1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG . ÁP DỤNG ĐỐI VỚI MA

94 1,6K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Một giao dịch M&A có sự đồng thuận của hai bên là một thương vụ sáp nhập; trong khi một công ty cố gắng thực hiện một giao dịch M&A, trong khi công ty mục tiêu không chấp nhận, được gọi

Trang 1

DANH MỤC VIẾT TẮT:

ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á

CEO (CheftExecutive Officer): Giám đốc điều hành

Cp: Cổ phiếu

CTCP: Công ty cổ phần

DN: Doanh nghiệp

EPS (EarningPer Share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phần

GDP (General Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội

HASTC: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

HĐQT :Hội đồng quản trị

HNX :Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE :Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh

IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ Quốc tế

LSE (London Stock Exchange): Sở giao dịch chứng khoán London

M&A (Merger & Acquisition): Sáp nhập và mua lại

SEC (U.S Securities and Exchange Commission): Uỷ ban chứng khoánMỹ

TTCK: Thị trường chứng khoán

UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước

WB (World Bank): Ngân hàng thế giới

WTO (World Trade Organization) :Tổ chức thương mại thế giới

Trang 2

Danh mục đồ thị

Biểu đồ 2.1 Số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên thế giớitừ 1995-2011 27

Biểu đồ 2.2 Giá trị và số lượng các thương vụ M&A toàn cầu phân theo ngànhtừ 1995-2011 28

Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011 51

Biểu đồ 3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2011 (đơn vị:%) 51

Biểu đồ 3.3 Số lượng các giao dịch M&A của Việt Nam, 1999-2011 56

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ thể hiện sự biến động các chỉ số VN Index, HNX Index, VN30 Index và UpCom Index từ khi ra đời đến ngày 06/08/2012 80

Biểu đồ 3.5 Biểu đồ thể hiện sự biến động các chỉ số VN Index trong 3 năm gần nhất(tính đến ngày 06/08/2012) 81

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ thể hiện sự biến động các chỉ số VN Index trong 1 năm gần nhất(tính đến ngày 06/08/2012) 81

Trang 3

Mục lục

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CÔNG

TY (M&A) 9

1 KHÁI NIỆM VỀ M&A VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN: 9

1.1 Khái niệm M&A: 9

1.2 Các thuật ngữ: 10

1.2.1 Sáp nhập và mua lại: 10

1.2.1.1 Sáp nhập (Mergers) 10

1.2.1.2 Mua lại-thâu tóm (Acquisitions) 11

1.2.1.3 Phân biệt sáp nhập và mua lại: 12

1.2.2 Sáp nhập và hợp nhất: 13

1.2.3 Thâu tóm công ty và giành quyền kiểm soát công ty: 14

2 CÁC LOẠI HÌNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI: 15

3 QUY TRÌNH CƠ BẢN KHI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG M&A 16

3.1 Quá trình bán và con đường đưa ra quyết định của bên bán: 16

3.1.1 Đưa ra quyết định bán: 16

3.1.2 Thực hiện chiến lược maketting công ty: 17

3.1.3 Lựa chọn đối tác tốt nhất 17

3.1.4 Thực hiện giao dịch M&A 17

3.1.5 Xử lí các vấn đề sau M&A 18

3.2 Quá trình mua và con đường đưa ra quyết định của bên mua: 18

3.3 Giá trị gia tăng sau hoạt động M&A-Giá trị cộng hưởng: 20

3.3.1 Các giá trị cộng hưởng hoạt động: 20

3.3.2 Các giá trị cộng hưởng tài chính: 21

4 LỢI ÍCH VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG M&A: 22

4.1 Lợi ích của hoạt động M&A 22

4.2 Rủi ro trong hoạt động M&A 23

Chương 2 CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM 26

VÀ CHỐNG THÂU TÓM CÔNG TY 26

1 BỨC TRANH TOÀN CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI: 26

2 XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA M&A TOÀN CẦU: 28

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2012: 28

Trang 4

2.2 Triển vọng phát triển thị trường M&A: 30

3 CÁC CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM CÔNG TY 32

3.1 Chiến lược “cổ phiếu bước đệm” (Toeholds): 32

3.2 Chiến lược “cơn lốc phố Wall” (Wall Street Cyclone): 33

3.3 Chiến lược “Cái ôm của gấu” (Bear hugs): 33

3.4 Chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” (The tender offer) 34

3.5 Chiến lược “xung đột nội bộ” (The proxy fight) 35

3.6 Chiến lược “đóng băng”: 35

4 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ TRƯỚC KHI BỊ THÂU TÓM 35

4.1 Chiến lược “ viên thuốc độc” ( Poison-pill) 36

4.1.1 “Flip-over” 37

4.1.2 “Flip-in” 37

4.1.3 Cổ phiếu ưu đãi 37

4.1.4 Back end 38

4.1.5 Poison-puts 38

4.2 Thỏa thuận với cổ đông lớn 38

4.3 Phát hành cổ phiếu cho bên điều hành và nhân viên 39

4.4 Ban quản trị so le (Staggered broad of director) 40

5 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ SAU KHI TRỞ THÀNH MỤC TIÊU THÂU TÓM: 40

5.1 Chiếc vương miện châu báu (Crown Jewel) 40

5.2 Hiệp sĩ áo trắng (White Knight) 40

5.3 Mua lại cổ phiếu quỹ: 41

5.4 Chiến lược phản công (Pac-man) 42

6 MỘT SỐ THƯƠNG VỤ THÂU TÓM ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI: 42

6.1 Gia đình Glazer (Mỹ) thâu tóm câu lạc bộ bóng đá Manchester United (Anh) 42 6.2 Volkswagen thâu tóm toàn bộ Hãng Porsche 45

Chương 3 CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM VÀ CHỐNG THÂU TÓM CÔNG TY 48

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 48

1 Hoàn cảnh kinh tế-xã hội ở Việt Nam hiện nay 49

1.1 Sự phát triển kinh tế ở Việt Nam: 49

1.1.1 Giai đoạn 1986-1990 giai đoạn đầu đổi mới: 49

Trang 5

1.1.2 Giai đoạn 1991-1996: 49

1.1.3 Giai đoạn tiếp theo (1996-2000): 49

1.1.4 Giai đoạn từ năm 2000-2011: 49

1.2 Hoàn cảnh kinh tế-xã hội mới của Việt Nam: 52

1.3 Môi trường kinh doanh ở Việt Nam 52

1.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.[22] 53

1.5 Xu hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam 55

2 Bức tranh toàn cảnh về thị trường M&A Việt Nam 56

2.1 Đánh giá chung về thị trường M&A Việt Nam 56

2.2 Vai trò của hoạt động thâu tóm đối với thị trường chứng khoán Việt Nam 59

2.3 Những vụ thâu tóm công ty điển hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam 61 2.4 Kết quả đạt được của các vụ thâu tóm công ty tại Việt Nam trong thời gian qua 62 2.5 Khó khăn và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động thâu tóm công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam 64

2.6 Xu hướng phát triển thị trường M&A ở Việt Nam 65

2.7 Các động cơ thúc đẩy M&A 66

3 Phân tích chiến lược thâu tóm và chống thâu tóm công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 67

3.1 Bối cảnh thương vụ Dược Viễn Đông – Dược Hà Tây 67

3.2 Bên thâu tóm 68

3.3 Công ty mục tiêu 68

3.4 Diễn biến 69

3.5 Biện pháp thâu tóm 70

4 Chiến lược thâu tóm của công ty 71

4.1 Các tập đoàn, công ty lớn 71

4.2 Công ty vừa và nhỏ 72

5 Phân chia quyền lực, tái cơ cấu bộ máy điều hành sau M&A: 74

6 Chiến lược chống thâu tóm công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 76

6.1 Nguy cơ bị thâu tóm của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 77 6.2 Biện pháp xây dựng chiến lược chống thâu tóm công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam: 83

Trang 6

6.2.1 Biện pháp xây dựng chiến lược “phòng ngừa” thâu tóm công ty: 83

6.2.2 Xây dựng “Viên thuốc độc” trong Điều lệ công ty 83

6.2.2.1 Định hướng chiến lược phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn 85 6.2.2.2 Duy trì mối quan hệ tốt với các cổ đông: 85

6.2.2.3 Theo dõi chặt chẽ sự dịch chuyển của cơ cấu cổ đông 86

6.2.2.4 Xây dựng Ban quản trị so le: 86

7 Biện pháp xây dựng chiến lược chống thâu tóm công ty: 87

7.1 Pha loãng cổ phiếu công ty mục tiêu: 87

7.2 Mua cổ phiếu quỹ: 87

7.3 Thảo thuận với cổ đông lớn: 88

7.4 “Hiệp sĩ áo trắng” 88

7.5 Sử dụng “chiếc vương miện quý báu”: 89

7.6 Chấp nhận bán công ty với giá cao: 89

Phần mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm qua giữ ở mức cao và ổn định trong khoảng từ 7% đến 8.5% trong suốt từ năm 2000 đến năm 2007 Bên cạnh, việc được chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006 đồng nghĩa với nền kinh tế Việt Nam chấp nhận mở cửa hoàn toàn Hội nhập và toàn cầu hóa thế giới đem lại nhiều cơ hội để doanh nghiệp phát triển song song cạnh tranh

và thách thức ngày càng tăng, bởi thương trường như chiến trường Chính ví thế, để

có thể nâng cao lợi thế và nâng lực cạnh tranh, từ đó doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hoặc mở rộng quy mô, vậy nên doanh nghiệp cần tiếp cận chuyển giao khoa học công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý mới, thu hút trực tiếp được nguồn vốn từ bên ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế Để làm được những điều đó, doanh nghiệp có thể dùng nhiều biện pháp, một trong số đó chính là tham gia vào hoạt động “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp” (M&A)

Thị trường chứng khoán hay còn được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế,

do sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường quốc tế, không thể tránh khỏi những tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 ở Mỹ, cho nên thị trường chứng

