1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro”.

51 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 331,46 KB

Nội dung

Chính vì thế trong khóa luận này tác giả đã đề xuất, nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiệnhơn trước, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu của người dân về sử dụng sản phẩm, hànghóa, dịch vụ cũng cao hơn trước đây Chính vì thế trong nước đã mọc lên rất nhiều nhàkinh doanh, nhiều doanh nghiệp thương mại kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

từ bình dân cho tới cao cấp Và Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công tythương mại Hà Nội Hapro cũng chính là một trong những công ty kinh doanh như vậy.Nhưng với một xã hội đầy cạnh tranh như ngày nay, để một công ty kinh doanh có chỗđứng, hoạt động tốt trên thị trường ngày nay thì cần phải có rất nhiều yếu tố Và mộttrong những yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh đó là hoạt độngtriển khai chiến lược kinh doanh Chính vì thế trong khóa luận này tác giả đã đề xuất,

nghiên cứu về vấn đề “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” Trong bài

khóa luận tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu thực tế hoạt động triển khai chiếnlược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại

Hà Nội Hapro Từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu, những kết quả đạt được và cảnhững kết quả chưa đạt được của công ty Để từ đó đưa ra giải pháp sao cho hợp lýnhất để công tác triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trườngnội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro đạt hiệu quả cao nhất trong kinhdoanh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình thực tập tại Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công tythương mại Hà Nội Hapro Tôi đã hiểu được các hoạt động kinh doanh, buôn bán củadoanh nghiệp thương mại diễn ra trên một thị trường thực tế như thế nào Nhờ đó, tôihọc hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như kỹ năng và thái độlàm việc Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc Trung tâm phát triển thị trường nộiđịa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro đã tạo điều kiện và cho tôi được thực tậptại quý công ty, cảm ơn các cô, chú, anh, chị đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình thực tập

Xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong Khoa Quản Trị Doanh Nghiệp, đặc biệt

là Thạc Sĩ Nguyễn Phương Linh đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp tạiTrung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro

Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài khóa luận tốtnghiệp vẫn còn những thiếu sót Vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô

để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 1

2 XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 2

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

5.2 Phương pháp phân tích số liệu 4

6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH 6

1.1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH 6

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Kinh doanh 6

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 8

Trang 4

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” trên

thế giới 8

1.2.2 Tình hình nghiên cứu “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” ở trong nước 9

1.3 MÔ HÌNH, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 11

1.3.1 Mô hình, nội dung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kih doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” 11

1.3.2 Phân định nội dung nghiên cứu “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” 12

1.3.2.1 Phân định SBU kinh doanh 12

1.3.2.2 Xác định nội dung chiến lược kinh doanh 12

1.3.2.3 Xác định mục tiêu ngắn hạn 13

1.3.2.4 Xây dựng chính sách Marketing 15

1.3.2.5 Xây dựng chính sách nhân sự 16

1.3.2.6 Xây dựng chính sách tài chính 17

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 18

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 18

1.1.1 Quá trình hình thành vá phát triển 18

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro 19

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 19

Trang 5

2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN VIỆC HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG

TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 19

2.2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài 19

2.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố bên trong 22

2.2.2.1 Các nguồn lực 22

2.2.2.2 Phong cách quản trị 23

2.3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 24

2.3.1 Thực trạng phân định SBU kinh doanh 24

2.3.2 Thực trạng nội dung chiến lược kinh doanh 25

2.3.3 Xác định mục tiêu ngắn hạn 26

2.3.4.2 Chính sách định vị sản phẩm 27

2.3.4.3 Chính sách sản phẩm 28

2.3.4.4 Chính sách giá 29

2.3.4.5 Chính sách phân phối 30

2.3.4.6 Chính sách xúc tiến thương mại 30

2.3.5 Thực trạng chính sách nhân sự 31

2.3.6 Thực trạng chính sách tài chính 33

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO” 35

3.1 CÁC KẾT LUẬN THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 35

3.1.1 Những kết quả đạt được 35

3.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết 36

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại 37

Trang 6

3.2 CÁC DỰ BÁO THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 37

3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới 37

3.2.2 Định hướng phát triển của công ty 38

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI VIỆC HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO 38

3.3.1 Hoàn thiện chính sách Marketing 38

3.3.2 Hoàn thiện chính sách nhân sự 40

3.3.3 Hoàn thiện chính sách tài chính 41

3.3.4 Hoàn thiện chính sách phân bổ nguồn lực 41

KẾT LUẬN 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình 7S của McKinsey 7

Hình 1: Mô hình, nội dung nghiên cứu “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” 11

