Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ và Tỉnh uỷ Mỹ Tho chỉ đạo phong

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 54 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ và Tỉnh uỷ Mỹ Tho chỉ đạo phong

Giữa lúc cao trào Đồng Khởi đang phát triển mạnh mẽ, làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn miền Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng lao động Việt Nam đã diễn ra vào tháng 9 năm 1960. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: “Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc, dân chủ ” (dẫn lại theo [82, tr.79] ).

Tháng 1 năm 1961, Bộ chính trị họp và nhận định: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu… cách mạng miền Nam đang phát triển theo con đường tiến lên tổng khởi nghĩa với những đặc điểm mới và khả năng phát triển hòa bình của cách mạng miền Nam gần như không còn nữa” [166, tr.153]. Hoàn cảnh lịch sử nêu trên chính là tiền đề dẫn đến những chủ trương mới.

2.1.2.1. Những chủ trương quan trọng về đấu tranh chống, phá ấp chiến lược

Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi đã tạo ra những nhân tố mới, đưa cách mạng miền Nam tiến lên một cách vững chắc, khả năng đấu tranh hòa bình là không thể thực hiện được đúng như nhận định của Bộ chính trị. Nghị quyết của Bộ chính trị quyết định đưa cách mạng miền Nam phát triển cuộc khởi nghĩa từng phần thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền Nam. Phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam là: “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự” [166, tr.163]. Bởi vì: “đấu tranh vũ trang trước đây cốt để tự vệ nay cần nâng lên làm nhiệm vụ tiến công và tiêu diệt sinh lực địch… cần phải ra sức xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để tiêu diệt nhiều sinh lực địch” [166, tr.163]. Để tăng cường lãnh đạo cách mạng miền Nam, Bộ chính trị còn quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương cục miền Nam thay mặt Ban chấp hành trung ương lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Để thực hiện sự chuyển hướng đó, Bộ chính trị chỉ rõ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam là: “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng của ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng của địch trên phạm vi rộng lớn; tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị; tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi đề đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam” [166, tr.163]. Đồng thời còn nhấn mạnh: “Công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh mọi hình thức đấu tranh để lấn địch từng bước và tiến lên đánh đổ hoàn toàn địch” [166, tr.159-160]. Như vậy, Nghị quyết của Bộ chính trị đã hoàn chỉnh về đường lối, chủ trương, chính sách, cũng như phương châm và biện pháp tiến hành chiến tranh cách mạng ở miền Nam, đã kịp thời bổ sung giải pháp cho những vấn đề mà thực tiễn và yêu cầu đòi hỏi của cách mạng đặt ra; cũng như chỉ rõ con đường đấu tranh của nhân dân miền Nam để đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” cùng với các kế hoạch của nó.

Tháng 4 năm 1962, Ban thường vụ Trung ương Cục đã họp hội nghị mở rộng nhằm quán triệt Nghị quyết tháng 2/1962 của Bộ chính trị về các biện pháp phá tan Kế hoạch Taylor. Bộ chính trị đặc biệt nhấn mạnh: “Phá ấp chiến lược là một nhiệm vụ có

tính chất cấp bách, đồng thời là một nhiệm vụ lâu dài” [66, tr.139]. Về phương châm đấu tranh, phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa ba mặt trận đấu tranh: chính trị, quân sự, binh vận và “phải làm với một kế hoạch tỉ mỉ hơn, có chuẩn bị đầy đủ hơn, tích cực và toàn diện hơn” [66, tr.145]. Trong các nhiệm vụ trên, Trung ương Cục xác định rõ tầm quan trọng và vị trí hàng đầu của nhiệm vụ chống, phá ấp chiến lược: “Việc chống, phá kế hoạch khu, ấp chiến lược và gom dân của địch là một vấn đề quyết định cho việc duy trì, mở rộng phong trào. Đó là một cuộc đấu tranh trung tâm hàng đầu của các cấp, các vùng, các lực lượng chính trị, vũ trang và các ngành công tác Đảng.” [167, tr.883].

Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Trung ương Cục đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng cơ sở nhận thức đúng về sự kết hợp chặt chẽ hai mũi đấu tranh chính trị và quân sự, phải có căn cứ địa, phải có phong trào du kích, phải có 3 thứ quân. Trong đấu tranh cách mạng miền Nam, vừa có đấu tranh vũ trang, vừa có đấu tranh chính trị … Nếu không kết hợp tốt, không những phong trào bị hạn chế mà đấu tranh chính trị cũng hạn chế, bản thân đấu tranh vũ tranh sẽ gặp khó khăn.

Ngày 8 tháng 8 năm 1962, Trung ương Cục ra Chỉ thị 21 nhằm uốn nắn những lệnh lạc và hướng dẫn các đảng bộ cơ sở chỉ đạo phong trào. Đây là chủ trương mang tính toàn diện của Trung ương Cục về chống, phá ấp chiến lược với nội dung cụ thể như sau:

“- Các cấp ủy đảng cần rà soát lại khu, ấp chiến lược trong địa phương từ đó có kế hoạch phân từng loại, từng khu, để chống phá một cách hiệu quả.

- Từng khu, tỉnh, huyện cần chọn điểm cho mỗi loại để chỉ đạo đấu tranh và kịp thời rút kinh nghiệm. Mỗi huyện cần chọn điểm yếu nhất tập trung phá cho bằng được để kích động phong trào chung.

- Cần có kế hoạch vận động và tổ chức quần chúng ở trong các ấp chiến lược cho thích hợp sao cho các tầng lớp, các giai cấp tin tưởng và theo cách mạng.

- Cần sử dụng lực lượng tập trung đánh những trận quan trọng tiêu diệt sinh lực địch, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược.

- Kết hợp chặt chẽ chống gom dân, phá ấp chiến lược với xây dựng ấp, xã chiến đấu, xây dựng căn cứ địa cách mạng..

- Đấu tranh chống gom dân lập ấp chiến lược là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cần kết hợp chặt chẽ các mặt quân sự, kinh tế, chính trị các hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp” [82, tr.83].

Tháng 12 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam đã họp hội nghị khẳng định: Phá kế hoạch bình định, dồn dân, lập ấp chiến lược của đế quốc Mỹ và tay sai làm nhiệm vụ có tính chiến lược cực kỳ quan trọng trước mắt. Do đó, đòi hỏi các lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang các địa phương các vùng chiến lược phải tiếp tục mở các cuộc đấu tranh phá ấp chiến lược của Mỹ và tay sai, tạo nên một cao trào mạnh mẽ vừa tiến công vũ trang, vừa nổi dậy khởi nghĩa từng phần, qua đó đẩy Mỹ và tay sai vào thế lúng túng bị động và sụp đổ hoàn toàn. Đồng thời, chỉ đạo và chỉ huy lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang phát triển, hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng trong việc phá ấp chiến lược của Mỹ và tay sai, đáp ứng kịp thời sự phát triển khẩn trương và quyết liệt của cách mạng miền Nam.

Đầu tháng 4 năm 1961, Khu ủy Khu VIII tổ chức hội nghị để quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Bộ chính trị và đề ra nhiệm vụ cụ thể của Khu là: “tiếp tục phát triển thế tiến công và nổi dậy cả chính trị, vũ trang theo phương châm chủ động, sáng tạo giữ thế công khai hợp pháp của quần chúng, tấn công 3 mặt vũ trang, chính trị, binh vận kết hợp 3 mũi giáp công để giành thắng lợi to lớn ở tất cả các tỉnh, không để địch kịp phục hồi” [14, tr.83].

