7. Bố cục của luận văn
1.2.2. Mỹ và chính quyền Diệm loại Pháp và các phần tử thân Pháp, thành lập quốc gia
Thấy tình thế thất bại của thực dân Pháp là không thể tránh khỏi, Mỹ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thay thế Pháp, chuẩn bị người của Mỹ để nắm chính quyền của Quốc gia Việt Nam. Ngày 7 tháng 7 năm 1954, trước khi Hiệp định Genève được ký kết khoảng hai tuần, Ngô Đình Diệm đã thành lập chính phủ mới. Ngày 9 tháng 10 năm 1954, Ngô
Hinh có tư tưởng thân Pháp và không theo phe Diệm, cử Thiếu tướng Lê Văn Tỵ lên thay. Bị mất quyền lực, Hinh tập hợp một số tướng tá thân Pháp, chống Diệm định làm đảo chính. “Biết tin, tướng Odaniel (chỉ huy MAAG) và đại tá Lansdale (chỉ huy SMM) nói thẳng với Hinh: nếu đảo chính, Mỹ sẽ ngưng viện trợ” [82, tr.36]. Ngày 29 tháng 3 năm 1955, Diệm lại cách chức Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia của Lại Văn Sang, vốn là người của phái Bình Xuyên, cử Nguyễn Ngọc Lễ lên thay thế. Mất đi nguồn lợi trong việc bảo kê việc làm ăn ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn nên phe Bình Xuyên của Bảy Viễn chống đối quyết liệt. Được Mỹ viện trợ và chiếm ưu thế về quân số, quân của Diệm đánh bật quân Bình Xuyên khỏi thành phố, truy kích đến tận Rừng Sác.
Diệm còn dùng thủ đoạn sử dụng tiền bạc, địa vị lôi kéo các người cầm đầu các giáo phái vũ trang như Cao Đài Tây Ninh, Hòa Hảo. Những ai không chịu quy thuận, Diệm dùng quân đội để trấn áp. Liên tiếp trong hai năm 1955 - 1956, Diệm mở hàng loạt các dịch như chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Huệ, Thoại Ngọc Hầu, Trương Tấn Bửu, cuộc hành quân Thăng Long để tảo thanh, tiêu diệt các giáo phái vũ trang. Ngoài phe Bình Xuyên bị tiêu diệt trước đó, các nhóm vũ trang của hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo lần lượt đầu hàng, hoặc bị bắt, bị giết. “Theo tài liệu của Bộ tổng tham mưu ngụy, trong vòng 15 tháng, từ tháng 4/1955 đến tháng 6/1956, quân đội Diệm đã hoàn thành tiêu diệt các lực lượng vũ trang giáo phái. Riêng Hòa Hảo và Cao Đài có 600 bị giết và bị thương, 1.100 bị bắt, 7.758 ra hàng” [84, tr.63].
Sau khi đã nắm được quân đội, cảnh sát và “tảo thanh” các giáo phái vũ trang, Mỹ - Diệm bắt đầu tìm cách loại Pháp khỏi miền Nam. Từ tháng 8 năm 1954, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã kêu gọi Pháp rút quân khỏi miền Nam. “Quân số Pháp giảm dần theo thời gian. Giữa năm 1955 là 65.000; cuối năm 1955 còn 35.000; tháng 2 năm 1956 còn 15.000; và đến tháng 3 năm 1956 chỉ còn 3.000. Đến ngày 28 tháng 4 năm 1956, Bộ tổng chỉ huy quân Pháp giải thể, tướng Pierre Jacquot làm lễ cuốn cờ và đến ngày 30 tháng 4 năm 1956, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Nam, chấm dứt gần một thế kỷ hiện diện quân sự của Pháp ở Việt Nam” [80, tr.49].
Được sự ủng hộ của Mỹ, Diệm bắt đầu nắm và điều hành bộ máy nhà nước ở miền Nam Việt Nam. Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đưa ra thuyết nhân vị duy linh, xem là tư tưởng chủ đạo. Ngô Đình Nhu thành lập Đảng cần lao nhân vị, quy tụ những tay chân cốt cán, là Đảng cầm quyền ở miền Nam. Ngoài ra, Nhu còn chỉ đạo cho thành lập Phong trào
cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hòa, Phụ nữ liên đới… nhằm lôi kéo các tầng lớp nhân dân.
Nhưng quan trọng hơn cả đối với chính quyền Diệm là phải có một quân đội mạnh. Họ cho rằng cần phải có một quân đội mạnh để đảm bảo sự ổn định cho chính phủ. “Tính đến cuối năm 1954, Quân đội Quốc gia Việt Nam có 216.997 người, trong đó có 179.179 quân chính quy, 37.800 quân phụ lực. Trong 8 tháng đầu năm 1955, Diệm thành lập 10 sư đoàn (gồm 4 sư đoàn dã chiến, 6 sư đoàn khinh chiến)” [80, tr.39]. Theo các tác giả Quyển Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 3 thì:
“Tháng 7 – 1955, theo lệnh Mỹ, Bộ quốc phòng chính quyền Sài Gòn đề ra kế hoạch xây dựng một đội quân chính quy 155.000 người và đội quân bảo an đoàn 52.000 người. Đến tháng 6 – 1956 chúng đã hoàn tất việc xây dựng” [172, tr.67].
Như vậy, Mỹ đã giúp Ngô Đình Diệm một cách tích cực và mọi mặt nhằm thực hiện ý đồ xây dựng một chính phủ chống cộng mạnh ở miền Nam Việt Nam. Việc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm ngang nhiên phá hoại Hiệp định Genève, cự tuyệt tổng tuyển cử và âm mưu chia cắt lâu dài nước ta đã dấy lên phong trào đấu tranh rộng khắp của nhân dân miền Nam. Bước đầu là đấu tranh chính trị rồi từng bước tiến đến đấu tranh vũ trang với đỉnh cao là phong trào Đồng khởi.