Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai “quốc sách” ấp chiến lược ở Mỹ Tho

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 42 - 52)

7. Bố cục của luận văn

1.4.3.Mỹ và chính quyền Sài Gòn triển khai “quốc sách” ấp chiến lược ở Mỹ Tho

1.4.3.1. Ấp chiến lược ở Mỹ Tho trong kế hoạch chung thiết lập ấp chiến lược ở

miền Nam

Mỹ Tho nói riêng và toàn tỉnh Định Tường là một trong những địa bàn ưu tiên bình định lập ấp chiến lược của chính quyền Sài Gòn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở tỉnh, Mỹ Tho là địa bàn trọng yếu mà chính quyền Sài Gòn xem là khu vực ưu tiên để tiến hành xây dựng ấp chiến lược trên địa bàn tỉnh. Ban đặc tránh ấp chiến lược tỉnh tập

trung xây dựng một số ấp chiến lược thí điểm ở đây nhằm rút kinh nghiệm cho cả hệ thống ấp chiến lược trên toàn tỉnh Định Tường.

Ấp chiến lược tiêu chuẩn mà tỉnh Định Tường qui định dựa theo qui định chung của Ủy ban liên bộ đặc tránh ấp chiến lược ở trung ương. Theo đó, ấp chiến lược phải có hào rộng 3 mét, sâu 1,5 mét, trong lòng và trên bờ rào đều có cắm chông, thỉnh thoảng có gài mìn. Tường đất đắp xung quanh chạy vòng quanh ấp cao 1,5 mét, bên ngoài rào dây kẽm gai và cây vót nhọn cao từ 2 đến 2,5 mét đan khít nhau. Ấp phải xây dựng các công sự phòng thủ như tháp canh, điểm tựa. Toàn bộ bên trong ấp được chia thành nhiều khu vực nhỏ, có hàng rào ngăn cách. Mỗi ấp chỉ có chừa khoảng 2 cổng ra vào, có nhiều vọng gác để kiểm soát việc đi lại, ra vào ấp. Về nội dung, mỗi ấp phải có một Ban trị sự gồm 1 trưởng ấp và 1 hoặc 2 phó ấp. Mỗi ấp phải xây dựng 1 trung đội dân vệ làm lực lượng tại chỗ để phòng thủ bảo vệ ấp. Thông thường mỗi ấp có 2 đồn dân vệ, mỗi đồn có khoảng 10 đến 12 người. Sau cùng, các “cán bộ bình định” sẽ tiến hành phân loại dân trong ấp chiến lược bằng cách “tổ chức kê khai kiểm tra, phân loại, lập sổ hộ tịch, lập hồ sơ lý lịch, phát thẻ căn cước để kiểm soát từng người dân trong ấp” [109, tr. 41].

Về tên gọi, tùy theo đặc điểm từng vùng, tình hình an ninh được gọi tên theo tính chất cho phù hợp. Các vùng nông thôn hầu hết được xây dựng theo kiểu kể trên và được gọi là ấp chiến lược. Những vùng mà lực lượng cách mạng hoạt động mạnh, kém an ninh thì xây dựng ấp chiến đấu. Một số vùng được chọn lọc thí điểm xây dựng ấp trù mật. Riêng các vùng thị xã, thị trấn được xây dựng thành khóm chiến lược, các khu vực có công sở được xây dựng thành khu chiến lược. Như vậy, trên thực tế, ấp chiến lược là tên gọi chung, phổ biến, ngoài ra còn có ấp chiến đấu, ấp trù mật, khóm chiến lược, khu chiến lược. Tuy nhiên, ấp chiến lược vẫn chiếm đa số và là tên gọi phổ biến.

Cũng như trên địa bàn toàn miền Nam, kế hoạch triển khai xây dựng ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho được chia làm ba giai đoạn theo tính chất của công việc, theo qui định chung của chính quyền Sài Gòn, được gọi là giai đoạn ấp chiến lược hóa, giai đoạn kiện toàn ấp chiến lược và giai đoạn phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội.