Trang 7

khoán suy giảm mạnh Tâm lý số đông của các chủ đầu tư phản ứng thái quá, dẫn đến giá trị của cổ phiếu hiện nay ở mức rất thấp, cạnh tranh giữa các công ty ngày càng

tăng khi thị trường còn khó khăn, trình trạng “cá lớn nuốt cá bé ngày càng nhiều”

Hoạt động thâu tóm giữa các công ty trên thế giới đã xuất hiện từ lâu và phát triển mạnh thì Việt Nam hoạt động này vẫn còn rất sơ khai, dù gần đây hoạt động M&A tăng mạnh, thế nhưng văn bản hướng pháp lý hướng dẫn của nhà nước chưa thật rõ ràng, hoạt động này vẫn còn đang chịu sự quản lý đồng thời của nhiều văn bản luật Đồng thời các chủ thể tham gia vào hoạt động M&A thì lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm, hoạt động này là hoạt động rất phức tạp, ngoài những lợi ích nó mang lại thì nó có thể mang lại nhiều bất lợi như: làm cho doanh nghiệp phá sản nhanh hơn, gây nên hiện tượng thâu tóm doanh nghiệp lẫn nhau, gây nên hiện tượng độc quyền

Tóm lại, sự vận hành và phát triển của hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế là tất yếu Nhóm chúng tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp cho doanh nghiệp các khái niệm về hoạt động M&A, quy trình từ khi nảy sinh ý định cho đến hoàn tất giao dịch và xử lý sau giao dịch, có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động M&A ở Việt Nam, phân tích chiến lược thâu tóm chống thâu tóm và đưa ra giải pháp thâu tóm và chống thâu tóm cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài

2 Mục tiêu của đề tài

Với tính cấp thiết của đề tài, bao gồm những mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, cung cấp hệ thống lý luận về mua lại và sáp nhập doanh nghiệp,

nêu lên những lợi ích và bất lợi trong hoạt động M&A, ảnh hưởng của hoạt động này đối với sự phát triển của quốc gia

Thứ hai, tìm hiểu về xu hướng và triển vọng của hoạt động M&A, phân tích

các chiến lược thâu tóm công ty, có cái nhìn về các chiến lược thâu tóm và phòng thủ qua một số vụ hoàn tất trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm

Thứ ba, đánh giá thực trạng về thị trường M&A ở Việt Nam và đưa ra giải

pháp thâu tóm và chóng thâu tóm dành cho doanh nghiệp

Thứ tư, đưa ra giải pháp phát triển thị trường M&A, để đáp ứng yêu cầu tái

cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

3 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 8

Để đạt được những muc tiêu nghiên cứu thì phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, so sánh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua cùng với nhu cầu tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp trong nước liên tục tăng

đã dẫn đến hoạt động mua lại , sáp nhập doanh nghiệp Chính vì thế đề tài tập trung phân tích và tổng hợp các vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra trên thị trường

chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tình hình thị trường M&A trên thế giới và Việt Nam với những mục tiêu phân tích và nhận định điểm tích cực, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng một cách phù hợp hiệu quả thị trường M&A ở Việt Nam

5 Ý nghĩa của đề tài

Cung cấp những nội dung lý thuyết về hoạt động M&A được các nhà nghiên cứu trên thế giới và các nền kinh tế phát triển thừa nhận

Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn từ việc chuẩn bị đến những vấn để cần lưu ý trong quá trình thực hiện hoạt động M&A

Giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và cũng như bài học kinh nghiệm thực hiện hoạt động M&A trong thực tiễn

6 Nội dung của đề tài

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA

LẠI CÔNG TY (M&A)

1 KHÁI NIỆM VỀ M&A VÀ CÁC THUẬT NGỮ LIÊN QUAN:

1.1 Khái niệm M&A:

M&A (từ gốc tiếng Anh: Mergers and Acquisitions: sáp nhập và mua lại) là

thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ các hoạt động trong lĩnh vực tài chính doanh

Trang 10

nghiệp và quản trị chiến lược liên quan đến các vấn đề sáp nhập và mua lại công ty Ở Việt Nam, M&A còn được dịch là mua lại và sáp nhập[1.1,1.3,1.8], mua bán và sáp nhập[1.5], thâu tóm và hợp nhất[1.2]

Theo định nghĩa của từ điển Investopedia về khái niệm M&A (Definition of Mergers And Acquisitions-M&A): “A general term used to refer to the consolidation

of companies A merger is a combination of two companies to form a new company, while an acquisition is the purchase of one company by another in which no new company is formed”.[3.29]

(Tạm dịch: M&A là thuật ngữ chung để chỉ sự hợp nhất các công ty Sáp nhập là sự kết hợp hai công ty để thành lập một công ty mới, trong khi đó mua lại là hành động một công ty mua lại một công ty khác nhưng sau đó không có công ty mới nào được thành lập.)

Thuật ngữ M&A bao gồm 2 vấn đề sau: Sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions)

sẽ có quy mô lớn hơn và giàu tính cạnh tranh hơn trên thị trường Khi đó, toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sản, nợ và trách nhiệm pháp lý của các công ty sáp nhập sẽ chuyển sang công ty mới

Những giao dịch loại này thường là tự nguyện và hình thức thanh toán chủ yếu thông qua hoán đổi cổ phiếu Stock swap ( hoán đổi số lượng cổ phần của công ty cũ sang số lượng cổ phần của công ty mới tương ứng với tỷ lệ phần trăm góp vốn của công ty vào công ty mới-tỷ lệ này xác định dựa trên sự thỏa thuận lúc ký kết) hoặc chi trả bằng tiền mặt

VD: Thương vụ M&A lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Công ty

Cổ phần Du lịch Vinpearl Land (Mã cổ phiếu HOSE: VPL) và Công ty Cổ phần

Trang 11

Vincom (Mã cổ phiếu HOSE: VIC) là hai trong số những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam Đại hội cổ đông bất thường được tổ chức ngày 15/11/2011, đã thông qua phương án sáp nhập CTCP Vinpearl vào CTCP Vincom, với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1VPL = 0,77VIC, và đổi tên thành CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam (Vingroup) Sau sáp nhập, mã cổ phiếu thống nhất của Vingroup là VIC với vốn điều lệ 5.494 tỉ đồng và mức vốn hoá đạt 62.600 tỉ đồng (tính theo ngày 2/2/2012), trở thành công ty có ảnh hưởng lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam.[3.30]

(Tổng hợp từ các trang web cafef.vn; vneconomy.vn và Bảng tin Vincom, 11/2011)

1.2.1.2 Mua lại-thâu tóm (Acquisitions)

Mua lại (hay thâu tóm-Acquisitions) là việc một công ty (công ty mua lại: Acquiring Firm) mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc cổ phiếu công ty khác (công ty mục tiêu: Target Firm hay công ty bị : Aquired Firm) đủ để giành được quyền kiểm soát công ty mục tiêu[1.1,1.7] Mua lại công ty thường diễn ra giữa hai công ty không cùng quy mô, thường một công ty có tiềm lực lớn tìm cách mua lại một công ty nhỏ hơn, sau đó công ty mục tiêu chấm dứt hoạt động và chuyển sang công ty mua lại, trong khi đó cổ phiếu của công ty lại vẫn giao dịch bình thường Trong trường hợp khác, công ty mục tiêu có thể tồn tại như một công ty con của công ty mua lại và công ty mua lại chỉ đóng vai trò như cổ đông chính giữ quyền kiểm soát của công ty bị mục tiêu Một công ty có thể mua lại công ty khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc kết hợp cả 2 loại hình thức trên

VD: Thương vụ Masan-Vinacafe Biên Hoà: Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

(mã chứng khoán HOSE: MSN), là công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam,chiếm đến hơn 70% thị phần nước tương, 45% thị phần mì gói Trong khi đó Công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà (Mã chứng khoán HOSE: VCF) nắm giữ nhãn hiệu cà phê Vinacafe, chiếm hơn 40% thị phần cà phê hoà tan Việt Nam Từ tháng 5/2011 MSN bắt đầu thu gom cổ phiếu VCF bằng nhiều cách Ngày 18/10/2011, MSN tuyên bố chính thức trở thành cổ đông VCF từ ngày 11/10/2011 sau khi mua thành công 13.32 triệu cổ phiếu tương đương 50.11% vốn điều lệ công ty, hoàn tất thương vụ mua lại VCF.[3.2]

Trang 12

Hiện nay với sự phát triển đa dạng các hình thức M&A trên thế giới, mua lại theo nghĩa rộng bao gồm hoạt động phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, như một hoạt động góp vốn vào công ty mục tiêu ở mức độ đối tác chiến lược và chưa đủ để kiểm soát công ty mục tiêu Tuy vậy, việc một công ty trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu là bước đệm (Toeholds) cần thiết cho hoạt động thâu tóm công ty sau này

Trong phạm vi trong trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thuật ngữ thâu tóm để chỉ các hoạt động mua lại công ty mục tiêu như định nghĩa cổ điển, chiến lược thâu tóm công ty để chỉ các cách thức giành quyền kiểm soát công ty thông qua hoạt động mua lại Thuật ngữ M&A được dịch là “sáp nhập và mua lại” và thị trường M&A được hiểu bao gồm các hoạt động động sáp nhập và mua lại theo định nghĩa mở rộng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.3 Phân biệt sáp nhập và mua lại:

