1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965

162 789 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 14,83 MB

Nội dung

Chính sách “tố cộng, diệt cộng” bị thất bại, buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển sang dùng bạo lực để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, trong đó, việc lập ấp chiến lược là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Trọng

CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ

ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (TÂY

TIỀN GIANG) 1961 - 1965

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Văn Trọng

CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP

CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (TÂY

TIỀN GIANG) 1961 - 1965

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60 22 03 13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÊ HUỲNH HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Mọi tài liệu trích dẫn đều có ghi nguồn và liệt kê đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo Những kết luận, nhận định là trung thực, do tôi tiến hành và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Văn Trọng

Trang 4

M ỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 13

6 Đóng góp khoa học của luận văn 14

7 Bố cục của luận văn 14

CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CUỘC CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (TÂY TIỀN GIANG) 15

1.1 Khái quát địa lý – hành chính và đặc điểm xã hội - nhân văn khu vực Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 15

1.1.1 Khái quát địa lý – hành chính của Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 15

1.1.2 Đặc điểm xã hội - nhân văn và truyền thống yêu nước của nhân dân Mỹ Tho 17

1.2 Chính sách của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam 21

1.2.1 Mỹ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Genève, thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” 21

1.2.2 Mỹ và chính quyền Diệm loại Pháp và các phần tử thân Pháp, thành lập quốc gia chống cộng ở miền Nam Việt Nam 23

1.3 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho trong những năm 1954 – 1960 25

1.3.1.Tình hình Mỹ Tho từ sau Hiệp định Genève và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho đến trước Đồng Khởi 25

1.3.2 Phong trào Đồng Khởi ở Mỹ Tho trong những năm 1959 – 1960 29

1.4 Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho 34

1.4.1 Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” 34

1.4.2 Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho 36

1.4.3 Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai “quốc sách” ấp chiến lược ở Mỹ Tho 40

CHƯƠNG 2: QUÂN DÂN MỸ THO (TÂY TIỀN GIANG) ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC (1961 - 1965) 50

2.1 Chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ, Tỉnh uỷ Mỹ Tho về chống, phá ấp chiến lược 50

Trang 5

2.1.1 Những điều kiện và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi 50

2.1.2 Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ và Tỉnh uỷ Mỹ Tho chỉ đạo phong trào chống, phá ấp chiến lược 52

2.2 Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho từ năm 1961 đến cuối năm 1963 60

2.2.1 Buổi đầu kết hợp quân sự với nổi dậy chống, phá ấp chiến lược trong những năm 1961 – 1962 60

2.2.2 Chiến thắng Ấp Bắc và cao trào chống, phá ấp chiến lược trong năm 1963 69

2.3 Quân và dân Mỹ Tho đẩy mạnh phong trào chống, phá ấp chiến lược trong những năm 1964 – 1965 83

2.3.1 Tình hình miền Nam và Mỹ Tho sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm 83

2.3.2 Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chương trình “ấp Tân sinh” 88

2.3.3 Chủ trương mới của Đảng về chống, phá ấp chiến lược trong thời kỳ mới 91

2.4.2 Kết hợp ba mũi giáp công đẩy mạnh cuộc chống, phá ấp chiến lược trong năm 1964 - 1965 94

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG, PHÁ ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (1961 - 1965) 100

3.1 Đặc điểm của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (1961 - 1965)100 3.2 Bài học kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho122 KẾT LUẬN 127

TÀI LIỆU THAM KHẢO 129

PHỤ LỤC 141

Trang 6

M Ở ĐẦU

1 Lý do ch ọn đề tài

Mỹ Tho, địa bàn phía tây của tỉnh Định Tường theo phân chia của chính quyền Sài Gòn, được xem là khu vực trọng yếu Về phía cách mạng, Mỹ Tho thuộc địa bàn của Khu VIII cũ, có vai trò quan trọng về chiến lược, cầu nối với vùng căn cứ cách mạng Đồng Tháp Mười với đường biển tiếp vận từ Gò Công, Bến Tre cho cả vùng Trung Nam Bộ Vì thế, trong kháng chiến chống Mỹ, Mỹ Tho trở thành chiến trường ác liệt, là nơi diễn ra tranh

chấp dai dẵng giữa ta và địch Trong chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đế quốc

Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi việc bình định, giành dân, kiểm soát nông thôn là một giải pháp chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của các chiến lược chiến tranh xâm

lược của chúng Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, việc dồn dân, lập ấp chiến lược có

ý nghĩa sống còn, được mệnh danh là “xương sống” của chiến lược đó Mục đích của việc gom dân, lập ấp chiến lược là nhằm thực hiện “tát nước bắt cá”, chia rẽ dân với cách mạng,

thực hiện mưu đồ cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng, nhằm áp đặt chủ nghĩa thực dân

mới lên miền Nam Việt Nam

Luận văn nghiên cứu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) 1961 – 1965, bởi các lý do sau đây:

1 Chống, phá ấp chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước Nghiên cứu về chống, phá ấp chiến lược nhằm góp phần làm rõ hơn

lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước anh dũng của dân tộc ta, nhất là trong giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

2 Về thời gian, trong giai đoạn 1961 - 1965, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển từ chính sách “tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Đây là giai đoạn mà chính quyền Sài Gòn triển khai và thực hiện ấp chiến lược trên toàn miền Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long vì phong trào Đồng Khởi đã phá nát hệ thống kìm kẹp của nó Chính sách “tố cộng, diệt cộng” bị thất bại, buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển sang dùng bạo lực để đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, trong

đó, việc lập ấp chiến lược là biện pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến thành bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Chủ trương lập ấp chiến lược trong giai đoạn này được đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai quyết liệt nhất và nâng lên thành “quốc sách” hàng đầu Để nâng cao hiệu quả của chủ trương này, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã mời

Trang 7

những chuyên gia, cố vấn có kinh nghiệm nước ngoài như Robert Thompson, được mệnh danh là chuyên gia chống chiến tranh du kích; Taylor - Trưởng đoàn cố vấn Anh tại miền Nam Việt Nam… Để nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện gom dân, lập ấp chiến lược, chúng đã huy động cao nhất lực lượng vũ trang, bán vũ trang và các phương tiện chiến tranh hiện đại

tiến hành các cuộc hành quân càn quét, nhất là vùng giải phóng và các căn cứ cách mạng,

nhằm thực hiện tham vọng lập 16.000 ấp chiến lược trên tổng số 17.000 ấp ở miền Nam Đồng thời, chúng đã tiến hành nhiều thủ đoạn cực kỳ thâm độc, dã man, khốc liệt; kết hợp trên nhiều mặt từ chính trị, kinh tế đến tư tưởng, chiến tranh tâm lý…

Để đánh trả âm mưu và thủ đoạn lập ấp chiến lược thâm độc của kẻ thù, Đảng bộ và nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Mỹ Tho nói riêng xem việc chống, phá ấp chiến

lược là nhiệm vụ cấp bách, đồng thời là nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lược quan trọng của cách mạng Chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn 1961 – 1965 là một nhiệm vụ cách

mạng hết sức quan trọng trong tiến trình chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta

Về không gian, Mỹ Tho là địa bàn chiến lược quan trọng, là cửa ngõ nối liền từ Sài Gòn xuống các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Vì thế, Mỹ Tho cũng đồng thời là nơi diễn

ra cuộc tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch Trong “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ Tho là nơi

diễn ra cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược gay go và quyết liệt nhất, điển hình như

trận đánh phá ấp chiến lược kiểu mẫu của địch ở Tân Lý Tây (Châu Thành) Mỹ Tho cũng

là nơi diễn ra chiến thắng đầu tiên của ta trong việc chống lại các chiến thuật tân kỳ “trực

thăng vận”, “thiết xa vận” - Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963), mở ra phong trào “Thi đua Ấp

Bắc, giết giặc lập công và phá ấp chiến lược” trên toàn miền Nam

Trước đây, trong giai đoạn chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” nhân dân ta chủ

yếu dùng giải pháp đấu tranh chính trị để chống lại những hành động bạo lực của kẻ thù

Chủ trương đấu tranh chính trị đơn thuần đã gây cho cách mạng miền Nam những tổn thất

nặng nề, cơ sở cách mạng bị phá vỡ gần hết Đấu tranh chính trị tuy hết sức quan trọng

nhưng nếu chỉ đấu tranh chính trị đơn thuần thì không thể giành thắng lợi trong bất kỳ cuộc cách mạng nào, nhất là khi kẻ thù sử dụng bạo lực để đàn áp cách mạng Đó là bài học mà cách mạng miền Nam phải trả giá quá đắt trong thời kỳ này

Từ bài học xương máu đó, dưới sự chỉ dẫn của Nghị quyết 15, nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Mỹ Tho nói riêng đã đứng lên trong cuộc Đồng Khởi, phá vỡ hệ

thống kìm kẹp của địch, chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang nhằm chống lại âm mưu và hành động dùng bạo lực chiến tranh của kẻ thù

Trang 8

Bước sang thời kỳ chống “chiến tranh đặc biệt”, nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và binh vận trên cả ba vùng chiến lược, thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi”

và “bốn bám” Đấu tranh chống, phá ấp chiến lược vẫn coi trọng đấu tranh chính trị của

quần chúng nhưng nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với tiến công quân sự và công tác binh vận Do phát huy được sức mạnh tổng hợp, nên việc chống, phá ấp chiến lược trong giai đoạn này là cuộc đấu tranh cách mạng không chỉ quyết liệt mà còn mang tính sáng tạo,

diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, đem lại kết quả to lớn, góp phần quan trọng đánh

bại “chiến tranh đặc biệt” Riêng ở Mỹ Tho, nó còn mang tính điển hình, đặc biệt dấy lên cao trào phá ấp chiến lược trên toàn miền Nam sau Chiến thắng Ấp Bắc (2-1-1963) Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược còn để lại nhiều bài học cách mạng quý giá

3 Trước đây, tuy có nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề chống, phá ấp chiến lược

nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về chống, phá ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho (Tây Tiền Giang), nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt và mang tính điển hình, nơi diễn ra chiến thắng mang tính kiểu mẫu dấy lên cao trào phá ấp chiến lược trên toàn miền Nam

Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho

(Tây Tiền Giang) 1961 – 1965” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm góp phần làm rõ

một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, góp phần nhỏ vào

việc bổ sung những khoảng trống về lịch sử địa phương trong giai đoạn kháng chiến chống

Mỹ; đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương của bản thân, cũng như làm cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu ở bậc nghiên cứu sinh tiếp sau

2 M ục đích nghiên cứu

- Trình bày có hệ thống về cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân

Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) trong giai đoạn đấu tranh sôi động và quyết liệt đánh thắng chiến

lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn

- Từ thực tiễn của cuộc đấu tranh đó, luận văn đi sâu nghiên cứu vai trò và nghệ thuật đấu tranh cách mạng sáng tạo của quần chúng nhân dân; sự gắn bó đoàn kết máu thịt giữa nhân dân với Đảng; việc phát huy sức mạnh tổng hợp chính trị, quân sự và binh vận trong

việc thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

Trang 9

- Đồng thời, thông qua cuộc đấu tranh này, luận văn làm rõ về sức mạnh của truyền

thống yêu nước, tinh thần cách mạng kiên cường kết hợp với những giá trị văn hoá đậm đà

bản sắc dân tộc đã góp phần to lớn tạo nên chiến thắng oanh liệt của nhân dân Mỹ Tho

Từ những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

ở Mỹ Tho, luận văn rút ra một số vấn đề có tính quy luật về tinh thần đấu tranh cách mạng,

về tinh thần đại đoàn kết dân tộc , qua đó có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc ngày nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) Trong đó, tác giả có đề cập đến chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của

đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, âm mưu và thủ đoạn của chúng trong việc triển khai

và thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược, nhưng trọng tâm là cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân và dân Mỹ Tho; trong đó nổi bật nhất là tinh thần cách mạng kiên

cường, nghệ thuật phát huy sức mạnh tổng hợp kết hợp sáng tạo việc đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và binh vận

Giới hạn thời gian của đề tài là bắt đầu từ giữa năm 1961 đến giữa năm 1965 Đây

cũng chính là giai đoạn đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam

Việt Nam

Không gian nghiên cứu của đề tài là khu vực Mỹ Tho – Tây Tiền Giang, chính là địa bàn của tỉnh Mỹ Tho thời Pháp thuộc (1902 - 1945), trừ phần đất An Hóa đã nhập về Bến Tre Ngày nay, khu vực này thuộc các đơn vị hành chính phía tây tỉnh Tiền Giang, bao gồm thành phố Mỹ Tho và các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và Tân Phước

