Khi trình bày một cách trực tiếp, mạch lạc, sâu sắc một tư tưởng, quan niệm nào đó trước cuộc sống người ta thường dùng nghị luận làm phương thức biểu đạt chính, chẳng hạn: Các nhà lãnh
Trang 1Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tác giả khóa luận
Vương Thị Châm
Trang 22
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tác giả khóa luận
Vương Thị Châm
Trang 33
QUY ƢỚC VIẾT TẮT
TS: Tiến sĩ GS: Giáo sƣ GS.TS: Giáo sƣ tiến sĩ PGS.TS: Phó Giáo sƣ tiến sĩ GV: Giáo viên
HS: Học sinh CH: Câu hỏi DKTL: Dự kiến trả lời NXB: Nhà xuất bản THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên
Trang 44
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6 Phương pháp nghiên cứu 9
7 Đóng góp của khóa luận 9
8 Bố cục của khóa luận 9
Nội dung 10
Chương 1: Văn bản và văn bản nghị luận 10
1.1 Văn bản 10
1.2 Văn bản văn học 11
1.3 Văn bản nghị luận 12
1.3.1 Nghị luận là gì? 12
1.3.2 Văn bản nghị luận là gì? 13
1.3.3 Đặc trưng của văn bản nghị luận 16
1.3.4 Phân loại văn bản nghị luận 24
1.4 Văn bản nghị luận trung đại 25
1.4.1 Khái niệm 25
1.4.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận trung đại 25
1.5 Các văn bản nghị luận trung đại được đưa vào SGK THPT 29
Chương 2: Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường THPT 30
2.1 Đọc - hiểu và đọc - hiểu văn học 30
Trang 55
2.1.1 Đọc - hiểu 30
2.1.2 Đọc - hiểu văn học và đọc - hiểu văn học trong nhà trường 32
2.2 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận 32
2.2.1 Đọc tiếp cận 32
2.2.2 Đọc văn bản nghị luận 34
2.2.3 Đọc phân tích, cắt nghĩa, đánh giá hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài nghị luận 34
2.2.4 Đọc sáng tạo văn nghị luận 35
2.3 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở trường THPT 36
2.3.1 Đọc tiếp cận 36
2.3.2 Đọc văn bản nghị luận 38
2.3.3 Đọc phân tích, cắt nghĩa, đánh giá hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài nghị luận 39
2.3.4 Đọc sáng tạo văn nghị luận 48
Chương 3: Thể nghiệm dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường THPT 50
3.1 Mục đích thể nghiệm 50
3.2 Nội dung thể nghiệm 50
3.3 Giáo án thể nghiệm 50
Bài 1: Đại cáo Bình Ngô 50
Nguyễn Trãi Bài 2: Chiếu cầu hiền 61
Ngô Thì Nhậm Kết luận 72
Trang 66
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng và
phổ biến trong đời sống Khi trình bày một cách trực tiếp, mạch lạc, sâu sắc một tư tưởng, quan niệm nào đó trước cuộc sống người ta thường dùng nghị luận làm phương thức biểu đạt chính, chẳng hạn: Các nhà lãnh đạo khi muốn thuyết phục nhân dân tin và làm theo, các nhà phê bình viết phê bình văn học, các em HS làm bài nghị luận, hay trong cuộc sống mỗi người lại có quan điểm trái ngược nhau muốn thuyết phục người khác tin vào quan điểm của mình…
1.2 Khoa học phương pháp dạy học văn đã có một số công trình nghiên
cứu về dạy văn nghị luận nhưng chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề: “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông” Vì vậy cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về văn nghị
luận để có thể đưa ra một hệ thống phương pháp dạy văn nghị luận giúp việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trung đại nói riêng và văn nghị luận nói chung đạt hiệu quả cao
1.3 Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy văn là một vấn đề
mang tính thời sự của nước ta Trong hệ thống phương pháp khá đa dạng và phong phú đó thì dạy văn bám sát vào đặc trưng thể loại là một phương pháp dạy học cơ bản Đề tài này, chúng tôi đi theo hướng thực hiện dạy đọc - hiểu các văn bản nghị luận trung đại dựa vào đặc trưng của thể loại Với hướng nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện lý luận
dạy học theo đặc trưng thể loại, đặc biệt là thể nghị luận (cụ thể là nghị luận trung đại)
