹ và một vị trí ngang tầm với các nền văn học tiên tiến châu Âu

Truyện ngắn bao giờ cũng là thể loại rất được người Mỹ ưa chuộng Thể loại này

thể hiện tinh thần dân tộc Mỹ với tính chất năng động, hiệu quả và cấp thời Parrington, nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Mỹ cho rằng: "Truyện ngắn thường được coi là thể loại

trong đó thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc Mỹ, tức là ý hướng sùng bái hiệu quả, cố

■ O'Henry - tác gia xuất sắc của truyện ngắn Mỹ trong giai đoạn chuyển giao giữa

thế kỷ XIX - XX Nhà văn không phải là người mở đầu một trào lưu văn học mới, cũng không phải là một nhà cách tân nghệ thuật, nhưng ông giữ một vị trí đặc biệt trong nền văn học Mỹ Tác phẩm của ông được xem là mẫu mực của truyện ngắn truyền thống Tài năng và cá tính sáng tạo của O'Henry đã đem vào kỹ thuật viết truyện cổ điển một phong

Trang 9

thường của O’Henry đã gây ảnh hưởng đáng kể về sự tiến triển truyện ngắn của nước

[76,16]

■ Năm 1919, Hội Nghệ thuật Khoa học Mỹ quyết định thiết lập "Giải thưởng kỷ

truyện ngắn xuất sắc nhất trong số hàng nghìn truyện ngắn đăng ưên các báo và tạp chí uy tín ở Mỹ Điều này là một minh chứng không thể phủ nhận về tài năng O'Henry và sự đóng góp to lớn của tác giả vào sự trưởng thành của truyện ngắn Mỹ, của nền văn học

Mỹ

■ O’Henry không chỉ được ái mộ ở Mỹ Truyện ngắn của nhà văn đã chinh phục được độc giả cùa nhiều quốc gia và thuyết phục được độc giả Việt Nam bởi nội dung hiện

thực, lãng mạn, hài hước, bởi tấm lòng nhân ái của tác giả, nghệ thuật dẫn truyện tài tình và KTBN đặc sắc Cây bút truyện ngắn tài hoa này xứng đáng với sự tìm hiểu, nghiên cứu sâu rộng hơn

Trang 10

10

■ Tác gia O’Henry cũng đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở Khoa Văn - Cao Đẳng Sư Phạm và bậc Trung học cơ sở nhưng trong giáo trình Văn học phương Tây chưa có phần bài về nhà văn nổi tiếng này Những công trình nghiên cứu dài hơi, khảo sát, đúc kết, những vấn đề cơ bản của nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật truyện

ngắn O’Henry vẫn chưa được thực hiện Chỉ có thể tham khảo về tác gia này, ở một số bài giới thiệu của các dịch giả, ở các bài nghiên cứu nhỏ được đăng trên các tạp chí chuyên ngành hay chỉ vài trang - thậm chí vài dòng - viết về O’Henry trong những sách nghiên cứu văn học Hoa Kỳ

■ KTBN là một khía cạnh nổi trội nhất, độc đáo nhất của phương diện thi pháp kết

cấu cốt truyện Thi pháp kết cấu cốt truyện lại là một phương diện quan trọng bậc nhất

của thi pháp truyện ngắn O’Henry Lê Huy Bắc đã khẳng định : "Truyện của ông rất hấp

đặc biệt là những cái kết bất ngờ" [10,11] Nguyễn Đức Đàn cũng đã nhìn thấy điểm nổi

bật này: "Ông tìm kiếm không mệt mỏi những cái bất ngờ và cái kỳ lạ Cốt truyện

Trang 11

11

Nói đến văn học Mỹ không thể không nói đến truyện ngắn Mỹ Nói đến truyện ngắn

Mỹ không thể không nói đến O’Henry O’Henry chuyên viết truyện ngắn và đã từng là cây bút "ăn khách" ở Hoa Kỳ vào đầu thế kỷ XX Nhà văn đã đến với độc giả nhiều nơi

trên thế giới và thuyết phục được độc giả Việt Nam Tác phẩm O’Henry ra đời đã gần

một thế kỷ nhưng vẫn còn đó giá trị và sức hấp dẫn bền lâu

Cuộc đời, sự nghiệp O’Henry - từng là mối quan tâm của các nhà phê bình, nghiên

cứu văn học ở Mỹ Có những bài viết và công trình đáng chú ý như:

■ Through the shadows wỉth O’Henry (Nhìn qua những chiếc bóng với O’Henry)

- A Jennings

■ O’Henry, the man and his work (O’Henry, con người và tác phẩm) - EM Long

■ O’Henry - G Langford

■ Tales of O’Henry (Chuyện kể của O’Henry - Barne Noble Books)

■ O’Henry - Mildred H.Larson

■ The Furnished Room, How plot reveaỉs (Căn phòng có sẵn đồ cho thuê - CỐT

truy ện khơi mở điều gì) - Cleanth Brooks, Robert Penn Warren

Tất cả đều chỉ rõ điểm đặc biệt trong thi pháp truyện ngắn O’Henry: kết thúc bất

ngờ; nhưng những ý kiến đánh giá về vấn đề này còn sơ lược và khá khác biệt Trong khi

Mildred H Larson xem đó là biểu hiện của tài năng: " trong mạch văn lai láng, ông

Warren xem đó là sự "non tay" của nhà viết truyện ngắn: "Trò lừa bao hàm trong cái

Trang 12

12

Các nhà nghiên cứu phê bình Châu Âu (Pháp, Nga ) cũng bàn nhiều về nghệ thuật truyện ngắn O’Henry trong:

■ Kỹ thuật truyện ngắn - Daniel Grojnowski

■ Bàn về các cốt truyện lắt léo - Ô-lê-sa

■ Kết cấu của cốt truyện (Dẩn luận nghiên cứu văn học) - G.N Pospelov

Các bài viết, công trình này cũng chưa có sự bình giá thống nhất về KTBN trong truyện ngắn O’Henry G.N Pospelov đánh giá cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN : "F

nghĩa tư tưởng của các tác phẩm như thế thường thể hiện đột ngột và chỉ trong mấy

rằng: "Chính tổ chức chặt chẽ, yếu tố khiến cho truyện O’Henry tạo ra hiệu quả như

Ở Việt Nam, ưước năm 1990, tình hình dịch thuật, giới thiệu, phê bình, nghiên cứu

về O’Henry còn khá sơ lược, hạn hẹp Vài năm gần đây, truyện O’Henry được dịch nhiều hơn và những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu đã xuất hiện nhiều hơn trên các tạp chí, trong những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ

□Các bài giới thiệu trong các sách nghiên cứu về văn học Mỹ và trong các tuyển tập

:

Trang 13

13

* O’Henry - American Literature - Ta Th ị Minh Hiền

* O’Henry, The great American short story wr ỉter - A History of English and

American Literature - Nguyễn Xuân Thơm

Hiền Thảo

□Những bài giảng bình, phân tích tác phẩm O’Henry của Phùng Văn Tửu, Lê Huy

Bắc, Lê Nguyên Cẩn

□Những bài nghiên cứu về truyện ngắn O’Henry:

* O’Henry và truy ện ngắn của ông - Diệp Minh Tâm

* Truy ện ngắn O’Henry (“ Văn học Mỹ, mấy vấn đề và tác giả”)

* Truy ện ngắn Mỹ (Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại) - Lê Huy Bắc

* Truy ện ngắn Mỹ (Văn chương 2 - Tuyển tập thơ văn nghiên cứu phê bình)- Đào

Ngọc Chương

Trang 14

14

c ận đương đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Nguyễn Liên

M ỹ ở Việt Nam) - Bửu Nam

đại văn hóa Mỹ ở Việt Nam) - Bùi Việt Thắng

□ Những công trình lý luận về loại thể có bàn đến truyện ngắn O’Henry của Vương Trí Nhàn, Bùi Việt Thắng

Ý kiến bình luận, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện, kiểu kết bất ngờ trong truyện ngắn O’Henry cũng rất khác biệt Nếu Lê Huy Bắc ("Chiếc lả cuối cùng và nghệ

(Hành trình văn học Mỹ) lại nhận định: "O’Henry là người làm chơ thể loại truyện

Đối với những KTBN trong thi pháp truyện ngắn O’Henry, tùy góc độ, tầm nhìn, quan điểm, sự cảm nhận , đã có những ý khen chê khác nhau Trên cơ sở những kết quả phê bình, nghiên cứu đã có, đề tài sẽ khảo sát những KTBN trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry để có thể góp phần tìm hiểu đặc điểm thi pháp này, như đi tìm thêm những căn

cứ cho những đánh giá hợp lẽ, công bằng về một cây bút truyện ngắn danh tiếng

Trang 15

15

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Thực hiện đề tài, người viết tập trung tìm hiểu:

•> Một số bài giới thiệu, phê bình, nghiên cứu về cuộc đời sáng tác của O’Henry và

những công trình lý luận về loại thể có nói đến truyện ngắn O’Henry ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu đã và chưa được dịch sang tiếng Việt mà người viết tập hợp được

•> Những bài giới thiệu, giảng bình, nghiên cứu về tiểu sử và truyện ngắn O’Henry trên các tạp chí và trong các tuyển tập; những công trình nghiên cứu về văn học Mỹ;

những công trình lý luận về loại thể có nói đến O’Henry của giới nghiên cứu Việt Nam

mà người viết thu thập được

•> Các tác phẩm của O’Henry được dịch sang tiếng Việt của nhiều dịch giả: Ngô Vĩnh Viễn, Nguyễn Việt Long, Diệp Minh Tâm,v.v trong các tuyển tập của các nhà

xuất bản Văn học, Hội nhà văn Các truyện lẻ khác được dịch và đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các tuyển tập truyện ngắn Mỹ của Lê Huy Bắc, Nguyễn Yến Khanh, Thanh Việt Thanh, v.v Tổng cộng có 72 truyện ngắn đã được dịch ở Việt Nam trong số hơn 300 truyện đã được sáng tác của nhà văn

•> Một số truyện ngắn nguyên tác trong tuyển tập "Tales of O’Renry" - Sixty two

stories - Burnes & Noble books - New York

Trên cơ sở đó đề tài đi sâu khai thác nét thi pháp đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry: KTBN

Đề tài sẽ được triển khai trong những giới hạn sau:

Trang 16

16

Tim hiểu KTBN, kiểu kết thúc O’Henry đã sử dụng để kết thúc truyện ngắn KTBN

đã tồn tại như một đặc điểm độc đáo trong nghệ thuật kết cấu cốt truyện của thi pháp truyện ngắn O’Henry

Đề tài sẽ tiếp cận giá trị thẩm mỹ và giá trị tư tưởng của những KTBN trong thi pháp truyện ngắn O’Henry khi khảo sát và phân tích các vấn đề cơ bản:

• Các dạng thức chủ yếu của những KTBN

• Các thủ pháp chính để tạo dựng nên những KTBN

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:

Thực hiện đề tài "KTBN trong thỉ pháp truyện ngắn O’Henry" người viết hy

Đề tài sẽ đóng góp tiếng nói khiêm tốn vào việc tìm hiểu về một tác giả cổ điển của

nền văn học Mỹ và vào việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Mỹ ở Việt Nam - một công

việc mà giới học giả Việt Nam, những người nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài đang đặc biệt quan tâm

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

□ Phương pháp tổng quát của đề tài là phương pháp nhằm nghiên cứu vấn đề một cách khách quan trong những mối quan hệ tương tác và trong sự vận động, phát triển

□ Đề tài được thực hiện với các phương pháp cụ thể sau:

Trang 17

17

• Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sự phân tích để chuẩn bị cho tổng hợp và

tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu hơn vào bản chất đối tượng

Đề tài đi vào việc phân tích những KTBN ương tác phẩm của O’Henry, từ đó tổng

hợp khái quát vấn đề : KTBN như một đặc điểm thi pháp độc đáo riêng biệt, có giá trị tư tưởng - thẩm mỹ trong thi pháp kết cấu cốt truyện của truyện ngắn O’Henry

• Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Xác định các yếu tố cấu thành hệ thống; xem xét cấu trúc - hình thức tổ chức các mối quan hệ -giữa các yếu tố với nhau và giữa các

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Mục tiêu nghiên cứu và những đóng góp của luận văn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 18

