1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

andromaque của racine và cuộc đấu tranh bảo toàn vẻ đẹp lý tưởng

10 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 31,7 KB

Nội dung

Tiếp đĩ, tác phẩm thứ ba của Racine, vở bi kịch Andromaque 1667 thành cơng vang dội đã đảm bảo cho tác giả của nĩ một vị trí xuất sắc trong triều đình Pháp.. 1.2 Đặc điểm sáng tác của Ra

Trang 1

Văn học Tây Âu 1

Chủ đề:

ANDROMAQUE CỦA RACINE

VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TOÀN VẺ ĐẸP LÝ TƯỞNG

Người thực hiện: Nhóm 4

Nguyễn Thị Tuyết Hằng 1256010052

Võ Ngọc Khánh Linh 1256010088

Lê Thị Hồng Như 1256010123 Trần Thị Thu Phương 1256010136 Nguyễn Tuyết Trinh 1256010195 Nguyễn Thị Thu Phương 1256150077 Trần Thị Yến 1256150119 Nguyễn Phước Thương 1156010192

Lê Nguyễn Nguyên Thảo 1257010221

Trang 2

1 NHÀ THƠ BI KỊCH RACINE

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Jean Racine sinh ngày 22/12/1639 tại La Ferté-Milon trong một gia đình quý tộc nhỏ, bố ơng là một viên biện lý của tịa án, cịn ơng nội và cố nội là các thanh tra muối của vùng La Ferté-Milon và Crespy-en-Valois Mồ cơi khi mới 4 tuổi sau khi mẹ và bố ơng lần lượt qua đời năm 1641 và 1643, Jean Racine được ơng bà nuơi nấng cho đến năm 1649 khi đến lượt ơng nội qua đời Bà của Jean Racine chuyển vào Tu viện Port-Royal-des-Champs nơi Racine được một nữ tu nhận làm con nuơi Jean Racine được giáo dục một cách khắc khổ theo những nguyên tắc

của Giáo lý Jansénisme (Giăng-xen) tại trường học của tu viện này Bên cạnh

những kiến thức về tơn giáo, ơng cũng được học văn học, tiếng Hy Lạp và tiếng Latin Trong số giáo viên tại trường cĩ những người nổi tiếng như Pierre Nicole, Claude Lancelot và Antoine Le Maỵtre Tuy vậy, sân khấu gần như khơng được giới thiệu ở đây vì những người theo giáo lý Jansénisme coi đĩ là thứ nghệ thuật khơng thích hợp

Năm 18 tuổi, Racine vào học Triết học tại Collège d'Harcourt, tiền thân của Lycée Saint-Louis nổi tiếng Trong thời gian này ơng bắt đầu sáng tác những bài thơ đầu tiên với ý định sẽ vừa trở thành một thầy tu, vừa làm văn sĩ, nhưng cuối cùng sau khi thất bại trong bước đường trở thành tu sĩ, Racine bắt đầu tập trung khả năng cho nghiệp cầm bút

Vào năm 1660, Jean Racine nhận được khoản trợ cấp đầu tiên từ Hồng gia

sau khi cho ra đời 3 bài thơ ca ngợi nhà vua: La Convalescence du Roi (Đức Vua

bình phục), La Renommée aux Muses (Vinh quang của các thi thần) và La Nymphe

de la Seine (Người đẹp sơng Seine) Năm 1664, vở kịch đầu tay của Racine, La Thébạde, được cơng diễn với vai chính thuộc về Molière, tuy nhiên vở kịch khơng phải là một thành cơng lớn

Vào năm 1665, vở kịch thứ hai của ơng là Alexandre le Grand (Alexandre

Đại đế) của Racine khá thành cơng, được nhà vua rất yêu thích Tiếp đĩ, tác phẩm

thứ ba của Racine, vở bi kịch Andromaque (1667) thành cơng vang dội đã đảm bảo

cho tác giả của nĩ một vị trí xuất sắc trong triều đình Pháp Năm 1668, Racine cho

ra mắt vở hài kịch duy nhất của ơng, Les Plaideurs (Những người hay kiện), trước

khi quay lại với thể loại bi kịch sở trường và liên tiếp thành cơng với các vở

Trang 3

Britannicus (1669), Bérénice (1670), Bajazet (1672), Mithridate (1673), Iphigénie