Trang 77
1.4 Việc đổi mới phương pháp đi liền với việc đổi mới chương trình
SGK Trước đây SGK Ngữ Văn được trình bày theo tiến trình lịch sử Chương trình SGK Ngữ Văn mới lại được sắp xếp theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại nên số lượng các văn bản nghị luận được đưa vào dạy học trong nhà trường THPT chiếm số lượng khá lớn Tuy nhiên, trên thực tế có không ít giờ dạy về văn bản nghị luận ít gây hứng thú cho HS vì cảm thấy khô khan và khó hiểu Nguyên nhân của hiện tượng trên là chưa nắm vững đặc trưng của thể loại Do đó, chưa định ra được phương pháp dạy học phù hợp
Thực tế đã đòi hỏi GV và HS phải có cách tiếp cận mới phù hợp để việc đọc - hiểu các văn bản nghị luận, đặc biệt là nghị luận trung đại đạt hiệu quả cao
Là một GV tương lai, tôi quyết định chọn đề tài: “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông” Với mong muốn
đem lại cách tiếp cận mới và đây cũng là bước tập dượt cho việc giảng dạy văn sau này của mình
giảng dạy văn nghị luận
- Trong công trình “Dạy học văn bản Ngữ Văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” Tác giả Trần Đình Chung đã dành một chương riêng
định hướng cho GV cấp THCS về dạy học văn bản nghị luận nhưng cũng là tài liệu tham khảo cần thiết cho GV THPT Ở chương này, tác giả đã nêu lên một số đặc trưng của phương thức nghị luận và một số yêu cầu cụ thể của
Trang 88
phương pháp dạy học văn bản nghị luận dân gian, nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại
- Nhóm tác giả: Nguyễn Trí, Giang Khắc Bình, Nguyễn Trọng Hoàn với
công trình “Văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn THCS” đã trình bày
các kiến thức cơ bản về văn nghị luận như: khái niệm, đặc điểm, hướng dẫn quy trình, phương pháp làm văn nghị luận và tuyển chọn một số văn bản nghị luận… Cuốn sách này nghiêng về việc hướng dẫn HS làm văn nghị luận
Có thể nói các công trình nghiên cứu trên tuy còn ít về mặt số lượng nhưng đã có những đóng góp nhất định về mặt phương pháp, giúp định hướng cho GV văn trong việc dạy học văn nghị luận Tiếp tục phát triển theo hướng
mà các nhà nghiên cứu đã đi, người viết đi sâu, tìm hiểu một cách toàn diện
hơn về vấn đề “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông”
4 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường THPT
Trang 99
- Tư liệu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu vốn
tư liệu tiếng Việt
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm
7 Đóng góp của khóa luận
Góp phần xác lập các thao tác, các bước dạy HS đọc - hiểu các văn bản nghị luận trung đại ở trường THPT
8 Bố cục khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Văn bản và văn bản nghị luận
Chương 2: Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại ở
nhà trường THPT
Trang 10
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn bản:
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”: “Bất cứ đối tượng nào được phân tích hoặc giải thích đều là văn bản” [3,394] Nếu hiểu nhƣ vậy thì văn bản là bất
kì chuỗi kí hiệu nào có khả năng đọc ra nghĩa đƣợc, bất kể là có do kí hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không: một nghi thức, một điệu múa, một nét mặt, một bài thơ… đều là văn bản
“Từ điển từ và ngữ Hán Việt” cho rằng: “văn bản là tờ giấy có chữ ghi nội dung một sự kiện” [7,768]
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì: “Văn bản là một chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” [15,1360]
Các tác giả trong SGV Ngữ văn, lớp 10, tập 1 quan niệm: Văn bản “là một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt nội dung và hình thức Văn bản là sự nối tiếp của nhiều câu, nhiều đoạn, chương, phần… Tuy nhiên những thành tố này phải mang tính hệ thống nhất định và toàn văn bản phải có những đặc trưng thống nhất” Cụ thể là:
