7. Bố cục của luận văn
3.1. Đặc điểm của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (196 1 1965)
3.1. Đặc điểm của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (1961 - 1965) 1965)
Đấu tranh chống, phá ấp chiến lược là một bộ phận của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn chống “Chiến tranh đặc biệt”. Vì thế, nó vẫn mang những đặc điểm cơ bản của cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh chống xâm lược trong thời đại đế quốc. Tuy nhiên, do chống lại kế hoạch bình định với việc dồn dân, lập ấp chiến lược, một kế hoạch chiến tranh “giành dân để giữ đất” với những thủ đoạn, biện pháp trên nhiều mặt nên cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược nói chung cũng có những đặc điểm riêng. Hơn nữa, tùy vào từng vùng, miền, từng địa phương khác nhau, cuộc đấu tranh ấy lại có những đặc điểm riêng biệt. Những đặc điểm riêng biệt ấy lại bị chi phối bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau. Những nhân tố khách quan như địa hình đồng bằng hay vùng rừng núi, vùng dân tộc Kinh hay dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo, vùng nông thôn ven đô thị hay vùng nông thôn sâu… Những nhân tố chủ quan như về cơ sở đảng ở địa phương đó mạnh hay yếu, cơ sở cách mạng và lực lượng quần chúng cách mạng nhiều hay ít, khả năng lãnh đạo của cấp ủy địa phương và người đứng đầu… Những nhân tố trên không chỉ quyết định đến sự phát triển, kết quả của cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở địa phương đó, vùng đó mà tạo nên những đặc trưng riêng. Trong đó, cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho mang những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh trên toàn miền Nam, đồng thời lại mang những đặc điểm riêng. Đó là:
a. Vùng đất Mỹ Tho là một trong những chiến trường quan trọng trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, nhất là trong giai đoạn đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
Vùng đất Mỹ Tho có thị xã Mỹ Tho, là trung tâm của tỉnh Định Tường đồng thời cũng là nơi đặt trụ sở của Khu chiến thuật Tiền Giang, của Tiểu khu Định Tường. Vì vậy, trên chiến trường này địch luôn bố trí một lượng lớn quân đội, các đơn vị thiện chiến, cùng các quân binh chủng hiện đại. Trong giai đoạn thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, vùng đất Mỹ Tho được đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chọn làm một trong những địa
bàn chiến lược trên toàn tỉnh, áp dụng thí điểm ở khu vực này. Bước sang đầu năm 1961, khi chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn xem Mỹ Tho “là một trong những nơi trọng điểm thực hiện chương trình “bình định” và “lập ấp chiến lược” [14, tr.79]. Vì thế, chính quyền Sài Gòn xếp Mỹ Tho (gồm cả tỉnh Định Tường) vào khu chiến thuật Tiền Giang, sắp xếp lại bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn, lập thêm quận Giáo Đức ở phía tây. Tháng 4 - 1961, chúng điều Sư đoàn 7 bộ binh của quân đội Sài Gòn, một sư đoàn thiện chiến và có nhiều kinh nghiệm đánh phá cách mạng từ Quảng Trị về Mỹ Tho, đặc tránh khu chiến thuật Tiền Giang. Bộ tư lệnh sư đoàn đóng tại thị xã Mỹ Tho và bố trí từ 1 đến 2 trung đoàn bộ binh càn quét đánh phá vùng này. Đồng thời, chúng xây dựng căn cứ Châu Phước Liêm (thị xã Mỹ Tho), đưa về đây 182 cố vấn Mỹ. Khi triển khai lập ấp chiến lược “thí điểm” ở tỉnh Định Tường, chính quyền Sài Gòn đã chọn xã Tân Lý Tây (Châu Thành) thuộc địa bàn Mỹ Tho để làm thí điểm và rút kinh nghiệm cho cả tỉnh.
Về phía cách mạng, Mỹ Tho là địa bàn trọng yếu cho cả Khu VIII, trung tâm của cả các tỉnh Trung Nam Bộ. Vì nơi đây phía bắc tựa lưng vào căn cứ Đồng Tháp Mười, căn cứ quan trọng nhất của cả Khu VIII, nối thông với Khu IX – Tây Nam Bộ, cả Khu VII – Đông Nam Bộ và vùng Sài Sòn – Chợ Lớn. Phía nam quay mặt ra sông Tiền, tiếp giáp vùng giải phóng tỉnh Bến Tre, cũng là con đường vận tải tiếp nhận viện trợ từ miền Bắc vào theo đường biển Gò Công, Bến Tre.
