Những điều kiện và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 52 - 54)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1.Những điều kiện và nhiệm vụ mới của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi

Với phong trào Đồng khởi, cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Vùng giải phóng mở rộng tạo thế liên hoàn trên nhiều vùng rừng núi và nông thôn đồng bằng miền Nam, hàng triệu quần chúng nhân dân giành quyền làm chủ và tiến hành xây dựng lực lượng cách mạng để bước vào kháng chiến cứu nước.

Sau những thay đổi về mưu đồ chiến lược quan trọng của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, cũng như những chuyển biến có lợi cho phong trào cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi, trên cơ sở đường lối chung về cách mạng miền Nam do Nghị quyết trung ương 15 (khóa II) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 3, ngày 24 tháng 1 năm 1961, Bộ chính trị Đảng lao động Việt Nam đã ra chỉ thị về “Phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”. Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, cũng như tình hình miền Nam trong giai đoạn này tuy “thời kỳ tạm ổn định của chế độ Mỹ - Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu” [166, tr.153], nhưng lực lượng quân sự của địch vẫn còn nguyên vẹn và đang được đế quốc Mỹ tìm cách tăng cường, nhất định sẽ tìm mọi cách phản công quyết liệt, nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng và giành lại vùng thôn xã đã mất.

Để kịp thời tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Sài Gòn, ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại căn cứ địa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và đã tuyên bố “Mặt trận dận tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ, thực hiện độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc” [74, tr.199].

Trong chương trình 10 điểm của Mặt trận cũng nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu của cuộc đấu tranh của quân dân miền Nam là:

“1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.

4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng.

5. Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ.

6. Tổ chức lại và xây dựng một quân đội trung thành với Tổ quốc và hết lòng phục vụ nhân dân.

7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. 10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới.” [79, tr.49], [82, tr.72].

Sự ra đời của Mặt trận là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Hiện nay, trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào miền Nam cũng có Mặt trận dân tộc giải phóng, với chương trình hành động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân” [93, tr.349].

Sự ra đời của Mặt trận đã tạo cho nhân dân miền Nam một thế pháp lý, một sức mạnh và một lòng tin tưởng to lớn, đặc biệt là trong giới trí thức và nhân dân ở các đô thị miền Nam. Mặt trận chính là ngọn cờ hiệu triệu tập hợp nhân dân miền Nam trong mục tiêu chung là chống lại chế độ Mỹ - Diệm.

Tháng 10 năm 1961, Trung ương cục miền Nam ra Nghị quyết chuyên đề về đấu tranh quân sự và xây dựng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Hội nghị đã quyết định thành lập Bộ chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang miền Nam. Đồng thời, tiến hành phân chia lại tổ chức chiến trường Nam Bộ thành 4 khu: Khu 7 (miền Đông Nam Bộ), khu 8 (miền Trung Nam Bộ), Khu 9 (miền Tây Nam Bộ) và khu Sài Gòn – Gia Định.

Ở các Khu, tỉnh, trên cơ sở lực lượng vũ trang đã có, Ban quân sự Miền chỉ đạo tổ chức thành các tiểu đoàn, đại đội, đồng thời phát triển nhanh lực lượng du kích cơ sở. Trên địa bàn Khu 8, Tiểu đoàn 261 ra đời đầu tiên vào tháng 2 năm 1961 trước đó, đứng chân

trên địa bàn Mỹ Tho. Sang đầu năm 1962, một Tiểu đoàn chủ lực lượng thứ hai ra đời, Tiểu đoàn 262. Ở tỉnh có Tiểu đoàn 514 với 5 tiểu đội lúc mới thành lập và không ngừng phát triển, xây dựng đủ 3 đại đội 1, 2, 3. Trên địa bàn Mỹ Tho, các huyện đều có lực lượng bộ đội địa phương từ một đến hai trung đội như: Cái Bè có 1 trung đội, Cai Lậy có 2 trung đội

Do đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nên nhân dân miền Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, có sự tham gia đắc lực của ba thứ quân nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, trọng tâm là chống, phá âm mưu dồn dân lập ấp chiến lược của địch.

Trong cuộc đấu tranh này ngay từ đầu đã được các cấp ủy Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Vì vậy đây chính là một trong những điều kiện tiên quyết giúp quân dân Mỹ Tho giành thắng lợi.

2.1.2. Trung ương Đảng, Trung ương cục, Khu uỷ và Tỉnh uỷ Mỹ Tho chỉ đạo phong trào chống, phá ấp chiến lược

Một phần của tài liệu cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở mỹ tho (tây tiền giang) 1961 1965 (Trang 52 - 54)