(1674) và Phèdre (1677)

Những thành công của Racine khiến ông bị không ít người ganh ghét, đố kị Mệt mỏi với những chỉ trích và các âm mưu của giới sân khấu, sau thành công của

vở kịch cuối cùng Phèdre, Jean Racine quyết định gác bút Tuy nhiên ông vẫn được nhà vua trọng dụng Từ năm 1673 Racine được phong làm viện sĩ của Viện Hàn lâm Pháp và đến năm 1690 thì ông được phong tước Vào năm 1677, cùng với Charles Boileau, Jean Racine được phong làm sử quan cho nhà vua

Đến năm 1689, theo lời đề nghị của Quý bà Françoise d’Aubigné, Jean Racine quay trở lại sáng tác hai vở bi kịch cho học sinh Trường võ bị Saint-Cyr, đó

Esther (1689) và Athalie (1691) Vào thời điểm đó, Racine là người chống lại sân khấu sống vì vậy ông chỉ coi các tác phẩm của mình như là những sáng tác văn học và tài liệu giảng dạy Năm 1696, Jean Racine được thăng làm giám quan cho nhà vua và thường xuyên có những bài giảng cho hoàng gia

Jean Racine qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1699 vì bệnh gan Theo đề nghị của Racine, ông được an táng tại Port Royal Khi Port Royal bị phá hủy, hài cốt của nhà viết kịch được chuyển về nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont ở Paris

1.2 Đặc điểm sáng tác của Racine

Trưởng thành từ trường học của tu viện với những nguyên tắc của Giáo

lý Jansénisme, học những môn khoa học nhân văn và gặp gỡ những trí thức tiến

bộ, tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng đến con người nghệ sĩ Racine Tác phẩm của ông hầu hết đều mang cảm quan đen tối về cuộc đời, về bóng dáng của

sự yếu hèn và tội lỗi trong bản chất con người, sự bất lực của con người trước những xô đẩy của bản năng mù quáng Đồng thời, trong những sáng tác, ông lại bộc lộ những ước mơ về tự do, dân chủ, nhân đạo và nỗi khát khao hướng về một cuộc sống vô thần với tất cả những thú vui thế tục của nó Cũng từ đây ông còn nói lên đời sống tâm hồn của cả một tầng lớp người đông đảo trong xã hội pháp trước những đổi thay mới của thời đại

Racine thực hiện một cách tự nhiên, tài tình việc phản ánh chân thực hiện thực trong khuôn khổ hết sức tù túng của các quy tắc cổ điển chủ nghĩa chính thống Khác với người tiền bối Corneill, Racine không hướng đến những người

Trang 4

anh hùng với tâm hồn cao thượng như Le Cid; ông tìm đến những nhân vật rất

người đang khốn khổ trong khát khao trần tục cháy bỏng Racine là nhà bi kịch của con người hai mặt Những nhân vật bi kịch của Racine thường bị giằng xé bởi mâu thuẫn giữa lý trí sáng suốt và những dục vọng đầy bản năng, bị dục vọng làm cho

mù quáng để rồi chọn sai hướng và phải chịu kết cục bi thảm Bi kịch của ông gây

ấn tượng với nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế Ông được coi như là người mở đầu cho thể loại bi kịch tâm lý

 Jean Racine là nhà soạn kịch cổ điển vĩ đại nước Pháp Nếu như Corneille

là người mở đầu cho nền bi kịch cổ điển Pháp, thì Racine là người đưa bi kịch cổ điển Pháp thành một thể loại huy hoàng và mẫu mực, có thể sánh ngang với bất cứ nền bi kịch nào của chủ nghĩa cổ điển châu Âu

Trang 5

2 BI KỊCH ANDROMAQUE

Andromaque là vở bi kịch lớn đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của Racine.