Mỹ Tho trong giai đoạn này không phải chỉ dùng để chỉ thị xã Mỹ Tho, hay tỉnh lỵ Mỹ Tho

mà còn chỉ cả khu vực của phía tây Tiền Giang ngày nay

Tuy nhiên, trong mối quan hệ mở, để đảm bảo tính logic và hệ thống, luận văn có mở

ra trong giới hạn cho phép Về thời gian, luận văn có đề cập đến một số sự kiện trước giữa

năm 1961, tức là khi đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Về không gian, luận văn có mở rộng đến một số khu vực liên quan như Long An, Bến Tre, Đồng Tháp và đặc biệt là khu vực Gò Công vì những liên hệ về mặt hành chính của nó

Trang 10

4 L ịch sử nghiên cứu vấn đề

Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là một sự kiện lịch sử

có ý nghĩa thời đại, vì vậy có rất nhiều công trình, tác phẩm viết về cuộc chiến tranh xâm

lược Việt Nam của đế quốc Mỹ dưới nhiều góc độ khác nhau, từ nhiều phía, kể cả những

người trực tiếp tham gia hoặc những nhà nghiên cứu bên ngoài

Ở nước Mỹ đã có hàng ngàn cuốn sách viết về cuộc chiến tranh Việt Nam, đề cập ít nhiều đến vấn đề chống, phá ấp chiến lược ở Miền Nam Việt Nam Tiêu biểu như:

- Tác phẩm “Giải phẩu một cuộc chiến tranh” của Gabriel Kolko bắt đầu viết từ

năm 1964, xuất bản năm 1965 tại New York Ông viết khá sinh động và hấp dẫn về diễn

biến cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam

- Tác phẩm “Cuộc chiến tranh dài ngày nhất nước Mỹ” của George C.Herring

xuất bản năm 1981 tại Mỹ, đã lên án giới cầm quyền Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài nhất trong lịch sử nước Mỹ Trong chương 3: Hợp tác có mức độ giữa Kennedy và

Diệm (1961 - 1963), trong đó ông viết về chương trình ấp chiến lược và đánh giá dù có nhiều cố gắng nhưng mang lại kết quả không đáng kể cho phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn

- Tác phẩm: “Sự lừa dối hào nhoáng – John Paul Vann và nước Mỹ ở Việt Nam”

của Neil Sheehan, xuất bản tại Mỹ năm 1988, đã lên án các giới cầm quyền Mỹ lừa dối nhân dân Mỹ và thế giới về cuộc chiến tranh bẩn thỉu mà Mỹ đã gieo rắc thảm họa cho nhân dân

Việt Nam Quyển sách được đánh giá cao tại Mỹ, và được trao giải thưởng Pulitzer

- Cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”,

của Robert S.Mc.Namara xuất bản tại Mỹ Năm 1995, 20 năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, nguyên Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, người trực tiếp tham gia hoạch định kế hoạch, chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam dưới hai đời Tổng thống Kennedy và Johnson, đã hoàn thành quyển Hồi ký Trong tác phẩm, Mc.Namara đã đánh giá lại những chính sách của Mỹ đối với Việt Nam và những sai lầm của người Mỹ trong đánh giá về Việt Nam Tác giả cũng có lý giải về nguyên nhân thất bại của chính sách bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong chiến tranh từ cái nhìn của người trong cuộc

nhưng đứng bên kia chiến tuyến

- Đặc biệt là cuốn “Defeating communist insurgency The lessons of Malaysia and

Vietnam” (Đánh giá sự nổi dậy của cộng sản Bài học của Malaysia và Việt Nam) của

Robert Thompson – chuyên gia của chương trình bình định “chống nổi dậy” ở Malaysia, được Mỹ - Diệm mời về Việt Nam làm chuyên gia cho chương trình ấp chiến lược Tháng

Trang 11

3/1965, sau nhiều thất bại ở Việt Nam, R.Thompson về nước và tháng 7/1965 ông viết cuốn sách này Trong tác phẩm, ông đã đi sâu trình bày mục đích, biện pháp và quá trình tiến hành chương trình ấp chiến lược ở Malaysia và Việt Nam, rút ra những nguyên nhân thất

bại của chương trình này ở Việt Nam Tác giả đặc biệt so sánh chính sách này ở Malaysia

với Việt Nam, từ đó lý giải vì sao chính sách đó khá thành công ở Malaysia mà lại thất bại ở

Việt Nam Tuy nhiên, do có cái nhìn từ phía bên kia, R.Thompson cũng có nhiều nhìn nhận, đánh giá một cách chưa thoả đáng lắm về nguyên nhân thất bại của nó Chẳng hạn, ông ta cho rằng nguyên nhân dẫn đến thất bại của chương trình ấp chiến lược ở Việt Nam chủ yếu

do vai trò của Ngô Đình Nhu – “người chịu trách nhiệm chính thực hiện ấp chiến lược ở

Việt Nam … Trong đó, sai lầm đầu tiên là do quá “nôn nóng” thúc ép thực hiện chương trình này, Ngô Đình Nhu đã “áp đặt kiểm soát chính trị từ trên xuống chứ không phải giành được sự ủng hộ của dân chúng” [81, tr.10]

Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu, tổng kết khá công phu

về cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học và cá nhân:

- Tiêu biểu nhất là tác phẩm: “Quốc sách ấp chiến lược của Mỹ - Diệm” của Hồ

Quý Ba và Nam Hùng, xuất bản tại Hà Nội năm 1962 Tác phẩm đã phân tích âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ - Diệm trong việc thực hiện “quốc sách” ấp chiến lược

- Tác phẩm “Ấp chiến lược trại tập trung trá hình của Mỹ - Diệm” của Nguyễn

Hà, xuất bản tại Hà Nội năm 1963 Tác giả đã đi sâu phân tích và lên án âm mưu thâm độc

của Mỹ - Diệm trong việc gom dân lập ấp chiến lược

- Tác phẩm “Chiến tranh đặc biệt” là sự phát triển của chủ nghĩa thực dân mới

và là giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam”

của Nguyễn Văn Hiếu xuất bản năm 1964 Tác giả đã nêu chính sách tập trung dân vào ấp chiến lược là chính sách tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ, động chạm đến quyền lợi của toàn

thể nhân dân miền Nam mà đa số là nông dân, nhất định sẽ bị nhân dân vùng lên đập tan

- Tác phẩm “Miền Nam giữ vững thành đồng”, tập II của Trần Văn Giàu, xuất bản

năm 1966 Trong chương hai - phần C: Địch lập “ấp chiến lược” – Ta phá “ấp chiến lược”, tác giả trình bày chi tiết về quốc sách ấp chiến lược; cách chống càn quét, gom dân, phá ấp chiến lược của đồng bào miền Nam trong giai đoạn địch triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Trang 12

- Tác phẩm “Đồng bằng khu Trung Nam Bộ chống Mỹ cứu nước” do Ban chỉ đạo

công trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ Khu 8 – Trung Nam Bộ biên soạn Tác phẩm đã trình bày một cách có hệ thống về cuộc kháng chiến của nhân dân Khu VIII – Trung Nam

Bộ trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ

- Tác phẩm “Tây Nam Bộ kháng chiến (1945 - 1975)” do Ban chỉ đạo biên soạn

công trình lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến Công trình này đã tập hợp tư liệu rất phong phú, có sự tham gia của những người từng lãnh đạo trong cuộc kháng chiến, trình bày khá hấp dẫn, sinh động về cuộc kháng chiến 30 năm của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ Trong đó, tác phẩm cũng có đề cập đến phong trào chống, phá ấp chiến lược trong đề mục

về chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Gần đây, có nhiều tác phẩm nghiên cứu chuyên về phong trào chống, phá ấp chiến

lược:

- Tiêu biểu có tác phẩm “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách”

ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965)” của tác giả Trần Thị

Thu Hương, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003 Đây là công trình nghiên cứu công phu, hệ thống với nguồn tư liệu phong phú và những nhận định, đánh giá

từ nhiều phía Tác phẩm gồm ba chương: chương 1 trình bày về chính sách ấp chiến lược trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965); chương 2 trình bày về quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam; chương 3 tác giả nêu thắng lợi của cuộc đấu tranh chống, phá “quốc sách” ấp chiến lược và những bài học kinh nghiệm về lãnh đạo

của Đảng

- Thứ hai, tác phẩm “Phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược” của Nguyễn

Công Thục cũng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2006 Tác phẩm đã khái quát về chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với quốc sách ấp chiến lược, sau đó trình bày về phong trào đấu tranh chống phá ấp chiến lược trong năm 1963 và chống phá ấp tân sinh - ấp chiến lược trong năm 1964, rút ra ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm của phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trong hai năm 1963 – 1964

- Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Huỳnh Thị Liêm, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Thành

phố Hồ Chí Minh năm 2006 với đề tài: “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

ở miền Đông Nam Bộ (1961 -1965)” Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu và

có hệ thống với nguồn tư liệu phong phú từ nhiều nguồn lưu trữ khác nhau Trong đó, tác

Trang 13

giả đã khái quát một cách hệ thống về chiến lược “chiến tranh đặc biệt” với quốc sách ấp chiến lược, cũng như phục dựng lại một cách tương đối đầy đủ về phong trào chống, phá ấp chiến lược của nhân dân miền Đông Nam Bộ (1961 -1965)

Trong phạm vi tỉnh Tiền Giang, có một số công trình nghiên cứu, viết về cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trên địa bàn toàn tỉnh:

- Công trình “Lịch sử Đảng bộ Tiền Giang”, tập 2 (1954 - 1975) và do Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2010 Trong đó, chương II: Đảng bộ tỉnh lãnh đạo

chống địch càn quét và lập ấp chiến lược, mở mảng chuyển vùng giành quyền làm chủ ở nông thôn (4-1961 – 3-1965) với 2 tiểu mục: Chống địch càn quét và lập ấp chiến lược (4-

1961 – 12-1962); Chiến thắng Ấp Bắc và cao trào phá ấp chiến lược, mở mảng chuyển vùng giành quyền làm chủ ở nông thôn (1-1963 – 4-1965)

- Tác phẩm “Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang (1940 - 1975)” của Ban

chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2008

Nội dung tác phẩm gồm 8 chương, khái quát cuộc kháng chiến của quân dân Tiền Giang từ sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cho đến chiến thắng năm 1975 Trong đó, Chương 5 với đề

mục II: Chiến thắng Ấp Bắc và cao trào phá ấp chiến lược

- Tác phẩm tiêu biểu nhất có lẽ là Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Mạnh Thắng

với đề tài “Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược của quân dân Mỹ Tho – Gò Công

giai đoạn 1961 – 1965” được bảo vệ tại Viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh năm

2001 Luận văn có cấu trúc nội dung chính gồm 3 chương: Chương I: Vài nét về địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội ở Mỹ Tho – Gò công; chương II: Bối cảnh hình thành và quá trình

thực hiện quốc sách Ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy tại Mỹ Tho – Gò Công; chương III: Phong trào chống phá Ấp chiến lược của quân và dân Mỹ Tho – Gò Công Tác giả đã có công khôi phục lại bức tranh quá khứ của cuộc đấu tranh của quân dân Mỹ Tho – Gò Công trên địa bàn toàn tỉnh Tiền Giang ngày nay Tuy nhiên, tác giả chỉ bước đầu khái quát cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Tiền Giang mà thôi Bởi vì, Luận văn có 3 chương với

125 trang nhưng trọng tâm của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược với chương 3 khoảng 36 trang mà thôi, còn chương 1 lại giới thiệu khái quát về Tiền Giang và chương 2

lại tập trung trình bày về bối cảnh lịch sử và quá trình thực hiện quốc sách ấp chiến lược của

Mỹ - Ngụy tại Tiền Giang

Ngoài ra, có rất nhiều công trình lịch sử mang tính địa phương có đề cập đến cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho như:

Trang 14

- Quyển “Dự thảo lịch sử Đảng bộ Tiền Giang, tập 2 (1954 - 1975) do Ban nghiên

cứu lịch sử Đảng Tiền Giang xuất bản năm 1986 với 2 tiểu mục: Đấu tranh chống kế hoạch bình định và lập ấp chiến lược (4/1961 – 12/1962) và “Chiến thắng Ấp Bắc – Cao trào phá

ấp chiến lược (1/1963 – 4/1965)

- Quyển “Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang (1945 -1954) của

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang xuất bản năm 1986 với chương 6 : Từ khởi nghĩa chuyển thành chiến tranh cách mạng - Trận Ấp Bắc và cao trào phá Ấp chiến lược (4/1961 – 3/1965)

