Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển:

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 32)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

1.2.2- Truyện ngắn O'Henry, thi pháp truyện cổ điển:

Thi pháp truyện ngắn O’Henry - các phương thức và phương tiện thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng - thuộc thi pháp truyện cổ điển. Sự sáng tạo những hình thức nghệ thuật, những phương cách, thao tác nghệ thuật ương truyện ngắn O’Henry - về cơ bản - mang đặc điểm của truyện truyền thống. Ông sáng tác chủ yếu trong những năm đầu thế kỷ XX lúc truyện ngắn chưa có những cách tân đáng kể. Kiểu truyện của O’Henry vẫn là kiểu truyện đã được định hình vào thế kỷ XIX với những đặc trưng thi pháp: cốt truyện có vai trò quan trọng, được tổ chức chặt chẽ theo kiểu cấu trúc khép kín. Truyện thường được kể ồ ngôi thứ ba với người kể ẩn danh. Điểm nhìn trần thuật thường là duy nhất và cố định. Đó cũng là kiểu truyện phổ biến của một số cây bút truyện ngắn Mỹ gần và cùng thời với O’Henry: Edgar Allan Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Henry James, Frank Noưis, Stephan Crane, Jack London.

Truyện ngắn Mỹ đương đại với những tác gia danh tiếng, đã đoạt được "Giải

thưởng O’Henry" như: John Updike, Joyce Carol Oates, Jame Smiley... đã có những thử nghiệm mới mẻ, liên tục. Trong kỹ thuật truyện ngắn hiện đại vai trò của biến cố, cốt truyện giảm sút, thay vào đó là tính đa giọng của người kể chuyện, tính nhiều chiều của điểm nhìn trần thuật. Kỹ thuật dòng ý thức được khai thác, kết cấu mang tính đồng hiện, tác phẩm nhiều khi chỉ gợi vấn đề và dành quyền "đồng sáng tạo" cho độc giả.

Thành tựu của những tác gia truyện ngắn Mỹ hiện đại - là sự tiếp nối truyện ngắn truyền thống. Thi pháp truyện ngắn hiện đại đã tiến những bước dài, nhưng thành công của những sáng tạo, cách tân trong truyện ngắn không bao giờ là một sự đứt đoạn với truyền thống ổn định, bền vững của thể loại. Những nét đẹp của nghệ thuật ngôn từ cổ điển luôn có một sức cuốn hút mạnh mẽ đối với nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ độc giả.

33

Phong cách của O’Henry trong sáng tác là phong cách sáng tác của những nhà văn cổ điển. Truyện ngắn O’Henry nhìn chung là khuôn mẫu của thể loại ở thế kỷ XIX.

Cốt truyện truyện ngắn O’Henry được xây dựng theo kiểu truyền thống. Tiến tành sự kiện thường vận động theo năm bước : mở đầu, thắt nút, phát triển, điểm đỉnh, kết thúc. Kết truyện của O’Henry thường là những cái kết có hậu, niềm vui, hạnh phúc thuộc về những người khốn khổ, tốt bụng. Đoạn kết thường là những "kết thúc đóng'" khép lại câu chuyện, số phận nhân vật, ý tưởng tác giả. Những bất ngờ ở kết thúc, dù không chứa đựng sự đa nghĩa như kết thúc mở nhưng có thể tạo ấn tượng, gây vang hưởng và có sức lay động lòng người.

Kết cấu truyện ngắn O’Henry vẫn là kiểu kết cấu cổ điển: tổ chức, sắp xếp thật chặt chẽ, logic các chi tiết, tình tiết sự kiện để tạo dựng câu chuyện, khắc họa tính cách, bộc lộ chủ đề. Đặc biệt là những KTBN mà O’Henry tạo dựng ở cuối truyện đã chi phối đến cách kết cấu toàn tác phẩm, nhất là lối kết cấu cốt truyện.

Nhân vật của tác phẩm O’Henry là nhân vật hành động. Ngoại hình, ngôn ngữ, tâm trạng nhân vật ít được chú ý miêu tả. Qua hành động nhân vật, O’Henry thể hiện tài tình diễn biến tâm lý nhân vật, bản chất tính cách nhân vật.

Trần thuật trong truyện ngắn O’Henry thường được thực hiện

Ở ngôi thứ ba, người trần thuật như nhìn thấy hết, biết hết. Ở không ít tác phẩm,

"người kể chuyện" là nhân vật của câu chuyện. Văn phong O’Henry trong sáng, nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Trong khá nhiều truyện, vai trò bạn đọc được chú trọng. Bạn đọc có thể được "người kể chuyện " mời tham gia câu chuyện, đưa vào dòng tự sự hay trực tiếp đối thoại, triết lý... Cảm hứng ữần thuật này vừa như là dấu ấn của phong cách cổ điển vừa như là nét riêng biệt ở ngòi bút tự sự của O’Henry.

34

❖ Những yếu tố cách tân:

O’Henry tuy là tác gia của thi pháp truyện truyền thống nhưng những dấu hiệu của sự cách tân đã xuất hiện trong truyện ngắn của ông.

Cốt ưuyện ở dạng cổ điển nhưng trong một số tác phẩm, người đọc có thể tìm thấy sự đan xen nhuần nhuyễn của các mạch truyện, tạo thành dạng truyện có hai cốt truyện, hai chủ đề (Chiếc lá cuối cùng, Câu chuyện không hề bịa đặt, Công thức thất lạc...); có tác phẩm không có sự diễn biến của cốt truyện, gần như là không có cốt truyện (Sound and Fury - tạm dịch Ầm thanh và cuồng nộ).

Kết cấu truyện O’Henry theo mẫu mực truyền thống nhưng vẫn có những nét mới lạ : kết cấu đảo ngược trình tự thời gian một cách linh động (Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu..). Kết thúc theo lối mở tạo ra những khoảng trống tự do ở cuối truyện để độc giả

"đồng sáng tạo" (Buồng tầng thượng, Một câu chuyện dở dang..).

Phong cách tự sự của O’Henry mang tính cổ điển nhưng vẫn rải rác đây đó những yếu tố cách tân : sự thay đổi linh hoạt điểm nhìn trần thuật (Gương mặt trông nghiêng kỳ diệu, Câu chuyện không hề bịa đặt,...), việc sử dụng chủ yếu hình thức đối thoại để dựng truyện (Ái ánh theo khẩu phần). Văn phong O’Henry nhiều khi mang tính thông tấn ngắn gọn, đơn nghĩa, chính xác, có khi truyện ngắn của ông được xây dựng trên hình thức ngôn ngữ kịch (Sound and Fury).

Dù có những yếu tố cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn, O’Henry cơ bản vẫn là tác gia của kiểu truyện cổ điển, là cây bút truyện ngắn trong những năm đầu thế kỷ XX khi đặc trưng thể loại, trình độ lý luận phê bình, trình độ thưởng thức nghệ thuật, thị hiếu thẩm mỹ của độc giả... đều được qui định bởi những đặc điểm lịch sử, xã hội, tư tưởng văn hóa của thời đại.

35

1.3.KẾT THÚC BẤT NGỜ:

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)