Vở kịch gồm năm hồi theo đúng mẫu mực bi kịch Hy Lạp cổ đại Cốt truyện tương đối đơn giản; những sự kiện bên ngoài được tiết giảm đến mức tối đa để tập trung khắc họa những xung đột dữ dội giữa những dục vọng cá nhân và số phận các nhân vật

Viết Andromaque, Racine đã lấy đề tài từ một vở bi kịch cổ đại Hy Lạp Sau

cuộc chiến tranh Troie, Hemione con gái của Ménélas được hứa gả cho Pyrrhus con trai của Achille Song, Pyrrhus lại quay lưng với nàng vì đã yêu say mê Andromaque, vợ góa của vị tướng thành Troie Hector Mặc cho Pyrrhus tìm đủ mọi cách ép buộc, Andromaque vẫn chung thủy với người chồng đã mất Trong lúc đó, người Hy Lạp phái Oreste, người đang đơn phương yêu Hermione, đến đòi Pyrrhus giao đứa con của Hector Nhân cơ hội này, Pyrrhus ép Andromaque phải lấy hắn để cứu đứa bé Buộc phải lựa chọn giữa tình yêu chồng và tình thương con, Andromaque quyết định vờ chấp nhận lấy Pyrrhus rồi tự tử ngay sau lễ cưới để vẹn tròn nghĩa vụ Hermione biết tin, giận dữ chấp nhận tình yêu của Oreste và yêu cầu Oreste giết Pyrrhus cho mình Trong lễ cưới, Oreste giết chết Pyrrhus đang sơ hở không hề phòng bị Pyrrhus chết, Hermione đau đớn tự sát, còn Oreste tuyệt vọng hóa điên, phải chạy trốn lệnh truy nã của hoàng hậu mới Andromaque

Như hầu hết các tác phẩm của Racine, bi kịch Andromaque tuân thủ đầy đủ các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, từ thể loại (bi kịch viết bằng thơ, gồm có 5 hồi) đến đề tài (lấy đề tài từ bi kịch Hy Lạp cổ đại) và quy tắc tam nhất đến hình tượng nhân vật chính mang vẻ đẹp cổ điển lý tưởng

Trang 6

3 CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN VÀ VẺ ĐẸP LÝ TƯỞNG TRONG CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN

Chủ nghĩa cổ điển là sản phẩm của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp vào thế kỷ XVII khi chế độ này đặt nền tảng cho sự thống nhất dân tộc trên nhiều phương diện, trong đó có chữ viết, văn học và nghệ thuật Dựa trên nền tảng là chủ nghĩa duy lý của nhà khoa học nổi tiếng Decartes, chủ nghĩa cổ điển là một hệ thống các quy tắc nghiêm ngặt trong sáng tạo văn chương Chủ nghĩa cổ điển đề cao cái đẹp của sự cân đối, hài hòa; đề cao ý thức nghĩa vụ và lương tri của con người trong cuộc đấu tranh với những khuynh hướng tự nhiên Ba nguyên lý mỹ học cơ bản của chủ nghĩa cổ điển là tôn sùng lý trí, theo tự nhiên (tự nhiên đẹp, nghĩa là đời sống cung đình Pháp) và lấy nghệ thuật cổ đại làm mẫu mực

Chủ nghĩa cổ điển phân biệt rạch ròi những thể loại bậc cao như bi kịch, tụng ca, anh hùng ca và những thể loại bậc thấp như tiểu thuyết, hài kịch Nhà nghệ

sĩ sáng tác bi kịch phải tuân theo nhũng quy luật nghiêm ngặt: kịch phải viết bằng thơ, lấy chất liệu từ văn chương Hy - La cổ đại, phải duy nhất về thời gian, hành động và địa điểm để đảm bảo tính chân thực cho vở kịch

