Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ:

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 54)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:

2.3.2-Lượng ngôn từ của kết thúc bất ngờ:

2.3.2.1.Kết thúc bất ngờ với vài đoạn:

Tùy vào nội dung từng KTBN trong truyện ngắn mà O’Henry sử dụng lượng ngôn từ thích hợp. Có khi tác giả dùng cả một vài đoạn cho KTBN. Thường những kết thúc này có cả lời đối thoại sinh động

của nhân vật và lời thuật tả, triết lý của người trần thuật : Những truyện ngắn Ái tình theo khẩu phần, Món quà của các thầy pháp, Ngọn đèn tỏa sáng,... là những tác phẩm có kiểu dạng kết thúc bằng một lượng khá lớn ngôn từ.

Trong truyện "Ái tình theo khẩu phần'", Mây-mi, cô phục vụ bàn ăn ghê tởm và không thể nào yêu những người đàn ông phàm ăn tục uống thường lui tới cửa hàng. Đến khi bị đói hai ngày liền cô mới hiểu các món... ngon đến thế nào và tình yêu thì... không có gì mâu thuẫn với thức ăn cả. Kết thúc tác phẩm gồm hai đoạn. Đoạn thứ nhất là tự thú bất ngờ của Mâymi về việc ăn uống và về tình yêu : "Anh Giep ơi, em thực là một con ngốc. Em đã nhìn mọi thứ không đúng. Trước kia em chưa bao giờ phải chịu cảnh này. Đàn ông ngày nào cũng phải chịu cảnh đói, phải không anh? Họ to khỏe là thế, họ làm công việc nặng nhọc là thế cho nên họ ăn không phải để trêu tức những cô ả phục vụ ngốc nghếch, phải không anh? Đã có lần anh nói,.,, nghĩa là ... anh đã hỏi em... anh muốn... Vậy thì anh Giep ơi, nếu anh còn muốn... thì em sẽ rất sung sướng... em muốn có anh luôn ngồi đối diện với em bên bàn. Giờ thì hãy cho em ăn thêm một chút gì nữa, mau lên, anh nhé". Đoạn thứ hai là lời bình luận của người kể chuyện về tâm lý phụ nữ: "... đàn bà thỉnh thoảng cần phải thay đổi quan điểm của họ. Một cảnh mãi cũng làm họ phát chán - nếu vẫn cảnh cái bàn ăn, cái bồn rửa mặt hoặc cái máy khâu, Hãy cho họ sự đa dạng một chút: một chút du lịch, một chút nghỉ ngơi, một chút hờn đỗi nũng nịu xen với những bi kịch nội trợ, một chút vuốt ve âu yếm sau cảnh om

55

sòm trong gũi đinh, một chút xao xuyến và lẵng nhẵng nói dai, và xin cam đoan với các cậu là hai bên cùng có lợi."

Với lượng ngôn từ không phải là ít như vậy, những KTBN có thể sẽ không thật sắc gọn nhưng tác dụng soi tỏ thêm cho câu chuyện, tính cách, quan điểm tác giả là không thể phủ nhận.

2.3.2.2.Kết thúc bất ngờ với một đoạn (hoặc vài câu):

Nhiều cái kết ở truyện ngắn O’Henry, bất ngờ hiện ra trong vài câu hay một đoạn. Tác giả kết thúc tác phẩm khá ngắn gọn. Lượng ngôn từ vừa phải dành cho những KTBN này có thể là lời nhân vật hay lời kể tả, triết lý của người trần thuật. Những KTBN này có thể tìm thấy ở các tác phẩm: Câu chuyện tình lẻ, Chiếc lá cuối cùng, Pxysê và nhà chọc trời, Hai mươi năm sau...