Hình 2.1: Thực trạng chính sách Marketing của Trung tâm phát triển thị trường 27

Nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro 27

Hình 2.2: Biểu đồ về giá cả và chất lượng của một số sản phẩm bia trên 28

thị trường Hà Nội 28

Hình 2.3: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Trung tâm phát triển thị 32

trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro 32

Hình 2.4: Thực trạng chính sách tài chính tại Trung tâm phát triển thị trường 34

Nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro 34

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO”

Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt và khủng hoàng triền miên như hiệnnay, và hội nhâp toàn cầu sắp diễn ra sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ bộ vàothị trường Việt Nam để kinh doanh, buôn bán Khi đó mức độ cạnh tranh ở thị trườngtrong nước sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn Để một doanh nghiệp thương mại cóđược vị thế, chỗ đứng trên thị trường thì cần phải có một bộ máy quản trị hoạt độnghiệu quả, với các chính sách phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thịtrường khốc liệt Trong đó, quản trị chiến lược luôn đóng vai trò tiên phong cho conđường thành công của một doanh nghiệp Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp xáclập mục tiêu dài hạn, đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp, từ đó xác định cácmục tiêu ngăn hạn Vì vậy, để doanh nghiệp hoạt động tốt, mang lại hiệu quả cao trongkinh doanh thì phải có hoạt động quản trị chiến lược hiệu quả

Với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng vậy, công tác quản trị chiến lược đóng vai tròthen chốt trong việc quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp Đểdoanh nghiệp đạt được thành công, hoàn thành được mục tiêu như mong muốn thì cầnphải có một ban quản trị, bộ máy quản trị chiến lược hoạt động tốt Đặc biệt là hoạtđộng triển khai chiến lược cần phải hoạt động tốt nhất, hiệu quả nhất Vì đây là bướcquyết định thành công hay thất bại trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp Hoạtđộng triển khai chiến lược có vai trò rất quan trọng, đây chính là bước quyết định, ảnhhưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp Triển khai chiến lược làmột quá trình thực hiện có quy mô, công việc cụ thể, rõ ràng Quá trình triển khaichiến lược sẽ được tiến hành phân bổ nguồn lực, hoạch định các chính sách để tiếnhành thực hiện các mục tiêu hàng năm Để thực hiện các mục tiêu hàng năm được tốtthì doanh nghiệp cần phải có những chính sách, thực thi hợp lý, các nhà quản trị cầnphải phát huy được tối đa năng lực quản trị của mình Những việc làm này sẽ là nềntảng để thực hiện chiến lược dài hạn mà công ty đã đặt ra

Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Haprođược thành lập ra để nghiên cứu xây dựng chương trình phát triển thị trường nội địa vàcác kế hoạch thực hiện chương trình Theo dõi đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ

Trang 9

thống thương mại nội địa và nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triểnthị trường nội địa, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống kinh doanh bánbuôn, bán lẻ của Tổng công ty Bên cạnh đó Trung tâm phát triển thị trường nội địacòn có nhiện vụ tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc đầu tư, xây dựng vàphát triển chuỗi bán lẻ hiện đại Lập kế hoạch và triển khai nghiên cứu thị trường, xúctiến thương mại, Marketing và quảng bá sản phẩm, dịch vụ…Công ty đã có nhữngthành công nhất định trong kinh doanh Tuy nhiên, trong quá trình thực tập và tìm hiểutại công ty em đã tìm hiểu và biết được rằng công tác triển khai chiến lược kinh doanhcủa công ty vẫn còn một số hạn chế trong công tác thực hiện.

Qua nghiên cứu lý thuyết về chiến lược kinh doanh nói chung, quá trìnhquản trị chiến lược kinh doanh nói riêng, và việc nghiên cứu thực tế trong quá trìnhthực tập tại Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà NộiHapro, có thể thấy công tác triển khai chiến lược kinh doanh của công ty là chưa tốt đãảnh hưởng tới hiệu quả trong kinh doanh của công ty Công tác thực thi chiến lượckinh doanh của công ty đã làm ảnh hưởng tới kết quả thực hiện mục tiêu hàng năm màcông ty đã đặt ra, đã dẫn tới hậu quả là công ty chưa đạt được mục tiêu ngắn hạn màmình đã đặt ra Một số điểm mà công ty thực hiện chưa tốt trong thực thi chiến lượcnhư là việc phân bổ nguồn lực, cả về nguồn nhân lực lẫn nguồn lực tài chính của công

ty đều phân bổ chưa hợp lý Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới việc thực hiện chiến lược

trong tương lai của công ty Do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” là có ý nghĩa thực tiễn và cấp thiết.

2 XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO”

Đề tài: “ Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm pháttriển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” được thực hiện để đitìm câu trả lời cho một số câu hỏi sau:

 Chiến lược kinh doanh là gì?

 Triển khai chiến lược kinh doanh là gì? Nội dung và quy trình triển khai chiếnlược kinh doanh?

Trang 10

 Thực tiễn của các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâmphát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro.

