6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
2.2.2- Khái quát về truyện ngắn O’Henry:
Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng của đời sống xã hội Mỹ đương thời.
Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác rất phong phú: Thành phố NewYork nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, những thị trấn hoang sơ mới lập của dân đi tìm vàng. Không gian nghệ thuật trong truyện 0'Heniy phần lớn là không gian chật hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung cửa, góc nhỏ công viên, những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè (Buồng tầng thượng, Cánh cửa màu xanh, Ông Hoàng, Tình yêu và đồng hồ,...) và chỉ một ít không gian trải rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc (Giáng sinh do sai khiến, Hoàng tử đồng xanh,...).
Thế giới trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry, thế giới mà nhà văn tái tạo trong truyện ngắn là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền (Tiền tài và Thần Ái tình, Cú sốc trưởng giả,...) thế giới tối tăm ảm đạm của những cuộc đời khốn khó bất hạnh (Quả lắc, Câu chuyện tình lễ,..) thế giới tươi sáng ấm áp của tình người (Chị em bạn vàng, Một cơn gió dịu,..).
30
Nhân vật Mong truyện của O’Henry khá đa dạng... Những tay trùm tư bản, những quan chức cao cấp, cảnh sát cũng có mặt trong tác phẩm của O’Henry (Phán quyết của Georgia, Bị bắt,...). Phần lớn vẫn là những người nghèo, xuất thân bình dân, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau : những viên chức, thư ký, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán hàng, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người sống lang thang, những tay lưu manh, những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm (Đêm Ả Rập tại quảng trường Madison, Dừng chân tại thiền đường hạ giới, Đứa con lạc loài,..).
Con người - trong quan niệm nghệ thuật của O’Henry - qua những hình tượng nhân vật trong truyện ngắn - có khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu (Những con đường chúng to chọn, Dấu vết của Black Bill,..) hoặc là tốt (Hygeria ở Solito, Một nghìn đô la,...) nhưng cũng có khi là sự hòa hợp của những đối cực : lưu manh nhưng hiền lương, giàu lòng nhân ái, độc ác, xấu xa nhưng cao thượng (Con người hai mặt, Món quà Giáng sinh đồng nội,...).
Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O’Henry tiếp xúc đã cung cấp chất liệu cho cốt truyện truyện ngắn. Khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp nhà văn sáng tạo nên những tình huống đa dạng (ngẫu nhiên, éo le, hài hước,...) Do O'Henry phải viết nhanh để đáp ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt truyện không hay, motif truyện lặp lại, nhưng nhìn chung, O'Henry đã xây dựng nên những cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vô cùng.
Điểm đặc sắc nhất của truyện ngắn O’Henry là những cái kết bất ngờ. Dùng cách kết cấu cốt truyện tài tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở mỗi kết truyện. Kỹ thuật đột biến kép (đảo ngược tình thế hai lần) là thủ pháp tự sự được sử dụng khá phổ biến.
31
Ở truyện ngắn O’Henry, ngoài những truyện mang tính khôi hài, phiêu lưu, lãng mạn... người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực, lòng nhân ái và những quan niệm tiến bộ của tác giả.
Không hiện thực triệt để, không khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng O’Henry đã phản ánh những sự thật hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời : sự đối lập giữa hai thế giới - thế giới của những người giàu và thế giới của những người nghèo; sức mạnh đồng tiền với mặt tích cực và những tác hại ghê gớm của nó. Ngòi bút của tác giả luôn hướng về những người nghèo khổ, ca ngợi lòng tốt, tình thương của những kẻ có cùng cảnh ngộ bất hạnh.
Sáng tác của O’Henry còn có thơ văn xuôi, truyện truyền kỳ và hí họa. Nhưng có thể nói O’Henry nổi danh nhờ truyện ngắn và truyện ngắn của ông nổi tiếng trước hết là nhờ KTBN.
Ngôn từ nghệ thuật của O’Henry cũng khá đặc sắc. Người đọc có thể bắt gặp một lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều giọng: khi hóm hỉnh, khôi hài, khi thiết tha cảm động, lúc triết lý nghiêm trang... Những tiếng lóng, âm giọng địa phương, những thành ngữ, điển tích... được O’Henry sử dụng trong truyện ngắn với những dụng ý nghệ thuật nhất định. Ngòi bút miêu tả của O’Henry rất linh hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một nhà hiện thực nghiêm ngặt; có khi ông, lại phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so sánh từ giản đơn đến hoa mỹ.
Đương thời, tác phẩm của O’Henry được người đọc mến mộ, say mê. Giờ đây, gần một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của Mỹ và thế giới, vẫn còn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho tên tuổi O’Henry trở nên bất tử.
32