Mỹ Tho còn là căn cứ địa, nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo như Khu ủy Khu VIII, cơ quan Tỉnh ủy và nhiều cơ quan lãnh đạo khác. Mỹ Tho còn là nơi có phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ, đồng thời là nơi đứng chân của các đơn vị vũ trang chủ lực Khu VIII như Tiểu đoàn 261, Tiểu đoàn 262, Tiểu đoàn 514 của tỉnh thực hiện đánh tiêu diệt lớn quân địch; nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giành quyền chủ động trên chiến trường suốt trong 21 năm chống Mỹ cứu nước.
Trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhằm dùng bạo lực chiến tranh đánh trả cao trào Đồng Khởi của nhân dân miền Nam, trong đó Mỹ Tho được chúng coi là chiến trường trọng điểm hành quân càn quét, gom dân lập ấp chiến lược. Sau khi thí điểm thành công ấp chiến lược ở Tân Lý Tây (Châu Thành), chính quyền Sài Gòn triển khai mạnh mẽ chương trình ấp chiến lược trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung ở Mỹ Tho là chủ yếu so với khu vực Gò Công. Theo tác giả Nguyễn Mạnh Thắng trong Luận văn “Phong trào phá ấp chiến lược của quân dân Mỹ Tho
– Gò Công trong giai đoạn 1961 – 1965”, đến cuối năm 1962, “địch đã xây dựng nhiều hành lang ấp chiến lược dọc theo lộ 4, lộ 28 dọc theo sông Cửu Long giáp ranh ba huyện Châu Thành, Cái Bè, lộ 24 Chợ Gạo, lộ Cổ Chi, lộ Hậu Mỹ, lộ kinh 12,” [109, tr.59]. Qua đó, cho thấy gần hết các địa danh mà tác giả Nguyễn Mạnh Thắng liệt kê đều thuộc khu vực Mỹ Tho. Cũng theo tác giả trên, “Sau thất bại trong trận Ấp Bắc, Mỹ - Diệm đẩy mạnh việc lập ấp chiến lược bước 3 mà trọng điểm là vùng 7 xã Ấp Bắc. Cụ thể, trong phiên họp ngày 15-3-1963 thảo luận kế hoạch thực hiện các ấp chiến lược và ấp chiến đấu của các xã giáp ranh hai quận Long Định và Khiêm Ích do Tỉnh trưởng chủ trì, có kế hoạch cụ thể cho từng quận” [109, tr.59]. Theo đó, “trước mắt chúng tập trung xây dựng các khu gom dân thí điểm Dưỡng Điềm, Điềm Hy dọc theo lộ 4 để gom dân 7 xã thuộc huyện Cai Lậy (từ chùa Phật Đá đến kinh 12); Khu lộ An Khương, gom dân các xã Trung Hòa, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thành. Cùng lúc địch tiến hành củng cố các ấp chiến lược đã được xây dựng dọc theo tuyến lộ 4, lộ 24, tuyến kinh 12…” [48, tr.291]. Như vậy, cho thấy Mỹ Tho là khu vực không chỉ trọng yếu của tỉnh Định Tường mà còn là địa bàn trọng yếu cho cả khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long.
Sau khi “quốc sách ấp chiến lược của địch hoàn toàn bị thất bại tại Mỹ Tho” [14, tr.131] vào cuối năm 1963, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuyển sang thực hiện kế hoạch Johnson – Mc.Namara nhằm cứu nguy cho sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” thì Mỹ Tho vẫn được chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương xem là một trong những trọng điểm của kế hoạch bình định. Vì để thuận lợi cho kế hoạch bình định mới, đồng thời nhận thấy Mỹ Tho là địa bàn trọng yếu nên trong phiên họp về ấp chiến lược của “Hội đồng quân nhân cách mạng” ngày 16-11-1963 do Dương Văn Minh chủ tọa, Trần Thiệm Khiêm đã có ý kiến: “có thể nghiên cứu lập lại Tỉnh Gò Công để phân chia phần đất đó, hầu có thể xúc tiến bình định Mỹ Tho được” [100, tr.34]. Ngay sau đó không lâu, ngày 20-12-1963, chính quyền Sài Gòn đã cho tách phần Gò Công khỏi tỉnh Định Tường để tái lập tỉnh Gò Công. Từ đó, Mỹ Tho trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của chính quyền Sài Gòn với tên cũ tỉnh Định Tường. Khi kế hoạch Johnson – Mc.Namara được triển khai, Mỹ Tho là một trong các tỉnh xung quanh Sài Gòn để thực hiện “bình định có trọng điểm” nhằm “tăng cường sự chỉ huy trực tiếp của Mỹ, đồng thời thu hẹp phạm vi bình định, tập trung lực lượng vào các tỉnh trọng điểm: Long An, Định Tường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Hậu Nghĩa, Bình Dương…” [48, tr.313]. Điều đó chứng tỏ Mỹ Tho
là địa bàn chiến lược rất quan trọng mà đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn muốn giành quyền kiểm soát dù gặp không ít khó khăn, thậm chí thất bại nặng nề.