 Cần những giải pháp nào để hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh củaTrung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâmphát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro nhằm đạt đượccác mục tiêu sau:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh, triển khai chiến lượckinh doanh của công ty kinh doanh

 Tìm hiểu, phân thích, đánh giá thực trạng về hoàn thiện triển khai chiến lượckinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại HàNội Hapro

 Trên cơ sở lý luận và tình hình thực trạng triển khai chiến lược kinh doanh củacông ty, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trungtâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinhdoanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà NộiHapro” bao gồm các yếu tố cấu thành, nội dung, quy trình triển khai chiến lược kinhdoanh Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

 Về nội dung: nghiên cứu các nhân tố, nội dung, quy trình triển khai chiến lượckinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại HàNội Hapro Trong đó tập trung vào các nội dung: xác định các mục tiêu ngắn hạn, xácđịnh các chính sách như: chính sách Marketing, chính sách phân bổ nguồn lực, chínhsách tài chính của Công ty

 Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích việc thực hiện chiếnlược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại

Hà Nội Hapro trên địa bàn thủ đô Hà Nội

 Về thời gian: đề tài nghiên cứu việc hoàn thiện triển khai chiến lược kinhdoanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội

Trang 11

Hapro trong 3 năm từ 2012 đến 2014 từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lượckinh doanh của công ty trong tương lai.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: là phương pháp phỏng vấn trực tiếp cácchuyên gia là các cán bộ, trưởng phỏng, giám đốc các bộ phận trong công ty Quaphỏng vấn trực tiếp để làm rõ, cụ thể hơn những tồn tại việc triển khai chiến lược pháttriển thị trường của công ty Phỏng vấn chuyên gia được tiến hành bằng cách dựa trênnhững thông tin cần sử dụng cho nghiên cứu, tiến hành chuẩn bị trước các mẫu câu hỏiliên quan tới vấn đề nghiên cứu Sau đó tới công ty để gặp trực tiếp các chuyên gia,cán bộ trong công ty để xin phỏng vấn lấy ý kiến của họ

 Phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi trắc nghiệm: tiến hành xây dựngphiếu điều tra, đưa ra các câu hỏi cần thiết để lấy thông tin dùng vào việc nghiên cứu.Sau đó tiến hành đi phát phiếu điều tra cho cán bộ, nhân viên trong công ty để lấythông tin, ý kiến của họ để phục vụ cho việc nghiên cứu để tài

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập dữ liệu thứ cấp trực tiếp từ

nguồn dữ liệu nội bộ của công ty, qua các tài liệu báo cáo kết quả hoạt động của công

ty, qua website của công ty Để từ đó tìm hiểu được về nguồn thông tin bên trong cũngnhư bên ngoài công ty để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp định tính: là sự phân tích, tổng hợp các dữ liệu Từ các dữ liệu sơcấp, thứ cấp thu thập được tác giả tiến hành đi sâu phân tích điểm mạnh, điểm yếu củadoanh nghiệp Từ đó đánh giá một cách tổng quan nhất tình hình triển khai chiến lượccủa công ty trong giai đoạn hiện nay để đưa ra các giải pháp hoàn thiện và phù hợphơn

Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm Excel tổng hợp kết quả điều tra,tính toán và vẽ biểu đồ phản ánh thực trạng triển khai chiến lược phát triển thị trường

Hà Nội tại doanh nghiệp thông qua dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tác giả thu thập được Từkết quả đó và tình hình thực tế của công ty tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá về tìnhhình thực thi chiến lược phát triển thị trường Hà Nội tại Công ty

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH 1.1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Dưới sự phát triển của nền kinh tế cùng với những cách nhìn khác nhau từ nhiềugóc độ nên có nhiều định nghĩa về chiến lược khác nhau Tuy nhiên nhìn chung về bảnchất các khái niệm này đều mang những điểm chung nhất Dưới đây là một số kháiniệm chiến lược phổ biến

Theo Alfred Chandler ( 1962 ) thì “chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu

cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũngnhư sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”

( Nguồn: Slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương mại)

Theo Johnson & Scholes ( 1999 ) “chiến lược là định hướng và phạm vi của một

tổ chức về dài hạn nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạngcác nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏamãn mong đợi của các bên liên quan khác”

( Nguồn: Slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại học Thương mại)

Từ những khái niệm về chiến lược nêu trên cho chúng ta biết lược chiến lượcchính là việc xác lập các mục tiêu dài hạn và quá trình thực hiện các mục tiêu đó Từnhững khái niệm chiến lược này thì tác giả sẽ tiến hành phân tích, nghiên cứu tình hìnhthực tế chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công tythương mại Hà Nội Hapro Để từ đó tìm ra những điểm mà công ty đã đạt được cũngnhư những điểm mà công ty chưa hoàn thành để từ đó đưa ra một giải pháp hợp lý