2.1.2.2. Chủ trương, chỉ đạo và xây dựng lực lượng của Tỉnh ủy Mỹ Tho về chống,

phá ấp chiến lược

Ngay sau đó, cuối tháng 4 năm 1961, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức Hội nghị tại xã Hưng Thạnh, huyện Châu Thành do đồng chí Nguyễn Chí Công, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Trên cơ sở quán triệt Chỉ thị của Bộ chính trị và Nghị quyết của Khu ủy Khu VIII, căn cứ vào thực tế địa phương, Tỉnh ủy chủ trương: “vừa xây dựng, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng, tăng cường việc quản lý vùng giải phóng, nhất là chăm lo đời sống kinh tế - xã hội cho nhân dân; vừa tập trung lực lượng tấn công địch một cách toàn diện trên khắp địa bàn…bao vây, bứt rút, bức hàng đồn bót địch, phá khu trù mật, mở rộng vùng giải phóng. Nhanh chóng củng cố, kiện toàn, phát triển lực lượng cách mạng, trong đó cần tập trung củng cố, kiện toàn hệ thống lãnh đạo và phát triển lực lượng vũ trang” [14, tr.83 -84].

Thực hiện chủ trương trên, các cấp ủy Đảng nhanh chóng được củng cố, kiện toàn từ cấp tỉnh đến các chi bộ cấp xã. Trên địa bàn Mỹ Tho, các huyện, thị đều có tổ chức Huyện ủy, Thị ủy. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cũng tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang. Ban quân sự tỉnh nhanh chóng củng cố và phát triển đơn vị 514 lên cấp

ở các huyện, lực lượng du kích ở cơ sở và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bằng cách kiện toàn các chi bộ trong lực lượng vũ trang. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Mỹ Tho còn chỉ thị thành lập Ban bảo vệ an ninh các cấp nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, quản lý vùng giải phóng trên tất cả các mặt. Ban bảo vệ an ninh tỉnh do đồng chí Lê Thanh Hiệp – Phó Bí thư tỉnh ủy làm Trưởng ban. Ban an ninh tỉnh tiến hành xây dựng Tổ vũ trang (C211) ở cấp đại đội.

Song song với việc cũng cố, phát triển lực lượng vũ trang, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp ủy quan tâm xây dựng lực lượng chính trị, binh vận; phát triển các đoàn thể quần chúng

Công, Nông, Thanh Phụ … đặc biệt phải giữ vững thế hợp pháp của quần chúng. Tổ chức lực lượng đấu tranh chính trị thường trực (hay còn gọi là đội quân tóc dài) để chủ động liên tục tấn công vào đầu não địch ở thị xã, thị trấn và đầu não các bộ phận chỉ huy của địch để hạn chế càn quét, vô hiệu hóa các cuộc hành quân phản kích của địch vào vùng nông thôn giải phóng.

Sau hội nghị Tỉnh ủy, phong trào cách mạng trên địa bàn Mỹ Tho phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Lực lượng vũ trang nhanh chóng trưởng thành, cùng với lực lượng đấu tranh chính trị và binh vận tạo thành 3 mũi giáp công, phá vỡ từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của địch.

Bước sang năm 1962, khi chính quyền Sài Gòn triển khai mạnh mẽ chương trình lập ấp chiến lược trên địa bàn Mỹ Tho, Tỉnh ủy Mỹ Tho cũng nhanh chóng chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời nhằm chống, phá chương trình lập ấp chiến lược. Để củng cố và xây dựng lực lượng quần chúng chống quốc sách ấp chiến lược, công tác xây dựng các đoàn thể quần chúng được Tỉnh ủy chủ trương đẩy mạnh. Ngày 4 tháng 2 năm 1962, Thường vụ Tỉnh ủy ra nghị quyết về công tác quần chúng năm 1962 nêu lên nhiệm vụ: “phát triển tổ chức có dựa vào phong trào quần chúng để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, mở mảng mở vùng, phá thế kìm kẹp, đấu tranh công khai, trực diện, xây dựng xã chiến đấu, đắp cản, phá hoại địch vận động binh sĩ …” [132, tr.2]. Theo đó, các tổ chức Nông – Thanh – Phụ trong toàn tỉnh đã thu hút hơn “58.000 hội viên, trong đó hội viên Nông hội:39.855; Thanh niên giải phóng: 3.951; Phụ nữ giải phóng: 6.090” [132, tr.2]. Chính nhờ lực lượng nòng cốt này mà các chủ trương, đường lối của Đảng được thực hiện xuống tới xã, ấp, các cuộc đấu tranh chính trị, phá ấp chiến lược được huy động một cách nhanh chóng. Thông qua các tổ chức đoàn thể này, cách mạng đã tuyên truyền vạch trần các luận điệu xuyên tạc cũng như lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ các quyền lợi dân sinh, dân chủ, đặc biệt là chống lại quốc sách ấp chiến lược. Các tổ chức đoàn thể quần chúng này đã tạo nên một lực lượng đấu