Mặc dù có hai định nghĩa khác nhau nhưng trên thực tế sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions) trong nhiều trường hợp khó có sự phân định rõ ràng một thương vụ là sáp nhập hay mua lại Một thương vụ về bản chất là một cuộc mua lại nhưng lại diễn ra như một cuộc sáp nhập và ngược lại Thông thường để đảm bảo giá trị của cổ phiếu của cả hai công ty sau một thương vụ mua lại, công ty mua lại sẽ dùng tiền mua lại công ty mục tiêu nhưng lại kí kết một thoả thuận tuyên bố đó là một thương vụ sáp nhập Trường hợp khác khi một công ty mua lại 100% cổ phần công ty mục tiêu và thực thiện chi trả bằng hình thức hoán đổi cổ phiếu thì không khác một vụ sáp nhập[1.9] Nhiều thương vụ M&A phức tạp và kéo dài nhiều năm sau khi nó diễn

ra khiến cho việc xác định mua lại hay sáp nhập trở nên khó khăn

Một cách hiểu phổ biến khác được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xem xét một thương vụ là mua lại hay sáp nhập khi nó diễn ra một cách thân thiện (Friendly Takeover) giữa hai bên hay là một thương vụ thâu tóm thù địch (Hostile Takeover) Một giao dịch M&A có sự đồng thuận của hai bên là một thương vụ sáp nhập; trong khi một công ty cố gắng thực hiện một giao dịch M&A, trong khi công ty mục tiêu không chấp nhận, được gọi là một cuộc thâu tóm thù địch.[1.6]

Trên thực tế, vì có nhiều điểm tương đồng về mục đích, bản chất và quy trình thực hiện thương vụ nên việc tách bạch rõ ràng giữa mua lại và sáp nhập không quá

Trang 13

cần thiết Vì vậy một thương vụ mua lại hay sáp nhập thường được gọi chung bằng thuật ngữ M&A

1.2.2 Sáp nhập và hợp nhất:

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có văn bản luật cụ thể nào quy định

về các hoạt động mua lại và sáp nhập Tuy nhiên tùy theo mục đích, cách thức và đối tượng thực hiện mà một hoạt động M&A được điều chỉnh bởi : Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật chứng khoán Trong đó Luật Cạnh tranh 2004 và Luật Doanh nghiệp 2004 đưa ra các khái niệm có liên quan là sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp

Luật Cạnh tranh 2004 xem xét hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp như một hành vi tập trung kinh tế bên cạnh hoạt động liên doanh

“Điều 17 Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp

1 Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập

2 Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất

3 Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

Luật Doanh nghiệp năm 2005 chỉ đề cập đến hai khái niệm sáp nhập và hợp nhất như một hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp

“Điều 152 Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.”

Trang 14

“Điều 153 Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Sáp nhập và hợp nhất theo pháp luật Việt Nam chỉ sự thâu tóm toàn phần, nghĩa là công ty bị sáp nhập (hoặc hợp nhất) sẽ chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa

vụ và lợi ích hợp pháp cho công ty khác (công ty mới hoặc công ty đi mua), đứng từ góc độ của bên bị sáp nhập (hoặc hợp nhất) Trong khi đó hoạt động M&A phổ biến không chỉ là sự thâu tóm toàn phần mà còn có thâu tóm cổ phần, cổ phiếu đủ để chi phối, mua lại tài sản, nợ Luật Cạnh tranh 2004 nhắc đến mua lại có bản chất tương đối giống với hoạt động mua lại (Acquisitions, theo Investopedia) không được đề cập trong Luật Doanh nghiệp 2005 và chỉ được xem như một cách thức tổ chức lại doanh nghiệp.[1.5]

Như vậy xét từ nhiều góc độ, thì hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) theo pháp luật Việt Nam vẫn chưa bám sát cách hiểu về M&A phổ biến trên thế giới và chưa có khung luật cụ thể để điều chỉnh Đây cũng là một khó khăn chung của thị trường M&A Việt Nam

1.2.3 Thâu tóm công ty và giành quyền kiểm soát công ty:

Thâu tóm (Acquisitions) công ty và giành quyền kiểm soát (Takeover) tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng không thể sử dụng đồng nhất Giành quyền kiểm soát công ty (Takeover) là một phạm trù rộng hơn, bao gồm các hình thức thâu tóm công

ty (Acquisitions), giành quyền đại diện (Proxy Contest) và giao dịch tư hữu hóa (Going-Private Transaction).[1.4]

Giành quyền đại diện (Proxy Contest) xảy ra khi một số nhóm cổ đông nỗ lực giành được đa số vị trí trong hội đồng quản trị (thường ít nhất 51% hay theo quy định của điều lệ công ty) thông qua việc nắm phiếu bầu Bằng cách này họ có thể chi phối

và kiểm soát công ty theo ý chí của họ khi bỏ phiếu quyết định những vấn đề liên quan đến quản trị công ty.[1.4]

Giao dịch tư hữu hóa (Going-Private Transaction) xảy ra khi tất cả cổ phần của công ty đại chúng bị mua lại bởi nhóm nhỏ các nhà đầu tư Những nhóm nhỏ này

Trang 15

thường bao gồm các thành viên sáng lập và một số nhà đầu tư bên ngoài Sau đó các

cổ phiếu được rút xuống không còn được niêm yết mua bán trên thị trường chứng khoán.[1.4]

2 CÁC LOẠI HÌNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI:

Trên thế giới, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp có thể được phân thành 3 loại: chiều ngang, chiều dọc và kết hợp

- Mua bán, sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal): mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp trên cùng một tuyến kinh doanh và trên cùng một thị trường [1.9]Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau thì không những giảm bớt cho mình một đối thủ cạnh tranh mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại

VD: Một trong những thương vụ đình đám nhất của hoạt động sáp nhập và

mua lại trong lĩnh vực ngân hàng là Bank of America mua tập đoàn tài chính Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD năm 2008 Cuộc sáp nhập này cho ra đời một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới và Bank of America củng cố địa vị của mình trên thị trường Mỹ để cạnh tranh với các đối thủ như JPMorgan Chase, Citi Group [3.31]

(Theo trang tin cafef.vn, 15/09/2008)

Mua bán, sáp nhập theo chiều dọc (Vertical): Mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời tạo ra lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh…[1.9]

VD: Năm 2002 Tập đoàn dầu lửa Anh Quốc BP mua 50% cổ phần củacông ty

dầu lửa TNK với giá 7,7 tỉ USD, một công ty nắm giữ nhiều giếng dầu ở Nga nhưng thiếu tiềm lực tài chính Động thái này giúp BP nâng mức tuổi thọ dự trữ của công ty (tức lượng dự trữ dầu và khí đốt của công ty tính theo sức sản xuất hang năm) từ 33 lên 40 năm.[1.9]

Trang 16

- Mua bán, sáp nhập kết hợp (Conglomerate): Mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm cơ bản rủi ro nhờ đa dạng hóa và để khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên, bán lẻ… [1.4] Mua bán và sáp nhập dạng này lại được phân thành ba nhóm nhỏ:

+ Kết hợp thuần túy: hai doanh nghiệp không có mối quan hệ nào với nhau [1.1], ví dụ khi một công ty tài chính mua lại một công xây dựng nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư

+ Kết hợp nhằm bành trướng về địa lý: hai doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ trên hai thị trường hoàn toàn cách biệt về địa lý [1.1], ví

dụ như thương vụ Lenovo mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM năm 2003 trị giá 1,75 tỉ USD nhằm đẩy mạnh doanh số bán trên thị trường Mỹ

+ Kết hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm: hai doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau [1.6], ví dụ khi tập đoàn sản xuất bánh kẹo Kinh Đô mua lại thương hiệu kem Walls của tập đoàn Unilever năm 2003 nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất

3 QUY TRÌNH CƠ BẢN KHI TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG M&A

3.1 Quá trình bán và con đường đưa ra quyết định của bên bán:

Có rất nhiều lí do tại sao chủ sở hữu của một công ty lại cân nhắc đến việc bán

nó, và lí do rõ ràng nhất là bởi vì doanh nghiệp cũng là một tài sản và có giá trị Từ

đó, hình thành nên một thị trường mua bán mà ở đó người mua và người bán với những kì vọng khác nhau sẽ định giá khác nhau cho cùng một công ty Quá trình thực hiện hoạt động M&A của người bán thường theo những bước sau:

3.1.1 Đưa ra quyết định bán:

Hiểu được mục tiêu của mình: Những nguyên nhân chính khiến cho sở hữu công tyđưa ra quyết định bán có thể là công ty đó rút khỏi kinh doanh, thiếu vốn, năng lực quản lí kém, hệ thống phân phối không hợp lí, không có khả năng đa dạng hóa hoặc mở rộng kinh doanh, quan hệ với đối tác mâu thuẫn hoặc chia rẽ, thực hiện phân tán rủi ro…Vì thế, trước khi đưa ra quyết định, bên bán phải xem xét kĩ lưỡng về mục đích thực sự của mình Cân nhắc giữa cơ hội và rủi ro, những thứ đạt được và mất đi sau khi tiến hành M&A[1.3]

Trang 17

Bất kì người bán nào cũng muốn tối đa hóa giá trị đạt được sau cuộc mua bán Muốn đạt được điều này, người bán cần phải xây dựng một nền tảng vững chắc và ổn định cho công ty của mình Xem xét, quan tâm, phân tích yếu tố thời gian, sự biến động của thị trường, và các yếu tố khác có liên quan để đưa ra được một quyết định thực hiện M&A đúng đắn nhất, tránh những hệ quả tiêu cực, gây thiệt hại cho quyền

lợi của chủ doanh nghiệp [1.9]

3.1.2 Thực hiện chiến lược maketting công ty:

Muốn thực hiện một thượng vụ M&A thành công thì phải có một kế hoạch Maketting phù hợp hướng đến những bên mua tiềm năng, đạt tiêu chuẩn, đưa ra quyết định bán kịp thời Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao tính khả thi cho thương vụ.[1.9]

3.1.3 Lựa chọn đối tác tốt nhất

Chọn đối tác hợp lí nhất và đem lại lợi ích cao nhất:Xem xét, thẩm tra sơ bộ tình hình, khả năng tài chính, khả năng đáp ứng các yêu cầu của người bán từ những bên mua đạt tiêu chuẩn nhằm thu hẹp số lượng ứng cử viên, tập trung vào các đối tượng chủ chốt Từ đó, phụ thuộc vào mục tiêu của từng nhà lãnh đạo mà chọn ra đối tác hợp lí nhất và có tính hiệp trợ cao nhất, nhưng đa phần mục tiêu cao nhất từ một thượng vụ M&A thường là tối đa hóa lợi nhuận đạt được Đồng thời, đưa ra chiến lược đàm phán hiệu quả.[1.3,1.9]