Giai đoạn 1: ấp chiến lược hóa từ tháng 3 năm 1962 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963 chia thành 2 đợt. Đợt 1 từ tháng tháng 3 năm 1962 đến tháng 3 năm 1963. Đợt này nhằm đạt hai mục tiêu chính trị và quân sự. Trong thời gian này, tỉnh xây dựng bằng phương tiện tự túc. Đợt 2 từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963, tỉnh tiếp tục hoàn tất ấp chiến lược. Suốt thời gian ấp chiến lược hóa, mỗi ấp được cấp khoảng 20.000 đồng để thực hiện

dự án “ấp tự túc”. Dự án nhằm mục đích giúp các ấp chiến lược về phương tiện để thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về kinh tế và xã hội để ấp có thể hoạt động tự túc.

Giai đoạn 2: kiện toàn ấp chiến lược: Từ ngày 1 tháng 7 năm 1963 đến 30 tháng 9 năm 1963, khẩn trương hoàn tất kiện toàn các ấp chiến lược được xây dựng trong đợt 2. Chính phủ thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng và chấn chỉnh những khuyết điểm về phương diện chính trị và quân sự. Địa phương dự trù kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa xã hội cho thích hợp với mỗi vùng.

Giai đoạn 3: Từ tháng 10 năm 1963, sau khi kiện toàn hệ thống ấp chiến lược, Mỹ và chính quyền Sài Gòn sẽ tập trung các khoản ngân sách của các bộ liên quan và ngân sách, vật chất viện trợ để thực hiện một cuộc cách mạng hóa toàn bộ nền kinh tế nông thôn để nâng cao mức sống của người dân và đạt đến nền kinh tế tự túc. Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch dài hạn về kinh tế, văn hóa và xã hội của ấp chiến lược.

Sau khi hình thành các ấp chiến lược, chiến dịch kiểm tra nhân dân được tiến hành, là một trong những công tác quan trọng trong việc xây dựng ấp chiến lược “nhằm mục đích tìm hiểu dân và tìm hiểu địch” [159, tr.1]. Kiểm tra nhân dân thực chất là nhằm phân loại dân chúng để dễ bề kiểm soát, phân hóa và lôi kéo nhân dân đứng về phía “quốc gia”, vận động nhân dân tham gia vào công việc lập ấp chiến lược nhằm chống lại cách mạng. Đồng thời, nó còn giúp chính quyền Sài Gòn hiểu và nắm rõ mọi nguồn nhân lực, vật lực tại nông thôn, phát hiện những khả năng tiềm tàng trong quần chúng nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển và cũng cố hạ tầng cơ sở nông thôn cho họ. Công tác này còn là biện pháp để thanh lọc hàng ngũ nhân dân, một trong những nhiệm vụ căn bản của quá trình xây dựng và cả sau khi ấp chiến lược đã hoàn thành, nghĩa là đảm bảo an ninh lâu dài cho cơ sở hạ tầng nông thôn. Do đó, công tác kiểm tra, phân loại dân chúng ngoài tác dụng chính trị còn có tác dụng về mặt tình báo và an ninh, không chỉ thực hiện mục tiêu trước mắt mà còn nhằm mục tiêu lâu dài và toàn diện trong việc xây dựng ấp chiến lược.