18

6 Cấu trúc luận văn PHẦN NỘI DUNG :

CHƯƠNG 1: TÁC GIA TRUYỆN NGẮN O’HENRY VỚI KTBN

2.4- Dạng thức KTBN nhìn từ góc độ tiếp nhận của độc giả

CHƯƠNG 3 : THỦ PHÁP KTBN TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY

3.1- Những thủ pháp chuẩn bị cho KTBN

3.2- Những thủ pháp thực hiện KTBN PHẨN KẾT LUẬN

Trang 19

rộng lãnh thổ sự phát triển công nghệ, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng

lồ, sự tăng nhanh dân số do dòng người nhập cư ồ ạt, sự lổn mạnh của các đô thị, sự phát triển của hệ thống giao thông, thông tin liên lạc đã tạo nên bước phát triển vượt bậc cho

nồng nghiệp, kỹ thuật và thương mại Cho đến thế chiến thứ nhất, nước Mỹ đã trở thành

một cường quốc trên thế giới

Trên bước đường thực hiện "Giấc mơ Mỹ" tuyệt đẹp, hướng tới cuộc sống tự do,

bình đẳng, tiến bộ, phồn vinh, cái giá mà chính những người Mỹ phải trả không phải là

nhỏ

Trang 20

20

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những vấn đề xã hội của việc đô thị hóa và công nghiệp hóa đã nảy sinh Sự phân cách giàu -nghèo trở nến trầm trọng, số lượng những triệu phú Mỹ ngày càng nhiều cùng với sự tăng nhanh tình trạng khốn khó của người lao động Sự thành đạt giàu sang song hành với đói khổ nghèo nàn trong xã hội Việc cá nhân

tự tạo cho mình một số phận tốt đẹp, một tương lai tươi sáng bằng đầu óc thực tiễn, tháo vát, sự cần mẫn xem ra ngày càng khó có thể thực hiên "Không còn những khoảng

đường làm ăn phồn vinh Bây giờ thì người nghèo khổ đành phải chịu đựng số phận

rằng: "Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và

O’Henry là một trong những người lao động khốn khổ của thời đại đó Ông đã phải

kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau và bằng cách viết những trang truyện ngắn về đời

sống của những người thuộc tầng lớp mình với sự am hiểu sâu sắc và bằng tấm lòng nhân

ái bao la

Tinh hình tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Mỹ khá phức tạp Có những

học thuyết du nhập từ Châu Âu, thích ứng với điều kiện lịch sử xã hội Mỹ, đã tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong đời sống, chính trị, văn hóa Mỹ:

Trang 21

21

•> Thuyết của Charles Darwin (1809 - 1882, nhà sinh vật học

người Anh) luận về sự tiến hóa của tự nhiên, về qui luật đấu tranh sinh tồn, sự thích nghi để tồn tại

•> Triết học của Herbert Spencer (1820 - 1903, nhà tư tưởng người Anh) đã phát triển học thuyết của Danvin Luận về sự tiến bộ, Spencer chỉ ra mối tương quan giữa tiến hóa và tự do kinh doanh

•> Học thuyết của Nietzche (1844 - 1900), nhà Triết học vô thần người Đức, tán dương sự bóc lột và sức mạnh, đề cao cá nhân một cách cực đoan Quan niệm về con người siêu nhân đã làm cho những nhà triệu phú Mỹ được tôn vinh như những hình mẫu

lý tưởng

Ảnh hưởng ít nhiều từ các triết thuyết châu Âu, các học thuyết nảy sinh trên đất Mỹ

đã chi phối trực tiếp đến chính trị xã hội, văn hóa Mỹ:

•> Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism): Từ cơ sỏ lý thuyết của Spencer, William James đề cao tính hiệu quả và tính khả thi của tư tưởng

•> Chủ nghĩa công cụ (Instrumentalism): Do John Dewey đưa ra là sự cụ thể hóa lý

luận của chủ nghĩa thực dụng

Mỹ là đất nước của tự do tôn giáo nên có nhiều loại hình tín ngưỡng, giáo phái và nhà thờ

Tôn giáo lớn của người Mỹ là Thiên Chúa giáo (đạo Tin lành) Tuy tồn tại tách biệt

với thể chế chính trị, đạo giáo này của người Mỹ đã đi cùng với những luận thuyết khẳng định vị thế của những người thành đạt trong xã hội mà cho rằng sự giàu có luôn đi cùng

với lòng ngoan đạo, là hệ quả tất yếu của lòng ngoan đạo

Trang 22

22

Có không ít học giả, nhà tư tưởng đương thời (Edward Bellamy, Henry George, )

đã lên tiếng phê phán cái gọi là “qui luật của tự nhiên và của Thượng đế” vạch trần căn

nguyên của nghèo khổ và bản chất của sự phồn vinh

Chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels cũng đã đến nước Mỹ; tư tưởng xã

hội chủ nghĩa như một sự đối lập với những quan điểm nhân danh qui luật đấu tranh sinh

tồn mà hợp thức hóa quyền bóc lột người lao động

O’Henry không phải là một nhà tư tưởng, cũng không chịu ảnh hưởng sâu đậm của

một triết thuyết nào Theo cách riêng của mình, ông đã bênh vực cho những người nghèo

khổ, phê phán bất công xã hội, thủ đoạn bóc lột tàn bạo của tầng lớp tư sản Mỹ

Khó có thể mô tả lối sống Mỹ hay đặc tính Mỹ điển hình Người Mỹ được người nước ngoài nhận thức qua cách cư xử ít nhiều mâu thuẫn: ít đặt nặng tầm quan trọng của danh dự và phẩm giá; tính thân mật bề ngoài; khiêm tốn trước lời khen và thích chế nhạo

lỗi lầm yếu kém của mình; tự hào kín đáo về những gì mình đạt được và phê phán những

sự việc chưa hoàn thiện, v.v

Nhìn chung, đặc điểm lịch sử xã hội, truyền thống về quyền bình đẳng, tự do, ảnh hưởng của các hệ thống tư tưởng và sự phát triển nhanh và mạnh của xã hội công nghiệp - tiêu thụ cuối XIX đầu XX, đã làm nảy sinh trong tâm lý người Mỹ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa lạc quan,

O’Henry cũng như nhiều tác gia Mỹ khác đã thể hiện tâm thức này của người Mỹ trong tác phẩm, đặc biệt là sự khôi hài với những biến tấu đa dạng : những trêu đùa vui

nhộn, giễu cợt sâu cay, những trò lừa tinh tế, nghiêm trang

Trang 23

23

Trước thời Nội chiến (1861 -1865) văn học nghệ thuật Hoa kỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt

của Châu Âu đặc biệt là của văn học Anh Từ sau Nội chiến đến Thế chiến thứ nhất, ảnh hưởng của Châu Âu vẫn còn đậm nét, nhưng một nền nghệ thuật mang bản sắc dân tộc

Mỹ đã hình thành Chất "Mỹ" thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hội họa, kiến trúc, âm nhạc, sân khấu, ; nhưng sức sống, sức sáng tạo của văn hóa nghệ thuật Mỹ thể hiện rõ nhất trong văn học