- Hay “ Dự thảo Lịch sử Công an Nhân dân Tiền Giang, tập 2 (1945 - 1954) do

Công an Tiền Giang xuất bản năm 1995 Trong chương 2 có mục An ninh Mỹ Tho ra đời góp phần đánh bại kế hoạch bình định “lập” ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy (4/1961 – 3/1965)

- Tác phẩm “Công tác binh vận ở Tiền Giang trong kháng chiến chống Mỹ” do

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang xuất bản năm 1998

Ngoài ra, bên cạnh những công trình mô tả về các cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch

sử (Viện sử học), Lịch sử Đảng (Viện lịch sử Đảng), Lịch sử quân sự (Viện lịch sử quân sự

Việt Nam), với hàng trăm bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu về cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước, cũng như về cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược Riêng ở Tiền Giang, cũng có rất nhiều bài viết về cuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược được đăng trong các Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Chiến thắng Ấp Bắc, Hội thảo khoa học về việc hình thành vùng giải phóng 20 tháng 7 còn lưu tại Thư viện Tỉnh Tiền Giang

Tuy nhiên, nhìn chung cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về

cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của quân dân Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) trong giai đoạn đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn

Vì vậy, cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) trong giai đoạn này vẫn còn là một đề tài khoa học cần đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ

thống, với mong muốn bổ sung một số nội dung nhằm hoàn thiện kiến thức các công trình

đã nêu, đóng góp một phần thiết thực đối với khoa học và thực tiễn

Trang 15

5 Ngu ồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu

- Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước viết về cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân

Việt Nam

- Các tài liệu của ta và địch về ấp chiến lược và liên quan đến tình hình bình định, lập

ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho của Tỉnh trưởng Định Tường, Ty cảnh sát, Ty công an Định Tường, Ban đặc trách ấp chiến lược tỉnh Định Tường, Phủ tổng uỷ dân sinh nông thôn (Việt Nam Cộng Hoà) hiện còn lưu trữ tại Tiểu ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Tiền Giang, Trung tâm thông tin và lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Bảo tàng Tiền Giang và Trung tâm lưu trữ quốc gia 2 tại thành phố Hồ Chí Minh

- Hồi ký của các tướng lĩnh và những người tham gia kháng chiến trong chiến tranh

chống Mỹ, đặc biệt là những người từng lãnh đạo, chiến đấu trên địa bàn khu vực Mỹ Tho

- Các công trình khoa học, các sách viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

của Việt Nam đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,

Viện sử học, Viện lịch sử quân sự của Bộ quốc phòng, và nhiều nhà xuất bản trên cả nước phát hành Đặc biệt, là những công trình lịch sử địa phương ở Tiền Giang do Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, và các cơ quan ban ngành ở

Tiền Giang xuất bản

- Ngoài ra, còn có các bài viết trên các tạp chí: Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử Đảng,

Học tập (Cộng sản), hoặc các Kỷ yếu của các Hội thảo khoa học được lưu tại Thư viện

tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tỉnh Tiền Giang và tại các địa phương ở Tiền Giang

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của phương pháp duy vật biện chứng và

phương pháp duy vật lịch sử Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic Đồng thời, luận văn còn sử dụng một số

phương pháp khác như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, bao quát những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (1961 - 1965)

Bên cạnh đó, công tác xác minh, xử lý, đánh giá tư liệu cũng được quan tâm chú

trọng để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu

Trang 16

6 Đóng góp khoa học của luận văn

Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) là một cuộc đấu tranh quyết liệt, dai dẵng giữa ta và địch Địa bàn Mỹ Tho là địa bàn quan trọng không

chỉ của tỉnh Tiền Giang mà còn là trung tâm của vùng Trung Nam Bộ, hay Khu VIII cũ, là

cầu nối với các tỉnh phía nam sông Tiền, cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ Vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ mang lại những đóng góp sau đây:

- Trình bày và làm rõ một cách hệ thống âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện quốc sách ấp chiến lược trong giai đoạn triển khai chiến

lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam nói chung, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Tho

- Phục dựng có hệ thống và toàn diện về cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược của nhân dân Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) trong giai đoạn chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác vận động quần chúng, về vai trò của quần chúng cũng như công tác xây dựng

khối đại đoàn toàn dân

- Làm sáng tỏ đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng bộ Mỹ Tho được vận dụng

một cách linh hoạt, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể ở một địa bàn trọng yếu, mang tính chiến

lược Đó là nghệ thuật sáng tạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự và binh

vận, cũng như việc vận dụng sáng tạo phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi và bốn

bám”

- Cung cấp thêm tư liệu và giới thiệu một số tư liệu mới, góp phần phục vụ công tác biên soạn giáo trình giảng dạy, học tập lịch sử địa phương; giáo dục truyền thống lịch sử

hiện đại, đặc biệt là trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước ở Tiền Giang

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có ba

Chương 3: Đặc điểm và những bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh chống, phá

ấp chiến lược ở Mỹ Tho

Trang 17

C HƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CUỘC CHỐNG, PHÁ

ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MỸ THO (TÂY TIỀN GIANG)

1.1 Khái quát địa lý – hành chính và đặc điểm xã hội - nhân văn khu vực Mỹ Tho (Tây Ti ền Giang)

1.1.1 Khái quát địa lý – hành chính của Mỹ Tho (Tây Tiền Giang)

Trong giai đoạn 1961 – 1965, Mỹ Tho là vùng đất phía tây của tỉnh Mỹ Tho cùng tên theo phân chia của chính quyền cách mạng, bao gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và thị xã Mỹ Tho

Tuy nhiên cần làm rõ thêm giai đoạn từ 1956 – 1967, thực hiện chủ trương xác nhập các tỉnh để thuận lợi trong việc lãnh đạo phong trào cách mạng, chính quyền cách mạng đã xác nhập 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công trước đây thành một tỉnh - đặt tên là tỉnh Mỹ Tho

Còn chính quyền Sài Gòn lại thành lập tỉnh Định Tường trên địa bàn tỉnh Mỹ Tho cũ

và tỉnh Gò Công vào năm 1956, sau đó lại lập tỉnh Gò Công từ quận Gò Công vào tháng 12

năm 1963 Như vậy, trong thời gian 1961 - 1965, cả địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày nay được chính quyền cách mạng đặt là tỉnh Mỹ Tho (còn chính quyền Sài Gòn lại đặt là tỉnh Định Tường đến 12/1963) Tuy nhiên, trong nhân dân nói chung lại gọi khu vực phía tây tỉnh này

là Mỹ Tho, còn khu vực phía đông tỉnh là Gò Công Họ không gọi khu vực này theo tên tỉnh

của chính quyền Sài Gòn là Định Tường, cũng như họ không gọi chung cả hai là Mỹ Tho

như phân chia của chính quyền cách mạng Vì thế, trong nhiều tác phẩm lịch sử địa phương

ở Tiền Giang ngày nay, khi đề cập đến Tiền Giang trong giai đoạn này (1956 - 1967), đúng

ra phải gọi là tỉnh Mỹ Tho nhưng lại thường dùng từ Mỹ Tho – Gò Công Điều này cho thấy thói quen phân biệt hai khu vực này ảnh hưởng sâu đậm trong nhân dân

Cũng do địa bàn chiến lược quan trọng của Mỹ Tho mà vào tháng 12/1963, chính quyền Sài Gòn đã tách phần Gò Công ra và thành lập tỉnh Gò Công, tỉnh Định Tường cơ bản trở về địa giới của tỉnh Mỹ Tho thời Pháp thuộc Hơn nữa, đến năm 1967, chính quyền cách mạng lại tách tỉnh Mỹ Tho ra thành 2 tỉnh Mỹ Tho, Gò Công và thành phố Mỹ Tho ngang cấp tỉnh

Hiện nay, Mỹ Tho là vùng đất phía tây của tỉnh Tiền Giang, bao gồm các huyện Cái

Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước (thành lập năm 1994 từ phần đất tách ra của Cai Lậy

và Châu Thành), Chợ Gạo và thành phố Mỹ Tho

Trang 18

Về phía chính quyền Sài Gòn, Mỹ Tho trong giai đoạn 1961 – 1963 là phần đất phía

tây của tỉnh Định Tường, từ năm 1964, trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh khi tách phần đất phía đông tỉnh này để tái lập tỉnh Gò Công Toàn tỉnh Định Tường được chia thành 8 quận thì vùng đất Mỹ Tho đã có 6 quận (trừ 2 quận của Gò Công)

Dưới đây là bản thống kê các đơn vị hành chính của toàn tỉnh Định Tường:

STT QUẬN SỐ Dân số Diện tích

Theo đó, vùng đất Mỹ Tho chiếm 12/16 tổng, 93/124 xã, 603/903 ấp về đơn vị hành chính; dân số Mỹ Tho là 523.741 người trong tổng số 694.547 người toàn tỉnh với diện tích 146.050 mẫu trong tổng diện tích toàn tỉnh là 202.165 mẫu toàn tỉnh Như vậy, Mỹ Tho chiếm vị trí quan trọng trong toàn tỉnh Định Tường, chiếm trên ¾ dân số (78%), và gần ¾ diện tích cả tỉnh

Mỹ Tho nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung Nam Bộ, phía bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bến Tre, phía đông giáp khu vực Gò Công Vùng Mỹ Tho nằm dọc theo phía bắc sông Tiền, có chiều dài từ đông sang

tây khoảng 78 km, chiều rộng từ bắc xuống nam: rộng nhất khoảng 30km, hẹp nhất khoảng 10km

Địa bàn toàn vùng chủ yếu là đồng bằng, xen kẻ các giồng cát chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây Nam Mỹ Tho được chia làm hai vùng rõ rệt Vùng đất phù sa nằm dọc sông Tiền, phía nam lộ 4 (nay là quốc lộ 1), là khu vực đông dân cư nhất Vùng thứ hai là vùng Đồng Tháp Mười, là khu vực thưa dân và còn phần hoang vu

Trang 19

Đường giao thông thủy bộ tạo nên một hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh Đặc biệt

là hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, vừa là hệ thống giao thông thủy rất tiện lợi, đồng thời cũng rất thuận tiện cho hoạt động chiến tranh du kích Đó là sông Tiền chạy dọc theo hướng đông – tây, là ranh giới tự nhiên ngăn cách với tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long Dọc theo sông Tiền là hệ thống các sông nhánh chạy theo hướng bắc – nam như sông Cái Cối, sông Trà Lọt, sông Trà Tân, sông Ba Rài và hàng loạt các con rạch nhỏ khác Ngoài ra,

ở vùng này cũng sớm có các kênh đào nối liền Mỹ Tho với khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn như kinh Bưu điện, kinh Chợ Gạo

Về đường bộ, quan trọng nhất là quốc lộ 4 (nay là quốc lộ 1) chạy từ Bắc Mỹ Thuận, giáp tỉnh Vĩnh Long đến tỉnh Long An với chiều dài khoảng 78 km, cắt đôi khu vực này

thành 2 khu vực nam lộ và bắc lộ Ngoài ra, tỉnh lộ 28 từ thị xã Mỹ Tho chạy dọc theo sông Tiền đến thị trấn Cái Bè Lộ 24 từ thị xã Mỹ Tho xuống Chợ Gạo, Gò Công Lộ 12 từ thị trấn Cai Lậy qua Đồng Tháp Mười đến tỉnh Kiến Tường Lộ 30 từ An Thái Trung đến thị xã Cao Lãnh Ngoài ra, còn có các lộ sườn như lộ Chùa Phật Đá, lộ Cổ Chi từ Tân Hiệp đến Phú Mỹ, lộ Ba Dừa từ thị trấn Cai Lậy đến ngã tư Hưng Long

1.1.2 Đặc điểm xã hội - nhân văn và truyền thống yêu nước của nhân dân Mỹ Tho

Cùng với Nam Bộ, vùng đất Mỹ Tho mới chỉ được khai phá từ thế kỉ XVII bởi những di dân người Hoa và lưu dân người Việt Trải qua thời gian lịch sử, Mỹ Tho đã nhiều lần thay đổi về tổ chức hành chính, cũng như địa giới và tên gọi Năm 1753, chúa Nguyễn lấy vùng đất phía tây đặt làm đạo Trường Đồn, trong đó bao gồm cả vùng Mỹ Tho Năm

1832, sau cuộc cải cách hành chính của Vua Minh Mạng, Mỹ Tho trở thành một phần của tỉnh Định Tường, một trong sáu tỉnh của Nam Kỳ lúc bấy giờ