Về công tác phân loại dân chúng, các “cán bộ bình định” sẽ tiến hành phân loại dân trong từng ấp. Để thực hiện khẩu hiệu: “phát giác nội tuyến, tấn công toàn diện”, dân chúng trong ấp được chia thành 3 loại: Loại 1: là gia đình cách mạng và có liên hệ với cách mạng, được gom vào lô riêng để tiện theo dõi và đàn áp; loại 2 là loại “lưng chừng”, dùng biện pháp mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, ly gián lẫn nhau, kết hợp với đe dọa; loại 3 là loại có thiện chí với quốc gia và chống cộng, gồm những gia đình binh sĩ, công chức chính quyền, có công với chính quyền Sài Gòn, được hưởng chính sách ưu đãi và sử dụng theo dõi, khống

chế nhân dân trong ấp. Đây chính là thành phần sẽ nắm giữ các chức vụ chủ chốt ở hạ tầng cơ sở nông thôn như: nhân viên Hội đồng xã, Ban trị sự ấp, khóm trưởng, liên gia trưởng …

Sau khi phân loại nhân dân, bước tiến theo là thanh lọc hàng ngũ nhân dân dựa trên cơ sở trên. “Mục đích phát hiện mọi cơ sở và cơ cấu tổ chức Việt cộng trong hàng ngũ dân chúng để thanh khiết hóa hàng ngũ nhân dân và bộ máy chính quyền xã, ấp. Thanh lọc còn nhằm mục đích ngăn chặn sự tái xâm nhập của địch vào ấp để quấy rối và phá hoại sau khi ấp chiến lược hoàn thành” [159, tr.6]. Như vậy, việc kiểm tra, phân loại và thanh lọc nhân dân là nhằm mục đích tiêu diệt cơ sở cách mạng trong xã, ấp, sau đó bắt tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia các đoàn thể “quốc gia” như là một nghĩa vụ bắt buộc. Đó là các tổ chức Thanh niên cộng hòa, Thanh nữ cộng hòa, Phụ nữ liên đới, Hội nông dân… Trong tổ chức Thanh niên cộng hòa, những phần tử cốt cán được chọn lựa để thành lập Thanh niên chiến đấu, được huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí để canh gác, bảo vệ ấp chiến lược. Việc tập hợp dân chúng vào những đoàn thể chặt chẽ còn nhằm phải giáo dục để nâng cao trình độ giác ngộ chính trị và lập trường chống cộng. “Hướng dẫn quần chúng tố giác tội ác cộng sản … đề ra những hình thức chống cộng ở trong ấp chiến lược, … hướng dẫn quần chúng tố giác, phát hiện những cơ sở Việt cộng trong xã, ấp, nếu không dám tố giác công khai thì tiếp xúc riêng với cán bộ để tố giác” [159, tr.6].

Trong kế hoạch Staley – Taylor, với quốc sách ấp chiến lược, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đề ra kế hoạch xây dựng hệ thống ấp chiến lược hầu hết trên tổng số ấp ở miền Nam. Tại tỉnh Mỹ Tho (tỉnh Định Tường của chính quyền Sài Gòn), dự định ban đầu lập 451 ấp chiến lược, khóm chiến lược, Ấp trù mật và khu quy dân, cụ thể như sau:

“ - Ấp chiến lược: 420 Ấp (gồm 378 Ấp chiến lược, 42 Ấp chiến đấu) - Khóm chiến lược: 23 khóm

- Khu di dân: 5 khu (sau đó trở thành Ấp chiến lược)

- Khu trù mật, Ấp trù mật: 3 (Hậu Mỹ, Mỹ Phước Tây, Phú Mỹ)” [109, tr.48].

Nhưng khi vừa mới tiến hành ở miền Nam, chính sách ấp chiến lược đã vấp phải sự chống, phá mạnh mẽ của nhân dân miền Nam. Vì vậy, cùng với việc rút từ 16.332 ấp trên toàn miền Nam xuống còn 11.000 ấp. Ở Mỹ Tho, kế hoạch xây dựng ấp chiến lược cũng phải rút xuống. Theo kế hoạch xây dựng ấp chiến lược trên địa bàn Định Tường từ 451 ấp xuống còn 259 ấp và được chia ra như sau:

“Giai đoạn 1: (niên khóa 1961) - Đợt 1: Ấp thí điểm hoàn thành: 2

- Đợt 2: Số ấp khởi công vào ngày 1-11-1961 và sẽ hoàn thành vào ngày 15-2-1962: 17

Giai đoạn II: (niên khóa 1962)

- Đợt 1: Khởi công ngày 1-1-1962 sẽ hoàn thành ngày 28-2-1962: 40. - Đợt 2: Sẽ thực hiện và hoàn thành trong tháng 3,4,5 và 6-1962: 80. Số Ấp sẽ thực và hoàn thành trong đệ II lục cá nguyệt 1962: 120.