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có khá nhiều trào lưu khuynh hướng văn chương cùng tồn tại ở Mỹ Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) vẫn tồn tại bên cạnh chủ nghĩa

hiện thực (Réalism) và mang những sắc thái đặc biệt đa dạng Ban đầu là những truyện

vừa, tiểu thuyết mang màu sắc địa phương và tính chất trào phúng (Mark Twain 1835 — 1910) báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực Sau đó chủ nghĩa hiện thực được khẳng định với các tên tuổi: William Dean Howells (1837 -1920), Henry James (1843 - 1816) Khi chủ nghĩa hiện thực phát triển, chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) ra đời - thì sự thật của đời sống Mỹ được miêu tả một cách chân thực đến ưần trụi, một cách khách quan đến

lạnh lùng với một cảm hứng phê phán mạnh mẽ Những bi kịch xã hội và gia đình của

thời đại đã được phơi bày trong sáng tác của Stephan Crane (1817 - 1900), FrankNorris(1870- 1902)

Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực triệt để, có một số tác gia vẫn phản ánh chân thật cuộc

sống với sự phê phán khá gay gắt; nhưng trong tác phẩm của học ngoài dấu ấn hiện thực

vẫn tồn tại những yếu tố lãng mạn Được xem là tác gia “bên cạnh chủ nghĩa hiện thực”

[19, 195], chất hiện thực trong sáng tác O’Henry dù không thuần nhất nhưng cũng rất đậm đà Chất hiện thực ấy bao trùm và biến hóa đa dạng trong những tác phẩm mang màu

sắc lãng mạn, hài hước phiêu lưu

Trang 24

Vào năm 1877, O’Henry rời trường đến làm việc tại dược phẩm của chú Trong năm năm liền làm công việc tẻ nhạt và đơn điệu này, O’Henry đã đọc được rất nhiều sách Đến năm 1882, phát hiện triệu chứng bệnh lao, O’Henry đến sống tại một trại nuôi

cừu ở bang Texas trong hai năm hy vọng khí hậu đồng nội giúp phục hồi sức khỏe

Năm 1884, O’Henry đến Austin thuộc bang Texas, nhà văn viết những truyện ngắn đầu tay, các mậu truyện cười đăng trên các nhật báo và tuần báo miền Tây Nam Thời gian này ông làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, đầu bếp nhà hàng, nhân viên công ty địa ốc, nhân viên xưởng in

Năm 1894, O’Henry lập tờ tuần san hài hước "The Rolling Stone" và làm chủ bút

Tờ báo chỉ hoạt động một năm thì thua lỗ O’Henry đến Houston (Texas) làm phóng viên

và vẽ hí họa rồi lại về Austin làm nhân viên ngân hàng của "First National Banh"

Đến năm 1896, bị kết tội biển thủ tiền của ngân hàng mất việc ở nhà băng và bị truy

tố tội hình sự Mặc dù vô tội (do quản lý ngân hàng lỏng lẻo và do lỗi lầm kế toán O’Henry hoảng sợ và bỏ trốn đến Honduras (Trung Mỹ) Sau sáu tháng sống trốn tránh

Trang 25

Năm 1902 O’Henry đến NewYork Nhà văn định cư hẳn ở NewYork, kiếm sống

bằng sáng tác, viết truyện ngắn đăng trên các nhật báo, tạp chí Ông nổi tiếng nhanh và được tiền nhuận bút khá (10 tập truyện đã ra đời trong khoảng thời gian 1904 - 1910) Ba năm trước khi mất, ông kết hôn lần hai với một cô bạn thời trẻ nhưng không hạnh phúc

Bệnh lao phổi tái phát, bệnh xơ gan do nghiện rượu cùng với những khó khăn về tài chính làm cho cuộc sống thêm cùng quẫn

O’Henry đã qua đời trong bệnh tật, nghèo túng và cô đơn vào ngày 5 tháng 6 năm

1910 tại NewYork

Nhà văn đã sống một cuộc đời rất phong phú và đa dạng nhưng phải nếm trải không

ít những mất mát, đắng cay, tủi nhục: Tuổi thơ không được yêu thương, chăm sóc; thời thanh niên lang bạt, kiếm sống vất vả bằng nhiều nghề khác nhau; khi trưởng thành phải

chịu nỗi đau mất mát người thân và từng bị tù tội Đến lúc nổi danh, tương đối khá giả,

hạnh phúc vẫn không mĩm cười với ông O’Henry đã phải từ giã cuộc đời vì những căn

bệnh hiểm nghèo, trong túng thiếu khi tài năng và sức sáng tạo đang độ phát triển

Sáng tác của O’Henry chủ yếu tập trung trong hơn mười năm cuối của cuộc đời

Vốn sống cực kỳ phong phú, nhạy bén trong quan sát, tinh tế trong cảm nhận và khả năng

Trang 26

26

hư cấu tuyệt vời đã giúp O’Henry sáng tạo thành công trên 300 truyện ngắn (tập hợp trong 10 tập truyện xuất bản từ 1904 đến 1910 và những tập xuất bản sau khi nhà văn

mất)

Các tập truyện xuất bản từ năm 1904 đến 1910:

4 Trái tim mi ền Tây (Heart of the West - 1907)

5 Ti ếng nói thị thành (The Voice of the City - 1908)

7 Nh ững con đường định mệnh (Roads of Destiny - 1909)

8 Quy ền lựa chọn (Options - 1909)

9 Công vi ệc nghiêm khắc (Strictly Business - 1910)

10.Nh ững vòng quay (Whirligigs - 1910)

Tác phẩm xuất bản sau khi O’Henry mất:

1 Nh ững con số 6 và 7 (Sixes and Sevens -1911)

2 Quà t ặng của cấc thầy pháp (The Giữ of the Wise Men - 1911)

4 Tr ẻ bơvơỌMũưs and Strays - 1917)

Trang 27

27

from O’Henry to Mabel Wagnalls - 1922)

7 Tái bút (Posts criptc - 1923)

8 Thêm vài nét v ề O’Henry (O’Henry Encore - 1939)

10 Bu ồng tầng thượng và những truyện ngắn khác (The Skylight Room anđ

Other Stories - 1972)

11 Nh ững truyện kể của O’Henry - 62 truyện ngắn (Tales of O’Henry -

Sixty-two Stories - 1993)

O’Henry trước hết là một nhà hiện thực Tác phẩm của ông lấy chất liệu từ cuộc

sống, phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm thức trước cuộc sống

Trò chuyện với bạn bè trong một hiệu ăn, trả lời câu hỏi làm thế nào tìm được tình

tiết, cốt truyện cho nhiều truyện ngắn, O’Henry nói: "Từ mọi nơi Mọi thứ đều cố sẵn

Trong một số sáng tác, O’Henry đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi thì qua hình tượng, khi thì bằng lời người trần thuật nói với độc giả

Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" là quan niệm của O’Henry về thiên chức và sức

mạnh của nghệ thuật Chiếc lá sống động như thật được họa sĩ Behrman vẽ lên tường để

cứu sống Johnsy là lời ngợi ca sự bất tử của nghệ thuật, khẳng định vai trò vinh quang

của nghệ thuật: nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống, con người

Trang 28

28

Trong "Đêm Ả Rập tại quảng trường Madison" O’Henry đã dựng nên một nhân

vật đặc biệt, một họa sĩ tài ba rơi vào hoàn cảnh khốn cùng vì bút vẽ của anh có khả năng khám phá được bản chất của từng nguyên mẫu Hình tượng là quan niệm của nhà văn về

khả năng tuyệt vời của nghệ thuật: am hiểu sâu sắc bản chất của con người, khám phá bản

chất hiện thực Tác phẩm còn là nỗi chua xót, ngậm ngùi của tác giả trước số phận của nghệ thuật, số phận của những nghệ sĩ tài hoa

Nghệ thuật có thể khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người là quan niệm mà O’Henry bộc lộ trong truyện ngắn "Tên cơm và bản thánh ca" Anh

chàng lang thang Soapy đã phó mặc cuộc đời mình cho số phận, phạm pháp để vào tù

trốn lạnh, nghỉ đông; nhưng khúc thánh ca với âm điệu du dương vọng từ nhà thờ góc phố

đã đánh thức ý muốn làm lại cuộc đời, sống đàng hoàng, lương thiện trong Soapy

O’Henry đảm nhận được thiên chức đáng quí, tác động kỳ diệu của nghệ thuật nhưng không hề tuyệt đối hóa vai trò của nghệ thuật Theo nhà văn, còn có một điều cao quí vĩ đại hơn cả nghệ thuật đó là tình người, là lòng thương yêu Trong truyện ngắn

nghèo khổ của đôi vợ chồng trẻ, tình yêu nghệ thuật của họ đã nhường chỗ cho lòng yêu thương và sự hy sinh cho nhau: họa sĩ tương lai Joe đi làm thợ đốt lò, nhạc sĩ tương lai Delia trở thành thợ là quần áo Đến cuối tác phẩm, người kể chuyện thú nhận với độc giả:

truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng", với hình tượng người họa sĩ già Behrman vẽ nên kiệt

tác mơ ước của đời mình bằng tình thương O’Henry muốn thể hiện quan niệm: tình

Trang 29

1.2 TRUYỆN NGẮN O’HENRY:

Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng

của đời sống xã hội Mỹ đương thời

Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố NewYork

nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, những thị

trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng Không gian nghệ thuật trong truyện 0'Heniy

phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung

cửa, góc nhỏ công viên, những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè (Buồng tầng

thượng, Cánh cửa màu xanh, Ông Hoàng, Tình yêu và đồng hồ, ) và chỉ một ít không

gian trải rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến,

Thế giới trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry, thế giới mà nhà văn tái tạo trong truyện ngắn là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền (Tiền tài và Thần Ái tình, Cú

Trang 30

30

Nhân vật Mong truyện của O’Henry khá đa dạng Những tay trùm tư bản, những

quan chức cao cấp, cảnh sát cũng có mặt trong tác phẩm của O’Henry (Phán quyết của

bằng nhiều nghề khác nhau : những viên chức, thư ký, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán hàng, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người sống lang thang, những tay lưu manh, những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm (Đêm Ả Rập

Con người - trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry - qua những hình tượng nhân

vật trong truyện ngắn - có khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu (Những con đường

giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu xa nhưng cao thượng (Con người hai mặt, Món quà

Giáng sinh đồng nội, )

Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O’Henry tiếp xúc đã cung cấp chất liệu cho

cốt truyện truyện ngắn Khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp nhà văn sáng tạo nên những tình huống đa dạng (ngẫu nhiên, éo le, hài hước, ) Do O'Henry phải viết nhanh để đáp ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt truyện không hay, motif truyện lặp lại, nhưng nhìn chung, O'Henry đã xây dựng nên những cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vô cùng

Điểm đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry là những cái kết bất ngờ Dùng cách

kết cấu cốt truyện tài tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở mỗi kết truyện

Kỹ thuật đột biến kép (đảo ngược tình thế hai lần) là thủ pháp tự sự được sử dụng khá

phổ biến

Trang 31

31

Ở truyện ngắn O’Henry, ngoài những truyện mang tính khôi hài, phiêu lưu, lãng

mạn người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực, lòng nhân ái

và những quan niệm tiến bộ của tác giả

Không hiện thực triệt để, không khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng O’Henry đã phản ánh những sự thật hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời : sự đối

lập giữa hai thế giới - thế giới của những người giàu và thế giới của những người nghèo;

sức mạnh đồng tiền với mặt tích cực và những tác hại ghê gớm của nó Ngòi bút của tác

giả luôn hướng về những người nghèo khổ, ca ngợi lòng tốt, tình thương của những kẻ có cùng cảnh ngộ bất hạnh

Sáng tác của O’Henry còn có thơ văn xuôi, truyện truyền kỳ và hí họa Nhưng có

thể nói O’Henry nổi danh nhờ truyện ngắn và truyện ngắn của ông nổi tiếng trước hết là

nhờ KTBN

Ngôn từ nghệ thuật của O’Henry cũng khá đặc sắc Người đọc có thể bắt gặp một

lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều giọng: khi hóm hỉnh, khôi hài, khi thiết tha cảm động, lúc triết lý nghiêm trang Những tiếng lóng, âm giọng địa phương, những thành

ngữ, điển tích được O’Henry sử dụng trong truyện ngắn với những dụng ý nghệ thuật

nhất định Ngòi bút miêu tả của O’Henry rất linh hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một nhà hiện thực nghiêm ngặt; có khi ông, lại phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so sánh từ giản đơn đến hoa mỹ