Tiến hành đàm phán sơ bộ, xem xét mức giá mà bên mua đưa ra Các bên đề xuất, hiểu và nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng cũng như đề nghị, mong muốn của nhau Đồng thời, lập các hợp đồng bảo mật, quan trọng của mỗi bên.[1.9]

Đánh giá, tính toán những lợi ích đạt được của người bán từ công ty mua sau thương vụ M&A trong trường hợp bên bán sáp nhập hay trở thành cổ đông của công

ty mới (sau sáp nhập) hoặc công ty mua lại (trường hợp hoán đổi cổ phiếu)

3.1.4 Thực hiện giao dịch M&A

Tiến hành đàm phán mở rộng và có những điều chỉnh chiến lược

Hình thành cấu trúc giao dịch: Quyết định hình thức của thương vụ là sáp nhập (Merger) hay mua lại-thâu tóm (Acquisition), giá chuyển nhượng, phương thức thanh

Trang 18

toán ( tiền mặt hay hoán đổi cổ phiếu), ngày chuyển giao quyền sở hữu, các khoản phí ngoài chi phí giao dịch cần thanh toán.[1.3,1.9]

Kí kết hợp đồng mua bán giữa các bên: Hợp đồng chuyển nhượng phải được Hội đồng thành viên (Công ty Trách nhiệm hữu hạn) hoặc Hội đồng cổ đông ( Công ty

cổ phần) đồng ý bằng vản bản.[1.3]

3.1.5 Xử lí các vấn đề sau M&A

-Giám sát việc đền bù/thu nhập từ kết quả kinh doanh sau khi thực hiện

-Hỗ trợ kế hoạch kết hợp sau khi thực hiện

-Giải quyết những thách thức khác sau khi thực hiện

3.2 Quá trình mua và con đường đưa ra quyết định của bên mua:

Bước 1 Xây dựng các mục tiêu khi mua lại

Bất kì một cuộc mua bán nào thì bên mua cũng mong muốn đạt được mục đích của mình Vì thế trước khi thực hiện một phi vụ M&A thì bên mua phải xác định được mục tiêu cần đạt như tăng trưởng thông qua M&A có hiệu quả hơn so với các hình thức khác không, vị thế cạnh tranh và lợi nhuận, giá trị cho các cổ đông có được tăng hay không…Phân tích những lợi ích tài chính và kinh tế đạt được nhờ mua lại.[1.3,1.9]

Bước 2: Tiếp cận công ty mục tiêu:

Điều này giúp bên mua xác định đúng cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch, định hướng thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A Quy trình gồm:

 Xây dựng nhóm làm việc (bao gồm các nhà quản lý, luật sư, kế toán, môi giới đầu tư) và bắt đầu tìm công ty mục tiêu

 Thực hiện điều tra và phân tích các công ty mục tiêu: thường thực hiện thông qua người môi giới chuyên nghiệp, những chuyên gia nhiều kinh nghiệm, thậm chí có thể phải sử dụng các biện pháp tình báo doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí giao dịch.[1.9]

Bước 3 Thẩm định pháp lý:

Trang 19

Giup công ty mua lại hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp

lý đối với các loại tài sản, hợp đồng lao động,…để xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý.[1.9]

Bước 4: Thực hiện đàm phán bước đầu và định giá sơ bộ mục tiêu lựa chọn:

Giúp bên mua thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế của công ty mục tiêu, việc này yêu cầu chuyên môn của công ty kiểm toán hay kiểm toán độc lập nhằm đưa

ra mức giá công bằng giúp hai bên đi đến thống nhất Thường các công ty dùng một trong các phương pháp định giá hay kết hợp các phương pháp để đưa ra quyết định sẽ được làm rõ hơn trong phần sau:

 Phương pháp dựa trên tài sản thuần

 Phương pháp hệ số giá / Thu nhập (P/E) và định giá trên giá thị trường

 Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

 Phương pháp tỷ suất giá trị doanh nghiệp trên doanh thu (EV/Sales).[1.4,1.9]

Bước 5: Lựa chọn cấu trúc giao dịch:

Mua tài sản hay mua cổ phiếu, cuộc mua có phải đóng thuế hay không, định giá chính thức, hình thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt).[1.3,1.9]

Bước 6: Thực hiện đàm phán và kí kết hợp đồng:

Các bên trong thương vụ M&A đưa ra các yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của doanh nghiệp, các vấn đề “Hậu” M&A,…để không có sự mâu thuẫn khi quá trình kết thúc Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng giữa các bên, quá trình kí kết được lưu giữ và ghi chép rõ ràng trong các văn bản pháp lí.[1.9]

Bước 7: Thực hiện hợp nhất hai tổ chức: Muốn kết thúc giao dịch thì bên mua phải

đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi với nội dung như thay đổi thành viên trong hội đồng, ngành nghề,…[1.9]

Bước 8 Xử lý sau M&A:

Giải quyết các vấn đề khó khăn sau giao dịch như: nhân sự, văn hóa doanh nghiệp, cách thức hoạt động và quản lý, trách nhiệm của bên mua và bên bán.[1.9]

Trang 20

3.3 Giá trị gia tăng sau hoạt động M&A-Giá trị cộng hưởng:

Giá trị cộng hưởng (Synergy):1+1=3 Khi thực hiện một hoạt động thâu tóm, doanh nghiệp luôn mong muốn sẽ đem về nhiều giá trị hơn là chi phí bỏ ra [1.1] Chính vì vậy, khi hai công ty kết hợp lại luôn có những kì vọng về giá trị cơ bản của công ty sau M&A sẽ gia tăng nhiều hơn là hai công ty riêng biệt Đó chính là nền tảng

cơ bản của hoạt động M&A

Theo đó, sau khi kết hợp, công ty sẽ có khả năng quản lý chí phí hiệu quả hơn, tạo ra lợi nhuận và giá trị cổ đông lớn hơn Cộng hưởng có thể chia làm hai nhóm:

cộng hưởng hoạt động và cộng hưởng tài chính.[1.3]

3.3.1 Các giá trị cộng hưởng hoạt động:

Khi hoạt động M&A thành công về cơ bản công ty sẽ có một cấu trúc hoàn thiện hơn (điều này đã được xác định trong quátrình tìm kiếm mục tiêu) để mang lại

sự hợp lực về tài chính, nhân lực và sức mạnh cạnh tranh, tiết kiệm chi phí nhằm tối

đa hóa lợi nhuận và thị phần Lợi ích mà hoạt động thâu tóm đem lợi là rất cao nếu đượcthực hiện một cách có chiến lược

Mục tiêu cốt lõi của công ty là tồn tại và phát triển lâu dài Khi thực hiện thâu tóm nhất là chiều ngang, doanh nghiệp không những làm tăng sức mạnh tài chính ( nếu công ty mục tiêu có tiềm năng phát triển) mở rộng thị trường, loại bỏ 1 đối thủ cạnh tranh mà còn gián tiếp làm suy yếu các đối thủ khác bằng sức mạnh cộng hưởng[1.3] Do đó khả năng thống trị và sức mạnh cạnh tranh sẽ được cũng cố là hạn chế

những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có ý định gia nhập ngành

Bên cạnh đó sau hoạt động M&A, công ty thâu tóm có những nguồn cung cấp

và hệ thống phân phối phân phối sẵn có của công ty mục tiêu, từ đó công ty thâu tóm

có lợi thế hơn trong việc mở rộng thị phần hay phát triển sang một thị trường mới Đặc biệt thâu tóm theo chiều dọc tạo thành một hệ thống khép kín, một lợi thế rất lớn cho việc tiết kiệm chi phí và thống nhất hoạt động.[1.3]

Các công ty hay tập đoàn đều định hướng mở rộng quy mô trong nền kinh tế toàn cầu Ngày nay thay vì mở rộng theo cách truyển thống, thông qua M&A công ty

có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh mà vẫn tiết kiệm các chi phí cho việc thành

Trang 21

lập công ty con hoặc mở rộng chi nhánh Ngoài ra, thực hiện thâu tóm cũng là cách các công ty phòng thủ từ xa trước kế hoạch thâu tóm của công ty khác Các công ty,hiệp, tập đoàn quy mô lớn với nhiều công ty con về bản chất sẽ tạo ra một rào chắn

vô hình chống lại hành động thâu tóm Cơ chế tự bảo vệ ấy được thiết lập bởi sự đa dạng vàchồng chéo giữa nhiều công ty với nhau trong một tập đoàn Công ty có uy mô lớnthì uy tín cũng sẽ được nâng cao trong thời đại toàn cầu hóa,vì công ty sẽ xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau

3.3.2 Các giá trị cộng hưởng tài chính:

Đối với tài chính: trước hết là hiệu quả đạt được từ việc giảm thuế [1.3,1.9,, có được từ việc giảm tần suất sử dụng quỹ nợ của công ty mục tiêu, vì đa phần các công

ty từ chối lời đề nghị mua lại đều có nền tảng tài chính tốt Trong trường hợp này công

ty sẽ gia tăng lợi ích về thuế và tạo ra thêm giá trị cho cổ đông Một lợi ích nữa là việc giảmchi phí thuế do giảm được tổn thất ròng trong hoạt động Chi phí ròng không hoạtđộng của công ty mục tiêu cho phép bù đắp lại làm giảm đi phần lợi ích nhuận đánhthuế của công ty mua lại một lợi thế khác là việc gia tăng trích quỹ thặng dư khi côngty mục tiêu có giá trị hiện tại ròng của các dự án dương và còn vốn dư thừa Trong trường hợp đó công ty có thể trích các khoản dư thừa dưới dạng các quỹ để giảm tổn thất về thuế

Bên cạnh đó việc thâu tóm một công ty có lợi thế kinh doanh bền vững cũng giúp bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở nên đẹp hơn[1.3] Vì khi thâu tóm một công ty thì phần giá trị vượt trên giá trị sổ sách sẽ được ghi vào phần lợi thế thươngmại và nếu con số này gia tăng qua các năm điều đó có nghĩa là công ty đang mua lạinhững doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao Đây là con số mà các công tythâu tóm rất quan tâm khi đi tìm doanh nghiệp để đầu tư lâu dài