Về phía cách mạng, những thắng lợi bước đầu trong việc chống bình định, gom dân, càn quét cũng như trong việc chống, phá ấp chiến lược “thí điểm” ở Tân Lý Tây đã đúc kết những kinh nghiệm có giá trị to lớn trong đấu tranh chống, phá ấp chiến lược nói chung. Chính những kinh nghiệm quý báu đó đã giúp cho đảng bộ và nhân dân Mỹ Tho rút ra kết luận: “lực lượng vũ trang tập trung của ta từ 1 đại đội đến 1 tiểu đoàn có khả năng đánh càn thắng lợi trong bất cứ vùng nào và bất cứ qui mô nào, bằng cách dựa trên cơ sở xã, ấp chiến đấu và chống càn ba mặt, ba mũi giáp công, sẵn sàng tiêu diệt từng cánh quân của địch sau đó cơ động sang địa hình khác đánh những trận tiếp theo” [14, tr.109-110]. Từ đó, Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo đưa lực lượng vũ trang tỉnh thọc sâu kết hợp bộ đội địa phương huyện và du kích xã phá ấp chiến lược. Phương châm thực hiện ba mũi giáp công trong đấu tranh chống, phá ấp chiến lược dần dần hình thành và phổ biến ra toàn Khu VIII. “Tháng 11-1962, Hội nghị quân sự Khu VIII rút kinh nghiệm tình hình toàn Khu, đặc biệt kinh nghiệm đánh càn thắng lợi của quân và dân Mỹ Tho” [14, tr.110]. Hội nghị kết luận: lực lượng vũ trang tập trung phải đứng lại đánh càn, nhưng đánh càn phải chủ động dựa vào xã, ấp chiến đấu, công sự vững chắc, tập trung tiêu diệt từng cánh quân địch. Chuẩn bị sẵn sàng đánh địch suốt ngày, đánh với trực thăng vận, thiết xa vận của địch.
Cuối tháng 12-1962, Ban thường vụ Tỉnh ủy mở Hội nghị đánh giá tình hình lập ấp chiến lược của địch và phong trào phá ấp chiến lược của ta. “Hội nghị chủ trương phải thường xuyên phá kìm kẹp bằng ba mũi giáp công” [14, tr.115], ra sức xây dựng lực lượng về mọi mặt, chú trọng xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng vũ trang tại chỗ. Đồng thời, Ban thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo “chuẩn bị chiến trường phối hợp ba mũi giáp công đánh thắng một trận càn lớn của địch” [14, tr.114]. Ngay sau đó, với Chiến thắng Ấp Bắc vang dội, những kinh nghiệm, những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn kịp thời của Tỉnh ủy được chứng minh. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra khả năng quân dân ta có thể đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn; chứng minh quân giải phóng có khả năng đánh bại đối phương dù chênh lệnh lực lượng gấp nhiều lần ngay trên chiến trường đồng bằng Nam Bộ nếu biết vận dụng triệt để phương thức đấu tranh “hai chân, ba mũi”. Chiến thắng ấy còn dấy lên cao trào phá ấp chiến lược rộng khắp trên toàn miền Nam.
b. Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho (Tây Tiền Giang) là quá trình đấu tranh gay go, gian khổ, giành giật quyết liệt và dai dẵng. Cuộc đấu tranh ấy trải qua hai thời kỳ kế tiếp nhau: giữa năm 1961 đến cuối năm 1963, và đầu năm 1964 đến giữa năm 1965
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiến hành ở miền Nam Việt Nam hình thành hai thời kỳ: ban đầu là kế hoạch Staley – Taylor nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng, sau đó bị thất bại phải kéo dài đến cuối năm 1963; giai đoạn tiếp sau là kế hoạch Johnson – Mc.Namara nhằm tiếp tục chiến lược “chiến tranh đặc biệt” trong hai năm 1964 – 1965, với quyết tâm và mức độ ác liệt hơn, dã man hơn, đi đôi với việc tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn nâng việc gom dân lập ấp chiến lược thành “quốc sách ấp chiến lược”. Đây là một biện pháp chiến lược cơ bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Đó cũng là mục tiêu bình định rất thâm độc của kế hoạch Staley – Taylor. Âm mưu của “quốc sách ấp chiến lược” là nhằm tách lực lượng cách mạng ra khỏi dân chúng để “tát nước bắt cá”, triệt phá mọi mầm móng cơ sở cách mạng trong nhân dân.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thời kỳ thứ nhất, một số cán bộ, đảng viên còn chủ quan, chưa đánh giá đúng mực âm mưu thủ đoạn của địch, coi nhẹ khả năng và mức độ tàn bạo của địch. Mặt khác, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch còn quá chênh lệch, địch có nhiều ưu thế hơn ta; địch lại sử dụng các chiến thuật tân kỳ, hiện đại như trực thăng vận, thiết xa vận, bủa lưới phóng lao, bao vây hợp điểm. Do đó, cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược lúc đầu chưa đạt kết quả như mong muốn, trong đó, nguyên nhân cơ bản là do sự chỉ đạo lúc đầu còn đơn giản, chưa sát với thực tế.
Bước sang đầu năm 1963, với Chiến thắng Ấp Bắc, quân dân Mỹ Tho cũng như trong toàn tỉnh đã tìm ra lối thoát cơ bản cho cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược. Với chiến thắng này, ở Mỹ Tho dấy lên cao trào đấu tranh chống, phá ấp chiến lược trong suốt năm 1963, làm phá sản về cơ bản “quốc sách ấp chiến lược” của địch trên địa bàn Mỹ Tho. Với cao trào chống, phá ấp chiến lược trong năm suốt năm 1963, chẳng những làm sụp đổ từng mảng lớn ấp chiến lược của địch mà còn mở ra vùng giải phóng liên hoàn ở phía nam lộ 4 – Vùng 20 tháng 7, tạo điều kiện nối liền với vùng căn cứ Đồng Tháp Mười, cũng như nối thông với vùng giải phóng tỉnh Bến Tre. Cuối năm 1963, do nắm bắt đúng thời cơ chính quyền trung ương Sài Gòn khủng hoảng, chính quyền ở cơ sở hoang mang, rệu rã, quân và
dân Mỹ Tho lại đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược, giành những thắng lợi to lớn. Bộ tổng tham mưu ngụy thú nhận: “tại Định Tường – một trong các tỉnh trọng điểm bình định của miền Trung Nam Bộ, chỉ còn 10 ấp trong tổng số 184 ấp đã lập, nhưng không còn đủ tiêu chuẩn nữa” (dẫn lại theo [48, tr.313]).
Bước sang thời kỳ 1964 – 1965, phát huy thắng lợi giành được trong năm 1963, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục, Khu ủy khu VIII và các cấp Đảng bộ địa phương, quân dân Mỹ Tho đã vùng lên mạnh mẽ, đánh bại hoàn toàn chính sách ấp chiến lược của địch ở Mỹ Tho trong kế hoạch Johnson – Mc.Namara, góp phần cùng với nhân dân miền Nam đánh bại hoàn toàn “quốc sách ấp chiến lược” cũng như chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
Thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phát huy thắng lợi trong năm 1963 cũng như những kinh nghiệm trong thời kỳ trước đó, quân dân Mỹ Tho đã vận dụng những hình thức đấu tranh rất phong phú, kết hợp nhuần nhuyễn bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị binh vận. Kết hợp nhịp nhàng giữa chống, phá ấp chiến lược với việc khôi phục và mở rộng căn cứ giải phóng, thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị ở các thị xã, thị trấn trên địa bàn.
c. Cuộc đấu tranh chống, phá ấp chiến lược ở Mỹ Tho đã giải phóng nhiều đất đai, giành được nhiều dân, làm tăng thế và lực của cách mạng
Ở miền Nam Việt Nam nói chung, ở Mỹ Tho nói riêng, thôn, ấp là đơn vị cấp cơ sở