Đương thời, tác phẩm của O’Henry được người đọc mến mộ, say mê Giờ đây, gần

một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của Mỹ và thế giới, vẫn còn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho tên tuổi O’Henry trở nên bất

tử

Trang 32

32

Thi pháp truyện ngắn O’Henry - các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống

bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng - thuộc thi pháp truyện cổ điển Sự sáng tạo những hình thức nghệ thuật, những phương cách, thao tác nghệ thuật ương truyện ngắn O’Henry - về cơ bản - mang đặc điểm của truyện truyền thống Ông sáng tác

chủ yếu trong những năm đầu thế kỷ XX lúc truyện ngắn chưa có những cách tân đáng

kể Kiểu truyện của O’Henry vẫn là kiểu truyện đã được định hình vào thế kỷ XIX với

những đặc trưng thi pháp: cốt truyện có vai trò quan trọng, được tổ chức chặt chẽ theo

kiểu cấu trúc khép kín Truyện thường được kể ồ ngôi thứ ba với người kể ẩn danh Điểm nhìn trần thuật thường là duy nhất và cố định Đó cũng là kiểu truyện phổ biến của một số cây bút truyện ngắn Mỹ gần và cùng thời với O’Henry: Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Henry James, Frank Noưis, Stephan Crane, Jack London

Truyện ngắn Mỹ đương đại với những tác gia danh tiếng, đã đoạt được "Giải

thưởng O’Henry" như: John Updike, Joyce Carol Oates, Jame Smiley đã có những thử

nghiệm mới mẻ, liên tục Trong kỹ thuật truyện ngắn hiện đại vai trò của biến cố, cốt truyện giảm sút, thay vào đó là tính đa giọng của người kể chuyện, tính nhiều chiều của điểm nhìn trần thuật Kỹ thuật dòng ý thức được khai thác, kết cấu mang tính đồng hiện, tác phẩm nhiều khi chỉ gợi vấn đề và dành quyền "đồng sáng tạo" cho độc giả

Thành tựu của những tác gia truyện ngắn Mỹ hiện đại - là sự tiếp nối truyện ngắn truyền thống Thi pháp truyện ngắn hiện đại đã tiến những bước dài, nhưng thành công

của những sáng tạo, cách tân trong truyện ngắn không bao giờ là một sự đứt đoạn với truyền thống ổn định, bền vững của thể loại Những nét đẹp của nghệ thuật ngôn từ cổ điển luôn có một sức cuốn hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ độc giả

Trang 33

33

Phong cách của O’Henry trong sáng tác là phong cách sáng tác của những nhà văn

cổ điển Truyện ngắn O’Henry nhìn chung là khuôn mẫu của thể loại ở thế kỷ XIX

Cốt truyện truyện ngắn O’Henry được xây dựng theo kiểu truyền thống Tiến tành

sự kiện thường vận động theo năm bước : mở đầu, thắt nút, phát triển, điểm đỉnh, kết thúc Kết truyện của O’Henry thường là những cái kết có hậu, niềm vui, hạnh phúc thuộc

về những người khốn khổ, tốt bụng Đoạn kết thường là những "kết thúc đóng'" khép lại

câu chuyện, số phận nhân vật, ý tưởng tác giả Những bất ngờ ở kết thúc, dù không chứa đựng sự đa nghĩa như kết thúc mở nhưng có thể tạo ấn tượng, gây vang hưởng và có sức lay động lòng người

Kết cấu truyện ngắn O’Henry vẫn là kiểu kết cấu cổ điển: tổ chức, sắp xếp thật chặt

chẽ, logic các chi tiết, tình tiết sự kiện để tạo dựng câu chuyện, khắc họa tính cách, bộc lộ

chủ đề Đặc biệt là những KTBN mà O’Henry tạo dựng ở cuối truyện đã chi phối đến cách kết cấu toàn tác phẩm, nhất là lối kết cấu cốt truyện

Nhân vật của tác phẩm O’Henry là nhân vật hành động Ngoại hình, ngôn ngữ, tâm

trạng nhân vật ít được chú ý miêu tả Qua hành động nhân vật, O’Henry thể hiện tài tình

diễn biến tâm lý nhân vật, bản chất tính cách nhân vật

Trần thuật trong truyện ngắn O’Henry thường được thực hiện

Ở ngôi thứ ba, người trần thuật như nhìn thấy hết, biết hết Ở không ít tác phẩm,

"người kể chuyện" là nhân vật của câu chuyện Văn phong O’Henry trong sáng, nhẹ

nhàng, hóm hỉnh Trong khá nhiều truyện, vai trò bạn đọc được chú trọng Bạn đọc có thể

được "người kể chuyện " mời tham gia câu chuyện, đưa vào dòng tự sự hay trực tiếp đối

thoại, triết lý Cảm hứng ữần thuật này vừa như là dấu ấn của phong cách cổ điển vừa như là nét riêng biệt ở ngòi bút tự sự của O’Henry

Trang 34

34

O’Henry tuy là tác gia của thi pháp truyện truyền thống nhưng những dấu hiệu của

sự cách tân đã xuất hiện trong truyện ngắn của ông

Cốt ưuyện ở dạng cổ điển nhưng trong một số tác phẩm, người đọc có thể tìm thấy

sự đan xen nhuần nhuyễn của các mạch truyện, tạo thành dạng truyện có hai cốt truyện, hai chủ đề (Chiếc lá cuối cùng, Câu chuyện không hề bịa đặt, Công thức thất lạc ); có

tác phẩm không có sự diễn biến của cốt truyện, gần như là không có cốt truyện (Sound

Kết cấu truyện O’Henry theo mẫu mực truyền thống nhưng vẫn có những nét mới lạ : kết cấu đảo ngược trình tự thời gian một cách linh động (Gương mặt trông nghiêng kỳ

"đồng sáng tạo" (Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dở dang )

Phong cách tự sự của O’Henry mang tính cổ điển nhưng vẫn rải rác đây đó những

yếu tố cách tân : sự thay đổi linh hoạt điểm nhìn trần thuật (Gương mặt trông nghiêng kỳ

truyện (Ái ánh theo khẩu phần) Văn phong O’Henry nhiều khi mang tính thông tấn

ngắn gọn, đơn nghĩa, chính xác, có khi truyện ngắn của ông được xây dựng trên hình thức ngôn ngữ kịch (Sound and Fury)

Dù có những yếu tố cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn, O’Henry cơ bản vẫn là tác gia của kiểu truyện cổ điển, là cây bút truyện ngắn trong những năm đầu thế kỷ XX khi đặc trưng thể loại, trình độ lý luận phê bình, trình độ thưởng thức nghệ thuật, thị hiếu

thẩm mỹ của độc giả đều được qui định bởi những đặc điểm lịch sử, xã hội, tư tưởng văn hóa của thời đại

Trang 35

35

1.3 KẾT THÚC BẤT NGỜ:

Một sự kiện bất ngờ của câu chuyện mà độc giả không tưởng nổi, một biểu hiện bất

ngờ của tính cách nhân vật mà độc giả không lường trước được, sự phát lộ bất ngờ của

chủ đề tư tưởng mà độc giả chưa cảm nhận kịp sẽ tạo ra một hiệu ứng tâm lý mà những nhà tâm lý'học gọi là sự ngạc nhiên

