Về phía các doanh nghiệp ngành Logistics

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 35 - 39)

III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS 1.Tổng quan

2. Về phía các doanh nghiệp ngành Logistics

2.1. Thế giới

Phương châm của logistics hiện đại là chi phí, tốc độ, tin cậy. Tức là một hàng hóa đi từ doanh nghiệp đến đối tác với chi phí thấp nhất, tốc độ nhanh nhất, đồng thời phải đảm bảo hàng hóa không bị thất lạc, mất mát, hư hỏng. John J. Coyle, tác giả một loạt quyển sách về kinh doanh logistics, tóm tắt phương châm của logistics trong 7 chữ Đúng (nguyên văn tiếng Anh là 7 chữ Right) như sau: Logistics là đem đúng sản phẩm, đến đúng khách hàng, với đúng số lượng, ở đúng trạng thái, đến đúng địa điểm, vào đúng thời gian, và với đúng chi phí.

Dựa trên nền tảng đó, việc đầu tư, nâng cấp cải thiện dịch vụ logistics chính là chìa khóa để phát triển ngành logistics. Trong đó, việc đồng bộ hóa logistics với công nghệ thông tin và thương mại điện tử là một trong những điều quan trọng và cấp thiết. Bên cạnh đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ vận chuyển cần được chú trọng cải thiện về chất lượng và cả số lượng, quy mô. Vấn đề môi trường cũng là một điểm đáng lưu ý nếu muốn phát triển logistics một cách lâu dài.

Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực ứng dụng dữ liệu lớn (big data), công nghệ 5G và trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống logistics, tạo nền tảng công nghệ vững chắc, góp phần giúp việc giao hàng diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, nhân lực, thời gian mà còn góp phần thay đổi trải nghiệm người dùng. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thương mại điện tử bùng nổ mạnh mẽ trên toàn cầu đòi hỏi logistics buộc phải nâng cấp để theo kịp sự tăng trưởng nhanh chóng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu giúp công ty quản lý kho vận tốt và chính xác hơn. Với khâu vận chuyển và giao hàng, công đoạn tưởng chừng nặng nhọc này đã trở nên dễ dàng và an toàn hơn khi nhiều công ty đã ứng dụng các phương tiện tự động (AV) điển hình như xe nâng hàng, robot vận chuyển hàng tự động.

2.2. Việt Nam

a. Giải pháp chung

Tái cơ cấu chuỗi cung ứng nhằm nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh của thương mại Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu và chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ gắn kết, tạo điều kiện và thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển dịch vụ logistics.

Chủ hàng Việt Nam cần chủ động và tận dụng lợi ích của việc thuê ngoài logistics cũng giúp các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu cắt giảm chi phí, tiết kiệm các khoản đầu tư, nhân lực không cần thiết nhằm có điều kiện tập trung vào kinh doanh lõi của mình.

Hiện đại hóa hệ thống hải quan, thực hiện hải quan một cửa, hải quan điện tử, trong đó có việc phát triển mạnh mẽ hình thức đại lý hải quan bằng việc gia tăng số lượng đại lý hải quan và xây dựng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu do đại lý hải quan đứng tên khai, như miễn kiểm hồ sơ và miễn kiểm hàng hóa đối với các tờ khai do đại lý hải quan đứng tên, đóng dấu.

Đảm bảo tính thống nhất, minh bạch và nhất quán các quy định pháp luật điều chỉnh kinh doanh dịch vụ logistics để phục vụ tốt cho việc tạo thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại.

Thiết lập cơ chế liên kết hữu hiệu giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics. Để có sự liên kết thường xuyên và hữu hiệu, các doanh nghiệp logistics cần chủ động nắm vững nghiệp vụ chuyên ngành thương mại, các quy tắc, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Thường xuyên

trao đổi thông tin có liên quan để giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistics nắm bắt tình hình, hỗ trợ nghiệp vụ tiến tới xây dựng cổng thông tin giao dịch logistics tại mỗi khu vực phục vụ.

b. Giải pháp ứng phó với đại dịch Covid 19

Nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã ứng phó với Covid-19 bằng hàng loạt các biện pháp: cắt giảm lương và/hoặc giờ làm việc của nhân viên; cắt giảm chi phí không cần thiết (44,5% DN); đàm phán điều khoản thanh toán cho chi phí đầu vào và chi phí khác (38,6% DN), thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh (37,3% DN).

Cần chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, trình độ quản trị theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số để bắt kịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hấu hết trong các khâu của logistics. Doanh nghiệp logistics cấn nâng cao quy trình, công nghệ, nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực logistics. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ với những tiến bộ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được đa số doanh nghiệp kỳ vọng sẽ làm thay đổi ngành logistics nhiều nhất với những lợi ích hàng đầu như tăng năng suất lao động, cắt giảm chi phí, cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao hiệu quả theo dõi logistics và quản lý vòng đời sản phẩm và củng cố hệ thống vận hành.... áp dụng giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho dịch vụ logistics và giảm đáng kể chi phí liên quan như cảng điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO), số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ logistics (Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart Warehousing)... Chủ động tìm kiếm, liên kết với các doanh nghiệp quốc tế có uy tín để cùng phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

LỜI KẾT

Logistics là một thuật ngữ mới trong những năm gần đây nhưng nó đang ngày càng trở nên phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất thương mại của con người. Logistics là ngành đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và là một ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng đem lại giá trị gia tăng cao. Logistics đã và đang ngày càng phát triển, đồng bộ hơn, tiến bộ hơn, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho đất nước ta và toàn thế giới. Sự phát triển của Logistics có ý nghĩa quan trọng trong việc vận hành sản xuất và quá trình thương mại.

Trong thời gian tới, thế giới sẽ bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid. Theo đó việc mở rộng, cải thiện Logistics cũng là một vấn đề được nhà nước và các doanh nghiệp chú trọng. Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa, Logistics sẽ là một ngành, một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong tương lai tới.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LOGISTIC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTIC HIỆN NAY (Trang 35 - 39)