Thâu tóm công ty mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn từ những dự án đang lên kế hoạch của công ty mục tiêu [1.3] Ngoài ra công ty có thể chuyển vốn từ những

dự án có mức sinh lợi thấp sang những dự án có mức sinh lợi cao Hoạt động thâu tóm thường tốn nhiều công sức và chi phí nhưng bù lại công ty mua lại sẽ có nhiều lợi ích hơn khi thực hiện hoạt động sáp nhập vì các công ty mục tiêu thường có vấn đề tài chính hoặc gặp rắc rối trong quátrình kinh doanh nên mới phải tự bán mình Nếu khai khác tốt nguồn lực sẵn có và khéo léo giải quyết được những rắc rối của công ty mục

Trang 22

tiêu thì thâu tóm là một hoạt động đầu tư rất hiệu quả Trong hoàn cảnh thị trường bất động sản Việt Nam khó khan hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán có giá trị vốn hóa thấp trở thành mục tiêu thâu tóm của các công ty lớn do nắm giữ nhiều tài sản có giá trị và kì vọng thị trường bất động sản sẽ khởi sắc trong vài năm tới

Quy mô lớn tạo ra sự cộng hưởng trong tài chính, quản lí, hoạt động Với qui

mô lớn, công ty có thể linh hoạt điều vốn từ một vài đơn vị hoạt động có lãi sang các

dự án khác thiếu vốn nhưng có mức sinh lợi cao hơn

4 LỢI ÍCH VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG M&A:

4.1 Lợi ích của hoạt động M&A

Lợi ích của hoạt động M&A có thể phân ra làm 4 nhóm chính sau:

•Tăng thêm vốn sử dụng

•Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn

•Chia sẻ rủi ro

• tăng cường tính minh bạch

Cải thiện tình hình tài chính

•Giảm thiểu trùng lắp trong mạng lưới phân phối

•Tiết kiệm chi phí hoạt động

•Tiết kiệm chi phí hành chính và quản lí

Giảm thiểu chi phí ngắn hạn

•Tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ

•Tận dụng kinh nghiệm thành công của các bên

•Giảm thiểu chi phí chung cho từng đơn vị sản phẩm

•Giảm chi phí khi mua số lượng lớn

Tận dụng quy mô dài hạn

Trang 23

4.2 Rủi ro trong hoạt động M&A

Doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc thẩm định một thương vụ M&A, điều này gắn với khả năng xác định đúng đắn tình hình tài chính, giá trị thương hiệu, tình trạng pháp lý và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu Nếu thẩm định sai có thể đi

Đối với doanh

nghiệp thành lập

• Bổ sung khiếm khuyết và cộng hưởng sức mạnh với nhau

• Giảm chi phí bằng cách cắt giảm nhân viên thừa, yếu kém

=> tăng năng suất lao động

• Chuyển giao và bổ sung công nghệ cho nhau

• Thuận lợi khi đàm phán, marketing, hệ thống phân phối => tăng vị thế trong mắt cộng đồng

• Tránh thua lỗ triền miên

• Thiết lập quan hệ với người mua

• Tăng thêm năng lực quản lý, nhân viên giỏi, hệ thống sẵn

có của người mua

Đối với doanh

nghiệp làm ăn

bình thường

• Mở rộng quy mô, thị trường

• Tăng cơ hội kinh doanh

• Giành thị phần của đối thủ cạnh tranh

• Thu hút thêm vốn từ thị trường chứng khoáng

Trang 24

đến một quyết định sai lầm, công ty không những không gia tăng được giá trị mà còn

bị thiệt hại

Ngoài ra, rủi ro có thể bộc phát ngoài kiểm soát gắn với sự xung đột về chiến lược phát triển, văn hóa công ty, chính sách quản lý.Sự phức tạp và các kẽ hở gây tranh chấp trong hợp đồng và thủ tục xác lập giao dịch M&A doanh nghiệp; những hạn chế về hệ thống luật, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thông tin của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hàng tham gia vào quá trình M&A gây ảnh hưởng lớn đến kết quả M&A của doanh nghiệp.[1.9]

Thông thường sau một thương vụ M&A để đạt được hiệu quả về quy mô, các công ty thường tiến hành tinh giảm biên chế lao động, vừa gây ra tình trạng thất nghiệp cho nền kinh tế vừa gia tăng chi phí phúc lợi cho người lao động của công ty sau hoạt động sa thải

Việc kì vọng quá cao về giá trị đạt được sau M&A của công ty đi mua khiến họ định giá quá cao công ty mục tiêu, nhưng thực tế kết quả đạt được không như mong muốn

Trong một số thương vụ để thúc đẩy nhanh quá trình giao dịch, nhiều công ty phải nhượng bộ trong đàm phán dẫn đến thiệt hại về lợi ích và quyền lợi sau hoạt động M&A

Trang 26

Chương 2 CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM

VÀ CHỐNG THÂU TÓM CÔNG TY

1 BỨC TRANH TOÀN CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI:

Trang 27

Sáp nhập và mua lại (M&A) là một khái niệm không mới đối với nền kinh tế phát triển trên thế giới Trên thế giới hoạt động M&A đã xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1895 đến 1905 Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên Sau đó, Mỹ còn chứng kiến những chu kì phát triển đỉnh cao của hoạt động M&A như: 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985, 1998-2000 Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã

có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại tham gia thâu tóm, sáp nhập lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty) Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông Đặc biệt do áp lực cạnh tranh tăng cao nên trong giai đoạn này bùng nổ các hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau Tính từ năm 1996 đến năm 2006, tỷ trọng số lượng các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân so với tổng số tăng từ 6% lên 14% , trung bình mỗi năm số lượng các thương vụ tăng 12% Trong thời gian này, các giao dịch M&A cũng đã hai lần lập đỉnh, cả về số lượng và giá trị: một lần vào năm 1999 và 2000, lần thứ hai là vào năm 2007.[1.9, Số liệu 3.9]

Biểu đồ 2.1 Số lượng và giá trị các thương vụ M&A trên thế giớitừ 1995-2011

(Nguồn: 1.10, 3.9)

Trang 28

Phần lớn các thương vụ M&A quy mô lớn đều thuộc lĩnh vực năng lượng và viễn

thông Còn về số lượng thì các thương vụ giữa các công ty trong sản xuất công nghiệp

chiếm đa số, tiếp đến là trong lĩnh vực tài chính và công nghệ cao.[3.9]

Biểu đồ 2.2 Giá trị và số lượng các thương vụ M&A toàn cầu phân theo

ngànhtừ 1995-2011

(Nguồn: 1.10,3.9)

2 XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA M&A TOÀN CẦU:

2.1 Tổng quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2012:

Phục hồi kinh tế châu Âu nhiều trở ngại hơn cơ hội

Các con số được công bố đều cho thấy tăng trưởng kinh tế Đức trong năm

2012 sẽ đạt 0,90%, so với dự báo 0,80% vào đầu năm Năm 2013, chỉ số tăng trưởng

kinh tế của Đức có thể đạt 2,00% Kinh tế Đức sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu cho cả

nền kinh tế châu Âu Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế của cả châu Âu trong

năm 2012 sẽ giảm 0,30%

Những diễn biến ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia vẫn làm cho các nhà đầu tư lo

ngại, mặc dù Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nhất trí với

gói cứu trợ và đưa ra những biện pháp mạnh nhằm hạn chế những rủi ro về tài chính

tài chính năng lượng viễn thông

nguyên liệu công nghiệp giải trí

công nghệ cao y tế hàng tiêu dùng

vụ

Trang 29

cho các thành viên trong khối, nhưng tỉ lệ nợ công của toàn khối vẫn tiếp tục tăng.Hy Lạp dù đã nhiều lần nhận được “cứu trợ” nhưng vẫn đứng đầu danh sách nợ công của châu Âu với tổng nợ bằng 165,3% GDP Italia là nước có tỷ lệ nợ/GDP cao thứ hai châu Âu (120,1%), còn Tây Ban Nha đứng thứ ba với mức 68,5% GDP Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã sẵn sàng cho Tây Ban Nha vay tới 100 tỷ euro (125 tỷ USD) để nước này cứu ngành ngân hàng đang

ốm yếu Việc chấp nhận khoản vay 100 tỷ euro đồng nghĩa với việc nợ công của Tây Ban Nha sẽ tăng thêm 10% Trước đó, Luxembourg cũng đã lọt vào "tầm ngắm" Những rủi ro kinh tế tại Luxembourg đang làm gia tăng gánh nặng khủng hoảng nợ công ở Eurozone, thậm chí làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trên toàn châu Âu và có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu lên mức cao mới Trong đó, tính đến tháng 4/2012, khoảng 17,4 triệu lao động nam và nữ tại Eurozone ở trong tình trạng thất nghiệp, là tháng thứ 12 tỷ lệ này tăng liên tiếp Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9% Đức đứng hạng ba với một tỷ lệ được coi là ổn định ở mức 5,7% Trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lượt là 9,3% và 10% Tồi tệ hơn

là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%) Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ 16 - 25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động

Tăng trưởng GDP châu Á 2012 sẽ đạt 6,9%

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2012, nhận định, tăng trưởng GDP toàn khu vực châu Á sẽ đạt 6,9% trong năm 2012, giảm nhẹ so với mức 7,2% của năm 2011, và đạt mức 7,3% trong năm

2013 Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5% trong năm 2012 và 8,7% vào năm 2013, so với mức 9,2% năm 2011 Ấn Độ sẽ đạt tăng trưởng 7,5% trong năm nay GDP của các nước Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 5,2% trong năm 2012, cao hơn so với mức 4,6% năm ngoái, nhờ sự phục hồi của Thái Lan sau trận lũ lụt lịch sử năm 2011 Báo cáo ghi nhận lạm phát ở châu Á đang dịu lại nhưng vẫn còn là mối đe dọa tiềm tàng trong bối cảnh giá xăng dầu và thực phẩm biến động mạnh Báo cáo nhận định, châu Á sẽ chuyển sang một mức độ tăng trưởng dài hạn bền vững hơn dựa trên nhu cầu nội địa mạnh, thay vì dựa vào xuất khẩu như trước đây