Bi kịch nhằm vào những vấn đề của xã hội và đạo đức hệ trọng nhất của thời đại Các xung đột xã hội ở bi kịch chủ nghĩa cổ điển được khúc xạ vào tâm hồn những nhân vật đang bị đặt vào tình trạng nhất thiết phải lựa chọn giữa bổn phận đạo đức và dục vọng cá nhân Ở kiểu xung đột này, chính sự phân cực giữa tồn tại

xã hội và tồn tại cái riêng tư của con người lại là cái quy định cấu trúc của hình tượng Bản chất tộc loại, xã hội, cái “tôi” tư duy lí tính được đem đối lập với tồn tại

cá nhân trực tiếp của chính các nhân vật đã trở thành điểm nhìn của lí trí, khiến nó dường như phải đứng từ bên ngoài để tự quan sát chính mình, để day dứt vì sự phân li của mình, để đảm nhận cái mệnh lệnh phải trở nên ngang hàng với cái

“tôi”lí tưởng của mình Ở thời kì đầu, mệnh lệnh này còn hoà hợp với bổn phận trước quốc gia và ý chí lí tính của nhân vật bao giờ cũng thắng (bi kịch của Corneill); về sau theo mức độ lạ hoá của quốc gia, mệnh lệnh ấy mất dần nội dung chính trị, chỉ còn mang tính chất thẩm mĩ (bi kịch của Racine) Cảm nhận về khủng

Trang 7

hoảng đang tới với hệ thống chuyên chế bộc lộ rõ rệt ở các bi kịch của Racine - những tác phẩm mà bố cục nghệ thuật chặt chẽ đến mức lí tưởng lại mâu thuẫn với trạng thái hỗn độn của những dục vọng tự phát và mù quáng ngự trị trong những tác phẩm ấy - những dục vọng mà khi đối mặt với chúng, cả ý chí lẫn

lí trí con người đều bất lực

Trang 8

4 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TOÀN VẺ ĐẸP LÝ TƯỞNG TRONG

ANDROMAQUE

Dưới bộ áo của truyền thuyết cổ đại, Racine đã mang đến cho sân khấu tấn kịch của cuộc sống đương thời Đó là tấn bi kịch của một phụ nữ góa chồng, để đảm bảo tương lai cho đứa con trai bé bỏng, bị ép phải lấy một người đáng sợ - đứa con trai của kẻ thù; về một cô gái đã được hứa hôn trả thù kẻ nuốt lời hứa Dù thoạt nhìn, những mối quan hệ giữa bốn nhân vật Pyrrhus, Andromaque, Hermione và Oreste có vẻ chồng chéo, phức tạp, hành động kịch thực chất vẫn đơn giản, vì động lực của hành động chỉ là những tình cảm, những thèm khát của con người, không

có bàn tay can thiệp của những thế lực bên ngoài Bằng “kỹ thuật” nắm bắt lấy hành động của các nhân vật ông đã xây dựng từng hình tượng nhân vật gắn với những nét tương phản rõ rệt, qua đó là nổi bật hình tượng người vợ, người mẹ lý tưởng Andromaque

Là một người mẹ, Andromaque sẵn sàng vì con mà hy sinh cả tự do, cả cuộc đời Là một người vợ, Andromaque quyết tâm giữ trọn tấm lòng với người chồng anh hùng đã bỏ mình trong chiến đấu Kiên quyết cự tuyệt Pyrrhus, nhưng lúc cần phải hành động vì con, Andromaque vẫn biết cách nhóm lên hy vọng ở kẻ si tình Trong trường hợp gay go nhất, nàng vẫn biết tìm cho mình một nghị lực, một ý chí rắn rỏi mà từ tốn Hình tượng nhân vật Andromaque là hình tượng đẹp đẽ, trong sáng nhất của vở kịch Người vợ lý tưởng và người mẹ lý tưởng đã kết hợp hài hòa trong Andromaque