1.1.2 Một số lý thuyết liên quan đến hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Công ty Kinh doanh.

Triển khai chiến lược kinh doanh: là việc chia nhỏ các mục tiêu dài hạn của

doanh nghiệp thành các mục tiêu ngắn hạn hàng năm cùng với sự phân bổ nguồn lực

và thiết lập các chính sách nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Nội dung triển khai chiến lược kinh doanh:

Bao gồm việc thiết lập mục tiêu kinh doanh hàng năm, hoạch định các chínhsách kinh doanh, đảm bảo các nguồn lực cho thực hiện chiến lược kinh doanh, xâydựng cơ cấu tổ chức gắn với việc triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh, cùng cáchoạt động điều chỉnh, đánh giá việc thực hiện chiến lược kinh doanh

Trang 14

Phân bổ nguồn lực, từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhânlực của mình, bao gồm nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính.

Phát triển lãnh đạo chiến lược là một hệ thống những tác động nhằm thúc đẩynhững con người tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạtđược các mục tiêu chiến lươc của doanh nghiệp

Phát huy văn hóa doanh nghiệp: văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các niềmtin, giá trị được chia sẻ và học hỏi các thành viên của tổ chức, được xây dựng và quảng

bá trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Xây dựng các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh là những chỉ dẫn nhằmchỉ ra những giới hạn hoặc ràng buộc về cách thức đạt tới mục tiêu chiến lược Việcxây dựng các chính sách triển khai chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp có mộthướng đi tốt hơn, giúp doanh nghiệp phân bổ tốt, hợp lý nguồn nhân lực cũng nhưnguồn vật lực của mình vào hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp và đạt hiệu quả caonhất Chính sách triển khai chiến lược kinh doanh bao gồm các chính sách sau:

 Chính sách Marketing

 Chính sách nhân sự

 Chính sách tài chính

 Chính sách R&D

- Các nhân tố ảnh hưởng tới việc triển khai chiến lược kinh doanh:

Hình 1.1: Mô hình 7S của McKinsey

( Nguồn: slide bài giảng quản trị chiến lược, Đại Học Thương Mại )

Cấutrúc

Hệ thống

Chiến

lược

Mục tiêu

Phong cách

Kỹ năng

cán bộ

Trang 15

Trong hình 1.1 là mô hình 7S của McKinsey cho phép nhận dạng các nhân tố ảnhhưởng tới triển khai chiến lược Hiệu quả của triển khai chiến lược không chỉ phụthuộc vào việc quan tâm đầy đủ tới 7 nhân tố mà còn phụ thuộc vào tác động của cácnhân tố này dưới góc độ hệ thống Tuy nhiên các nhân tố đó có ảnh hưởng trực tiếp tớicông tác triển khai chiến lược như sau:

Chiến lược:là một loạt các hoạt động nhằm duy trì và phát triển các lợi thế chiếnlược

Cấu trúc: là sơ đồ tổ chức và các thông tin có liên quan thể hiện các quan hệmệnh lệnh, báo cáo và cách thức mà các nhiệm vụ được phân chia và hội nhập

Hệ thống: là các quá trình, qui trình thể hiện cách thức tổ chức vận hành hàngngày

Phong cách: là những điều mà các nhà quản trị cho là quan trọng theo cách họ sửdụng thời gian và sự chú ý của họ tới cách thức sử dụng các hành vi mang tính biểutượng Điều mà các nhà quản trị làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì họ nói.Nhân viên: những điều mà công ty thực hiện để phát triển đội ngũ nhân viên vàtạo cho họ những giá trị cơ bản

Kỹ năng: là những đặc tính hay năng lực gắn liền với một tổ chức

Mục tiêu cao cả: là những giá trị thể hiện trong sứ mạng và các mục tiêu Nhữnggiá trị này được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức

1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO”

1.2.1 Tình hình nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” trên thế giới.

Chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp Trênthế giới đã có rất nhiều công ty xây dựng thành công chiến lược kinh doanh của mìnhtạo cơ sở cho những lý luận, cơ sở thực tiễn về chiến lược ra đời Hiện nay đã có nhiềunghiên cứu về triển khai chiến lược kinh doanh của công ty của nhiều tác giả nổi tiếngtrên thế giới

[1] Tác giả J.David Hunger & Thomas L Wheelen là tác giả của cuốn sách

“Essentials of Strategic Management – 2000” Nhà xuất bản Prentece Hall Cuốn sách

Trang 16

này nói về các yếu tố cần thiết của quản trị chiến lược Nói đến việc mô tả, xây dựng

và thực thi một chiến lược cần phải như thế nào Tất cả các nhà quản trị nên tìm hiểu

và đọc cuốn sách này để trao dồi, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng lãnh đạo cho mình.[2] Tác giả Richard Lynch có cuốn “Corporate Strategy – 2006” Nhà xuất bản.Prentece Hall Cuốn này viết về việc xây dựng định hướng chiến lược, lập kế hoạch,công tác tái phân bổ các nguồn lực cần thiết và phối hợp và thiết kế một quá trình pháttriển chiến lược bền vững

