Về phía nhà nước

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 32 - 34)

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS 1.Tổng quan

1.Về phía nhà nước

1.1. Thế giới

Phát triển hệ thống logistics là một trong những vấn đề trọng tâm hiện nay, được Chính phủ đặt ra như một điều kiện tiên quyết để phát triển và tăng trường kinh tế. Giống như cá bơi trong nước, chim bay trên trời, một lĩnh vực muốn phát triển cần có môi trường thuận lợi. Khung thể chế bao gồm những chính sách tạo điều kiện cho logistics và các ngành liên quan có thể phát triển mạnh mẽ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần có các văn bản pháp luật bao quát đủ các khía cạnh, là cơ sở để phân giải khi có tranh chấp và tạo hành lang để các doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Bên cạnh đó, việc nâng cao cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng logistics bao gồm cơ sở hạ tầng cứng như đường sá, sân bay, bến cảng, nhà ga, tàu bè, xe tải, cần cẩu, kho bãi, giàn nâng... và cơ sở hạ tầng mềm như con người (đội ngũ quản lý, đội ngũ nhân viên), thông tin, công nghệ, ... cũng là một vấn đề cần được chú trọng nếu muốn phát triển logistics.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu và nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics quốc gia. Một quốc gia rất phát triển sẽ là bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể học tập xây dựng nâng cao hiệu quả hệ thống logistics trong tương lai.

Chính chủ Trung Quốc luôn khuyến khích cách doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống logistics, kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào đầu tư hệ thống logistics quốc gia. Đây là chính sách quan

trọng để Trung Quốc có thể thu hút nguồn vốn lớn vào đầu tư cho hệ thống logistics quốc gia.

Các lĩnh vực đầu tư lớn của Trung Quốc đều có sự góp mặt của kinh tế tư nhân. Như hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt... và hệ thống kho bãi, trung tâm logistics.

Thị trường logistics của Trung Quốc được quản lý bởi Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt, hoạt động kho bãi và trung tâm logistics được chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia có lĩnh vực logistics phát triển nhanh nhất thế giới. Để có được thành tựu đó Chính phủ Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kho vận hậu cần và coi việc phát triển ngành hậu cần hiện đại là chiến lược quan trọng để nâng cao vị thế quyền lực quốc gia.

Chính phủ Nhật Bản là người đóng vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển quốc gia cũng như đội tàu biển và mọi quyết định về cảng đều do Chính phủ đưa ra. Nhật Bản rất chú trọng đến hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô ngành hậu cần.

1.2. Việt Nam

a. Giải pháp chung :

● Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Hướng tới cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.

● Hai là, rà soát các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

● Ba là, tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.

● Bốn là, phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển.

● Năm là, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực

ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.

● Sáu là, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.

● Bảy là, khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

● Tám là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải.

● Chín là, nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

● Mười là, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 32 - 34)