tranh chính trị hùng hậu, là một trong ba mũi giáp công của cách mạng nói chung và cũng là một trong ba mũi giáp công trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược.

Bên cạnh mũi tấn công chính trị với lực lượng quần chúng to lớn, mũi tấn công quân sự cũng được chú trọng xây dựng trong giai đoạn này. Đây là một thành tố quan trọng để thực hiện phương châm: “hai chân, ba mũi” nói chung trong tiến trình cách mạng miền Nam, đồng thời trong cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược nói riêng. Vì vậy, lực lượng vũ trang không chỉ là vũ khí sắc bén của Đảng mà còn là chỗ dựa cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng được các cấp ủy quan tâm, trực tiếp lãnh đạo và tổ chức rèn luyện. Tỉnh có đơn vị 514, với “danh xưng Tiểu đoàn 14 chỉ mang tính chất tượng trưng vì thực tế lực lượng vũ trang Mỹ Tho trong lúc này chỉ hơn một trung đội” [50, tr. 21] dần dần được xây dựng và phát triển thành một đơn vị chủ lực cấp tiểu đoàn. Ở mỗi huyện trên địa bàn Mỹ Tho đều xây dựng một trung đội địa phương; mỗi xã đều xây dựng một đội du kích xã và các loại du kích mật, du kích ấp, du kích công binh … tạo thành lực lượng vũ trang được tổ chức, chỉ huy chặt chẽ, thống nhất từ tỉnh xuống tận cấp cơ sở xã, ấp, sẵn sàng phối hợp tác chiến, hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành “đòn xeo” cho phong trào đấu tranh chính trị và binh vận của quần chúng.

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, công tác binh vận cũng rất được chú trọng. Tỉnh ủy đã tổ chức bộ máy binh vận từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã, xem đây là công tác quan trọng và thường trực tiếp lãnh đạo. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Thắng trong Luận văn Thạc sĩ “Phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược của quân dân Mỹ Tho – Gò Công giai đoạn 1961 – 1965”, “mỗi ban binh vận huyện có từ 5 đến 6 cán bộ, do một đồng chí Thường vụ huyện ủy phụ trách, một cán bộ phụ tránh đối tượng là đại đội bảo an huyện, một đối tượng phụ tránh đi sâu vào gia đình binh sĩ. Mỗi ban binh vận xã có từ 3 đến 4 cán bộ, cũng do một Thường vụ xã ủy phụ tránh” [109, tr.73]. Về trình độ năng lực, cán bộ binh vận huyện phải tương đương với Bí thư xã hoặc chi ủy viên cứng, cán bộ binh vận xã phải tương đương Tổ trưởng đảng. Cán bộ binh vận phải đi sâu vào chuyên môn, không kiêm nhiệm công tác khác.

Ở đơn vị cơ sở ấp, công tác binh vận cũng rất được chú trọng. Tùy theo mỗi ấp lớn hay nhỏ mà “tổ chức từ 1, 2 đến 3 tổ, mỗi tổ 3 người chỉ định Tổ trưởng” [138, tr.2]. Trình độ Tổ trưởng phải là nòng cốt cán sự nông hội hoặc Tổ trưởng thanh lao, còn tổ viên phải là hội viên nông hội hoặc đoàn viên thanh lao. Nếu có gia đình binh sĩ phải tích cực tổ chức,

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)