Năm 1859, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam Bằng Hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 giữa Pháp với triều Nguyễn, ba tỉnh miền Đông bị Pháp chiếm, trong đó

có Mỹ Tho “Năm 1867, thực dân chiếm nốt ba tỉnh còn lại ở miền tây Nam Kỳ, xóa bỏ Nam

Kỳ lục tỉnh của nhà Nguyễn Sau đó, thực dân đã chia Nam Kỳ ra nhiều hạt thanh tra

đó, vùng đất Mỹ Tho chia thành 2 khu tham biện (Mỹ Tho và Cai Lậy) trong 4 khu tham biện của tỉnh Định Tường cũ Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ lại chia Nam Kỳ thành 4 hạt hành chính lớn: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Bassac Khi đó, Mỹ Tho lại trở thành một trong bốn khu tham biện trong hạt hành chính lớn: Mỹ Tho

Trang 20

Về mặt hành chính, tháng 12 năm 1899, thực dân Pháp ban hành Nghị định đổi khu tham biện thành tỉnh từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 Khi đó, hai khu tham biện Mỹ Tho và Gò

Công nhập lại thành tỉnh Mỹ Tho Tuy nhiên, “đến năm 1902, lại tách thành 2 tỉnh Mỹ Tho,

Gò Công và tồn tại đến năm 1945” [45, tr.9] Từ đó, vùng đất Mỹ Tho trở thành một đơn vị

hành chính cấp tỉnh của chính quyền thực dân

Cộng đồng cư dân ở Mỹ Tho đã hình thành tương đối sớm vào khoảng nửa sau thế kỉ XVII với hai thành phần dân tộc chính là lưu dân người Việt và di dân người Hoa Người Hoa chủ yếu cư trú ở thị xã Mỹ Tho và các trung tâm dân cư đông đúc như các thị trấn Cái

Bè, Tân Hiệp, Chợ Gạo, Cai Lậy Họ chủ yếu làm nghề buôn bán và các nghề thủ công truyền thống Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, cơ cấu xã hội có sự thay đổi lớn Hàng vạn người Bắc di cư vào Nam, trong đó có một bộ phận chuyển đến cư trú ở vùng đất Mỹ Tho Mỹ - Diệm đã đưa về Mỹ Tho hơn 30.000 đồng bào công giáo di cư từ miền Bắc vào

bố trí ở 3 khu vực: Long Định, Xoài Hột (Bình Đức) và xã Xuân Đông (Chợ Gạo) Đây đều

là những vị trí trọng yếu xung quanh thị xã Mỹ Tho “Ý đồ của chúng là vừa để thành lập

vành đai bảo vệ, vừa gây chia rẽ đồng bào Nam Bắc, chia rẽ lương giáo” [48, tr.207]

Theo “Bảng điều tra sơ lược về tỉnh Định Tường năm 1962”, dân số toàn tỉnh vào

thời điểm này là 694.547 người Trong đó người Việt chiếm 98%, còn lại là người Hoa và khoảng vài chục người thuộc các dân tộc khác Thành phần nông dân chiếm đại đa số với hơn 80% dân số Còn lại là binh lính, công chức, một số thương nhân và thợ thủ công Lực lượng công nhân chỉ chiếm số lượng vài ngàn người, chủ yếu làm trong các hãng xưởng như xay xát lúa gạo, xẻ gỗ, các hãng nước mắn và một số ngành nghề khác Thợ thủ công thuộc nhiều ngành nghề khác nhau, khá đa dạng Lực lượng công chức chủ yếu trong ngành giáo dục, y tế và các ngành dịch vụ điện, nước, công trình công cộng, giao thông vận tải Dân số trong vùng Mỹ Tho phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thị xã, thị trấn và dọc theo

lộ 4 [143, tr.6]

Về tôn giáo, Mỹ Tho là vùng đất có đủ các tôn giáo lớn ở Việt Nam: Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên chúa, Tin Lành, Phật giáo Tuy nhiên, đa số nhân dân vẫn theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên Sau khi Hiệp định Genève được kí kết, Mỹ - Diệm đã đưa hàng ngàn đồng bào miền Bắc di cư đến định cư trên vùng đất Mỹ Tho Họ chủ yếu là những người theo đạo Thiên chúa bị dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam Vì thế, Công giáo có khoảng hơn 20.000 tín đồ, tập trung phần lớn ở xã Xuân Đông, Hòa Định huyện Chợ Gạo, xã Bình Đức, Long Định huyện Châu Thành, xã Ngũ Hiệp huyện Cai Lậy Đạo Cao Đài có khoảng

Trang 21

30.000 tín đồ, đa số theo giáo phái Cao Đài Tây Ninh, tập trung ở vùng Phú Mỹ huyện Châu Thành và rãi rác ở nhiều nơi Đạo Hòa Hảo có khoảng 8.000 tín đồ, tập trung chủ yếu ở vùng Bắc của hai huyện Cai Lậy, Cái Bè Đạo Phật có khoảng gần 100.000 tín đồ sống trên khắp địa bàn toàn tỉnh [143, tr.8]

Mỹ Tho là vùng đất có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm Năm 1785, nhân dân Mỹ Tho đã góp phần quan trọng cùng với đại quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm trên đoạn sông Tiền – Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào kháng chiến của nhân dân Mỹ Tho liên tục nổ ra Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã nổ ra như Khởi nghĩa của Trương Định (1861 - 1864), Thủ Khoa Huân (1861 - 1875), Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều (1861 - 1866), Trần Xuân Hòa (1861

- 1862), Tứ Kiệt (1868 – 1870) ở Cai Lậy, quân dân Mỹ Tho đã biến mảnh đất này thành pháo đài kháng chiến, thành một trong những trung tâm kháng chiến hàng đầu ở Nam Kỳ

Mặc dù các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thực dân Pháp nhấn chìm trong biển máu nhưng vẫn không làm lung lay ý chí đấu tranh của nhân dân Mỹ Tho Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp cơ bản đã thiết lập được nền cai trị nước ta, nhưng ở Mỹ Tho, ngọn lửa đấu tranh của nhân dân vẫn bùng cháy Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh, phong trào Thiên Địa Hội của Phan Xích Long, phong trào Minh Tân đều được nhân dân Mỹ Tho hưởng ứng nhiệt liệt dù phải trả giá bằng sự hy sinh, tù đày

Vào những năm 1920 của thế kỉ trước, phong trào yêu nước của nhân dân Mỹ Tho tiếp tục phát triển theo xu hướng mới Khi tổ chức Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ra đời, các thanh niên yêu nước tiến bộ đã tiếp thu và xây dựng các chi bộ đầu tiên ở Mỹ Tho

đồng chí Trần Ngọc Giai làm Bí thứ Cơ quan tỉnh bộ đóng ở thị xã Mỹ Tho Các đồng chí trong Tỉnh bộ phân công nhau đi xây dựng cơ sở cách mạng ở các địa phương trong tỉnh như ở thị xã Mỹ Tho, xã Vĩnh Kim (quận Châu Thành), ” [13, tr.50] Khi các tổ chức cộng

sản ra đời năm 1929, Mỹ Tho là một trong ba nơi có chi bộ cộng sản sớm nhất

Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930, Mỹ Tho đã có một tổ chức cộng sản mạnh Hàng loạt chi bộ đã được hình thành và lãnh đạo nhân dân đấu tranh Cuộc đấu tranh mở đầu cho cao trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc đấu tranh kỉ niệm Ngày quốc tế lao động 1-5-1930 của quần chúng nhân dân 6 xã huyện Cai Lậy, 12 xã của huyện Châu Thành và 7 chợ trong vùng thu hút hàng ngàn người tham gia biểu tình và bãi

Trang 22

chợ Tiếp theo, khắp nơi treo cờ đỏ búa liềm, rãi truyền đơn, biểu ngữ và nhiều cuộc biểu tình, mít tinh được tổ chức nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn như: Ngày cách mạng tư sản Pháp (14-7), Ngày cách mạng tháng Mười Nga (7-11), Ngày quốc tế phụ nữ (8-3)

Trong các thời kỳ đấu tranh 1932 – 1935, thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương

1936 – 1939, Mỹ Tho luôn là nơi có phong trào yêu nước của nhân dân diễn ra sôi nổi, liên tục và mạnh mẽ Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945, phong trào cách mạng của nhân dân Mỹ Tho lại bùng lên dữ dội Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm

1940 Nhân dân Mỹ Tho đã tích cực tham gia khởi nghĩa, giành thắng lợi ở nhiều vùng rộng lớn Chính tại đây, Ủy ban nhân dân cách mạng tỉnh được thành lập, trụ sở đặt tại Đình Hưng Long Lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước trụ sở chính quyền cách mạng Cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân Pháp khủng bố dã man như triệt hạ các làng mạc trung tâm của cuộc khởi nghĩa, dùng máy bay ném bom vào Chợ Giữa (Vĩnh Kim) khi nhân dân đang họp chợ Chúng đã bắt gần 3.000 người ở Mỹ Tho tham gia khởi nghĩa trên tổng số 6.000

người trên toàn Nam Kỳ “Ngày 3,4 và 6-12, chúng đã bắt hơn 400 người, riêng cuộc ném

bom chợ Vĩnh Kim giết hơn 100 người Tiếp đó, từ ngày 6 đến hết tháng 12-1940, chúng bắt hơn 2.500 người nữa” [42, tr 135] Điều đó chứng tỏ Mỹ Tho là nơi cuộc khởi nghĩa diễn ra

rất mạnh mẽ

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, phong trào yêu nước của nhân dân Mỹ Tho vẫn tiếp tục phát triển Trong cuộc cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Mỹ Tho đã cùng đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền thành công, giành lại độc lập cho dân tộc

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ Tho luôn là chiến trường trọng điểm của Nam Bộ, nơi diễn ra các trận chiến đấu lập nên những chiến thắng vang dội như trận Cổ Cò, Giồng Dứa, Kinh Bùi Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, Mỹ Tho đã góp phần xứng đáng cùng nhân dân cả nước góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève, lập lại hòa bình Chính truyền thống yêu nước ấy đã tạo nên sức mạnh cho nhân dân Mỹ Tho vùng lên đấu tranh chống lại chính sách khủng bố của Mỹ - Diệm sau này mà đỉnh cao là phong trào Đồng Khởi năm 1960

Trang 23

1.2 Chính sách c ủa Mỹ đối với miền Nam Việt Nam

1.2.1 M ỹ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Genève, thi hành chính sách

“t ố cộng, diệt cộng”

Trong khoảng thời gian từ sau Hiệp định Genève (1954) đến những năm cuối thập niên 50 của thế kỉ XX, cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu

Năm 1953, Eisenhower lên làm Tổng thống nước Mỹ Ngay sau khi lên cầm quyền, Eisenhower tiếp tục thực hiện Chiến lược toàn cầu với ý đồ làm bá chủ thế giới, tiếp tục đẩy mạnh chạy đua vũ trang, và tiến hành chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đồng thời, cũng chuyển chính sách “ngăn chặn cộng sản” sang chính sách “đẩy lùi cộng sản”, đòi giải phóng các nước xã hội chủ nghĩa

Đối với Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX, Mỹ đã có ý đồ xâm lược Từ sau năm 1953, chính quyền Mỹ đã can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp và chống lại xu hướng của thực dân Pháp muốn giải quyết chiến tranh thông qua thương lượng Trong cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia ngày 8 tháng 1 năm 1954, Tổng thống Mỹ Eisenhower tuyên

bố: “Mĩ không được quên những lợi ích quan trọng của mình ở khu vực này (Đông Dương)

cho cả con đê bị cuốn trôi” [75, tr.31]

Tuy từ chối không kí kết vào tuyên bố chung của Hội nghị Genève, nhưng Mỹ cho rằng việc chia cắt Việt Nam là cơ hội cho Mỹ xây dựng lực lượng phi cộng sản tại Nam Việt

Nam, làm con đê ngăn chặn “làn sóng đỏ” Ý đồ của Mỹ đối với Nam Việt Nam như sau:

“- Xây dựng Nam Việt Nam thành một thể chế quốc gia chống cộng, đối lập với Miền Bắc Không có thỏa hiệp, hiệp thương tổng tuyển cử theo tinh thần Hiệp định Genève

- Thiết lập một chính phủ chống cộng mạnh, hoạt động có hiệu quả trong và ngoài nước

- Tập trung xây dựng một quân đội quốc gia với qui mô 10 sư đoàn đủ sức ngăn chặn

sự phá hoại hay xâm lăng bằng quân sự đến từ miền Bắc, tiến tới khống chế toàn bộ Đông Dương.” [82, tr.30]

Theo quy định của Hiệp định Genève, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền

ở vĩ tuyến 17 để thực hiện ngừng bắn, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực nhằm lập lại hòa bình Cũng theo Hiệp định, hai miền Nam Bắc sẽ tiến hành hiệp thương, tổng tuyển

cử tự do để thống nhất sau thời hạn hai năm Chính quyền Mỹ đã chủ trương phá hoại cuộc

Trang 24

tổng tuyển cử dự kiến trong tương lai Bởi vì, Tổng thống Mỹ cho rằng nếu tổng tuyển cử,

Hồ Chí Minh có thể thu được 80% số phiếu [71, tr.448 - 449] Mà trong mắt giới cầm quyền

Mỹ, giờ đây, Hồ Chí Minh là một người cộng sản hơn là một người theo chủ nghĩa dân tộc

Vì thế, Mỹ chủ trương phá hoại hiệp thương và tổng tuyển cử nhằm ngăn chặn thắng lợi của Cộng sản thông qua tổng tuyển cử

Mặc dù Hiệp định Genève quy định “mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hoặc

phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lý do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết đảm bảo những quyền tự do dân chủ của họ” [84, tr.9] nhưng sau khi tiếp

quản miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm quyết tâm trả thù những người kháng chiến

cũ, tiêu diệt các lực lượng cách mạng và yêu nước

Sau khi ta hoàn tất việc chuyển quân tập kết, chính quyền Diệm đã liên tiếp mở các chiến dịch càn quét thí điểm để rút kinh nghiệm “Tháng 2-1955, địch mở chiến dịch Phan Châu Trinh, đánh phá thí điểm các tỉnh ở Trung Bộ, lấy Quảng Nam làm trọng điểm

Tháng 4-1955, địch mở “chiến dịch giải phóng”, đánh phá tỉnh Quảng Ngãi và vùng Bắc Bình Định

Tháng 5-1955, địch mở chiến dịch Trịnh Minh Thế, đánh phá toàn bộ các tỉnh Khu 5”[172, tr.78]

Từ tháng 5 năm 1955, chính quyền Diệm phát động “chiến dịch tố cộng giai đoạn 1” trên qui mô toàn miền Nam Mục đích của “chiến dịch tố cộng” nhằm “Gây uất hận trong

dân chúng đối với Việt cộng” [172, tr.78]

Kế hoạch “tố cộng” lúc đầu đánh trên diện rộng, sau đó đánh vào chiều sâu, đánh cả nông thôn và thành thị Mục tiêu là tập trung nơi có phong trào mạnh Đánh vào cộng sản và đánh cả vào dân, lấy đánh vào Đảng cộng sản làm mục tiêu quyết định nhất, vừa tiêu diệt con người, vừa tiêu diệt tinh thần, tư tưởng

Thực hiện được các mục tiêu trên, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn sẽ củng cố được thế lực, đẩy mạnh hành động phá hoại hòa bình, dập tắt phong trào đấu tranh của nhân

dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử Trọng điểm là nhằm vào cán bộ đảng viên và những vùng căn cứ kháng chiến cũ, những nơi có phong trào đấu tranh của nhân dân

Mỹ - Diệm đã tổ chức bộ máy chỉ đạo “tố cộng” rất quy mô, thống nhất từ trung ương xuống tận cơ sở Ở trung ương, có Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố cộng do Ngô Đình Diệm làm Chủ tịch danh dự và Trần Chánh Thành làm Chủ tịch hội đồng, Hội đồng chỉ định

ra Ủy ban chỉ đạo tố cộng trung ương có Ban thường trực gồm đại biểu các Bộ thông tin,

Trang 25

Công an, Quốc phòng Ban chỉ đạo tố cộng tổ chức từ trung ương xuống tận cấp xã theo hệ thống hành chính Chính quyền Diệm còn cho thành lập hàng loạt trung tâm cải huấn nhằm giam cầm những người bị phát hiện, bắt họ viết tờ “ly khai với cộng sản”, tố cáo “tội ác của

cộng sản”, bắt xé cờ Đảng Ở Mỹ Tho, thuộc tỉnh Định Tường “được chọn làm thí điểm

cho cuộc triển khai qui mô quốc sách tố cộng, diệt cộng Tên Nguyễn Trân chống cộng khét tiếng, từ Miền Trung Trung Bộ được đưa vào làm Tỉnh trưởng” [18, tr 57]

Được sự ủng hộ và khuyến khích của Mỹ, Ngô Đình Diệm cự tuyệt đề nghị hiệp thương và tổng tuyển cử của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 18 tháng 7 năm

1957, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho chính quyền Ngô Đình Diệm đề nghị nhà cầm quyền hai miền hiệp thương về tổng tuyển cử và thiết lập quan hệ bình thường giữa hai miền Ngày 26 tháng 7, Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị trên

Sau khi tiêu diệt các lực lượng vũ trang giáo phái, Ngô Đình Diệm tiến hành xây dựng một chính quyền “hợp pháp, hợp hiến” Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Diệm tổ chức

“trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại và tự xưng Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Tiếp

đó, ngày 4 tháng 3 năm 1956, Ngô Đình Diệm cho tiến hành bầu cử Quốc hội lập hiến riêng

rẽ ở miền Nam Đến ngày 26 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ban hành Hiến pháp, thiết lập chính thể Việt Nam Cộng Hòa Ngay sau khi thành lập, Mỹ và một số nước tư bản đồng minh của Mỹ lập tức công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là hợp pháp, hợp hiến

Như vậy, đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã không chỉ cố tình phá hoại Hiệp định Genève, cự tuyệt việc tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử mà còn thi hành chính sách “tố cộng, diệt cộng” thẳng tay trả thù những người kháng chiến cũ Chúng tìm mọi cách để tiêu diệt những người cộng sản, kể cả những người có cảm tình hay có liên hệ với cách mạng mà chúng cho là mối đe dọa nguy hiểm nhất Bước tiếp theo trong mưu đồ của chúng là loại bỏ thế lực của Pháp và các phần tử thân Pháp để biến miền Nam thành một quốc gia chống cộng, là tiền đồn của “thế giới tự do”

1.2.2 M ỹ và chính quyền Diệm loại Pháp và các phần tử thân Pháp, thành lập

qu ốc gia chống cộng ở miền Nam Việt Nam

Thấy tình thế thất bại của thực dân Pháp là không thể tránh khỏi, Mỹ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thay thế Pháp, chuẩn bị người của Mỹ để nắm chính quyền của Quốc gia Việt Nam Ngày 7 tháng 7 năm 1954, trước khi Hiệp định Genève được ký kết khoảng hai tuần, Ngô Đình Diệm đã thành lập chính phủ mới Ngày 9 tháng 10 năm 1954, Ngô Đình Diệm cách chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia của Nguyễn Văn Hinh vì

Trang 26

Hinh có tư tưởng thân Pháp và không theo phe Diệm, cử Thiếu tướng Lê Văn Tỵ lên thay

Bị mất quyền lực, Hinh tập hợp một số tướng tá thân Pháp, chống Diệm định làm đảo chính

Hinh: nếu đảo chính, Mỹ sẽ ngưng viện trợ” [82, tr.36] Ngày 29 tháng 3 năm 1955, Diệm

lại cách chức Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia của Lại Văn Sang, vốn là người của phái Bình Xuyên, cử Nguyễn Ngọc Lễ lên thay thế Mất đi nguồn lợi trong việc bảo kê việc làm

ăn ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn nên phe Bình Xuyên của Bảy Viễn chống đối quyết liệt Được

Mỹ viện trợ và chiếm ưu thế về quân số, quân của Diệm đánh bật quân Bình Xuyên khỏi thành phố, truy kích đến tận Rừng Sác

Diệm còn dùng thủ đoạn sử dụng tiền bạc, địa vị lôi kéo các người cầm đầu các giáo phái vũ trang như Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo Những ai không chịu quy thuận, Diệm dùng quân đội để trấn áp Liên tiếp trong hai năm 1955 - 1956, Diệm mở hàng loạt các dịch như chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ, Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu, cuộc hành quân Thăng Long để tảo thanh, tiêu diệt các giáo phái vũ trang Ngoài phe Bình Xuyên bị tiêu diệt trước đó, các nhóm vũ trang của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo lần lượt đầu

hàng, hoặc bị bắt, bị giết “Theo tài liệu của Bộ tổng tham mưu ngụy, trong vòng 15 tháng,

từ tháng 4/1955 đến tháng 6/1956, quân đội Diệm đã hoàn thành tiêu diệt các lực lượng vũ trang giáo phái Riêng Hòa Hảo và Cao Đài có 600 bị giết và bị thương, 1.100 bị bắt, 7.758

ra hàng” [84, tr.63]

Sau khi đã nắm được quân đội, cảnh sát và “tảo thanh” các giáo phái vũ trang, Mỹ - Diệm bắt đầu tìm cách loại Pháp khỏi miền Nam Từ tháng 8 năm 1954, Hội đồng tham

mưu trưởng liên quân Mỹ đã kêu gọi Pháp rút quân khỏi miền Nam “Quân số Pháp giảm

dần theo thời gian Giữa năm 1955 là 65.000; cuối năm 1955 còn 35.000; tháng 2 năm

1956 còn 15.000; và đến tháng 3 năm 1956 chỉ còn 3.000 Đến ngày 28 tháng 4 năm 1956,

Bộ tổng chỉ huy quân Pháp giải thể, tướng Pierre Jacquot làm lễ cuốn cờ và đến ngày 30 tháng 4 năm 1956, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Nam, chấm dứt gần một thế kỷ hiện diện quân sự của Pháp ở Việt Nam” [80, tr.49]

Được sự ủng hộ của Mỹ, Diệm bắt đầu nắm và điều hành bộ máy nhà nước ở miền Nam Việt Nam Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đưa ra thuyết nhân vị duy linh, xem là tư tưởng chủ đạo Ngô Đình Nhu thành lập Đảng cần lao nhân vị, quy tụ những tay chân cốt cán, là Đảng cầm quyền ở miền Nam Ngoài ra, Nhu còn chỉ đạo cho thành lập Phong trào

Trang 27

cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới… nhằm lôi kéo các tầng lớp nhân dân

Nhưng quan trọng hơn cả đối với chính quyền Diệm là phải có một quân đội mạnh

Họ cho rằng cần phải có một quân đội mạnh để đảm bảo sự ổn định cho chính phủ “Tính

đến cuối năm 1954, Quân đội Quốc gia Việt Nam có 216.997 người, trong đó có 179.179 quân chính quy, 37.800 quân phụ lực Trong 8 tháng đầu năm 1955, Diệm thành lập 10 sư đoàn (gồm 4 sư đoàn dã chiến, 6 sư đoàn khinh chiến)” [80, tr.39] Theo các tác giả Quyển

Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 3 thì:

“Tháng 7 – 1955, theo lệnh Mỹ, Bộ quốc phòng chính quyền Sài Gòn đề ra kế hoạch

Đến tháng 6 – 1956 chúng đã hoàn tất việc xây dựng” [172, tr.67]

Như vậy, Mỹ đã giúp Ngô Đình Diệm một cách tích cực và mọi mặt nhằm thực hiện

ý đồ xây dựng một chính phủ chống cộng mạnh ở miền Nam Việt Nam Việc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Genève, cự tuyệt tổng tuyển cử và

âm mưu chia cắt lâu dài nước ta đã dấy lên phong trào đấu tranh rộng khắp của nhân dân miền Nam Bước đầu là đấu tranh chính trị rồi từng bước tiến đến đấu tranh vũ trang với đỉnh cao là phong trào Đồng khởi

1.3 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho trong những năm

1954 – 1960

1.3.1.Tình hình M ỹ Tho từ sau Hiệp định Genève và phong trào đấu tranh cách

m ạng của nhân dân Mỹ Tho đến trước Đồng Khởi

1.3.1.1 Tình hình M ỹ Tho từ sau Hiệp định Genève

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết tại Genève Theo nội dung Hiệp định, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền Nam – Bắc với giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 Cũng theo quy định của Hiệp định Genève, hai miền sẽ tiến hành hiệp thương, tổng tuyển cử sau thời hạn hai năm

Ngay trước khi Hiệp định Gèneve được kí kết, tại Hội nghị lần thứ 6 của Đảng, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Tranh lấy hòa bình không phải là một việc dễ, nó là một

cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, phức tạp” [90, tr.586] Ngày 22 tháng 7 năm 1954,

trong lời kêu gọi nhân dịp Hiệp định Genève được kí kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác

Trang 28

định: “Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ

cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ” [91, tr.3]