Carroll E Izard, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học người Mỹ trong công trình "Những

xúc quan ưọng trong cuộc sống cá nhân: "ngạc nhiên có một số đặc điểm cảm xúc

nhưng không phải là cảm xúc theo nghĩa đầy đủ của từ này, Khác với những cảm xúc

đựng kịch tính và sự thú vị, đặc biệt sẽ gây ấn tượng và sự liên tưởng sâu xa, tạo cho

sống có thể gây ngạc nhiên thú vị; còn KTBN mà người nghệ sĩ tạo ra trong tác phẩm

Trang 36

36

cũng sẽ mang lại những hiệu ứng tâm lý tương tự đồng thời là những rung động trước cái đẹp của nghệ thuật, những khoái cảm thẩm mỹ trước tài năng sáng tạo của tác giả Sự bất

ngờ gây ngạc nhiên ỏ kết thúc nói như Daniel Grojnowski là "sự trùng hợp của một

điểm hội tụ và một cực điểm của các hiệu quả kịch tính, cũng như hiệu quả xúc cảm"

[5,166]

KTBN đã là cách kết cấu cốt truyện của khổng ít những tác phẩm tự sự và kịch Chính sức hấp dẫn của những cốt truyện hay, sức lôi cuốn của KTBN đã làm cho lý thuyết "3S" được đề cao trong kịch nghệ phương Tây Suspence: làm cho người ta hoài nghi; Surprise: làm cho người ta ngạc nhiên; Satisfaction: làm cho người ta thỏa mãn

Bản thân sự bất ngờ trước tiên sẽ tạo nên những ấn tượng đặc biệt nhưng tiếp sau thì chính nội dung bất ngờ của kết thúc (bất ngờ của câu chuyện, bất ngờ về nhân vật, bất

ngờ về chủ đề tư tưởng ) sẽ đưa độc giả, khán giả đến với những cảm xúc, tình cảm đa

dạng : buồn cười hay xót xa, yêu thương hay căm giận, đồng tình hay phản đối, thoa mãn (hài lòng) hay hụt hẫng Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt đó sẽ có khả năng - nói như Aristote -"thanh lọc " tâm hồn con người

Vị thế của cốt truyện đã qua nhiều thăng trầm trong thực tiễn sáng tác Nhìn chung,

cốt truyện hay không đủ làm nên giá trị tư tưởng - nghệ thuật của một truyện ngắn nhưng

một truyện ngắn có được một cốt truyện hấp dẫn, thì giá trị của tác phẩm càng được nâng cao cốt truyện cũng là một phương tiện phản ánh hiện thực, hiệu quả phản ánh này sẽ tốt

hơn nếu tác phẩm có một cốt truyện hay, lôi cuốn được người đọc "Việc thể hiện sự thật

Trang 37

dụng những phương cách kết cấu cụ thể để lôi cuốn sự chú ý của người đọc, đẩy nhanh

những thắc mắc hoài nghi của độc giả đến cực điểm, rồi ngay sau đó đưa ra một kết thúc

thật bất ngờ Kết thúc dường như không logic nhưng lại là một tất yếu ẩn ngầm

Những KTBN đầy ấn tượng trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry là hiệu quả nghệ thuật của thi pháp kết câu cốt truyện

O’Henry đã kết cấu cốt truyện truyện ngắn của mình theo những cách thức khác nhau tạo thành những mô hình đa dạng : kết cấu tầng bậc, kết cấu lắp ghép (nối tiếp, song song), kết cấu tuyến tính (đường thẳng), kết cấu vòng tròn Dù kết cấu với nhiều dạng khác nhau hầu như mọi kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry đều qui tụ tại một điểm,

thống nhất với nhau ở mục đích nghệ thuật: KTBN

O’Henry cũng như nhiều nhà văn viết truyện ngắn khác đã lấy đoạn cuối của tác

phẩm làm điểm nút của kết cấu cốt truyện Toàn bộ "sức nặng" nghệ thuật của tác phẩm đều được tác giả đặt vào đoạn cuối Trong đoạn cuối quyết định đó, O’Henry thường

chọn một kiểu kết thúc đặc biệt cho truyện ngắn của mình, kiểu kết thúc được tác giả giấu kín cho đến phút chót: KTBN

Trang 38

38

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI

PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY

Truyện ngắn O’Henry bao giờ cũng hứa hẹn những ngạc nhiên, cũng là lời thách đố

khả năng suy đoán của độc giả Nó luôn gây ra hiệu ứng tâm lý bất ngờ thú vị và những

ấn tượng thẩm mỹ ở đoạn kết

KTBN đã tồn tại như một kiểu kết đặc thù cho hàng loạt truyện ngắn của tác giả, như một nét thi pháp in dấu ấn trên hàng loạt tác phẩm Không hề đơn điệu nhàm chán, độc giả vẫn bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi kết thúc gây ngạc nhiên, bồi sức hấp dẫn đặc biệt

của những bất ngờ ở đoạn cuối tác phẩm Tài năng O’Henry đã giúp nhà văn không lặp

lại chính mình

Vẫn là cách kết thúc gây bất ngờ, nhưng mỗi một bất ngờ trong từng cái kết truyện

lại mang một âm điệu riêng, một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng Phương cách mà O’Henry tạo dựng nên những cái kết bất ngờ trong truyện ngắn cũng đa dạng phong phú,

phức tạp, biến hóa khó lường như bản thân đời sống mà ông thể hiện, vì thế rất khó nắm

bắt, khái quát Tuy vậy, từ những KTBN sống động, muôn màu muôn vẻ vẫn có thể tìm

thấy những nét tương đồng ổn định tồn tại như những biểu hiện thống nhất của phong cách, thi pháp O’Henry