Đoạn kết thúc truyện ngắn: "Câu chuyện tỉnh lẻ " nói về nguyên nhân cái chết của tên đốn mạt Caswell:

"Sáng hôm sau, tôi rời Nashville. Lúc tàu chạy ngang qua sông, tôi lấy trong túi áo ra cái vật hôm qua rơi khỏi bàn tay đã chết của Caswell. Tôi ném nó xuống dòng sông đang chảy lững lờ phía dưới. Đó là chiếc khuy áo. Chiếc khuy màu vàng. Chiếc khuy cuối cùng trên áo khoác của bác Seezer"

Lời người kể chuyện trong vài câu cuối của tác phẩm bất ngờ để lộ: bác Seezer tốt bụng chính là kẻ sát nhân và người kể chuyện "tôi" đã bao che cho hành động giết người để cứu người như thế nào...

2.3.2.3.Kết thúc bất ngờ với một câu (hoặc vài từ):

Kết thúc truyện ngắn thật bất ngờ bằng một câu hay vài từ không phải là việc đơn giản, nhưng O’Henry đã thực hiện điều này trong không ít tác phẩm.

56

KTBN với một câu, thậm chí chỉ với vài từ thôi là cách kết thúc đặc biệt sắc gọn, làm tăng hiệu quả bất ngờ, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả. ở kiểu kết thúc này, bí ẩn của câu chuyện, bản chất của tính cách nhân vật, quan điểm của tác giả bỗng chốc hiện ra nhanh chóng, bất ngờ. Chọn cách kết thúc với một lượng rất ít ngôn từ này là do nội dung KTBN qui định, nhưng đây cũng là bằng chứng của tài năng tác giả.

Kỷ vật, Chuyện một tờ báo, Liên lạc viên của chàng, Đấu vết của Black Bill, Ông Bá tước và khách dự hôn lễ, Cú sốc trưởng giả,... là những truyện ngắn có KTBN đặc biệt ngắn gọn.

"Kỷ vật" là câu chuyện về Rosalie Ray, nữ diễn viên xiếc. Sau mỗi lần biểu diễn ưên đu dây, cô tung chiếc váy lót màu vàng tặng đám đàn ông hâm mộ. Cô đã từ bỏ sân khấu vì chán ghét những người đàn ông vật dục, tầm thường đó. Đến sống ở vùng quê, cô gặp được vị hôn phu lý tưởng. Ray vẫn yêu anh dù biết anh có một mối tình và hiện còn giữ một kỷ vật của người yêu xưa. Nhưng khi nhìn thấy kỷ vật đó, Ray đã bỏ đi và quay trở về với sân khấu, Kết thúc tác phẩm là lời Ray nói với bạn về kỷ vật đã nhìn thấy: "Đó là một trong những chiếc váy lót của tớ!" (Theo bản lược dịch của Đỗ Nhất Tâm). Câu KTBN trong nguyên bản là : "One of those yellow silk garters thai I used to audience during that old vaudeville swing act of mine."

Trong truyện " sốc trưởng giả", Vallance bị chú truất quyền thừa kế, bỗng chốc trắng tay, nhưng vô cùng thanh thản. Trước Ide đang lên cơn hoảng loạn vì sắp được thừa hưởng ba triệu đô-la, Vallance

xem như một "trò hề phi lý", anh an ủi khuyên lơn và giúp Ide trấn tỉnh... Nhưng cuối cùng khi luật sư vừa tuyên bố quyền thừa kế của Vallance được phục hồi thì ông bỗng ngưng bặt và kêu lớn : "Ông Vallance đã bất tình” ("Mr. Vallance has fainted")

57

Bằng một câu (có khi chỉ vài từ) bất ngờ đã hiện ra thật cô đọng, sắc nét. Điều mà độc giả không thể tưởng tượng nổi, đã được tác giả chuẩn bị tạo dựng trên toàn văn bản, nhưng chỉ hiện ra đột ngột ở kết thúc với một lượng rất ít ngôn từ.

2.4.DẠNG THỨC KẾT THÚC BẤT NGỜ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP NHẬN CỦA ĐỘC GIẢ:

Mỹ học tiếp nhận (Receptive esthetics) ra đời ở Cộng hòa Liên bang Đức vào giữa những nằm 60 (XX) từ những công trình nghiên cứu của hai giáo sư Đại học Konstanz là Hans Robert Jauss và Wolfgan Iser.