[3] Tác giả Pearce & Robinson có cuốn “Strategic Management – 2003” Nhàxuất bản McGraw – Hill Cuốn sách này giúp các nhà quản trị có thể cung cấp hướngtổng thể cho doanh nghiệp và liên quan đến việc xác định các mục tiêu của tổ chức,phát triển các chính sách và kế hoạch thiết kế để đạt được những mục tiêu này, và sau

đó phân bổ nguồn lực để thực hiện kế hoạch

Như vậy, những công trình nghiên cứu nước ngoài cũng vô cùng phong phú,nhưng hầu hết những tác phẩm được tiếp cận tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mặt lý luận

Do điều kiện có hạn, những tác phẩm nghiên cứu thực trạng phân tích môi trườngchiến lược kinh doanh tại một doanh nghiệp cụ thể ở nước ngoài chưa được đi sâu tìmhiểu

Các kết quả nghiên cứu đề tài thực hiện trong nước và trên thế giới chính là tiền

đề giúp hoàn thiện nội dung của khóa luận

1.2.2 Tình hình nghiên cứu “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro”

ở trong nước.

Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu vềchiến lược kinh doanh góp phần vào hoàn thiện cơ sở lý luận chung cũng như cơ sởthực tiễn cho chiến lược kinh doanh tại các công ty Trong thời gian qua ở Việt Nam

đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến triển khai chiến lược kinh doanh như bài giảng

về quản trị chiến lược của trường Đại học Thương Mại do bộ môn quản trị chiến lượcbiên soạn

[1] PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Ths Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược và Chính sách kinh doanh, nhà xuất bản Lao động – Xã hội Tác phẩm cung cấp thêm

những kỹ thuật phân tích chiến lược cơ bản nhất và những ma trận thường dùng trongcác doanh nghiệp khi hoạch định chiến lược, đưa ra bài tập tình huống kinh điển và

Trang 17

những bài tập tình huống điển hình, cập nhật, mang tính thời sự của tình hình kinhdoanh hiện nay ở Việt Nam.

[2] GS.TS Nguyễn Bách Khoa: “Chiến lược kinh doanh quốc tế” (2004 – NXB

Thống Kê) Cuốn này, tác giả đã nêu ra được một số kỹ thuật phân tích các tác nhânmôi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp, để từ đó đánh giá cácđiểm mạnh, điểm yếu và nhận dạng các thời cơ và đe dọa Đồng thời, tác giả cũng đưa

ra được khái niệm về năng lực cạnh tranh, xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranhbền vững cho doanh nghiệp

[3] PGS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liêm “Quảng Trị Chiến Lược” (2007– NXB Thống Kê) Cuốn này giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn chiếnlược, sứ mạng và mục tiêu của mình

Bên cạnh đó qua tìm hiểu về các đề tài luận văn có liên quan đến triển khai chiếnlược kinh doanh của doanh nghiệp tại thư viện trường Đại học Thương Mại như là:

- Đề tài: Tăng cường hiệu lực tổ chức triển khai chiến lược phát triển thị trườngcủa công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu inox Châu Âu Được thực hiện bởisinh viên: Ngụy Thế Phương – Khoa: Quản trị doanh nghiệp và dưới sự hướng dẫn củagiảng viên: Đỗ Thị Bình

- Đề tài: Tăng cường hiệu lực triển khai chiến lược phát triển thị trường sản phẩmThi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt vật liệu xây dựng của công ty Phương Nam.Được thực hiện bởi sinh viên: Phạm Thùy Linh – Khoa: Quản trị doanh nghiệp vàdưới sự hướng dẫn của giảng viên: Nguyễn Hoàng Việt

Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được cơ sở lý luận của công tác triển khaichiến lược kinh doanh, ứng dụng vào thực tế việc triển khai chiến lược kinh doanh củacông ty Cũng đã nêu được những thành công và hạn chế trong công tác triển khaichiến lược của công ty Trong quá trình tìm đọc tại thư viện Trường Đại Học Thương

Mại thì tác giả không thấy có đề tài nào trùng lặp với đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro” cho nên đề tài này là hoàn toàn hợp lý để tác giả tiến

hành nghiên cứu

Trang 18

1.3 MÔ HÌNH, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO”

1.3.1 Mô hình, nội dung nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện triển khai chiến lược kih doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro”

Trong quá trình thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động triển khai chiến lượckinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại HàNội Hapro Em đã thiết lập được mô hình nghiên cứu về công tác hoàn thiện triển khaichiến lược kinh doanh của Công ty như sau:

