Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt:

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 36)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

1.3.2- Kết thúc bất ngờ-kiểu kết cấu cốt truyện đặc biệt:

Vị thế của cốt truyện đã qua nhiều thăng trầm trong thực tiễn sáng tác. Nhìn chung, cốt truyện hay không đủ làm nên giá trị tư tưởng - nghệ thuật của một truyện ngắn nhưng một truyện ngắn có được một cốt truyện hấp dẫn, thì giá trị của tác phẩm càng được nâng cao. cốt truyện cũng là một phương tiện phản ánh hiện thực, hiệu quả phản ánh này sẽ tốt hơn nếu tác phẩm có một cốt truyện hay, lôi cuốn được người đọc. "Việc thể hiện sự thật của cuộc sống hoàn toàn không mâu thuẫn với sự kích thích hứng thú của độc giả.

37

Hơn thế nữa trong những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, cả hai cái đó nằm trong sự thống nhất khắng khít.'" [51,182].

Nhà viết truyện ngắn O’Henry có tài xây dựng những cốt truyện hay, lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối. cốt truyện truyện ngắn O’Henry biến hóa linh hoạt vô cùng với những tình huống đa dạng đầy kịch tính. Tuy nhiên, KTBN mới là nét đặc sắc của thi pháp truyện ngắn O’Henry.

O’Henry thường sắp xếp các tình tiết, sự kiện trong truyện ngắn theo trình tự thời gian nhưng không theo qui luật nhân quả đơn giản. Trong từng tác phẩm cụ thể, ông sử dụng những phương cách kết cấu cụ thể để lôi cuốn sự chú ý của người đọc, đẩy nhanh những thắc mắc hoài nghi của độc giả đến cực điểm, rồi ngay sau đó đưa ra một kết thúc thật bất ngờ. Kết thúc dường như không logic nhưng lại là một tất yếu ẩn ngầm.

Những KTBN đầy ấn tượng trong hàng loạt truyện ngắn O’Henry là hiệu quả nghệ thuật của thi pháp kết câu cốt truyện.

O’Henry đã kết cấu cốt truyện truyện ngắn của mình theo những cách thức khác nhau tạo thành những mô hình đa dạng : kết cấu tầng bậc, kết cấu lắp ghép (nối tiếp, song song), kết cấu tuyến tính (đường thẳng), kết cấu vòng tròn... Dù kết cấu với nhiều dạng khác nhau hầu như mọi kết cấu cốt truyện truyện ngắn O’Henry đều qui tụ tại một điểm, thống nhất với nhau ở mục đích nghệ thuật: KTBN.

O’Henry cũng như nhiều nhà văn viết truyện ngắn khác đã lấy đoạn cuối của tác phẩm làm điểm nút của kết cấu cốt truyện. Toàn bộ "sức nặng" nghệ thuật của tác phẩm đều được tác giả đặt vào đoạn cuối. Trong đoạn cuối quyết định đó, O’Henry thường chọn một kiểu kết thúc đặc biệt cho truyện ngắn của mình, kiểu kết thúc được tác giả giấu kín cho đến phút chót: KTBN.

38

CHƯƠNG 2: DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ TRONG THI PHÁP TRUYỆN NGẮN O’HENRY

Truyện ngắn O’Henry bao giờ cũng hứa hẹn những ngạc nhiên, cũng là lời thách đố khả năng suy đoán của độc giả. Nó luôn gây ra hiệu ứng tâm lý bất ngờ thú vị và những ấn tượng thẩm mỹ ở đoạn kết.

KTBN đã tồn tại như một kiểu kết đặc thù cho hàng loạt truyện ngắn của tác giả, như một nét thi pháp in dấu ấn trên hàng loạt tác phẩm. Không hề đơn điệu nhàm chán, độc giả vẫn bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi kết thúc gây ngạc nhiên, bồi sức hấp dẫn đặc biệt của những bất ngờ ở đoạn cuối tác phẩm. Tài năng O’Henry đã giúp nhà văn không lặp lại chính mình.

Vẫn là cách kết thúc gây bất ngờ, nhưng mỗi một bất ngờ trong từng cái kết truyện lại mang một âm điệu riêng, một sắc thái riêng, một dáng vẻ riêng. Phương cách mà O’Henry tạo dựng nên những cái kết bất ngờ trong truyện ngắn cũng đa dạng phong phú, phức tạp, biến hóa khó lường như bản thân đời sống mà ông thể hiện, vì thế rất khó nắm bắt, khái quát. Tuy vậy, từ những KTBN sống động, muôn màu muôn vẻ vẫn có thể tìm thấy những nét tương đồng ổn định tồn tại như những biểu hiện thống nhất của phong cách, thi pháp O’Henry.

ở những góc độ khác nhau (nội dung, kết cấu, ngôn ngữ, tiếp nhận của độc giả...) có thể khái quát những nét tương đồng ổn định của những KTBN phân định và qui tụ chúng vào những kiểu dạng... để nắm bắt những KTBN trong sự đa dạng, linh động, biến hóa, không lặp lại... của chúng, khám phá đặc điểm của thi pháp O’Henry qua những cái kết của truyện ngắn.

39

2.1.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG:

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thống nhất nội dung và hình thức. Nội dung tác phẩm văn học vừa là cuộc sống được nhà văn ý thức, phản ánh, vừa là cảm thức đánh giá của nhà văn về cuộc sống ấy. Nội dung tác phẩm văn học không thể bị chia cắt, hoặc qui lược vào bất cứ khái niệm nào mà không trở thành đơn giản máy móc. Tuy vậy, vẫn có những nhân tố vốn được xem là những thành phần của cơ bản của nội dung, chẳng hạn, trong tác phẩm tự sự là cốt truyện, tính cách nhân vật, chủ đề tư tưởng... Chính KTBN mà O’Henry tạo dựng trong truyện ngắn của mình được thực hiện trên những nhân tố này với sự linh động đặc biệt.

Có khi chỉ trong vài trang truyện, O’Henry tạo bất ngờ ở đoạn kết trên cả ba nhân tố nội dung : bất ngờ ở cốt truyện, bất ngờ ở tính cách nhân vật, bất ngờ ở chủ đề tư tưông

(Dừng chân tại thiên đường hạ giới, Một sự giúp đỡ của ánh yêu, Thứ luân lý của heo, Câu chuyện không hề bịa đặt...). Có khi nhà văn thực hiện KTBN đồng thời ở hai nhân tố: bất ngờ ở cốt truyện và tính cách (Tháng Năm xao xuyến, Ngọn đèn tỏa sáng...); bất ngờ ở cốt truyện và chủ đề (Tiền tài và thần ái ánh, Một cơn gió dịu...); bất ngờ ở tính cách và chủ đề (Một sự cải tạo được cứu vãn, Dừngchân tại thiên đường hạ giới, Hai mười năm sau...). Cókhi thì O’Henry gieo bất ngờ chủ yếu trên một nhân tố, hoặc là làm người đọc ngỡ ngàng trước một kết cuộc không tưởng tượng nổi của câu chuyện, hoặc làm ngạc nhiên về bản chất một tính cách nhân vật cuối cùng mới bộc lộ, hoặc gây bất ngờ bởi chủ đề tư tưởng tác phẩm vừa bất chợt hiện ra ở kết thúc...

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)