Trang 30

Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản trong quý I năm nay tăng trưởng nhanh hơn dự kiến Chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng trong quý I/2012 (so với quý trước đó) từ 1% theo thống kê ban đầu lên 1,2% Trên cơ sở so sánh hàng năm, kinh tế Nhật Bản trong cùng thời gian này tăng trưởng 4,7%, cao hơn con số 4,1% thông báo trước đó nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ô tô đang phục hồi Tuy vậy, giới phân tích cho rằng động lực chủ yếu cho quá trình phục hồi của kinh tế Nhật Bản hiện nay lại chính là các chương trình chi ngân sách của chính phủ cho việc tái thiết các khu vực bị động đất - sóng thần tàn phá Giới phân tích lưu ý nhu cầu yếu ở châu

Âu, đồng yên tăng giá cùng với sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc có thể ảnh hưởng bất lợi đến đà phục hồi này.[3.8]

Như vậy những bất ổn và diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới trong năm

2012 sẽ có những tác động nhất định đến triển vọng và cơ hội phát triển thị trường M&A thời gian tới

2.2 Triển vọng phát triển thị trường M&A:

Sau nhiều năm phát triển, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn thế giới giảm 25% trong nửa đầu năm 2012 [Nguồn: Thomson Reuters] do những bất ổn

Trang 31

của nền kinh tế toàn cầu Các chuyên gia ngân hàng dự báo hoạt động này sẽ không đạt được nhiều cải thiện trong nửa cuối năm Triển vọng thị trường mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế

Theo số liệu từ Ernst & Young M&A Tracker, giá trị các hợp đồng M&A trên toàn cầu đã giảm 13% so với quý IV/2011 Ernst & Young cũng nhận định tổng giá trị các giao dịch giảm nhẹ hơn so với khối lượng cho thấy một mức tăng tương đối trong giá trị giao dịch trung bình của mỗi thương vụ trong quý vừa qua.Tương tự,theo số liệu sơ bộ của Thomson Reuters, tổng giá trị của các thương vụ đã công bố tính đến ngày 19/06 đạt hơn 1 ngàn tỷ USD, thấp hơn so với mức 1.33 ngàn tỷ USD trong cùng

kỳ năm ngoái

Sự suy giảm của hoạt động M&A là một tin xấu đối với các ngân hàng trong bối cảnh lĩnh vực này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, mối lo lắng về đà tăng trưởng tại châu Á và kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu trong những tháng gần đây

Xét theo quốc gia và khu vực, M&A tại Mỹ lao dốc 44% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 299 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003 và ghi nhận đà sụt giảm gần 70% so với mức đỉnh đạt được trong nửa đầu năm 2007 Tại châu Âu, giá trị M&A giảm nhẹ 7% so cùng kỳ 2011 xuống 354 tỷ USD nhờ một số lượng vụ lớn trong nửa đầu năm Trong khi đó, hoạt động M&A tại châu Á (trừ Nhật Bản) giảm 23% xuống

175 tỷ USD tính đến ngày 19/06.[3.9]

Xét về ngành, năng lượng và nguyên vật liệu là hai lĩnh vực đạt được kết quả tương đối khả quan hơn so với các lĩnh vực khác Giá trị M&A của lĩnh vực năng lượng đạt 188 tỷ USD, chiếm khoảng 19% Dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị M&A của lĩnh vực này giảm 28% Tương tự, lĩnh vực nguyên vật liệu giảm 23% xuống 141 tỷ USD, trong khi lĩnh vực tài chính sụt giảm tới 41% xuống 118 tỷ USD [3.9]

Ông Henrik Aslaksen, người đứng đầu bộ phận M&A toàn cầu và bộ phận tài chính doanh nghiệp của Deutsche Bank cho rằng: “Chưa có chất xúc tác rõ ràng cho

sự phục hồi nhanh của hoạt động M&A Xu hướng chính vẫn là đà tăng trưởng chậm với giá trị hàng tuần tăng nhẹ” [Tin: bbc.co.uk]

Trang 32

Stefan Selig, Phó Chủ tịch điều hành Bộ phận Ngân hàng Đầu tư và Doanh nghiệp Toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch cho rằng: “Dù hầu hết các yếu tố cơ bản tiếp tục ổn định nhưng hoạt động M&A trong nửa cuối năm sẽ xấp xỉ 6 tháng đầu năm” Theo ông Selig, giá trị M&A có thể giảm hơn 25% tại Mỹ và giảm mạnh hơn tại châu Âu và châu Á trong 6 tháng cuối năm.[Nguồn: Thomson Reuters]

3 CÁC CHIẾN LƯỢC THÂU TÓM CÔNG TY

3.1 Chiến lược “cổ phiếu bước đệm” (Toeholds):

Toeholds (tạm dịch-cổ phiếu bước đệm) là hành động công ty thâu tóm mua một lượng cổ phiếu dưới ngưỡng quy định để trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu, tại Anh[3.32] Theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) thì tỉ lệ nắm giữ cổ phiếu để trở thành cô đông lớn của một công ty là cổ đông phải sở hữu ít nhất 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty mục tiêu, theo quy định tại Anh là 3% [1.9] Ở Việt Nam, tại khoản 9 Điều 6 Luật Chứng khoán năm 2006 do Uỷ Ban chứng khoán nhà nước ban hành quy định, cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành Khi một cổ đông trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu thì lúc đó cổ đông phải công khai mọi thông tin về tỉ lệ sở hữu của mình, đồng thời gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản

lí chứng khoán ở nước đó Từ đó mọi thay đổi liên quan đến tỉ lệ sở hữu của cổ đông

lớn phải công khai trên thị trường

Việc trở thành cổ đông lớn có thể là dấu hiện tiềm tàng thông báo một cuộc thâu tóm thù địch và công ty mục tiêu sẽ có những biện pháp phòng thủ Vì những lí do phức tạp như vậy nên các công ty thâu tóm thường tạo ra nhiều “cổ phiếu bước đệm”

ở các công ty tiềm năng [1.9] Bằng cách này công ty thâu tóm có thể tiếp cận nhiều thông ty liên quan đến công ty mục tiêu, vừa có thể kiểm soát một phần các quyết định quan trọng của công ty tại đại hội cổ đông với tư cách cổ đông Khi quá trình thẩm định hoàn tất và xây dựng các biện pháp thâu tóm, công ty thâu tóm có thể dễ dàng nâng tỉ lệ sở hữu để trở thành cổ đông lớn của công ty mục tiêu hoặc đừa ra các quyết định khác Chiến lược này không trực tiếp giúp công ty thâu tóm hoàn thành thâu tóm công ty mục tiêu, nhưng nó có tác dụng trợ giúp đắc lực cho quá trình thâu tóm diễn ra nhanh chóng và chính xác, đồng thời giúp giảm thiểu một phần chi phí

Trang 33

của giao dịch vì việc mua “cổ phiếu bước đệm” được thực hiện âm thầm, tránh gây

biến động giá cổ phiếu trên thị trường

Trong một số gia dịch M&A trên thế giới có sự tham gia của nhiều đối tác thâu tóm, mỗi bên sẽ sở hữu một lượng “cổ phiếu bước đệm” của công ty mục tiêu và khi

có điều kiện, họ sẽ liên minh với nhau để nắm giữ lượng cổ phiếu đủ để nắm giữ quyền kiểm soát công ty, vừa ngăn chặn được một vụ thâu tóm thù địch vừa giảm chi phí của việc thâu tóm Một trường hợp khác chỉ nhằm mục đích đầu tư hoặc khi quá trình thẩm định không thành công, công ty thâu tóm sẽ nâng ngưỡng tỉ lệ sở hữu thành

cổ đông lớn và đánh động các đối tác thâu tóm khác gây ra biến động giá cổ phiếu hoặc buộc công ty mục tiêu phải bán lại cho đối tác khác với giá cao hơn lời đề nghị , qua đó tìm kếm được lợi nhuận

3.2 Chiến lược “cơn lốc phố Wall” (Wall Street Cyclone):

Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Mỹ, xuất phát từ hiện tượng công ty mua lại tìm cách mua hết các cổ phiếu của công ty mục tiêu tại phố Wall, nơi đặt trụ sở Sàn giao dịch chứng khoán New York và nhiều nhà môi giới chứng khoán hàng đầu nước

Mỹ [1.9]

“Cơn lốc phố Wall” là hành động công ty mua lại thông qua các nhà môi giới mua lại càng nhiều cổ phiếu của công ty mục tiêu trên thị trường tự do trong thời gian càng ngắn càng tốt (thông thường việc này được thực hiện chỉ trong thời gian rất ngắn, thậm chí vài giờ)[1.9] Vì lực cầu của việc mua lại rất lớn dẫn đến gây ra biến động giá cổ phiếu của công ty mục tiêu Ngày nay các công ty thường áp dụng cách thức này để mua “cổ phiếu bước đệm” trong thời gian ngắn Tuy nhiên trong trường hợp đã

có “cổ phiếu bước đệm” tại công ty mục tiêu thì chiến lược này có tác dụng giúp công

ty mua lại nhanh chóng sở hữu càng nhiều càng tốt số cổ phiếu của công ty mục tiêu Thông qua nhiều nhà môi giới khác nhau nên việc thu gom cổ phiếu trong thời gian ngắn có thể không vấp phải sự phòng thủ của công ty mục tiêu, qua đó công ty mua lại trở thành cổ đông lớn và giữ quyền chi phối nhất định ở công ty mục tiêu Việc thực hiện thành công chiến lược này không dễ dàng và chỉ có thể ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển cao