Sau ngày Hiệp định Genève được kí kết, Mỹ Tho nằm trong tỉnh Mỹ Tân Gò Để thuận lợi cho việc chỉ đạo đấu tranh trong tình hình mới, Tỉnh Mỹ Tân Gò giải thể, phần đất thuộc tỉnh Tân An trả lại tỉnh Long An, tỉnh Mỹ Tho, Gò Công trở lại địa giới hành chính

cũ Như vậy, đến đây Mỹ Tho trở lại đơn vị hành chính cấp tỉnh Cuối tháng 8 năm 1954, Tỉnh ủy Mỹ Tho và Tỉnh ủy Gò Công được thành lập

Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng gấp rút xây dựng bộ máy thống trị ở Mỹ Tho, đưa người của Ngô Đình Diệm nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong tỉnh Từ tháng 10 năm 1954, chúng bắt đầu triển khai hoạt động khống chế, kìm kẹp nhân dân, trong đó coi trọng việc xây dựng chính quyền cơ sở như tề xã, tề ấp, liên gia trưởng, toán trưởng … Cuối năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm còn đưa về Mỹ Tho hàng ngàn đồng bào công giáo miền Bắc di cư vào Nam nhằm làm cơ sở chính trị - xã hội, tạo vành đai bảo vệ các địa bàn trọng yếu, làm công cụ đánh phá cơ sở cách mạng, chia rẽ đồng bào Nam – Bắc, lương – giáo

Đầu năm 1955, chính quyền Diệm cho điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh Mỹ Tho, “tách phần huyện An Hóa thuộc Mỹ Tho sáp nhập vào tỉnh Kiến Hòa (nay là tỉnh Bến

An, tỉnh Kiến Tường mới thành lập” [14, tr.19] Giữa năm 1955, Mỹ - Diệm đưa về Mỹ Tho

nhiều đoàn công dân vụ, tổng cộng hơn 500 tên, bố trí mỗi xã từ 5 đến 7 tên Số này kết hợp chặt chẽ với bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, công an, mật vụ tiến hành điều tra phân loại cán bộ, đảng viên và quần chúng chuẩn bị cơ sở cho việc đánh phá các tổ chức cách mạng

Về quân sự, chúng tiến hành bắt lính, cũng cố và phát triển những đơn vị bảo an Ở tỉnh, thành lập Tiểu đoàn số 17 bảo an đóng tại thị xã Mỹ Tho, Tiểu đoàn chủ lực 521 làm lực lượng cơ động Ở quận, mỗi quận thành lập một đại đội bảo an Ở xã, thành lập lực lượng dân vệ từ 1 đến 2 tiểu đội Lực lượng cảnh sát, mật vụ, gián điệp được xây dựng khắp nơi

Tháng 11 năm 1954, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức hội nghị tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy để quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị (tháng 9/1954), Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ (tháng 10/1954) Trên cơ sở đánh giá tình hình cụ thể của địa phương, Tỉnh ủy đề

ra nhiệm vụ “phát động quần chúng đấu tranh chính trị giữ gìn hòa bình, đòi địch thi hành

Hiệp định Giơnevơ, giành các quyền tự do, dân chủ, bảo vệ thành quả cách mạng” [14,

Trang 29

tr.25] Dưới sự chỉ dẫn của Nghị quyết trung ương Đảng, Xứ ủy và Khu ủy khu VIII, cũng như Tỉnh ủy Mỹ Tho, nhân dân Mỹ Tho, đã đấu tranh chính trị sôi nổi với nhiều hình thức phong phú Phong trào càng dâng cao trước sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo tiền đề cần thiết để cùng với nhân dân miền Nam làm nên cuộc Đồng Khởi vĩ đại

1.3.1.2 Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho từ sau Hiệp định Geneve đến trước Đồng Khởi

Ngay sau Hiệp định Genève được ký kết, Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho đã lãnh đạo nhân dân

đấu tranh mừng hòa bình, đòi thi hành Hiệp định “Từ cuối tháng 7 năm 1954, phong trào

phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Mỹ Tho Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được tổ chức liên tục thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia” [14, tr.17] Ở thị xã Mỹ Tho, các xã Tân

Lý Đông, Tân Hòa Thành (huyện Châu Thành), xã Thanh Bình (huyện Chợ Gạo)… có nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với từ 3.000 đến 5.000 người tham gia

Sang đầu năm 1955, Khu ủy Khu VIII chủ trương tiến hành đợt hành động “mừng

Tết hòa bình, đoàn tụ, đoàn kết đấu tranh bảo vệ hòa bình” Thực hiện chủ trương trên,

Tỉnh ủy Mỹ Tho đã lãnh đạo phong trào trên địa bàn Mỹ Tho diễn ra mạnh mẽ Ở Châu Thành, “Nhân Tết Nguyên Đán 1955, Đảng bộ Châu Thành tổ chức phong trào “Mừng Tết

siêu chiến sĩ, lập đài tử sĩ, nghĩa trang liệt sĩ” [8, tr.27] Ở Cái Bè, “nhân dân trong toàn huyện kéo đi viếng mộ liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ chôn rãi rác khắp nơi Dịp tết này, địa phương nào cũng treo băng cờ, khẩu hiệu yêu cầu thi hành Hiệp định Giơnevơ” [5, tr.13] Ở

Cai Lậy, “Bất chấp sự đe dọa của địch, ngày mùng 1 Tết năm Ất Mùi (24-1-1955), hàng

ngàn người dân Cai Lậy hàng ngũ chỉnh tề đi viếng nghĩa trang liệt sĩ xã Mỹ Phước Tây Bọn lính ở xã Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông biết được cuộc biểu dương lực lượng này nhưng không dám ngăn chặn” [7, tr.20]

Tháng 7 năm 1955, Đảng bộ chỉ đạo tổ chức cuộc đấu tranh chính trị nhằm buộc địch thi hành Hiệp định Genève, bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng Ở Mỹ Tho, địch phát hiện chủ trương này nên đêm ngày 9 tháng 7 năm 1955, chúng tiến hành bao vây và bắt hơn 200 cán bộ Mặc dù vậy, chúng vẫn không ngăn được quần chúng tham gia cuộc đấu tranh tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 7 năm 1955

Đỉnh cao của cuộc đấu tranh chính trị là cuộc đấu tranh chống cuộc “trưng cầu dân

do chính quyền Sài Gòn tổ chức vào ngày 23 tháng 10 năm 1955 và cuộc bầu cử quốc

Trang 30

hội ngày 4 tháng 3 năm 1956 Hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình, đình công, bãi thị đã diễn

ra khắp nơi Truyền đơn, biểu ngữ được rãi và treo ở nông thôn cũng như ở các thị xã, thị trấn Hai cuộc biểu tình ở huyện Chợ Gạo và huyện Cái Bè có đến 4.000 người tham gia

Sang năm 1957, sau khi đã củng cố nền thống trị ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung lực lượng quân sự và an ninh để đàn áp lực lượng cách mạng, thực hiện âm mưu tiêu diệt cơ sở cách mạng, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới

Mỹ Tho là địa bàn chiến lược quan trọng ở các tỉnh Trung Nam Bộ Vì thế, ngày 1 tháng 6 năm 1956, Mỹ - Diệm mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu tiến hành thí điểm chính sách

“tố cộng, diệt cộng” trên địa bàn Mỹ Tho thuộc thị xã Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện

Chợ Gạo, sau đó nhanh chóng mở rộng ra cả huyện Cai Lậy Tác giả Lê Hồng Lĩnh trong tác phẩm “Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam” còn viết về mục tiêu của Chiến

dịch Thoại Ngọc Hầu như sau: “Mục tiêu khá toàn diện: thanh toán lực lượng vũ trang cách

mạng liên kết với tàn quân Hòa Hảo, cũng cố và phát triển chính quyền cơ sở nông thôn, thành lập và huấn luyện dân vệ đoàn, gây phong trào “khỏe” trong nhân dân” [84, tr.71]

Đến tháng 8 năm 1956, Mỹ - Diệm tiến hành mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt

cộng” ra trên địa bàn toàn tỉnh Định Tường, trong đó, Mỹ Tho vẫn là trọng điểm chiến lược Đối với gia đình cách mạng, chúng bắt đi “tố cộng” tập trung, treo bảng trước nhà, cấm đoán nhân dân quan hệ Đến năm 1958, chúng tiến hành “tố cộng” trong các tầng lớp nhân dân, gom quần chúng bắt tổ chức mít tinh, đưa số người đầu hàng, phản bội ra đọc tờ ly khai, xé cờ Đảng

Để đối phó với phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, Ngô Đình Diệm còn cho ban hành Luật 10/59 (tháng 5/1959), tiến hành “tố cộng” rộng khắp, áp dụng hình thức tử hình đối với các phần tử bị cho là “đe dọa an ninh quốc gia” bằng máy chém Theo tác giả Nguyễn Mạnh Thắng trong Luận văn Thạc sĩ “Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược của

quân dân Mỹ Tho – Gò Công giai đoạn 1961 – 1965”, “ngay từ tháng 5 năm 1959, chính

quyền Diệm đã lê máy chém về Mỹ Tho chém Dương Trì Thống ở Chợ Gạo và Võ Văn Bảy

ở Cai Lậy” [109, tr.23]

Như vậy, với những âm mưu và hành động nêu trên, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thẳng tay đàn áp nhân dân miền Nam, sẵn sàng khủng bố, trả thù những người cách mạng bằng các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” mà chúng cho là có thể loại bỏ đi nguy cơ đe dọa nền thống trị của chúng ở miền Nam Tuy nhiên, chẳng những chúng không tạo được vị thế hợp pháp trong nhân dân, không thể cũng cố được nền thống trị của mình mà chúng còn

Trang 31

đẩy nhân dân miền Nam vào thế phải chống lại chúng bằng con đường duy nhất là nổi dậy giành quyền sống Đó là cuộc Đồng Khởi nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam Trong đó,

Mỹ Tho là một trong những nơi như vậy

1.3.2 Phong trào Đồng Khởi ở Mỹ Tho trong những năm 1959 – 1960

1.3.2.1 Nguyên nhân và điều kiện lịch sử dẫn tới phong trào Đồng Khởi

Trong gần 4 năm, Mỹ - Diệm tăng cường đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam Ở Mỹ Tho, chính quyền Diệm đẩy mạnh việc kiện toàn bộ máy kiềm kẹp, tổ chức lại bộ máy hành chính Ngày 1 tháng 3 năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm

ra sắc lệnh sáp nhập Mỹ Tho với tỉnh Gò Công đặt tên là tỉnh Định Tường Từ đó, Mỹ Tho

là phần phía tây của tỉnh Định Tường Đồng thời, chúng đưa những tên tay sai đắc lực, có kinh nghiệm “tố cộng diệt cộng” về thay thế các chức vụ chủ chốt Đó là Nguyễn Trân thuộc Đảng cần lao nhân vị, có kinh nghiệm “tố cộng diệt cộng” ở Bình Định về làm Tỉnh trưởng Định Tường, Nguyễn Trung Long làm Quận trưởng Châu Thành, La Khánh Hà làm Quận trưởng Chợ Gạo, Nguyễn Đỉnh Xướng làm Quận trưởng Cai Lậy [14, tr.39]

Đảng bộ ở tỉnh Mỹ Tho nói chung ở vùng Mỹ Tho nói riêng bị thiệt hại vô cùng to

lớn Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang, tập 2, “Từ giữa năm 1957 đến giữa năm 1958,

tình hình ở Mỹ Tho hết sức khó khăn Hơn 2000 cán bộ, đảng viên bị bắt tù đày hoặc phải

đi nơi khác, một số hoang man, một số đầu thú làm cho Đảng bộ bị tổn thất nặng nề Hệ thống cơ sở đảng ở xã bị đánh tan rã hoặc bị tê liệt,” [14, tr.46] Tác giả Lê Hồng Lĩnh

trong tác phẩm “Cuộc Đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam” còn đưa ra con số thiệt hại cao hơn:

bắt bớ, tù đầy gần 3.000 cán bộ, đảng viên, nòng cốt và quần chúng cách mạng Đến cuối năm 1959 tại Mỹ Tho, lực lượng lãnh đạo ở cơ sở chỉ còn 9 chi bộ ( Châu Thành 7, Cái Bè

1, Chợ Gạo 1), 18 xã có từ 1 đến 2 đảng viên, 31 xã chỉ còn nòng cốt” [84, tr.97] Như vậy,

Mỹ Tho chỉ còn ba huyện còn chi bộ ở cơ sở, các đơn vị như thị xã Mỹ Tho, Cai Lậy, Châu Thành không còn chi bộ ở cơ sở