H.R. Jauss quan tâm đến Lịch sử tiếp nhận của người đọc, lịch sử của kinh nghiệm thẩm mỹ trong sáng tác và tiếp nhận qua các thời đại, đồng thời nhấn mạnh vai trò sáng tạo của độc giả.

Wolfgan Iser chú trọng quan hệ giữa văn bản và người đọc. Ong cho rằng tác phàm văn học là một ''kết cấu vẫy gọi” mời độc giả "đồng sáng tạo". Qua hành động đọc, người đọc sẽ vượt lên trên "tiền ý hướng” (tầm đón) vốn có và thu thập được nhiều kinh nghiệm thẩm mỹ mới mẻ.

"Tầm đón nhận" là khái niệm cơ bản của Mỹ học tiếp nhận Konstanz dùng để chỉ trình độ thưởng thức văn chương vốn có của độc giả. “Tầm đón nhận" của mỗi người đọc được kết tinh từ trình độ văn hóa, vốn sống, thị hiếu và kinh nghiệm thẩm mỹ, tư tưởng tình cảm, nghề nghiệp, cá tính, giới tính, tuổi tác... Tầm đón nhận của độc giả luôn thay đổi do sự tác động của tác phẩm được tiếp nhận và do sự liên tục thay đổi của những yếu tố cấu thành nên chính nó.

Hiệu quả tiếp nhận của công chúng độc giả đối với một tác phẩm văn học cụ thể bao giờ cũng bị qui định bởi trình độ thẩm mỹ (tầm đón nhận) của chủ thể tiếp nhận và phẩm

58

chết nghệ thuật của tác phẩm. Sự tiếp nhận đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry cũng không nằm ngoài qui luật này.

Trước những KTBN trong truyện ngắn O’Henry, tùy chất lượng nghệ thuật của từng KTBN. một độc giả với tầm đón nhận vốn có, có thể rất bất ngờ ở kết thúc truyện ngắn này nhưng lại ít ngạc nhiên ở kết thúc truyện ngắn khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo tầm đón nhận riêng của mỗi độc giả, trước một KTBN trong truyện ngắn O’Henry, người đọc này có thể rơi vào sự ngạc nhiên hoàn toàn, nhưng độc giả khác có thể suy đoán được phần nào cái bất ngờ ồ kết cuộc.

Vì thế, sự tiếp nhận của độc giả đối với KTBN trong truyện ngắn O’Henry rất đa dạng, phức tạp và khó khái quát. Có thể khảo sát dạng thức KTBN ở góc độ tiếp nhận của độc giả, chẳng hạn về các khía cạnh : Đối tượng tác động của KTBN, KTBN và suy đoán của độc giả...

Độc giả có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn O’Henry. Trong quá trình tự sự, người trần thuật hầu như luôn ý thức về sự hiện diện của người đọc. Người trần thuật có thể mời bạn đọc dõi theo câu chuyện, đưa bạn đọc vào dòng tự sự, đối thoại với bạn đọc khi tác phẩm bắt đầu, diễn tiến hay kết thúc. Người trần thuật sẩn sàng chia sẻ những cảm xúc, tình cảm, suy tưởng, triết lý với độc giả. Chẳng hạn, trong "Mónquà của các thầy pháp " đến tám lần độc giả xuất hiện trong truyện:

"... mời bạn hãy ngó qua..."

"... đã được giới thiệu với các bạn..” "... có lẽ các bạn đã từng trông thấy..." "... xin các bạn hãy bỏ qua cho..."

59

"... việc này... các bạn ạ..."

"... chúng ta hãy kín đáo quay đi..." "... như các bạn đều biết..."