3.3 Chiến lược “Cái ôm của gấu” (Bear hugs):

Trang 34

Đây là chiến lược được sử dụng, phổ biến trong các giao dịch thâu tóm thân thiện

và giai đoạn đầu của các thương vụ thâu tóm thù địch Thuật ngữ “cái ôm của gấu” xuất phát từ thành ngữ, “bear hugs” trong tiếng Anh: Cái ôm của một con gấu có thể rất ấm áp và chắc chắn, nhưng nếu nó muốn, nó hoàn toàn có thể siết chặt tay và ăn

thịt đối phương.[1.9]

Chiến lược “cái ôm của gấu” là tình huống khi công ty thâu tóm đưa ra lời đề nghị mua lại công đến ban giám đốc công ty mục tiêu mà không cần thông báo hay tiếp xúc với các cổ đông [1.9] Thông thường lời để nghị mua lại này cao hơn giá thị trường thực tế của công ty mục tiêu, thậm chí có thể cao hơn gấp 2 lần Ban giám đốc công ty

có nhiệm vụ tạo ra giá trị gia tăng cho công ty, vì vậy những lời đề nghị hấp dẫn sẽ buộc họ phải cân nhắc để bảo vệ quyền lợi cổ đông Trong trường hợp chấp nhận, họ

sẽ tìm cách thuyết phục các cổ đông chấp nhận lời đề nghị Dù không có quyền liên quan đến việc sở hữu công ty nhưng nếu thuyết phục được ban giám đốc công ty, một

thương vụ thâu tóm thân thiện có thể diễn ra nhanh chóng và thuận lợi

Chiến lược “cái ôm của gấu” sẽ có hiệu quả nếu ban lãnh đạo công ty mục tiêu có thiện chí hay có chiến lược bán lại công ty Tuy vậy ngày nay khi ban lãnh đạo các công ty cổ phần đều có cổ phần trong công ty, nên các quyền lợi của công ty gắn chặt với họ, hoặc ban lãnh đạo công ty cũng là các cổ đông lớn, việc đưa ra những lời đề nghị như “cái ôm của gấu”có thể dẫn đến sự từ chối Lúc này nguy cơ một thương vụ thâu tóm thù địch hoàn toàn có thể xảy ra và công ty thâu tóm sẽ gặp khó khăn vì gặp

phải các biện pháp chống đối và phòng thủ từ công ty mục tiêu

3.4 Chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” (The tender offer)

Công ty hoặc cá nhân hoặc nhà đầu tư có ý định thâu tóm toàn bộ công ty mục tiêu sẽ đề nghị các công ty hiện hữu của công ty này bán lại cổ phiếu với giá cao hơn giá thị trường rất nhiều [1.3,1.9] Lúc đó, giá đề nghị phải đủ hấp dẫn đa số cổ đông

tán thành việc từ bỏ quyền kiểm soát tại công ty của mình

Chiến lược “lời đề nghị nhã nhặn” thường áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù địch đối thủ cạnh tranh Trong trường hợp này, công ty bị thôn tính là công ty yếu hơn Đôi khi, công ty nhỏ “nuốt ngược” công ty lớn hơn, khi họ huy động nguồn

tiền từ bên ngoài bằng cách:

Sử dụng thặng dư vốn

Trang 35

Phát hành cổ phiếu mới, phát hành trái phiếu chuyển đổi

Vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.[3.26]

Thông thường, tương lai hậu thâu tóm trong thương vụ kiểu này thì ban quản trị của công ty mục tiêu bị mất quyền định đoạt Ban quản trị, các đơn vị chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thay thế mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ chức của nó vẫn giữ lại, khi đó sẽ phát sinh quan hệ công ty Mẹ - công ty Con.[3.25]

3.5 Chiến lược “xung đột nội bộ” (The proxy fight)

Hình thức này sử dụng trong các thương vụ M&A mang tính chất thù địch Trong quá trình kinh doanh, nếu công ty lâm vào trình trạng thua lỗ, thiếu minh bạch trong báo cáo sẽ có một bộ phận cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty Công ty có lợi thế cạnh tranh có thể tận dụng tình hình này để lôi kéo cổ đông bất mãn, một khi nhận được sự ủng hộ, họ và những cổ đông bất mãn sẽ triệu tập Đại hội đồng cổ đông đủ số cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện công ty thâu tóm vào Hội đồng cổ đông mới [1.9]

3.6 Chiến lược “đóng băng”:

Một thương vụ thâu tóm dù thân thiện hay thù địch xảy ra thì ít có hoàn toàn các

cổ đông của công ty tán thành Vì vậy nhằm tránh việc trì trệ trong các giao dịch nên ở một số nước có quy định một ngưỡng khi các cổ đông nắm giữ số lượng cổ phiếu đa

số (thường trên 90%) thì các cổ đông thiểu số còn lại phải tuân theo Tỉ lệ này theo quy định tại Anh là 98%.[1.9]

Biện pháp này là “đóng băng” (hoặc “thắt chặt”), giúp ngăn chặn các cổ đông thiểu số thực hiện quyền bỏ phiếu thiểu số khi họ từ chối giao dịch thâu tóm và có ý định ngăn chặn Vì vậy, nếu một công ty nắm giữ số cổ phiếu vượt ngưỡng quy định,

họ có thể buộc các cổ đông còn lại phải bán lại số cổ phiếu của mình với mức giá trung bình đã được các cổ đông khác chấp nhận

4 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ TRƯỚC KHI BỊ THÂU TÓM

Có rất nhiều biện pháp dùng để phòng thủ ngăn chặn một âm mưu thâu tóm thù địch được tạo ra để bảo vệ một công ty khỏi những giao dịch không mong muốn Hầu hết các chiến lược này chỉ là biện pháp thụ động, chúng chỉ xuất hiện trong các điều lệ của công ty hoặc các văn bản khác khi công ty đang hoạt động bình thường Chúng chỉ phát huy được khởi động khi công ty vướng phải nguy cơ bị thâu tóm hoặc phải

Trang 36

đối mặt với một cuộc tấn công Những biện pháp này không loại trừ lẫn nhau nên một công ty có thể sử dụng đồng thời nhiều biện pháp nếu được các cổ đông tán thành Hiện tại, các biện pháp mới vẫn liên tục được các công ty cùng các nhà tư vấn tạo ra

4.1 Chiến lược “ viên thuốc độc” ( Poison-pill)

“ Viên thuốc độc” là chiến lược được sử dụng bởi các tập đoàn, các công ty nhằm chống lại âm mưu thâu tóm của công ty đối thủ Chiến lược này được sử dụng chủ yếu trong các vụ sáp nhập mang tính thù địch cao( hostile takeover)… là các vụ sáp nhập vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của công ty có nguy cơ bị sáp nhập Thường thì các

vụ sáp nhập kiểu này sẽ dẫn tới tâm lí thù địch và gây mâu thuẫn giữa công ty mục tiêu với công ty định tiến hành sáp nhập.[3.27]

Công ty mục tiêu sử dụng chiến lược viên thuốc độc để khiến cho cổ phiếu của mình ít hấp dẫn hơn đối với công ty sáp nhập Sở dĩ biện pháp này được đặt tên như vậy là do nếu bên mua tiếp quản bên bán, thì họ phải gánh chịu những hậu quả “ độc hại” [1.9].Tại Mỹ, “ viên thuốc độc” trên thực tế là thường được có trong điều lệ công

ty, khi bình thường rất khó nhận biết và chỉ hữu hiệu trong trường hợp đứng trước nguy cơ bị thâu tóm Chẳng hạn doanh nghiệp có thể cài cắm một số điều khoản bất lợi cho bên thôn tính vào trong điều lệ công ty hay các hợp đồng tài trợ vốn lớn của doanh nghiệp[1.9] Ví dụ quy định việc bầu Hội đồng quản trị (HĐQT) phải tiến hành theo kiểu đan xen, mỗi năm chỉ bầu lại tối đa bao nhiêu ghế, do đó làm cho việc thay thế toàn bộ HĐQT mất thời gian hơn [3.27] Hay việc quy định việc bồi thường khoản tiền rất lớn cho thành viên ban điều hành trong trường hợp mất việc sau khi thâu tóm

Ví dụ: Tập đoàn bán lẻ Marks & Spencer (M&S) của Anh khi đối phó với một vụ giao dịch mua lại không thân thiện, những ủy viên của Quỹ lương phúc lợi của M&Syêu cầu cần phải đóng góp thêm 785 triệu Bảng Anh vào Qũy để bù đắp số tiền thiếu hụt

có thể xảy ra Nghĩa là khi bên thâu tóm tiếp quản và sa thải ban lãnh đạo M&S, họ phải trả tối đa đến 785 triệu Bảng Anh tiền trợ cấp thôi việc.[1.9]Hoặc những quy định trong hợp đồng tín dụng với ngân hàng là khi có sự thay đổi lớn về cơ cấu sở hữu liên quan đến M&A thì ngân hàng có quyền đòi các khoản nợ lớn Tất nhiên việc thiết

kế các viên thuốc độc này phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật từng nước

Ví dụ tại Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).Công ty CP

Đầu tư thương mại và dịch vụ Vinacomin (V-Intasco) là công ty con của Vinacomin,

Trang 37

sử dụng “viên thuốc độc” để phòng chống âm mưu thâu tóm Đó là vào năm 2011, khi V-Intasco dự kiến tăng vốn điều lệ lên gấp đôi Vinacomin không sẵn sàng tham gia đợt phát hành nhưng cũng không muốn giảm sự chi phối với công ty con dù chỉ còn nắm 36% vốn điều lệ.Hai bên Vinacomin và V- Intasco thống nhất thay đổi điều lệ công ty theo hướng cho phép Vinacomin trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số thành viên HĐQT, Tổng giám đốc cũng như quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động V- Intasco.Như vậy, ngay cả khi bên mua sở hữu tới 64% cổ phần cũng không thể nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt hay thông qua việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của V- Intasco.[Tổng hợp 3.27, 3.28]

Ngoài một số dạng “thuốc độc “ đã đề cập, trên thế giới còn có một số dạng

“thuốc độc” chính thường được nhắc đến và có thuật ngữ rõ ràng

4.1.1 “Flip-over”

