Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho trong những năm

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 27 - 31)

7. Bố cục của luận văn

1.3.Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho trong những năm

1954 – 1960

1.3.1.Tình hình Mỹ Tho từ sau Hiệp định Genève và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho đến trước Đồng Khởi

1.3.1.1. Tình hình Mỹ Tho từ sau Hiệp định Genève

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết tại Genève. Theo nội dung Hiệp định, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền Nam – Bắc với giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17. Cũng theo quy định của Hiệp định Genève, hai miền sẽ tiến hành hiệp thương, tổng tuyển cử sau thời hạn hai năm.

Ngay trước khi Hiệp định Gèneve được kí kết, tại Hội nghị lần thứ 6 của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Tranh lấy hòa bình không phải là một việc dễ, nó là một cuộc đấu tranh trường kỳ, gian khổ, phức tạp” [90, tr.586]. Ngày 22 tháng 7 năm 1954, trong lời kêu gọi nhân dịp Hiệp định Genève được kí kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác

định: “Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ” [91, tr.3].

Sau ngày Hiệp định Genève được kí kết, Mỹ Tho nằm trong tỉnh Mỹ Tân Gò. Để thuận lợi cho việc chỉ đạo đấu tranh trong tình hình mới, Tỉnh Mỹ Tân Gò giải thể, phần đất thuộc tỉnh Tân An trả lại tỉnh Long An, tỉnh Mỹ Tho, Gò Công trở lại địa giới hành chính cũ. Như vậy, đến đây Mỹ Tho trở lại đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cuối tháng 8 năm 1954, Tỉnh ủy Mỹ Tho và Tỉnh ủy Gò Công được thành lập.

Về phía chính quyền Ngô Đình Diệm, chúng gấp rút xây dựng bộ máy thống trị ở Mỹ Tho, đưa người của Ngô Đình Diệm nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong tỉnh. Từ tháng 10 năm 1954, chúng bắt đầu triển khai hoạt động khống chế, kìm kẹp nhân dân, trong đó coi trọng việc xây dựng chính quyền cơ sở như tề xã, tề ấp, liên gia trưởng, toán trưởng … Cuối năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm còn đưa về Mỹ Tho hàng ngàn đồng bào công giáo miền Bắc di cư vào Nam nhằm làm cơ sở chính trị - xã hội, tạo vành đai bảo vệ các địa bàn trọng yếu, làm công cụ đánh phá cơ sở cách mạng, chia rẽ đồng bào Nam – Bắc, lương – giáo.

Đầu năm 1955, chính quyền Diệm cho điều chỉnh lại địa giới hành chính tỉnh Mỹ Tho, “tách phần huyện An Hóa thuộc Mỹ Tho sáp nhập vào tỉnh Kiến Hòa (nay là tỉnh Bến Tre), cắt 3 xã Tân Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ An và một phần xã Mỹ Trung nhập vào quận Mỹ An, tỉnh Kiến Tường mới thành lập” [14, tr.19]. Giữa năm 1955, Mỹ - Diệm đưa về Mỹ Tho nhiều đoàn công dân vụ, tổng cộng hơn 500 tên, bố trí mỗi xã từ 5 đến 7 tên. Số này kết hợp chặt chẽ với bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, công an, mật vụ tiến hành điều tra phân loại cán bộ, đảng viên và quần chúng chuẩn bị cơ sở cho việc đánh phá các tổ chức cách mạng.

Về quân sự, chúng tiến hành bắt lính, cũng cố và phát triển những đơn vị bảo an. Ở tỉnh, thành lập Tiểu đoàn số 17 bảo an đóng tại thị xã Mỹ Tho, Tiểu đoàn chủ lực 521 làm lực lượng cơ động. Ở quận, mỗi quận thành lập một đại đội bảo an. Ở xã, thành lập lực lượng dân vệ từ 1 đến 2 tiểu đội. Lực lượng cảnh sát, mật vụ, gián điệp được xây dựng khắp nơi.

Tháng 11 năm 1954, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức hội nghị tại ấp Bắc, xã Tân Phú, huyện Cai Lậy để quán triệt Nghị quyết của Bộ chính trị (tháng 9/1954), Nghị quyết của Xứ ủy Nam Bộ (tháng 10/1954). Trên cơ sở đánh giá tình hình cụ thể của địa phương, Tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ “phát động quần chúng đấu tranh chính trị giữ gìn hòa bình, đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, giành các quyền tự do, dân chủ, bảo vệ thành quả cách mạng” [14,

tr.25]. Dưới sự chỉ dẫn của Nghị quyết trung ương Đảng, Xứ ủy và Khu ủy khu VIII, cũng như Tỉnh ủy Mỹ Tho, nhân dân Mỹ Tho, đã đấu tranh chính trị sôi nổi với nhiều hình thức phong phú. Phong trào càng dâng cao trước sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo tiền đề cần thiết để cùng với nhân dân miền Nam làm nên cuộc Đồng Khởi vĩ đại.

1.3.1.2. Phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Mỹ Tho từ sau Hiệp định

Geneve đến trước Đồng Khởi

Ngay sau Hiệp định Genève được ký kết, Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh mừng hòa bình, đòi thi hành Hiệp định. “Từ cuối tháng 7 năm 1954, phong trào phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Mỹ Tho. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình được tổ chức liên tục thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia” [14, tr.17]. Ở thị xã Mỹ Tho, các xã Tân Lý Đông, Tân Hòa Thành (huyện Châu Thành), xã Thanh Bình (huyện Chợ Gạo)… có nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với từ 3.000 đến 5.000 người tham gia.

