Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 38 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.4.2.Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện “quốc sách ấp chiến lược” ở Mỹ Tho

Mỹ cho rằng muốn thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống du kích cộng sản ở các nước nông nghiệp thì trước hết phải “tranh thủ được trái tim, khối óc của nông dân”, tách nông dân ra khỏi lực lượng cách mạng, giành quyền thống trị trên toàn bộ nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) và lãnh thỗ nước đó (mà phần lớn là nông thôn). Như vậy, nông thôn là địa bàn quan trọng mà đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung đánh phá, bình định. Trong giai đoạn “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ và chính quyền Sài Gòn tập trung mọi lực lượng, phương tiện đánh phá dai dẵng nhất, ác liệt nhất, để thực hiện cho kỳ được chương trình lập ấp chiến lược hòng. “Các chuyên gia “chống nổi loạn” như Lensden, Thompson, Komer, Poocter, v.v. đều thống nhất khẳng định chìa khóa của thắng lợi trong cuộc chiến tranh này là “bình định” nông thôn” [81, tr.32].

Vì vậy, ngay sau khi gạt bỏ Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã nắm được bộ máy bên trên, liền tấn công ồ ạt vào phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam để thiết lập và cũng cố bộ máy thống trị bên dưới, nhất là nông thôn. Các chính sách “tố cộng, diệt cộng”, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật” của chính quyền Diệm từ giữa năm 1955 đều nhằm mục đích kiểm soát và nắm lấy nông dân, kiểm soát vùng nông thôn.

Sang đầu năm 1961, cùng với sự thất bại liên tiếp của các chính sách trên, hình thức thống trị bằng chính quyền độc tài, gia đình trị Ngô Đình Diệm cũng có nguy cơ sụp đổ, đế quốc Mỹ đã bị động chuyển sang chiến lược chiến tranh mới – “chiến tranh đặc biệt”.

Chính sách bình định mới mang tên “ấp chiến lược” được xem là trọng tâm của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, là “xương sống” của nó. So với chính sách khu dinh điền,

khu trù mật, chính sách ấp chiến lược là một hình thức để tập trung và kiểm soát dân cao hơn về tính chất, cũng như về âm mưu thủ đoạn. Tác giả Trần Thị Thu Hương trong tác phẩm “Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy ở miền Nam Việt Nam”đã viết: “Ấp chiến lược cũng là một hình thức để tập trung dân, nếu “dinh điền” chỉ tập trung những người kháng chiến cũ, những người miền Bắc di cư vào một hệ thống trại tập trung ở khu hẻo lánh, ở vùng rừng núi; “khu trù mật” chỉ tập trung dân ở những vùng chiến lược quan trọng ở đồng bằng, có phong trào đấu tranh mạnh mẽ, còn ấp chiến lược thì dồn tất cả nông dân miền Nam vào trong các trại tập trung, thiết lập ngay trong phạm vi của mỗi thôn, ấp cũ với qui mô hàng ngàn cứ điểm khắp miền Nam” [81, tr.40-41]. Ngay bản thân Ngô Đình Nhu cũng đã nói rõ sự khác biệt đó: “ấp chiến lược khác với ấp trù mật, vì ấp trù mật chỉ được thiết lập tại những vùng bất an ninh với mục đích quy dân và thực hiện công tác trên hình thức đại quy mô, còn ấp chiến lược được xây dựng với mục đích phát huy truyền thống tại hạ tầng cơ sở của quốc gia, nhẹ vấn đề quy dân, nên nếu cần cũng chỉ quy một số gia đình sống lẻ tẻ theo nguyên tắc quy ngắn tầm” [60,tr. 5], [75, tr.41].

Như vậy, lập ấp chiến lược là một chính sách bình định nông thôn, được xây dựng trên cơ sở quy tụ kinh nghiệm từ trong quá trình thực hiện chủ nghĩa thực dân cũ và mới, cũng như của chính Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đó. Mặc dù, Ngô Đình Nhu từng cho rằng chính sách ấp chiến lược là: “Đường lối cách mạng của Việt Nam Cộng Hòa không rập khuôn theo một khuôn mẫu sẵn có. Đó là kết quả của những suy nghiệm sâu xa về lịch sử, những nhận thức sáng suốt về thực tại,” [2, tr.1].

Mỹ - Diệm còn phân chia các địa phương làm ba vùng, dùng những biện pháp khác nhau gom dân vào ấp chiến lược.