Trang 19

1.3.2 Phân định nội dung nghiên cứu “Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro”

1.3.2.1 Phân định SBU kinh doanh

Khái niệm: SBU kinh doanh hay còn được gọi là đơn vị kinh doanh chiến

lược: là một đơn vị kinh doanh thuộc một tổ chức kinh doanh, nhưng phân biệt vớicác đơn vị khác bởi vì đơn vị này phục vụ một thị trường bên ngoài xác định vì vậySBU có sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược kinh doanh riêng

SBU kinh doanh có một số đặc điểm như sau:

 Là đơn vị kinh doanh riêng lẻ

 Có đối thủ cạnh tranh riêng

 Có người quản lý và chịu trách nhiệm riêng đối với hoạt động

 Là một mảng được đưa ra kế hoạch riêng trong tổ chức

Các tiêu chí phân loại SBU

 Các sản phẩm, dịch vụ có thể khác biệt hóa về công nghệ

 Các sản phẩm, dịch vụ có thể khác biệt hóa về công dụng

 Các sản phẩm, dịch vụ có thể khác biệt hóa trong chuỗi giá trị ngành

 Khác biệt hóa theo phân loại khách hàng

 Khác biệt hóa theo phân loại thị trường

1.3.2.2 Xác định nội dung chiến lược kinh doanh

Xác định mục tiêu dài hạn: mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp có thời gian thực

hiện từ 3 đến 5 năm, là những kết quả doanh nghiệp cần phải đạt được Để hoàn thànhđược mục tiêu dài hạn thì trước hết doanh nghiệp cần phải hoàn thành được nhữngmục tiêu ngắn hạn, đây là kế hoạch mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong tương lai

Lợi thế cạnh tranh: lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh đặc biệt của doanh

nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt được chất lượng vượt trội, năng suất vượttrội, sự đổi mới vượt trội và đáp ứng nhu cầu khách hàng vượt trội so với đối thủ cạnhtranh

Các loại hình chiến lược cạnh tranh:

Xác định các loại hình chiến lược tăng trưởng

Trang 20

 Chiến lược đa dạng hóa: là chiến lược mà doanh nghiệp bổ sung thêm các sảnphẩm, dịch vụ hay các hoạt động kinh doanh mới cho doanh nghiệp Bao gồm: đadạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa hàng dọc và đa dạng hóa hàng ngang.

 Chiến lược thâm nhập thị trường: là chiến lược gia tăng thị phần của các sảnphẩm và dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực Marketing

 Chiến lược phát triển thị trường: là chiến lược giới thiệu các sản phẩm, dịch vụhiện tại của doanh nghiệp vào các khu vực thị trường mới

 Chiến lược phát triển sản phẩm: là tìm kiếm tăng doanh số bán thông qua cảithiện hoặc biến đổi các sản phẩm, dịch vụ hiện tại

 Chiến lược tích hợp: là chiến lược doanh nghiệp gia tăng quyền kiểm soát, quy

mô, gia tăng quyền sở hữu với các đối tượng liên quan như nhà cung ứng, các đối thủcạnh tranh Có 3 loại hình chiến lược tích hợp đó là: tích hợp phía trước, tích hợp phíasau và tích hợp hàng ngang

 Chiến lược khác biệt hóa: là chiến lược mà doanh nghiệp tạo ra sản phẩm,dịch vụ với những đặc điểm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, những điểm mà đối thủcạnh tranh chưa có

 Chiến lược dẫn đạo về chi phí: là chiến lược doanh nghiệp tìm cách tạo ra sảnphẩm, dịch vụ với chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh

 Chiến lược tập trung: là chiến lược mà doanh nghiệp tập trung phát triển lợithế cạnh tranh của mình cho một hoặc một vài thị trường mục tiêu nhất định

Mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp có thời hạn từ 1 năm trở xuống Mục tiêungắn hạn phải hết sức cụ thể, rõ ràng và nêu được các kết quả một cách chi tiết

Trang 21

Mục tiêu ngắn hạn tuân theo nguyên tắc SMART

 Tính cụ thể (Specific): để đạt được mục tiêu thì doanh nghiệp cần phải hết sức

Xác định mục tiêu dài hạn: mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp có thời gian thựchiện từ 3 đến 5 năm, là những kết quả doanh nghiệp cần phải đạt được Để hoàn thànhđược mục tiêu dài hạn thì trước hết doanh nghiệp cần phải hoàn thành được nhữngmục tiêu ngắn hạn, đây là kế hoạch mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong tương lai.Yêu cầu của mục tiêu dài hạn bao gồm:

Tính nhất quán: đòi hỏi các mục tiêu này không làm cản trở việc thực hiện các

mục tiêu khác Đây là yêu cầu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng hệthống mục tiêu phải được thực hiện và phải hướng vào hoàn thành các mục tiêu tổngquát của từng thời kỳ chiến lược

Tính cụ thể: khi xác định mục tiêu chiến lược cần chỉ rõ: Mục tiêu liên quan

đến vấn đề gì? Giới hạn thời gian thực hiện? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt được?