Từ cuối năm 1959 đến năm 1960, Mỹ - Diệm càng tăng cường đàn áp phong trào cách mạng, khủng bố quần chúng nhân dân Đỉnh cao là việc chính quyền Diệm ban hành Sắc luật 10/1959 công khai bắt bớ giam cầm quần chúng cách mạng, những người kháng

chiến cũ mà chúng cho là “đe dọa đến an ninh quốc gia”; cán bộ, đảng viên, du kích bị truy

lùng gắt gao, bị bắt giết hoặc phải đi “điều lắng”, hoặc mất liên lạc với tổ chức Lực lượng

Trang 32

cách mạng và phong trào cách mạng đứng trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng, bị tổn thất nặng nề

Trước tình hình đó, Ban chấp hành trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 đề ra đường lối cách mạng miền Nam Nghị quyết của Hội nghị - thường được gọi là Nghị quyết

15 đã xác định: “Nhiệm vụ cơ bản là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc

và phong kiến; thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [164, tr.183] Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền

Nam lúc này là dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực của kẻ thù, nghĩa là “Con

đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân” [52, tr.47], [165, tr.84]

Tháng 11/1959, Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Xứ

ủy chủ trì để quán triệt Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Hội nghị đã xác định nhiệm vụ

cơ bản trước mắt của Đảng bộ Nam Bộ là “giữ vững và đẩy mạnh phong trào cách mạng

của quần chúng, lấy đấu tranh chính trị rộng rãi và mạnh mẽ của quần chúng là chính, đồng thời kết hợp với hoạt động vũ trang tuyên truyền để chống chính sách tàn bạo, chính sách khủng bố vơ vét của Mỹ - Diệm, ngăn chặn đẩy lùi từng bước mọi chính sách của địch, đẩy vào thế bị động, cô lập hơn nữa về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm” [165, tr.995-996] Ngay sau đó, tháng 12 năm 1959, Khu ủy Khu

VIII triệu tập Hội nghị mở rộng để phổ biến Nghị quyết 15 của Trung ương, Nghị quyết tháng 11/1959 của Xứ ủy Đồng chí Nguyễn Minh Đường, Bí thư Khu ủy đã nói trước Hội

nghị: “Trung ương đã cho đánh, đánh thẳng tay, không sợ bị kiểm thảo nữa Toàn khu sẽ

tấn công và nổi dậy đồng loạt thống nhất vào ngày 15 tháng 1 năm 1960” [18, tr.94] Do

tỉnh Mỹ Tho không có đại biểu tham dự nên tháng 1 năm 1960, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị

triển khai Nghị quyết của Xứ ủy, của Khu ủy khu VIII tại kinh Ba, Cái Bè Hội nghị “chủ

trương đẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đánh đổ chính quyền cơ sở của địch, làm chủ nông thôn” [14, tr.61] Sau Hội

nghị, công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được gấp rút tiến hành Ở tỉnh thành lập Ban quân sự tỉnh, các huyện trên địa bàn Mỹ Tho cũng nhanh chóng thành lập Ban quân sự huyện

Trang 33

1.3.2.2 Phong trào Đồng Khởi ở Mỹ Tho

Ngay sau khi có Nghị quyết của Xứ ủy, Khu ủy Khu VIII, cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre đã nổ ra Mở đầu là ngày 17 tháng 1 năm 1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân 3 xã Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp thuộc huyện Mỏ Cày đã tiến hành khởi nghĩa, tấn công đồn bót, tiêu diệt lực lượng phòng vệ dân sự của địch, diệt trừ ác ôn, giành quyền làm chủ Từ ba xã điểm, phong trào nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và toàn tỉnh Bến Tre Sự kiện này đã tác động mạnh đến Mỹ Tho vì chỉ cách nhau bởi sông Tiền

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Mỹ Tho, nhân dân các huyện, thị trên địa bàn Mỹ Tho

đã nhanh chóng nổi dậy, mở đầu cho phong trào Đồng Khởi trên cả tỉnh Khu vực đầu tiên nổi dậy là khu vực phía bắc lộ 4 tiếp giáp Đồng Tháp Mười thuộc ba huyện Cái Bè, Cai

Lậy, Châu Thành dọc theo kinh Nguyễn Văn Tiếp “Ngày 24 tháng 2 năm 1960, phong trào

Đồng Khởi ở Mỹ Tho bùng nổ Các xã dọc theo kinh Nguyễn văn Tiếp, từ xã Hưng Thạnh, huyện Châu Thành đến xã Hậu Mỹ, huyện Cái Bè, quần chúng nổi dậy với khí thế rầm rộ và tinh thần cách mạng sôi sục Băng, cờ được treo lên cành cây, bên đường đi hoặc cắm trên

bè chuối thả theo dòng sông Ở huyện Châu Thành có cuộc tuần hành của hơn 1.000 người tham gia Đêm 24 rạng 25 – 2 và liên tục nhiều ngày sau đó, ở nhiều xã trong tỉnh tiếng trống, mỏ xen lẫn tiếng pháo tre nổi lên liên hồi, nhiều cuộc míttinh, tuần hành được tổ chức ở từng ấp, xã” [14, tr.63] Ở thị xã Mỹ Tho, cờ Đảng, truyền đơn xuất hiện khắp nơi

Sáng ngày 25 tháng 2, nhân dân thị xã đốt pháo vang dậy và thả bồ câu mang theo cờ Đảng lên bầu trời Liên tiếp trong các ngày 25, 26, 27 tháng 2, nhiều cuộc bãi công, bãi thị đã nổ

ra

Cuối tháng 6 năm 1960, Tỉnh ủy Mỹ Tho họp tại xã Tân Hòa Thành, huyện Châu

Thành triển khai chỉ đạo của Khu ủy và tiếp tục chủ trương “phát động quần chúng nổi dậy

mạnh mẽ bức hàng, bứt rút đồn bót địch, diệt ác ôn phá thế kìm kẹp, giải phóng xã, ấp, làm chủ nông thôn” [14, tr.65] Nổi bật là cuộc mít tinh tại Ngã Sáu, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè

trong đêm 20 tháng 7 để kỉ niệm ngày kí Hiệp định Genève Cuộc mít tinh với khoảng 15.000 người tham dự, sau biến hành cuộc tuần hành khổng lồ kéo dài hơn 15 km trên bờ Kinh 28 Cuộc tuần hành có lực lượng vũ trang hỗ trợ làm cho hàng loạt đồn bót địch trong khu vực hoảng sợ bỏ chạy

Rút kinh nghiệm và phát huy thắng lợi, các huyện thị trên địa bàn Mỹ Tho mở tiếp đợt từ 25 tháng 9 đến ngày 10 tháng 10 năm 1960 – đợt chung của toàn Khu VIII

Trang 34

Trong đợt này, các xã nam lộ của hai huyện Châu Thành, Cai Lậy nổ ra mạnh mẽ nhất Chỉ trong 4 ngày 8 xã ở huyện Châu Thành và 11 xã ở huyện Cai Lậy quần chúng nổi dậy mạnh mẽ, diệt ác, phá thế kìm kẹp của địch, bao vây đồn bót, xây dựng lực lượng chiến đấu… Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, 7 xã vùng ven thị xã Mỹ Tho, quần chúng nổi dậy làm chủ từng bước (làm chủ ban đêm, làm chủ buổi chiều, khí thế mạnh lên thì làm chủ ban ngày) Ngày 27 tháng 9, địch cho các đơn vị bảo an mở 2 cuộc hành quân càn quét vào

các xã của 2 huyện Cai Lậy và Châu Thành, nhưng bị lực lượng vũ trang của ta chặn đánh phải rút lui

Bên cạnh việc nổi dậy diệt ác phá tề ở thôn ấp, các cấp ủy Đảng trên địa bàn Mỹ Tho còn lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị với địch Ngày 27 tháng 9, hơn 2.000 quần chúng biểu tình ở các xã Hưng Thạnh, Phú Mỹ, Tân Hòa Thành thuộc huyện Châu Thành kéo ra Tân Hiệp đấu tranh, buộc địch phải rút hai khẩu đại bác khỏi Tân Hiệp

Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân thị xã Mỹ Tho vào ngày 29 tháng 9 năm 1960 Dưới sự lãnh đạo của Thị xã ủy, hơn 7.000 người tham gia cuộc biểu tình đòi chấm dứt các cuộc càn quét khủng bố, bỏ khu trù mật, đòi tăng lương cho binh lính

và các quyền dân sinh, dân chủ khác Hưởng ứng cuộc đấu tranh của thị xã, khoảng 45.000 quần chúng ở ngoại ô và dọc theo lộ 4 kéo ra đường cùng làm tắc hơn 10 km đường trong 4 giờ Sang ngày hôm sau, quần chúng tiến hành bãi thị để phản đối và đòi thả những người bị

bắt “Chợ Mỹ Tho thường ngày có từ 200 đến 300 người đi chợ buôn bán, nhưng buổi sáng

hôm đó chỉ có từ 10 đến 20 người Trước tình hình đấu tranh quyết liệt của quần chúng, Tỉnh trưởng Mỹ Tho buộc phải ra lệnh trả tự do cho những người bị bắt” [14, tr.68 -69]

Cuối năm 1960, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức Hội nghị mở rộng ở xã Tân Hòa Đông, huyện Châu Thành đánh giá cao phong trào nổi dậy trên địa bàn Mỹ Tho thuộc ba huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành, riêng Chợ Gạo thì phong trào còn tương đối yếu Như vậy,

so với phần Gò Công, trên địa bàn Mỹ Tho phong trào nổ ra mạnh mẽ hơn, đạt kết quả tốt hơn Vì thế, Hội nghị, sau khi đánh giá tình hình chung toàn tỉnh, tiếp tục chủ trương đối với

khu vực Mỹ Tho: “Các huyện Cái Bè, Châu Thành, Cai lậy và Chợ Gạo phải nâng cao

phong trào lên mức tiêu diệt, bức hàng, bức rút đồn bót địch, kể cả các đồn bót và căn cứ lớn” [14, tr.70] Hội nghị còn chỉ đạo: tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là lực

lượng tự vệ ở xã, ấp, xây dựng các ngành của chính quyền tự quản để quản lý vùng giải phóng; chuẩn bị thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh và các huyện; thường xuyên tổ chức mít tinh, biểu tình để biểu dương khí thế nổi dậy của quần chúng

Trang 35

Thực hiện chủ trương trên, ngày 12 tháng 8 năm 1961, Tỉnh ủy tổ chức Đại hội đại biểu thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Mỹ Tho tại xã Bàn Long, huyện Châu Thành Đại hội đã bầu ra Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh, thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng Tiếp đó, Ủy ban Mặt trận tổ chức buổi mít tinh ra mắt trước 25.000 quần chúng tại xã Mỹ Long, huyện Cai Lậy Chào mừng sự kiện Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh ra đời, phong trào nổi dậy của nhân dân diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhiều hình thức phong phú như tập trung đưa đơn, đi chợ nhồi (tổ chức nhiều đoàn người tập trung đi chợ, số lượng người đi chợ đông hơn bình thường), mít tinh, biểu tình…

Tiêu biểu ngày 20 tháng 2 năm 1961, cuộc mít tinh của hơn 13.000 quần chúng tổ chức tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy để làm lễ ra mắt của Tiểu đoàn 514 tỉnh Sau khi dự mít tinh, các đơn vị vũ trang về đóng ở xóm Cò, xã long Định, huyện Châu Thành thì sáng ngày 21 tháng 2, địch cho 2 đại đội phòng vệ số 41 và 42 càn vào, chúng bị các đơn vị

vũ trang chặn đánh tiêu diệt một số tên và thu 20 súng

Ở Cái Bè, đơn vị vũ trang huyện đánh diệt 1 trung đội cảnh sát địch và kết hợp trung đội vũ trang tỉnh đánh 2 xe nồi đồng (V.100) trên lộ 20 (Hậu Mỹ), sau đó phát động quần chúng nổi dậy bao vây Khu trù mật Hậu Mỹ suốt 3 ngày làm cho địch phải rút chạy Khu trù mật Hậu Mỹ được giải phóng

Cuối tháng 2 năm 1961, Tiểu đoàn 261 chủ lực Khu được thành lập, đứng chân trên địa bàn Mỹ Tho Trung đội 514 kết hợp với trung đội huyện Cái Bè thành lập Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 Lực lượng vũ trang cách mạng cũng phát triển nhanh chóng Mỗi huyện, thị trên địa bàn Mỹ Tho đều 1 trung đội, mỗi xã đều có từ 1 đến 2 tiểu đội tự vệ chiến đấu