Vùng “an ninh”: là vùng do chúng kiểm soát. Chúng dựa vào bộ máy cai trị, lực lượng quân sự tại chỗ kết hợp với chiến tranh tâm lý, vừa cưỡng bức, vừa dụ dỗ nhân dân vào các ấp chiến lược.

Vùng “bán an ninh”: là vùng tranh chấp. Chúng sử dụng các lực lượng quân sự mở các cuộc hành quân càn quét đánh phá, dồn dân đến đâu lập ấp đến đó, sau đó tổ chức lực lượng chiếm giữ, kìm kẹp.

Vùng “bất an ninh”: là vùng giải phóng. Chúng huy động lực lượng chính quy và không quân, pháo binh, xe tăng càn quét đánh phá, đẩy nhân dân phải “tị nạn” vào vùng chúng kiểm soát.

Kết quả tình hình lập ấp chiến lược trên toàn miền Nam đến tháng 8 năm 1963 như sau:

Tháng Số ấp chiến lược đã hoàn thành

Số ấp chiến lược tăng mỗi tháng 7/1962 8/1932 9/1962 10/1962 11/1962 12/1962 1/1963 2/1963 3/1963 4/1963 5/1963 6/1963 7/1963 8/1963 2.559 2.661 3.089 3.225 3.550 4.080 4.441 5049 5.332 5.787 6.222 6.872 7.222 8.095 - 102 428 136 325 530 361 608 283 455 439 646 348 875 Nguồn [81, tr. 67].

Theo tác giả Huỳnh Thị Liêm trong Luận án Tiến sĩ mang tên “Phong trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở miền Đông Nam Bộ (1961 - 1965)” đến ngày 14 tháng 4 năm 1963, trên toàn Nam Bộ đã có thống kê về ấp chiến lược như sau:

Sài Gòn Miền Đông Miền Tây Số ACL dự trù (ấp) 430 1.340 4.206 Số ACL đã hoàn thành (ấp) 285 802 1.809 Số ACL đang xây dựng (ấp) 90 363 696 Tổng số dân (người) 1.275.000 1.686.000 5.658.989 Dân đã vào ấp (người) 974 1.332.206 2.605.917 Nguồn [82, tr. 60].

Trong đó, Mỹ Tho là chiến trường trọng điểm của địch ở đồng bằng sông Cửu Long, là một trong những vùng ưu tiên bình định của chính quyền Sài Gòn. Đây còn là một trong những vùng đông dân nhất của Nam Bộ. Nếu xét trong phạm vi tỉnh Mỹ Tho, Mỹ Tho là

vùng đông dân nhất của tỉnh so với vùng Gò Công ở phía đông. Xét về vị trí chiến lược, Mỹ Tho nằm ở trung tâm của vùng Trung Nam Bộ (Khu VIII cũ), chỉ cách Sài Gòn với khoảng 70 – 100 km; án ngữ các đường giao thông thủy bộ quan trọng nối giữa Sài Gòn với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, nơi mà có lộ 4 đi qua và các kênh đào nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ. Đặc biệt là kênh Chợ Gạo, tuyến đường thủy quan trọng nối Sài Gòn với các tỉnh đồng bằng khi mà giao thông thủy còn giữ vai trò quan trọng. Vì thế, Mỹ Tho đã trở thành nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi trọng điểm để xây dựng các chương trình bình định của địch kể từ chính sách định cư di dân Công giáo, rồi sau là chính sách lập Khu trù mật. Khi chuyển sang thực hiện “quốc sách ấp chiến lược”, Mỹ Tho nói riêng và toàn tỉnh Định Tường nói chung là một trong những vùng trọng điểm ở đồng bằng sông Cửu Long mà chính quyền Sài Gòn rất chú trọng đến công tác gom dân, lập ấp chiến lược.

Chính vì thế, để nắm giữ Mỹ Tho và hỗ trợ cho hoạt động bình định, lập ấp chiến lược, tháng 4 năm 1961, chính quyền Sài Gòn đã điều Sư đoàn 7 bộ binh từ vĩ tuyến 17 về đóng Bộ tư lệnh ở thị xã Mỹ Tho cùng 182 cố vấn Mỹ. Đồng thời, chính quyền Sài Gòn thành lập Khu chiến thuật 32 thuộc Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh miền Trung Nam Bộ khi chia toàn lãnh thỗ miền Nam thành 3 vùng chiến thuật. (Sau đổi thành Khu chiến thuật 41, rồi Khu chiến thuật Tiền Giang khi chia thành 4 vùng chiến thuật). Ngoài ra, trên địa bàn Mỹ Tho, chính quyền Sài Gòn còn tăng cường đôn quân, bắt lính, kiện toàn các tiểu đoàn bảo an ở tỉnh, xây dựng cho mỗi quận trên địa bàn một đại đội bảo an và một trung đội bảo an biệt kích.