Tính khả thi: mục tiêu chiến lược là mục tiêu doanh nghiệp xác định trong thời

kỳ chiến lược xác định Do đó các mục tiêu này đòi hỏi người có trách nhiệm một sự

cố gắng trong việc thực hiện nhưng lại không quá cao mà phải sát thực và có thể đạtđược Có như vậy hệ thống mục tiêu mới có tác dụng khuyến khích nỗ lực vươn lêncủa mọi bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp và cũng không quá cao đến mức làm nảnlòng người thực hiện Vì vậy, giới hạn của sự cố gắng là “vừa phải” nếu không sẽkhông đem lại hiệu quả mong muốn

Trang 22

Tính linh hoạt: môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên đòi hỏi hệ

thống mục tiêu phải linh hoạt để có thể điều chỉnh khi môi trường kinh doanh thay đổi.Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực.Đây là đặc trưng quan trọng của chiến lược so với kế hoạch khi xác định mục tiêu

Từ đó ta có thể rút ra được mối quan hệ giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắnhạn Đó là mục tiêu ngắn hạn chính là nền tảng, tiền đề để phát triển, thực hiện mụctiêu dài hạn trong tương lai

1.3.2.4 Xây dựng chính sách Marketing

Chính sách Marketing là việc công ty xác định thị trường hiện tại và định hướng

mở rộng, phát triển thị trường theo mục tiêu hàng năm đã đặt ra Chính sách Marketingcho phép doanh nghiệp sử dụng các công cụ Marketing-mix để đẩy mạnh hoạt độngkinh doanh của mình, bao gồm:

- Chính sách phân đoạn thị trường: là chính sách doanh nghiệp phân chia thịtrường của mình thành các nhóm cơ sở điểm khác biệt về nhu cầu, sở thích hay hành

vi Khi phân đoạn thị trường doanh nghiệp cần xác định nhóm khách hàng mục tiêu đểdựa vào đó tập trung các nỗ lực tiếp thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốncủa khách hàng

- Chính sách định vị sản phẩm: là các hoạt động nhằm phân đoạn thị trường chotừng sản phẩm, quy định phạm vi chung trong việc định giá, quyết định về sản phẩm,

sử dụng kênh phân phối, cách thức quảng cáo

- Chính sách sản phẩm ( Product ): là chính sách mà doanh nghiệp đối mặt vớivấn đề thu hẹp, duy trì hay mở rộng bề rộng của sản phẩm Quyết định về danh mụcsản phẩm chính là việc phản ánh qua mức độ phong phú của các chủng loại hàng hóa

mà doanh nghiệp kinh doanh

- Chính sách giá ( Price ): chính là các phương thức định giá trong Marketingnhư là:

 Định giá dựa vào chi phí

 Định giá theo lợi nhuận, mục tiêu

 Định giá theo mức độ hiện hành trên thị trường

 Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng

- Chính sách phân phôi ( Place ): được thực hiện theo các kênh phân phối, mỗikênh phân phối có một đặc điểm khác nha cụ thể như sau:

Trang 23

 Kênh phân phối trực tiếp: là kênh phân phối không có thành viên trung giannào, nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

 Kênh một cấp: là kênh có nhà bán lẻ tham gia vào quá trình phân phối

 Kênh hai cấp: thường là sản phẩm phải qua những trung gian như là nhà bánbuôn và nhà bán lẻ thì mấy tới tay người tiêu dùng trực tiếp

 Kênh dài hay còn gọi là kênh ba cấp: trong đó không chỉ có các nhà bán buôn,nhà bán lẻ mà còn có các đại lý hoặc môi giới tham gia vào quá trình cung cấp sảnphẩm, hàng hóa rồi mới tới tay người tiêu dùng

- Chính sách truyền thông Marketing ( Promotion ): là chính sách giới thiệu,quảng cáo sản phẩm cho khách hàng biết đến Việc truyền tin phải được thực hiện theo

kế hoạch, thời gian, nội dung, phương tiện cũng như hình thức truyền thông đã dự tính.Khi thực hiện chính sách truyền thông thì cần phải xác định một số vấn đề sau:

 Xác định mục tiêu cho chương trình truyền thông

 Xác định ngân sách cho chương trình truyền thông

 Lựa chọn phương tiện và phương thức truyền thông

 Xây dựng thông điệp truyền thông như là: báo chí, loa đài, tivi, thư chào hàngtrực tiếp, bán hàng qua điện thoại hay qua các trang web trên mạng