So với Pyrrhus, Hermione và Oreste - ba nhân vật còn lại trong tác phẩm, vẻ đẹp lý tưởng ở nhân vật Andromaque càng rõ nét Pyrrhus là hình ảnh của con người nửa sau thế kỷ XVII, kiểu con người vẫy vùng tuyệt vọng trong những thèm khát chuyên chế Cũng có những phẩm chất tốt đẹp thẳng thẳn, quảng đại, nhưng chỉ vì say đắm Andromaque, Pyrrhus trở nên đáng sợ và mù quáng: sẵn sàng quên hết những tàn tro thù hận của cuộc chiến Troie, sẵn sàng chống lại người Hy Lạp, sẵn sàng dồn ép người phụ nữ đơn độc và khi có được tình yêu thì say sưa đến chểnh mảng việc phòng bị cho bản thân Cái chết, đối với nhân vật này, là một kết cục tất yếu

Nhân vật Hermione lại là một kiểu khác của con người hoang mang giữa cuộc sống Những trạng thái của nhân vật này thay đổi thất thường theo sự thay đổi

Trang 9

của người yêu: sự bối rối thất vọng trước những phũ phàng của Pyrrhus lập tức trở thành niềm kiêu hãnh khi đứng trước Andromaque vì biết Pyrrhus đã thay đổi thái

độ, rồi kiêu hãnh lại thành giận dữ đến mức mất cả tự chủ Ở Hermione, cảm xúc mãnh liệt vượt ra ngoài sự dẫn dắt của lý đã dẫn đến những quyết định sai lầm không thể cứu vãn nổi

Nhân vật Oreste trong vở kịch không có một tính cách rõ ràng, chỉ là một người bị nỗi thèm khát lôi kéo và đẩy tới kết cục bi thảm

Đối lập với ba nhân vật đó là Andromaque Không có quyền lực và địa vị như Pyrrhus, Hermione hay Oreste, điểm nổi bật nhất ở Andromaque là hoàn toàn không có sự phân biệt giữa lý trí và tình cảm Tình cảm gắn liền với ý thức về bổn phận và trách nhiệm nên luôn được lý trí soi sáng và dẫn dắt Tình cảm đi đôi với

lý trí tạo nên sức mạnh tuyệt đối ở người phụ nữ đơn độc Sự cân bằng đó giữa cho nhân vật này chiến thắng hết thảy, không rơi vào bi kịch

• Tiểu kết:

Có thể nói, có hai cuộc đấu tranh trong bi kịch Andromaque Trên sân khấu, xuyên suốt vở kịch, là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa những khát khao bản năng mù quáng của vị vua Pyrrhus với tình cảm được lý trí dẫn đường của người vợ, người mẹ Andromaque Đó là cuộc đấu tranh để giữ toàn vẹn những phẩm chất tốt đẹp của con người trước sức mạnh quyền lực và những sai lầm trong nhận thức

Thông qua vở kịch, ngòi bút Racine đã vẽ nên một một cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ vẻ đẹp lý tưởng của con người trong thời đại quyền lực lên ngôi và những dục vọng bản năng lên tiếng Kết cục bi thảm của những Pyrrhus, Hermione và Oreste có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh Chiến thắng của Andromaque ở cuối vở bi kịch chính là chiến thắng của vẻ đẹp lý tưởng của con người

Trang 10

4 GIÁ TRỊ TÁC PHẨM ANDROMAQUE

Vở kịch là sự xung đột dữ dội giữa các dục vọng với lý trí Hình tượng nàng Andromaque yếu đuối nhưng đồng thời cũng đầy sức mạnh nội tâm gây xúc động mạnh mẽ cho người xem Angdromaque là nhân vật chính nhân vật nữ anh hùng chiến thắng trong cuộc đấu tranh bảo toàn cái đẹp lý tưởng

Vở kịch Andromaque là một bi kịch cổ điển mẫu mực, thể hiện đậm nét

phong cách bi kịch Racine: không quá ngổn ngang về hành động mà đi sâu vào đời sống tình cảm của con người thời đại Là cuộc xung đột giữa những đam mê đầy

tính bản năng và sức mạnh lý trí, Andromaque không chỉ là câu chuyện của thế kỷ

XVII xa xôi mà là một bi kịch nhân sinh vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày nay

Ngày đăng: 22/11/2017, 21:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w