Cũng như trên toàn lãnh thỗ miền Nam, bộ máy chính quyền Sài Gòn được quân sự hóa cao độ, tổ chức hành chính cấp tỉnh, huyện, xã song hành với tổ chức quân sự. Hầu hết các sĩ quan quân đội nắm giữ các chức vụ đứng đầu bộ máy chính quyền địa phương đồng thời kiêm nhiệm chức vụ bên quân sự như Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng, Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng. Bên cạnh đó, phân chia lại hệ thống hành chính cấp quận theo xu hướng chia nhỏ lại để dễ bề kiểm soát. Trên địa bàn Mỹ Tho, lập thêm quận Giáo Đức từ các xã phía tây của Cái Bè và tây bắc Cai Lậy; đổi tên quận Châu Thành thành quận Long Định và dời quận lỵ về Long Định; đổi tên quận Cái Bè thành quận Sùng Hiếu, quận Cai Lậy thành quận Khiêm Ích. Toàn tỉnh lúc này được chia thành 8 quận với 124 xã, trong đó, vùng Mỹ Tho có tới 6/8 quận (Gò Công có 2 quận Hòa Đồng và Gò Công).

Từ tháng 7 năm 1961, lực lượng Sư đoàn 7 bộ binh kết hợp với lực lượng bảo an, dân vệ liên tục càn quét đánh phá vào các vùng do cách mạng kiểm soát. Các phương tiện chiến

tranh hiện đại được sử dụng như máy bay, tàu chiến, xe lội nước và pháo binh yểm trợ. Đặc biệt là các nơi có vùng căn cứ cách mạng, nơi đóng các cơ quan và nơi đóng quân của lực lượng vũ trang cách mạng như ở xã Hưng Thạnh, Mỹ Phước, Tân Hòa Đông huyện Châu Thành, xã Mỹ Phước Tây huyện Cai Lậy, khu vực Kinh 12 huyện Cai Lậy bị đánh phá liên tục trong một tuần lễ. “Đồng thời, chúng liên tục càn quét vào các khu vực Nam Bắc lộ 4 thuộc các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và một số xã dọc theo lộ 24 thuộc huyện Chợ Gạo …” [109, tr.38]. Các lực lượng bảo an, biệt kích liên tục thọc sâu vào các vùng giải phóng, càn quét đến đâu thì đồn bót được lập đến đó; xây dựng và cũng cố bộ máy kìm kẹp. Để chuẩn bị cho việc lập ấp chiến lược, Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng ấp chiến lược được thành lập tại xã Lương Hòa Lạc, quận Bến Tranh. Vào tháng 1 năm 1963, một Trung tâm huấn luyện cán bộ xây dựng ấp chiến lược khác được mở tại thị xã Mỹ Tho nhằm kịp thời đào tạo cán bộ xây dựng ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho.

Công việc thực hiện lập ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho được tiến hành làm hai đợt:

Đợt 1: Từ tháng 10 năm 1962 đến tháng 5 năm 1962, dựa trên địa bàn sinh sống sẵn có của nhân dân, sẽ lập ấp chiến lược tại chỗ ở những nơi đông dân cư như các thị xã, thị trấn, các khu phố bằng các khoanh dân tại chỗ, không làm xáo trộn dân cư.

Đợt 2: Từ tháng 5 năm 1962 đến tháng 12 năm 1962, trên cơ sở các ấp chiến lược đã xây dựng trong đợt 1, tiếp tục xây dựng ấp chiến lược ở các vùng ven thị xã, thị trấn, các tuyến lộ giao thông, đồng thời nối liền các ấp chiến lược, các hệ thống ấp chiến lược nhằm bảo vệ đường giao thông, các thị xã, thị trấn; vừa tiến hành bình định, vừa tạo thế chia cắt vùng giải phóng.

Ngày 26 tháng 1 năm 1962, thành lập Ủy ban đặc tránh xây dựng ấp chiến lược tỉnh Định Tường do Tỉnh trưởng đứng đầu, có Ban đặc tránh ấp chiến lược làm công việc thường vụ. Ở mỗi quận đều có Ban đặc trách ấp chiến lược quận.

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 38 - 42)