 Truyền tin và thu nhận thông tin phản hồi

1.3.2.5 Xây dựng chính sách nhân sự

Chính sách nhân sự của công ty là luôn định hướng xây dựng đội ngũ cán bộnhân viên chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có chuyên môn giỏi để đưacông ty ngày càng phát triển bền vững Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần phảithực hiện tốt được các chính sách nhân sự sau:

- Chính sách tuyển dụng: cần phải tuyển chọn được những ứng viên xuất sắc,phù hợp với vị trí tuyển dụng của công ty một cách công bằng, khách quan nhất

- Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực: Công ty cần phải đào tạo đối vớinhững nhân viên mới và thường xuyên mở các buổi tập huấn, đào tạo phát triển nhânlực cho các cán bộ, nhân viên đang làm trong công ty để có được nguồn nhân lực đạtchất lượng cao

- Chính sách lương thưởng và đãi ngộ nhân lực: công ty cần phải đưa ra cácmức khen thưởng, đã ngộ với những cán bộ, nhân viên đạt thành tích cao trong công

Trang 24

việc để khích lệ tinh thần nhân viên Để họ tích cực làm việc hăng say hơn, để có thểđem lại hiệu quả cao trong kinh doanh

1.3.2.6 Xây dựng chính sách tài chính

Chính sách tài chính có thể được hiểu là những chính sách có liên quan đến tiền

tệ, nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Để xây dựng chính sách tài chính thìdoanh nghiệp cần phải chú trọng tới các vấn đề sau:

- Huy động vốn cần thiết để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh Nguồnvốn đó có thể là từ lợi nhuận thu về, từ các khoản nợ thu về, vốn từ các công ty cổphần…

- Dự toán ngân sách tài chính: đó chính là công việc mô tả chi tiết vốn đượccung cấp và chi tiêu ra sao Công việc này cần phải thực hiện một cách chi tiết, cụ thể,

rõ ràng trong doanh nghiệp

- Chính sách thu mua: việc thực hiện thu mua hàng hóa phụ thuộc chủ yếu vàonguồn tài chính của doanh nghiệp Trong doanh nghiệp không chỉ có hoạt động thumua hàng hóa mà còn có rất nhiều chi phí khác cần phải bỏ ra, vậy nên việc thu muahàng hóa cần phải được lập ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết sao cho phù hợp và cân đốivới nguồn tài chính hiện có của công ty

Trang 25

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH “HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY

THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO”

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI HAPRO

1.1.1 Quá trình hình thành vá phát triển

Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro

là một chi nhánh của Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro Trung tâm phát triển thịtrường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro có địa chỉ tại tầng 6 tòa nhà11B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội do ông Đỗ Mạnh Hùng làm giám đốc Căn cứ vào ýkiến chấp thuận của Hội đồng quản trị Tổng công ty tại tờ trình số 84/TTr – TCT -BĐH ngày 16/10/2009 của Ban điều hành Tổng công ty về việc đề nghị thành lậpTrung tâm phát triển thị trường nội địa Theo đề nghị của tổng giám đốc công ty quyếtđịnh thành lập trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty trên cơ sở tổ chứclại phòng phát triển thị trường nội địa và điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụthuộc các Phòng Ban quản lý Tổng công ty về Trung tâm phát triển thị trường nội địa,

cụ thể như sau: sáp nhập nguyên trạng phòng Marketing thuộc ban đối ngoại tổngcông ty về Trung tâm phát triển thị trường nội địa; Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ

tổ chức hội chợ trong nước từ Phòng Quan hệ công chúng thuộc Ban Đối ngoại Tổngcông ty; Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ phát triển mạng lưới bán lẻ từ Ban Đầu tưTổng công ty; Chuyển giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức kinh doanh vào cácdịp Lễ, Tết hoặc các sự kiện đột xuất từ phòng Kết hoạch phát triển Tổng công ty Đầu năm 2014 Trung tâm phát triển thị trường nội địa Tổng công ty thương mại

Hà Nội Hapro đã nhập khẩu bia Bitburger của Đức về để kinh doanh buôn bán Đốivới mặt hàng bia Bitburger là một mặt hàng đồ uống cao cấp cho nên công ty nhập vềnăm 2014 và đã quyết định phát triển thị trường mặt hàng này ở thị trường Hà Nộinăm 2014 Bia Bitburger Đức thuộc vào bia cao cấp được nhập khẩu từ nước ngoài, thìđối thủ cạnh tranh của nó cũng chính là những dòng sản phẩm cao cấp khác như biaBudweiser, bia Steiger, Heineken… Cho đến năm nay, năm 2015 Trung tâm phát triểnthị trường nội địa Tổng công ty thương mại Hà Nội Hapro vẫn tiếp tục thâm nhập thịtrường bia Bitburger tại thị trường Hà Nội để gia tăng thị phần tại thị trường Hà Nội

Ngày đăng: 13/03/2016, 12:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w