"... tôi đã kể lại vụng về cho các bạn nghe. "

Bạn đọc chính là một ương những nguồn cảm hứng sáng tạo của O’Henry. KTBN được tạo dựng cũng vì niềm say mê thích thú của độc giả trước cái bất ngờ, kỳ lạ của trang truyện, của cuộc đời, của cảm thức nhà văn.

2.4.1- Đối tượng tác động của kết thúc bất ngờ:

Độc giả là người tiếp nhận những hiệu quả tư tưởng - thẩm mỹ của KTBN, là đối tượng mà sự bất ngờ ở kết thức-tóc động đến.

Trong tác phẩm, nhân vật có thể hoặc không chịu sự tác động của KTBN. Nhân vật là hình tượng, là phương tiện thực hiện mục đích nghệ thuật của tác giả, KTBN có tác động đến nhân vật hay không là tùy thuộc vào thủ pháp và ý đồ nghệ thuật của nhà văn. KTBN có khi bất ngờ với cả người trần thuật, đó cũng là vấn đề của thủ pháp, của kỹ thuật tự sự.

KTBN nào cũng gây bất ngờ cho độc giả, có những KTBN ngoài độc giả ra, nó tác động đến nhân vật trong truyện, thậm chí đến cả người trần thuật. Những đối tượng tác động khác nhau này đã tạo thành kiểu dạng phong phú cho KTBN trong truyện ngắn O’Henry.

2.4.1.1 Kết thúc bất ngờ chỉ bất ngờ với độc giả:

KTBN được tạo ra để tác động đến độc giả và thực hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Có nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry chỉ đơn thuần tác động đến độc giả, còn

60

nhân vật hoặc là không biết hoặc là đã biết trước nên không bị bất ngờ trước những sự tình gây ngạc nhiên cho người đọc.

Truyện "Mấthút trong cuộc phô trương quần áo” kết thúc sau cuộc gặp gỡ giữa cô Marian giản dị và chàng Trandler chải chuốt. Độc giả hoàn toàn bất ngờ khi Marian trông như một cô bán hàng lại là một tiểu thư cao sang, khi sau đó cô coi khinh Trandler

"người sống cuộc sống lười biếng ngao dù". Còn Trandler, muôi tuần chăm chỉ làm việc để được sống xa hoa một ngày thì không biết gì về sự bất ngờ này. Anh không hề hay rằng mình đã bị từ chối, đã "mất hút trong cuộc phô trương quần áo". Bất ngờ ở kết thúc tác phẩm này chỉ được dành riêng cho độc giả.

Trong tác phẩm "Căn buồng có sẵn đồ cho thuê", bà chủ nhà trọ Purdy đã biết trước điều bất ngờ mà mãi đến kết cuộc độc giả mới hay: căn phòng anh thanh niên thuê, nơi anh tìm cái chết bằng hơi đốt sau năm tháng trời tìm kiếm vô vọng cô gái anh yêu cũng chính là nơi một tuần trước cô ta đã ở, và cũng đã tự tử bằng khí đốt. Chỉ có độc giả là ngạc nhiên, còn nhân vật của truyện ngắn thì đứng ngoài tác động của sự bất ngờ.

KTBN tuy chỉ với độc giả nhưng vẫn tạo thành những tác phẩm có kết cuộc ấn tượng, thêm vào một kiểu dạng KTBN nữa cho truyện ngắn O’Henry.

2.4.1.2 Kết thúc bất ngờ với độc giả lẫn nhẩn vật:

Trong truyện ngắn O’Henry, nhiều KTBN làm bất ngờ người đọc lẫn nhân vật. Sự bất ngờ tác động đồng thời đến nhân vật và độc giả sẽ tạo nên sự "cộng hưởng". Sự

"cộng hưởng'" này có thể làm cho cảm xúc ngạc nhiên thú vị ở độc giả mạnh mẽ hơn, trực tiếp và vẹn nguyên hơn.

61

Kiểu dạng KTBN này có thể tìm thấy ương các truyện ngắn: Thứ luân lý của heo, Pxysê và nhà chọc trời, Một sự cải tạo được cứu vãn, Xuân về trên thực đơn, Hygeia ở Solito,...