ở những góc độ khác nhau (nội dung, kết cấu, ngôn ngữ, tiếp nhận của độc giả ) có

thể khái quát những nét tương đồng ổn định của những KTBN phân định và qui tụ chúng vào những kiểu dạng để nắm bắt những KTBN trong sự đa dạng, linh động, biến hóa, không lặp lại của chúng, khám phá đặc điểm của thi pháp O’Henry qua những cái kết

của truyện ngắn

Trang 39

39

2.1 DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG:

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất nội dung và hình thức Nội dung tác

phẩm văn học vừa là cuộc sống được nhà văn ý thức, phản ánh, vừa là cảm thức đánh giá

của nhà văn về cuộc sống ấy Nội dung tác phẩm văn học không thể bị chia cắt, hoặc qui lược vào bất cứ khái niệm nào mà không trở thành đơn giản máy móc Tuy vậy, vẫn có

những nhân tố vốn được xem là những thành phần của cơ bản của nội dung, chẳng hạn, trong tác phẩm tự sự là cốt truyện, tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng Chính KTBN mà O’Henry tạo dựng trong truyện ngắn của mình được thực hiện trên những nhân tố này với

sự linh động đặc biệt

Có khi chỉ trong vài trang truyện, O’Henry tạo bất ngờ ở đoạn kết trên cả ba nhân tố

nội dung : bất ngờ ở cốt truyện, bất ngờ ở tính cách nhân vật, bất ngờ ở chủ đề tư tưông

tố: bất ngờ ở cốt truyện và tính cách (Tháng Năm xao xuyến, Ngọn đèn tỏa sáng ); bất

ngờ ở cốt truyện và chủ đề (Tiền tài và thần ái ánh, Một cơn gió dịu ); bất ngờ ở tính

cách và chủ đề (Một sự cải tạo được cứu vãn, Dừngchân tại thiên đường hạ giới, Hai

mười năm sau ) Có khi thì O’Henry gieo bất ngờ chủ yếu trên một nhân tố, hoặc là làm

người đọc ngỡ ngàng trước một kết cuộc không tưởng tượng nổi của câu chuyện, hoặc làm ngạc nhiên về bản chất một tính cách nhân vật cuối cùng mới bộc lộ, hoặc gây bất

ngờ bởi chủ đề tư tưởng tác phẩm vừa bất chợt hiện ra ở kết thúc

Cốt truyện của truyện ngắn O’Henry thường diễn biến theo trình tự của cốt truyện truyền thống Các thành phần cùa cốt truyện như: Mở đầu, Thắt nút, Phát triển, Điểm đỉnh đều tuân theo qui luật nhân quả rõ ràng, nói như Tzvetan Todorov trong "Thi pháp

Trang 40

40

học cấu trúc" thì: "Mội chuyện kể xác lập trên trật tự nhân quả kể sự việc nhấn mạnh

• Bất ngờ rẽ hướng mạch truyện là dạng KTBN có thể tìm thấy ở các tác phẩm :

tình bằng bơ của cô chủ hiệu bánh mì Malta với người mà cô tưởng là một họa sĩ nghèo; nhưng kết thúc truyện ngắn lại là cơn thịnh nộ của nhà thiết kế vì bản vẽ của anh

ta nhòe nhoét những bơ Thay vì chuyện tình yêu cảm động lại hóa ra chuyện ầm ĩ tệ

hại Kết thúc với sự rẽ hướng cốt truyện làm độc giả ngạc nhiên, thú vị

• Bất ngờ đảo ngược mạch truyện là một dạng KTBN nữa của truyện ngắn O’Henry Nhiều tác phẩm có cốt truyện đảo lộn ở kết thúc: Những giả định phá sản, Hy sinh vì

cô thư ký tòa soạn vừa già vừa xấu, chuyên duyệt những bản thảo viết về tình yêu Ngẫu nhiên tác phẩm “Tất cả vì tình yêu” của anh bị phân nhầm người duyệt - là một người đã

chán ngán tình yêu Nó bị phê: "Tình yêu - cái quái gì !" Sự hy sinh lớn lao, hết mình cho

sự nghiệp của anh đã kết thúc thảm hại Sự đảo ngược mạch truyện làm độc giả bất ngờ

• Bất ngờ phát triển đột biến mạch truyện là dạng KTBN của các tác phẩm: Công

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. L ại Nguyên Ân (1999), 150 thu ật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: L ại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
2. T ạ Duy Anh chủ biên (2000), Ngh ệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký
Tác giả: T ạ Duy Anh chủ biên
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
3. Aristote - Lưu Hiệp (1999), Ngh ệ thuật thi ca - Văn tâm điêu long, Nxb Văn h ọc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca - Văn tâm điêu long
Tác giả: Aristote - Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
4. M. Bakhtin (1993), Nh ững vấn đề thi pháp Đôxtôlepxki, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôlepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
5. M. Bakhtin (1992), Ly lu ận và thi pháp tiểu thuyết, B ộ Văn hóa - Thông tin, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
6. Lê Huy B ắc (1999), E. Hemingw ay núi băng và hiệp sĩ, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: E. Hemingway núi băng và hiệp sĩ
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
7. Lê Huy B ắc (2000), O’Henry - Chi ếc lá cuối cùng, Tủ sách Tạp chí văn học gi ảng bình, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: O’Henry
Tác giả: Lê Huy B ắc
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
9. B ốn mươi năm tạp chí văn học (1999), T ạp chí Văn học nước ngoài (4), Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốn mươi năm tạp chí văn học
Tác giả: B ốn mươi năm tạp chí văn học
Nhà XB: Nxb TP.HCM
Năm: 1999
10. Vũ Khắc Chương (2000), Ngh ệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao
Tác giả: Vũ Khắc Chương
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2000
11. Lê Đình Cúc (2001), Văn học M ỹ, m ấy vấn đề và tác giả, Nxb Khoa h ọc Xã h ội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học "Mỹ, "mấy vấn đề và tác giả
Tác giả: Lê Đình Cúc
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2001
12. Nguy ễn Văn Dân (1999), Nghiên c ứu văn học - Lý luận và ứng dụng, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
13. Nguy ễn Văn Dân (2000), Lý lu ận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà N ội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Vũ Dzũng biên soạn (1998), Nh ững tác phẩn lớn trong văn chương thế giới, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tác phẩn lớn trong văn chương thế giới
Tác giả: Vũ Dzũng biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
15. Tr ần Thanh Đạm (1995), D ẫn luận văn học so sánh, T ủ sách Đại học Tổng h ợp TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận văn học so sánh
Tác giả: Tr ần Thanh Đạm
Năm: 1995
16. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa h ọc & K ỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học & Kỹ thuật
Năm: 1998
17. Nguy ễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mỹ, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình văn học Mỹ
Tác giả: Nguy ễn Đức Đàn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1996
18. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
19. Tr ần Thanh Địch (1988), Tim hi ểu truyện ngắn, Nxb Tác ph ẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tim hiểu truyện ngắn
Tác giả: Tr ần Thanh Địch
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1988
20. Hà Minh Đức (1995), Lý lu ận văn học, Nxb Giáo d ục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
21. Hai mươi bảy truyện ngắn Mỹ chọn lọc (1998), Nhi ều người dịch, Nxb Thế gi ới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai mươi bảy truyện ngắn Mỹ chọn lọc
Tác giả: Hai mươi bảy truyện ngắn Mỹ chọn lọc
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w