Tháng 3 năm 1961, Tiểu đoàn 261 kết hợp Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 đánh diệt đồn Kinh Xáng, tổ chức phục kích diệt 1 đại đội bảo an ở xã Tân Hòa Thành Ở phía nam lộ 4, đơn vị vũ trang tỉnh kết hợp với đơn vị vũ trang huyện Châu Thành phục kích diệt 1 trung đội địch ở khu phố Vĩnh Kim, sau đó phát động quần chúng bao vây, bức rút 15 đồn bót khác ở các xã Hữu Đạo, Bình Trưng, Dưỡng Điềm

Qua phong trào nổi dậy trong Đồng Khởi trên địa bàn Mỹ Tho, với phương thức

“phá hoang : lực lượng vũ trang chia nhau đi vận động quần chúng tổ chức biểu tình mít tinh trong phạm vi từng ấp, rồi lấy lực lượng ấp này lan ra thu hút lực lượng ấp khác” [173,

tr.366- 367] Cứ thế, từ một ấp lan ra toàn xã, từ xã này lan ra xã khác Tuy cuối năm 1960,

Tỉnh ủy kết luận: “ta giành được thắng lợi, song so với yêu cầu thì chưa đạt” [173, tr.367]

nhưng qua phong trào Đồng khởi, nhân dân Mỹ Tho đã giành quyền làm chủ một vùng rộng

Trang 36

lớn, giải phóng khu trù mật Hậu Mỹ và hàng chục xã khác Thế tiến công 3 mũi: quân sự, chính trị và binh vận hình thành Lực lượng vũ trang có khả năng chống lại 1 tiểu đoàn đến

1 trung đoàn địch Lực lượng tự vệ chiến đấu ở xã ấp kết hợp lực lượng chính trị, binh vận

có khả năng bao vây, bứt rút, bức hàng đồn bót

Thắng lợi của phong trào Đồng khởi của nhân dân Mỹ Tho đã đưa phong trào cách mạng chuyển sang thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắp, liên tục tạo ra thế và lực mới Thắng lợi đó góp phần to lớn đẩy mạnh phong trào cách mạng trong toàn tỉnh, tạo ra bước ngoặt mới có ý nghĩa làm thay đổi cục diện ở các tỉnh Trung Nam Bộ Chính thắng lợi của nhân dân miền Nam nói chung, cũng như của nhân dân Mỹ Tho nói riêng đã buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” hòng dập tắt phong trào đấu tranh của nhân

dân

1.4 M ỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và thực hiện “quốc sách ấp chi ến lược” ở Mỹ Tho

1.4.1 M ỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

Năm 1961, Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ, tình hình chính trị và quân sự của Mỹ

và chính quyền Sài Gòn xấu đi nghiêm trọng Ở Miền Nam, sau phong trào Đồng Khởi, hình thái chiến tranh du kích cục bộ và khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện và ngày càng phát

triển thành cao trào Đảng chủ trương: “đẩy mạnh hơn nửa đấu tranh chính trị, đồng thời

đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự” [166, tr.163]

Chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ – Diệm bị phong trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam giáng cho một đòn chí mạng Hệ thống kìm kẹp của địch ở nông thôn gần như tan rã hoàn toàn, nhất là ở Nam Bộ, buộc chúng phải chuyển sang sử dụng bạo lực

chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam “Ngày 11 tháng 5

năm 1961, Tổng thống Mỹ G.Kennedy quyết định chuyển từ chính sách “tố cộng, diệt cộng” sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” [82, tr.52] “Chiến tranh đặc biệt” là một trong ba

cấp độ chiến tranh trong chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc bấy giờ Đó là chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực

Để thực hiện chiến lược này, Mỹ – Diệm chủ trương:

- Tăng cường cố vấn và viện trợ

Trang 37

- Mở rộng quyền hạn của phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự, bao gồm quyền hạn

cố vấn và chi viện cho lực lượng bảo an, dân vệ

- Tăng quân chính quy cho quân đội Sài Gòn lên 20 vạn, trong đó thành lập thêm 2

sư đoàn bộ binh, phát triển thêm lực lượng không quân và hải quân, cũng như các binh chủng khác nhằm đủ sức bình định nội địa và đủ khả năng kiểm soát vùng giới tuyến, biên giới và vùng biển tiếp giáp

- Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phá hoại miền Bắc bằng biệt kích, do thám, gián điệp…

Đây là kiểu chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới, nhằm ngăn chặn sự

nổi dậy và đàn áp phong trào cách mạng Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được tiến hành

ở miền Nam Việt Nam mở đầu bằng việc triển khai thực hiện Kế hoạch Staley – Taylor Mục tiêu cơ bản của kế hoạch này là bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ tháng 6/1961 đến cuối năm 1962), gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Là giai đoạn cơ bản nhất của kế hoạch, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng bằng nhiều biện pháp, chủ yếu nhất là biện pháp gom dân, lập “ấp chiến

lược” hòng “tát nước bắt cá”, đánh phá cơ sở cách mạng ở nông thôn Tăng cường lực

lượng quân đội Sài Gòn và lực lượng yểm trợ Mỹ nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang còn non trẻ của cách mạng Lập hệ thống cứ điểm dọc biên giới, giới tuyến nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ ngoài vào Tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp

Gia đoạn 2: Phục hồi kinh tế, tăng cường quân đội Sài Gòn và tiếp tục phá hoại miền Bắc

Giai đoạn 3: Phát triển kinh tế

Mục tiêu của “chiến tranh đặc biệt” là dùng quân sự kết hợp chính trị, tâm lý, đàn áp kết hợp với mị dân nhằm cô lập, tiến tới tiêu diệt lực lượng vũ trang và cơ sở Đảng, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân, giành lại vùng nông thôn đông dân, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vành đai Sài Gòn Trên cơ sở đó, đánh bại cuộc chiến tranh

du kích ở miền Nam, bóp chết phong trào cách mạng quần chúng giành thắng lợi trong thời gian ngắn

Tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đã đúc kết từ những kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở Philippin, Malaysia,… và qua việc nghiên cứu những đặc điểm của chiến tranh du kích ở một số nước thuộc địa và nửa thuộc địa Họ cho rằng sức mạnh của lực lượng du kích ở các nước nông nghiệp lạc hậu chủ yếu xuất phát từ

Trang 38

phong trào nông dân, du kích nằm trong nhân dân như cá lội trong nước Từ đó, họ đi đến kết luận rằng muốn thắng được du kích thì phải: “tát nước để bắt cá”

Như vậy, “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ đang tiến hành ở miền Nam Việt Nam là chiến tranh phối hợp tác chiến giữa quân đội chính quy với các lực lượng không chính quy và lực lượng biệt kích người bản xứ dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ Biện pháp chính của “chiến tranh đặc biệt” là hành quân càn quét của quân đội kết hợp với bình định gom dân, lập ấp chiến lược của lực lượng bảo an, dân vệ ở địa phương để làm nhiệm vụ bình định, kiểm soát các ấp chiến lược Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh phối hợp toàn diện các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế, tâm lý Trong đó, việc thực hiện chính sách gom dân, lập ấp chiến lược được xem là công cụ chủ yếu, được ví là

“xương sống” của chiến lược đó

1.4.2 M ỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho

Mỹ cho rằng muốn thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống du kích cộng sản ở các

nước nông nghiệp thì trước hết phải “tranh thủ được trái tim, khối óc của nông dân”, tách

nông dân ra khỏi lực lượng cách mạng, giành quyền thống trị trên toàn bộ nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) và lãnh thỗ nước đó (mà phần lớn là nông thôn) Như vậy, nông thôn là địa bàn quan trọng mà đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung đánh phá, bình định Trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung mọi lực lượng, phương tiện đánh phá dai dẵng nhất, ác liệt nhất, để thực hiện cho kỳ được chương

trình lập ấp chiến lược hòng “Các chuyên gia “chống nổi loạn” như Lensden, Thompson,

Komer, Poocter, v.v đều thống nhất khẳng định chìa khóa của thắng lợi trong cuộc chiến tranh này là “bình định” nông thôn” [81, tr.32]

Vì vậy, ngay sau khi gạt bỏ Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã nắm được

bộ máy bên trên, liền tấn công ồ ạt vào phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam để thiết lập và cũng cố bộ máy thống trị bên dưới, nhất là nông thôn Các chính sách “tố cộng, diệt cộng”, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật” của chính quyền Diệm từ giữa năm 1955 đều nhằm mục đích kiểm soát và nắm lấy nông dân, kiểm soát vùng nông thôn

Sang đầu năm 1961, cùng với sự thất bại liên tiếp của các chính sách trên, hình thức thống trị bằng chính quyền độc tài, gia đình trị Ngô Đình Diệm cũng có nguy cơ sụp đổ, đế quốc Mỹ đã bị động chuyển sang chiến lược chiến tranh mới – “chiến tranh đặc biệt”

Chính sách bình định mới mang tên “ấp chiến lược” được xem là trọng tâm của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, là “xương sống” của nó So với chính sách khu dinh điền,

Trang 39

khu trù mật, chính sách ấp chiến lược là một hình thức để tập trung và kiểm soát dân cao hơn về tính chất, cũng như về âm mưu thủ đoạn Tác giả Trần Thị Thu Hương trong tác phẩm “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy

ở miền Nam Việt Nam”đã viết: “Ấp chiến lược cũng là một hình thức để tập trung dân, nếu

“dinh điền” chỉ tập trung những người kháng chiến cũ, những người miền Bắc di cư vào một hệ thống trại tập trung ở khu hẻo lánh, ở vùng rừng núi; “khu trù mật” chỉ tập trung dân ở những vùng chiến lược quan trọng ở đồng bằng, có phong trào đấu tranh mạnh mẽ, còn ấp chiến lược thì dồn tất cả nông dân miền Nam vào trong các trại tập trung, thiết lập ngay trong phạm vi của mỗi thôn, ấp cũ với qui mô hàng ngàn cứ điểm khắp miền Nam”

[81, tr.40-41] Ngay bản thân Ngô Đình Nhu cũng đã nói rõ sự khác biệt đó: “ấp chiến lược

đích quy dân và thực hiện công tác trên hình thức đại quy mô, còn ấp chiến lược được xây dựng với mục đích phát huy truyền thống tại hạ tầng cơ sở của quốc gia, nhẹ vấn đề quy

[60, tr 5], [75, tr.41]

Như vậy, lập ấp chiến lược là một chính sách bình định nông thôn, được xây dựng trên cơ sở quy tụ kinh nghiệm từ trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân cũ và mới, cũng như của chính Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đó Mặc dù, Ngô Đình Nhu từng cho

rằng chính sách ấp chiến lược là: “Đường lối cách mạng của Việt Nam Cộng Hòa không rập

khuôn theo một khuôn mẫu sẵn có Đó là kết quả của những suy nghiệm sâu xa về lịch sử, những nhận thức sáng suốt về thực tại,” [2, tr.1]

Mỹ - Diệm còn phân chia các địa phương làm ba vùng, dùng những biện pháp khác nhau gom dân vào ấp chiến lược

Vùng “an ninh”: là vùng do chúng kiểm soát Chúng dựa vào bộ máy cai trị, lực lượng quân sự tại chỗ kết hợp với chiến tranh tâm lý, vừa cưỡng bức, vừa dụ dỗ nhân dân vào các ấp chiến lược

Vùng “bán an ninh”: là vùng tranh chấp Chúng sử dụng các lực lượng quân sự mở các cuộc hành quân càn quét đánh phá, dồn dân đến đâu lập ấp đến đó, sau đó tổ chức lực lượng chiếm giữ, kìm kẹp

Vùng “bất an ninh”: là vùng giải phóng Chúng huy động lực lượng chính quy và không quân, pháo binh, xe tăng càn quét đánh phá, đẩy nhân dân phải “tị nạn” vào vùng chúng kiểm soát

Trang 40

Kết quả tình hình lập ấp chiến lược trên toàn miền Nam đến tháng 8 năm 1963 như sau:

Tháng Số ấp chiến lược đã hoàn

5049 5.332 5.787 6.222 6.872 7.222 8.095

Theo tác giả Huỳnh Thị Liêm trong Luận án Tiến sĩ mang tên “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 - 1965)” đến ngày 14 tháng 4 năm

1963, trên toàn Nam Bộ đã có thống kê về ấp chiến lược như sau:

Sài Gòn Miền Đông Miền Tây

Trong đó, Mỹ Tho là chiến trường trọng điểm của địch ở đồng bằng sông Cửu Long,

là một trong những vùng ưu tiên bình định của chính quyền Sài Gòn Đây còn là một trong những vùng đông dân nhất của Nam Bộ Nếu xét trong phạm vi tỉnh Mỹ Tho, Mỹ Tho là

Ngày đăng: 02/12/2015, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w