Hạ tầng thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS 1.Tổng quan

b. Hạ tầng thông tin và truyền thông

Một trong những yếu tố quan trọng của ngành Logistics chính là hạ tầng thông tin và truyền thông. Việc sử dụng ICT (Information Communication Technology) trong vận tải và logistics bắt đầu từ những năm 1960. Trong vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của Covid-19 nên lĩnh vực logistics chịu tác động rất lớn, khi mà nhu cầu

vận chuyển tăng cao nhưng lại có rất nhiều rào cản đã làm giới hạn về năng lực vận chuyển. Mặc dù vậy, xu hướng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực logistics đã có từ trước khi có dịch bệnh Covid đến nay vẫn tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, thích ứng với các lĩnh vực khác và giảm chi phí cho chuỗi cung ứng.. Có thể kể đến những nền tảng nổi bật như:

Chuyển đổi số (những nền tảng hỗ trợ đắc lực cho việc lựa chọn, booking vận tải và tối ưu hóa quy trình quản lý dịch vụ);

Tự động hóa trong vận hành, khai thác, quản lý: với sự ra đời của nhiều robot nghiệp vụ, máy soi chiếu công suất lớn hay các thiết bị không người lái thông minh khác

Cuối cùng là sử dụng năng lượng mặt trời nhằm xây dựng hệ thống logistics xanh

c. Chất lượng kho bãi

Sự xuất hiện và phát triển của Thương mại điện tử đã tái định hình thị trường kho bãi toàn cầu, nhu cầu ngày càng tăng cao để đáp ứng khả năng quản lý một lượng lớn các đơn đặt hàng một cách nhanh chóng. Khi ngành Thương mại điện tử tiếp tục phát triển, thị trường kho bãi toàn cầu sẽ chín muồi cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông minh, với sự tự động hóa trong nhiều quy trình. Xu thế chuyển đổi kỹ thuật số trong ngành logistics sẽ thay đổi các đặc điểm và mô hình hoạt động của các kho bãi trong tương lai.

Việc sử dụng không đủ hoặc sử dụng quá mức không gian kho bãi và chi phí vận hành tăng cao là một trong số những mối quan tâm cấp bách nhất trong thị trường kho bãi toàn cầu. Với chuỗi cung ứng ngày càng trở nên phức tạp hơn, nhu cầu về các nhà điều hành kho bãi đáng tin cậy và có khả năng giải quyết các nhu cầu biến động của khách hàng với việc quản lý hàng tồn kho chính xác ngày càng tăng. Điều này thực sự cần thiết khi kho bãi cho ngành Thương mại điện tử có diện tích sàn gấp ba lần diện tích của một nhà kho truyền thống, nhu cầu xử lý hàng tồn kho sản phẩm đa dạng và đảm bảo đáp ứng đơn hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Trong thập kỷ qua, các kho bãi đã chuyển đổi từ việc chỉ là một cơ sở hạ tầng chủ yếu đóng vai trò là cơ sở lưu trữ dài hạn cho các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh truyền thống thành các trung tâm xử lý đơn hàng. Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ và kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đối với các dịch vụ giá trị gia tăng tạo ra nhu cầu về các mô hình kinh doanh sáng tạo để vượt qua các thiết lập phức tạp của các nhà kho truyền thống.

1.2. Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chi phí nguyên vật liệu rẻ và mức lương thấp hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, vị trí địa lý của Việt Nam cũng là một mắt xích quan trọng giữa các khu vực Đông Nam Á, Đông Nam Á và là đường liên kết biển quan trọng với thế giới.

Trong báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê năm 2019, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,02% cùng với giá trị xuất khẩu tăng 8,1%,giá trị nhập khẩu tăng 7% . Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam nằm trong top 10 các nước đang phát triển đã cải thiện đáng kể kết quả hoạt động trong vài năm qua từ thứ hạng 53 năm 2012 lên thứ hạng 39 năm 2018. Hơn nữa, ngành logistics Việt Nam cho thấy một ngành cạnh tranh và có triển vọng bùng nổ trong tương lai với tỷ suất lợi nhuận gộp đạt đến 12,68% vào năm 2019.

Cũng theo thống kê của Hiệp hội Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14%-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Thị trường logistics tại Việt Nam được đánh giá cao, đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái. Theo Kế hoạch 200/QĐ-TTG đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng của logistics sẽ là 15 đến 20%, chi phí logistics sẽ dao động từ 16 đến 20% của GDP và đóng góp của ngành sẽ vào khoảng 8 đến 10% GDP.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 26 - 28)