“Flip-over” cho phép các cổ đông của công ty mục tiêu được mua cổ phiếu của công ty mới thành lập sau sáp nhậphoặc chính công ty thâu tóm với mức giá thấp sau một thương vụ thâu tóm.[3.26] Ví dụ các cổ đông có thể mua một chứng quyền cho phép mua cổ phiếu của công ty hình thành sau sáp nhập hoặc đổi cổ phiếu cũ lấy cổ phiếu mới với tỉ lệ 2-1 Khi đó lợi ích của công ty sáp nhập cũng bị pha loãng, từ đó làm giảm mong muốn tiến hành sáp nhập của công ty này [3.27]

4.1.2 “Flip-in”

“Flip-in" cho phép cổ đông hiện hữu (trừ trường hợp người thâu tóm)cho phép cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm cổ phiếu với giá rất ưu đãi khi một số cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu quá một tỷ lệ % nhất định.[3.27]

Bằng cách mua cổ phiếu với giá rẻ, các nhà đầu tư có được lợi nhuận ngay lập tức

và, quan trọng hơn pha loãng cổ phiếu nắm giữ bởi các bên có ý định thâu tóm Kết quả là, nỗ lực mua lại của công ty thâu tóm trở nên khó khăn và tốn kém

Trong lĩnh vực Internet, công ty Yahoo thông qua hình thức thuốc độc “Flip-in” vào năm 2000 cho phép các công ty được phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu mới trong trường hợp nhận được lời đề nghị mua lại không được chấp nhận (như của Microsoft) Điều này thực tế đã làm cho Microsoft tiến hành không có khả năng theo đuổi thương

vụ thâu tóm Yahoo và cuối cùng rút lui.[1.3]

4.1.3 Cổ phiếu ưu đãi

Trang 38

Cổ phiếu ưu đãi là một loại chứng khoán vừa có những đặc điểm giống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi được xem là cổ đông trong công ty Tuy nhiên, khác với cổ phiếu thường,

cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ Giống như trái phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc chia cổ tức

cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá Lợi ích lớn nhất mà nó mang lại là nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu ưu đãi là được nhận cổ tức đầu tiên và thu hồi phần tài sản lớn hơn cổ đông thường khi công ty bị phá sản.[1.4]

Khi một thương vụ thâu tóm, công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi trong đó có thể sử điều khoản cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu thường ngay khi quá trình sáp nhập xảy ra hoặc sau khi đã hoàn tất Mục đích là để pha loãng cổ phiếu của công ty mục tiêu để công ty thâu tóm không nắm được quyền đa số tại đại hội cổ đông, qua đó không chi phối hoàn toàn được công ty mục tiêu

4.2 Thỏa thuận với cổ đông lớn

Trang 39

Cổ đông lớn của các công ty thường là các công ty đầu tư, các định chế tài chính, quỹ đầu tư nắm trong tay số lượng cổ phần lớn, vì thế đây được coi là một bộ phận quan trọng nắm giữ sinh mệnh của công ty Trong các thương vụ thâu tóm thù địch, thông thường những bên mua thường nhắm vào những cổ đông lớn này đầu tiên nhằm đưa ra chiến lược tiếp cận và chào mua [3.27] Bởi vì, bên mua muốn xác định xem những ai sẽ ủng hộ đề xuất của họ đồng thời muốn nhanh chóng xây dựng một nhóm

cổ đông theo phe mình Đối với công ty cổ phần, những thông tin này được chứa đựng khá đầy đủ trong danh sách đăng kí cổ đông Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo chỉ những người có trách nhiệm mới có quyền xem xét danh sách cổ đông lớn

Một bộ phận cũng cần phải quan tâm đó là các nhà đầu tư nhỏ lẻ Thông thường, mục đích của các các nhà đầu tư lẻ này là kiếm được lợi nhuận cao nhất Đặc điểm nổi bật là họ không có sự tổ chức tốt; họ thường là những nhà đầu tư “bị động”.Vì thế dễ dàng bị dao động trước những lợi nhuận cao hoặc bên mua biết khéo léo vận động họ Theo GS.TS Christopher B Kummer, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Mua bán sáp nhập

và liên kết (IMAA, trụ sở tại Thụy Sỹ),” bên cạnh việc chủ động xây dựng một chiến lược phòng vệ cho riêng mình, biện pháp quan trọng nhất là công ty phải giữ liên lạc thường xuyên với cổ đông, nhất là các cổ đông lớn”.[3.26]Vì thế, công ty phải duy trì mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với những cổ đông Ban lãnh đạo của công ty phải nắm rõ kỳ vọng và tâm lý của cổ đông, đặc biệt đối với nhóm cổ đông lớn để xác định nhu cầu thoái vốn tại bất kỳ thời điểm nào của các nhóm cổ đông này nhằm can thiệp kịp thời như mua lại cổ phiếu quỹ hay dùng quyền ưu tiên mua lại cổ phần khi thoái vốn thông qua việc kí kết các hợp đồng cụ thể

4.3 Phát hành cổ phiếu cho bên điều hành và nhân viên

Một trong những biện pháp để phòng tránh những thủ đoạn thâu tóm của các công

ty thù địch là tăng cường tỷ lệ sở hữu của ban điều hành và các nhân viên thông qua chương trình cổ phiếu ưu đãi(ESOP) [1.4] Ban điều hành và các nhân viên thường trung thành với công ty hơn các nhà đầu tư, vì vậy khi có một hoạt động thâu tóm xảy

ra, nếu ban điều hành và nhân viên nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu sẽ tạo thành đối trọng lớn ngăn chặn hoạt động thâu tóm Vì vậy trong chương trình trả lương hiện nay của các công ty lớn thường kết hợp hình thức trả bằng tiền mặt và cổ phiếu

Trang 40

4.4 Ban quản trị so le (Staggered broad of director)

Hay còn gọi là hội đồng quản trị xen kẽ ( các thành viên trong hội đồng được bầu

cử vào các thời điểm khác nhau, vì thế, thời gian bãi nhiệm của họ khác nhau) khiến cho một bên mua không thân thiện không thể thay thế toàn bộ hội đồng quản trị chỉ trong một cuộc bầu cử [1.9] Vì vậy ngay cả khi hoàn thành việc thâu tóm, công ty thâu tóm cũng không thể kiểm soát ngay lập tức công ty mục tiêu Nhiều khả năng, ban quản trị của công ty mục tiêu sẽ gây khó khan cho quá trình hậu thâu tóm

5 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ SAU KHI TRỞ THÀNH MỤC TIÊU THÂU TÓM:

Ngay khi phát hiện khả năng công ty đang trở thành mục tiêu của cuộc thâu tóm

đang âm thầm, phải có hành động phòng thủ bằng các chiến lược sau:

5.1 Chiếc vương miện châu báu (Crown Jewel)

Chiến lược vương miện châu báu( crown jewel): Vương miện châu báu là thuật ngữ ám chỉ một mảng kinh doanh hiệu quả hoặc một mảng tài sản có giá trị của doanh nghiệp và cũng là lí do chính hấp dẫn các bên mua [1.1] Việc công ty mục tiêu bán chiếc “vương miện châu báu” có tác dụng làm giảm sự hấp dẫn của công ty Tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng khi được sử dụng kịp thời, đúng lúc Việc bán “chiếc vương miện châu báu” thậm chí bên mua cũng giúp nâng cao tiềm lực tài chính của công ty mục tiêu để thực hiện các chiến lược khác

5.2 Hiệp sĩ áo trắng (White Knight)

Hiệp sĩ áo trắng (White Knight): Hiệp sĩ áo trắng là một thuật ngữ ám chỉ một bên thứ ba với sự hậu thuẫn của ban điều hành tiến hành chào mua doanh nghiệp với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh hiện tại.Một đối tác mua thân thiện sẽ được chào đón hơn bên thâu tóm thù địch (Hiệp sĩ áo đen-Black Knight) [1.9] Chiến lược này vừa giúp bán được giá cao cho các cổ đông, đồng thời ban điều hành cũng giữ được việc làm.Hoặc có thể hiểu “White Knigh”t là một chiến lược mà công ty sắp bị thôn tín bán phần lớn cổ phần của mình cho đối thủ cạnh tranh với công ty đang muốn thôn tính mình nhằm gây bất lợi cho công ty này Hầu hết phần lớn các cuộc mua bán của các

“Hiệp sĩ” và bên bán nếu diễn ra một cách vội vã và không có chiến lược dài hạn và suy tính kĩ càng nên có khả năng các “Hiệp sĩ”này phải gánh chịu nhiều tổn thất ngoài

Ngày đăng: 24/10/2014, 19:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.10 Vũ Anh Dũng và Đặng Xuân Minh(2012), Vietnam M&A Review 2011- 2012, Đi tìm giá trị cộng hưởng, Toàn cảnh & các thương vụ M&A tiêu biểu, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam M&A Review 2011-2012, Đi tìm giá trị cộng hưởng, Toàn cảnh & các thương vụ M&A tiêu biểu
Tác giả: 10 Vũ Anh Dũng và Đặng Xuân Minh
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2012
2.1 Bose, Mihir (2007). Manchester Disunited: Trouble and Takeover at the World's Richest Football Club, Aurum Press, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manchester Disunited: Trouble and Takeover at the World's Richest Football Club
Tác giả: 1 Bose, Mihir
Năm: 2007
2.2 Kurt Badenhausen (2012), “Manchester United Tops The World's 50 Most Valuable Sport Teams”, ForbesMagazine,16/07/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Manchester United Tops The World's 50 Most Valuable Sport Teams”, "ForbesMagazine
Tác giả: 2 Kurt Badenhausen
Năm: 2012
2.3Moeller, S., and Brady, C.,(2007), Intelligent M&A : Navigating the Mergers and Acquisitions Minefield, Wiley Press, 1st Edition, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intelligent M&A : Navigating the Mergers and Acquisitions Minefield
Tác giả: 3Moeller, S., and Brady, C
Năm: 2007
3.7 Thomson Reuteurs, Các báo cáo về tình hình kinh tế của Việt Nam và M&A tại Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w