Sang đầu năm 1955, Khu ủy Khu VIII chủ trương tiến hành đợt hành động “mừng Tết hòa bình, đoàn tụ, đoàn kết đấu tranh bảo vệ hòa bình”. Thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy Mỹ Tho đã lãnh đạo phong trào trên địa bàn Mỹ Tho diễn ra mạnh mẽ. Ở Châu Thành, “Nhân Tết Nguyên Đán 1955, Đảng bộ Châu Thành tổ chức phong trào “Mừng Tết hòa bình”. Ở nhiều địa phương, nhân dân tổ chức thành đoàn đi viếng mộ liệt sĩ, làm lễ cầu siêu chiến sĩ, lập đài tử sĩ, nghĩa trang liệt sĩ” [8, tr.27]. Ở Cái Bè, “nhân dân trong toàn huyện kéo đi viếng mộ liệt sĩ, quy tập hài cốt liệt sĩ chôn rãi rác khắp nơi. Dịp tết này, địa phương nào cũng treo băng cờ, khẩu hiệu yêu cầu thi hành Hiệp định Giơnevơ” [5, tr.13]. Ở Cai Lậy, “Bất chấp sự đe dọa của địch, ngày mùng 1 Tết năm Ất Mùi (24-1-1955), hàng ngàn người dân Cai Lậy hàng ngũ chỉnh tề đi viếng nghĩa trang liệt sĩ xã Mỹ Phước Tây. Bọn lính ở xã Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông biết được cuộc biểu dương lực lượng này nhưng không dám ngăn chặn” [7, tr.20].

Tháng 7 năm 1955, Đảng bộ chỉ đạo tổ chức cuộc đấu tranh chính trị nhằm buộc địch thi hành Hiệp định Genève, bình thường hóa quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đấu tranh chống địch khủng bố, bảo vệ cơ sở cách mạng. Ở Mỹ Tho, địch phát hiện chủ trương này nên đêm ngày 9 tháng 7 năm 1955, chúng tiến hành bao vây và bắt hơn 200 cán bộ. Mặc dù vậy, chúng vẫn không ngăn được quần chúng tham gia cuộc đấu tranh tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 7 năm 1955.

hội ngày 4 tháng 3 năm 1956. Hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình, đình công, bãi thị đã diễn ra khắp nơi. Truyền đơn, biểu ngữ được rãi và treo ở nông thôn cũng như ở các thị xã, thị trấn. Hai cuộc biểu tình ở huyện Chợ Gạo và huyện Cái Bè có đến 4.000 người tham gia.

Sang năm 1957, sau khi đã củng cố nền thống trị ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm tập trung lực lượng quân sự và an ninh để đàn áp lực lượng cách mạng, thực hiện âm mưu tiêu diệt cơ sở cách mạng, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới.

Mỹ Tho là địa bàn chiến lược quan trọng ở các tỉnh Trung Nam Bộ. Vì thế, ngày 1 tháng 6 năm 1956, Mỹ - Diệm mở chiến dịch Thoại Ngọc Hầu tiến hành thí điểm chính sách “tố cộng, diệt cộng” trên địa bàn Mỹ Tho thuộc thị xã Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo, sau đó nhanh chóng mở rộng ra cả huyện Cai Lậy. Tác giả Lê Hồng Lĩnh trong tác phẩm “Cuộc đồng khởi kỳ diệu ở miền Nam Việt Nam” còn viết về mục tiêu của Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu như sau: “Mục tiêu khá toàn diện: thanh toán lực lượng vũ trang cách mạng liên kết với tàn quân Hòa Hảo, cũng cố và phát triển chính quyền cơ sở nông thôn, thành lập và huấn luyện dân vệ đoàn, gây phong trào “khỏe” trong nhân dân” [84, tr.71].

Đến tháng 8 năm 1956, Mỹ - Diệm tiến hành mở rộng chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” ra trên địa bàn toàn tỉnh Định Tường, trong đó, Mỹ Tho vẫn là trọng điểm chiến lược. Đối với gia đình cách mạng, chúng bắt đi “tố cộng” tập trung, treo bảng trước nhà, cấm đoán nhân dân quan hệ. Đến năm 1958, chúng tiến hành “tố cộng” trong các tầng lớp nhân dân, gom quần chúng bắt tổ chức mít tinh, đưa số người đầu hàng, phản bội ra đọc tờ ly khai, xé cờ Đảng.

Để đối phó với phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, Ngô Đình Diệm còn cho ban hành Luật 10/59 (tháng 5/1959), tiến hành “tố cộng” rộng khắp, áp dụng hình thức tử hình đối với các phần tử bị cho là “đe dọa an ninh quốc gia” bằng máy chém. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Thắng trong Luận văn Thạc sĩ “Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược của quân dân Mỹ Tho – Gò Công giai đoạn 1961 – 1965”, “ngay từ tháng 5 năm 1959, chính quyền Diệm đã lê máy chém về Mỹ Tho chém Dương Trì Thống ở Chợ Gạo và Võ Văn Bảy ở Cai Lậy” [109, tr.23].

Như vậy, với những âm mưu và hành động nêu trên, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thẳng tay đàn áp nhân dân miền Nam, sẵn sàng khủng bố, trả thù những người cách mạng bằng các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” mà chúng cho là có thể loại bỏ đi nguy cơ đe dọa nền thống trị của chúng ở miền Nam. Tuy nhiên, chẳng những chúng không tạo được vị thế hợp pháp trong nhân dân, không thể cũng cố được nền thống trị của mình mà chúng còn

đẩy nhân dân miền Nam vào thế phải chống lại chúng bằng con đường duy nhất là nổi dậy giành quyền sống. Đó là cuộc Đồng Khởi nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam. Trong đó, Mỹ Tho là một trong những nơi như vậy.

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 27 - 31)