Kinh phí trợ cấp tối thiểu của chính phủ cho mỗi Ấp chiến lược được phân chia như sau:

- Xây cất chòi canh: 3.000 đồng. - Vòng đai chướng ngại vật: 10.000 đồng.

- Nhà hội: 2.000 đồng” [162, tr.3-4].

Tổng cộng mỗi ấp chiến lược được cấp là 15.000 đồng, nếu nhân với số 259 ấp thì kinh phí là 3.885.000 đồng, nhưng đến cuối năm 1962 tỉnh Định Tường chỉ mới được cấp 1.000.000 đồng.

1.4.3.2. Từ ấp chiến lược thí điểm ở Tân Lý Tây đến toàn tỉnh Mỹ Tho

Ngày 7 tháng 10 năm 1961, chính quyền Sài Gòn ở tỉnh Định Tường đã chọn xã Tân Lý Tây để thực hiện xây dựng ấp chiến lược thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho cả tỉnh. Đến cuối năm 1961, tiếp tục xây dựng ấp chiến lược tại xã Tân Lý Đông và một số xã khác xung quanh khu vực này. Cả hai xã này đều nằm dọc theo quốc lộ 4, đường Mỹ Tho đi Sài Gòn, cách thị trấn Tân Hiệp khoảng 2 km. Đồng thời, khu vực này còn là cửa ngõ đi vào vùng Đồng Tháp Mười, nằm trên con đường nối quốc lộ 4 với tuyến lộ Cổ Chi – Phú Mỹ. Xã Tân Lý Tây là xã bao quanh quận lỵ Bến Tranh (Tân Hiệp), nơi có phong trào cách mạng tương đối mạnh. Xã Tân Lý Đông là xã có phong trào cách mạng tương đối yếu, xã có 6 ấp, ngoài 2 ấp giáp Đồng Tháp Mười, còn lại 4 ấp đều nằm dọc theo quốc lộ 4. Trong xã có 2 đồn, lực lượng gồm có đại đội bảo an quận Bến Tranh thường xuyên càn quét, đánh phá. Cả xã có “3.500 nam, phụ, lão, ấu, toàn xã có 136 gia đình binh sĩ, đa số là gia đình của dân vệ xã và dân vệ tổng, không kể một số công an do thám của địch” [133, tr.8]. Theo bản báo cáo của cách mạng bị Ty an ninh Định Tường tịch thu thì “những gia đình binh sĩ đều chưa được cách mạng giáo dục giác ngộ cao. Vì vậy họ nghi ngờ và sợ cách mạng, nên những gia đình nầy đều có liên hệ, thông báo tin tức cho địch” [133, tr.8].

Việc tỉnh Định Tường chọn xã Tân Lý Tây để tiến hành lập ấp chiến lược là nhờ địa thế gần thị trấn, có điều kiện thuận lợi về mặt quân sự và kinh tế, lại có dân cư tập trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao. “Chúng tiến hành khoanh dân tại chỗ, đào hào, đắp tường đất xung quanh, rào dây kẽm gai bên ngoài, lại rào thêm nhiều hàng cây cao khỏi đầu, đan khít nhau, gài chông, mìn, xây công sự để canh gác, phòng thủ. Bên trong ấp chia thành nhiều khu vực nhỏ, có hàng rào ngăn cách. Cả ấp chỉ có 2 cửa ra vào, lại có nhiều vọng gác để kiểm soát gắt gao việc đi lại, quan hệ của nhân dân” [59, tr.97]. Bộ máy kìm kẹp được thiết lập, phát triển mạng lưới tình báo, mật vụ, phân loại từng gia đình, lập sổ hộ tịch, phát thẻ căn cước để khống chế và nắm chặt từng người dân trong ấp.