Ở tác phẩm "Thứ luân lý của heo" nói về Jeff Peters chuyên nghề "lừa phỉnh hợp pháp", tìm được người cộng tác ở một thị trấn hẻo lánh: anh chàng Ruf Tafam vẻ khờ khạo quê mùa chuyên bắt trộm heo con. Đi ngang một rạp xiếc, Tafam không chuyên tâm giúp Peters kiếm chác với trò xúc xắc mà lại trổ tài trộm heo. Sáng hôm sau, Peters đọc được và giấu mẫu tin trên báo: 5000 đô-la tiền thưởng cho ai tìm được chú heo Beppo thông thái của rạp xiếc. Thuyết phục Ruf bán heo, Jeff đã dùng hầu như toàn bộ vốn liếng của mình (800 đô-la) trả cho Rui và chắc chắn sẽ lãi to.

Khi Jeff mang heo đến rạp xiếc để lĩnh thưởng, thì người quản lý bảo rằng chú heo thông thái vẫn còn và họ không hề cho đăng tin trên báo, còn Ruf Tafam thì biến mất với 800 đô-la. Độc giả lẫn nhân vật cùng lúc bị bất ngờ trước khả năng lừa đảo bậc thầy của Ruf Tafam hiền từ ngờ nghệch.

2.4.1.3.Kết thúc bất ngờ với độc giả, nhân vật và người trần thuật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều KTBN trong truyện ngắn O’Henry làm bất ngờ độc giả lẫn nhân vật, còn người trần thuật (người kể chuyện) chủ động kể tả lại câu chuyện mình đã biết thì không thể bị bất ngờ. Nhưng trong một vài tác phẩm của O’Henry (Chuyện một tờ báo, Bên bị,...), người trần thuật (người kể chuyện) cũng bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên trước kết cuộc. Thực chất, đây là thủ pháp, là kỹ thuật tự sự, nhằm khách quan hóa nội dung trần thuật, nâng cao hiệu quả nghệ thuật của KTBN. Có thể đây cũng là dư vị của sự ngạc nhiên mà người trần thuật đã niêm trải; đến khi kể lại vẫn chưa hết bịtác động bởi điều bất ngờ.

62

Trong "Chuyện một tờ báo", người trần thuật dường như vẫn chưa hết bất ngờ khi kể lại chuyến du hành kỳ lạ và công dụng đặc biệt của một tờ báo. Nhân vật ngạc nhiên, độc giả ngạc nhiên và người trần thuật cũng ngạc nhiên không kém, đến nỗi phải thốt lên ở kết thúc: "Sau chuyện này, còn ai dám hoài nghi sức mạnh của báo chữ".

Ở truyện ngắn "Bên bị” người trân thuật kể về cô bé Lidy vì không được dạy dỗ, lớn lên trở thành một cô gái hư hỏng, giết người tình vì

ghen tuông rồi tự sát. Tiếp theo là giấc mơ của người kể chuyện về việc xét xử của tòa án thiên giới. Người kể chuyện như vẫn còn ngạc nhiên, bàng hoàng trước lời phán quyết của quan tòa: Cô Lidy "được tha bổng", còn "bên bự' trong vụ này chính là người cha vô trách nhiệm của cô "gã đàn ông tốc đỏ, râu không cạo, quần áo xóc xếch, chân đi đất, ngồi bên cửa sổ đọc báo, trong khi con cái gã chơi ngoài phố". Dường như vẫn đang trong cảm giác bất ngờ, người kể chuyện đã tự hỏi mình rằng: "Này, thế có phải là một giấc mơ vớ vẩn không nhĩ?”.

Ngoài đối tượng trung tâm là độc giả, sự bất ngờ tác động đến nhân vật hay người

Một phần của tài liệu kết thúc bất ngờ trong thi pháp truyện ngắn o henry (Trang 54)