III. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS 1.Tổng quan
a. Hạ tầng giao thông vận tả
Trước hết là đường sắt. Mạng lưới đường sắt nước ta khá là dày với mật độ khoảng 7,8 km/1000 km2, với tổng chiều dài lên đến 3.143km; hệ thống số ga tàu là 276, phân bố và trải dài khắp 35 tỉnh thành. Trong năm 2020 thì tổng công ty đường sắt Việt Nam và các công ty vận tải đã phối hợp để sửa chữa để nâng cấp hàng loạt kho bãi phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa mau chóng, kịp thời. Tuy nhiên tại Việt Nam, hạ tầng đường sắt vẫn đang thiếu đi sự đồng bộ, liên kết với các hệ thống đường khác nên logistics đường sắt vẫn chưa thực sự phát triển.
Về đường bộ, Theo World Bank thì mạng lưới đường bộ Việt nam hiện nay đang có tổng chiều dài khoảng hơn 300.000 km, tuy nhiên đến 60% trong số đó là địa hình đồi núi. Bên cạnh đó, ở một số tp lớn, hiện tượng ùn tắc vẫn xảy ra thường xuyên.
Tiếp đến là đường hàng không, Cho đến năm 2020 thì Việt Nam có tổng cộng 22 cảng hàng không trong đó có 11 cảng quốc tế và 11 cảng nội địa. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam thì tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 235 máy bay dân dụng và 32 trực thăng được đăng ký quốc tịch Việt Nam. Dự đoán đến năm 2024 thì nhu cầu đầu tư để phát triển hạ tầng logistics hàng không vẫn vô cùng lớn. Tuy nhiên thời điểm covid vừa qua các hãng hàng không VN chịu ảnh hưởng rất nặng nề khi chỉ khai thác 1 – 2% đội bay.
Cuối cùng là hạ tầng đường biển. Việt Nam đã hình thành được một hệ thống cảng biển hoàn chỉnh từ Bắc vào Nam với 45 cảng biển, chia thành 6 nhóm cảng. Quy mô chiều dài cầu, bến cảng khoảng 82,6 km, tổng công suất thông qua đạt khoảng 600 – 650 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vận tải biển trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, với hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua cảng biển, việc phân bổ cảng biển vẫn có tình trạng “chỗ thừa, chỗ thiếu”. Bên cạnh đó, cảng biển Việt Nam đang dần “lạc hậu” với xu thế container hóa của thế giới bởi tình trạng phân mảnh, các bến cảng thiếu sự liên thông. Ngoài ra việc hàng hóa được thông thương chủ yếu bằng đường bộ khiến các trục đường dẫn tới các cảng cũng thường xuyên tắc nghẽn.