Sau khi hoàn thành xây dựng ấp chiến lược thí điểm ở xã Tân Lý Tây, chính quyền Sài Gòn ở Mỹ Tho tiến hành bước hai là xây dựng hệ thống ấp chiến lược ở xung quanh thị xã, thị trấn và các trục lộ giao thông như quốc lộ 4 chạy dọc theo địa bàn Mỹ Tho, lộ 24 chạy từ Mỹ Tho đi Gò Công, lộ 28 chạy dọc sông Tiền, lộ 30 từ An Thái Trung đi Cao Lãnh. “Tháng 4 năm 1962, từ ấp chiến lược thí điểm Tân Lý Tây (Mỹ Tho), địch lấn ra Củ Chi rồi lan sang các xã ven thị xã, thị trấn, các trục giao thông” [48, tr.272].

Để xây dựng lực lượng dân vệ làm lực lượng quân sự tại chỗ bảo vệ các ấp chiến lược, “địch đã đào tạo và tổ chức huấn luyện được 4.609 dân vệ trong toàn tỉnh” [109, tr.50]. Số dân vệ này chỉ được trả phụ cấp trong quá trình huấn luyện, khi trở về ấp chiến lược thì hoàn toàn tự túc, hoặc quỹ của xã chi cho sinh hoạt với một mức độ hết sức hạn chế. Trong quá trình hình thành các ấp chiến lược, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành các bước sau: Mỗi ấp chiến lược hoàn thành tổ chức thanh niên chiến đấu 1 trung đội có võ trang đầy đủ để tự vệ ấp chiến lược, tổ chức các đoàn thể phong trào cách mạng quốc gia, đảng Cần lao nhân vị, thanh niên, phụ nữ cộng hòa … Ngoài ra, mỗi ấp còn phải hoàn thành việc gắn máy truyền tin, tổ chức văn nghệ, chiếu bóng, với mục đích chống cộng, nêu cao thành tích xây dựng ấp chiến lược, trấn tỉnh tinh thần dân chúng. Trong mỗi ấp chiến lược, còn làm hầm để trốn và cất tài liệu, võ khí khi bị du kích tấn công. Sau khi phân loại nhân dân, tiến hành làm thẻ gia đình có gắn ảnh tất cả các thành viên trong gia đình nhằm phát hiện những người lạ xâm nhập vào ấp chiến lược.

Từ khi chính sách ấp chiến lược được nâng lên thành “quốc sách” vào đầu năm 1962, chính quyền Sài Gòn tăng cường càn quét khắp Mỹ Tho để tiêu diệt lực lượng cách mạng và hỗ trợ lực lượng địa phương đóng đồn bót, giành dân lập ấp chiến lược. Chính quyền Sài Gòn huy động lực lượng chủ lực, bảo an từ 1 – 2 đại đội đến 1 – 2 tiểu đoàn đánh vào vùng giải phóng, càn quét đến đâu “chúng khủng bố bắt giết nhân dân, gom dân, khoanh dân vào Ấp chiến lược … gom dân các vùng sâu và khoanh dân các vùng ven vào

các Ấp chiến lươc. Chúng đã khoanh cả chi bộ Đảng, du kích, cơ sở mật của ta vào các Ấp chiến lược” [46, tr.193].

Từ tháng 5 năm 1962, quân đội Sài Gòn liên tục mở các cuộc hành quân càn quét bằng lực lượng mũi dùi, chà xát các khu căn cứ, vùng ven hòng tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng, hỗ trợ cho việc lập ấp chiến lược bước 2. Trong các cuộc càn quét, hàng nghìn lính được huy động, có máy bay lên thẳng, xe M.113, tàu chiến, pháo binh yểm trợ với các

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 42 - 52)