- Về mặt nội dung: Các câu các đoạn gắn kết với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề
- Về mặt hình thức : Các câu trong văn bản có những mối quan hệ, liên
hệ nhất định Toàn bộ những mối liên hệ ấy tạo nên cấu trúc của văn bản
Trang 11hợp kí hiệu ngôn ngữ (nói - viết) được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ,
hoàn chỉnh về mặt hình thức và trọn vẹn về mặt nội dung
1.2 Văn bản văn học
Chúng ta biết rất nhiều loại văn bản: miêu tả, tự sự, thuyết minh… Trong
đó có một số văn bản được gọi là văn bản văn học Vậy, văn bản văn học là gì? Mỗi thời đại, mỗi quốc gia có thể có nhưng quan niệm khác nhau Ở đây, người viết xin dẫn ra quan niệm về văn bản văn học của SGK Ngữ văn lớp
10, tập 2 Các tác giả đưa ra một số tiêu chí sau để nhận diện văn bản văn học:
Tiêu chí thứ nhất: Văn bản văn học (truyện cổ tích, bài thơ, cuốn tiểu thuyết…) là những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám
phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người Tiêu chí thứ hai: Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ
thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao Sử dụng nhiều phép tu từ (ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, hoán dụ, tượng trưng…) Văn bản văn học thường hàm
súc, gợi lên nhiều liên tưởng, tưởng tượng Văn bản nào cũng phải có nghĩa Văn bản văn học cũng vậy Nhưng khi xác định một văn bản văn học phải chú
ý đến phẩm chất của ngôn từ diễn đạt
Tiêu chí thứ ba: Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng Kịch bản có hồi, có cảnh, có lời đối thoại, độc thoại… Thơ thì có vần điệu, luật, có câu thơ, có khổ thơ… Truyện lại có những quy ước về xây dựng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, các loại lời văn…
Vậy, văn bản văn học trước hết là một văn bản mang đầy đủ các đặc điểm của một văn bản: hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung Tuy
Trang 1212
nhiên văn bản văn học cũng mang những đặc điểm riêng Về mặt nội dung nó vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm của con người qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Về mặt hình thức nó được xây dựng bằng ngôn ngữ riêng - ngôn ngữ nghệ thuật Văn bản văn học ngoài chức năng giao tiếp, cung cấp các thông tin thông thường nó còn chứa đựng các thông tin thẩm mĩ Đó là những tư tưởng, tình cảm, những trải nghiệm trường đời sâu sắc của các nhà văn Vì vậy, nếu không có tư tưởng, tình cảm đúng, không đồng cảm với niềm vui và nỗi đau của con người thì người đọc khó có thể hiểu được cái hay, cái đẹp của văn bản văn học
1.3 Văn bản nghị luận
1.3.1 Nghị luận là gì?
Theo “Từ điển từ và ngữ Hán Việt”: “Nghị luận là dùng lý luận phân tích
ý nghĩa phải trái” [7,415]
GS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Một số vấn đề về văn nghị luận ở cấp 2” cho rằng: “Nghị luận là bàn bạc phân tích, đồng tình hay phản bác một vấn đề nào đó để tìm hiểu và thẩm định giá trị lý luận và thực tiễn của nó”
[4,10]
SGK Ngữ văn 11, tập 2 quan niệm: “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lý lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức…) Vấn đề được nêu
ra như một câu hỏi cần giải đáp làm sáng tỏ Luận là bàn về đúng hay sai, phải hay trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân
lý đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình” [14,110]
Tóm lại, nghị luận là dùng lý lẽ để bàn bạc về một vấn đề nào đó mà người viết có thể đồng tình hay phản bác, nhằm thuyết phục người khác tin vào những điều mình nói, đồng tình với quan điểm của mình
Trang 1313
1.3.2 Văn bản nghị luận là gì?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn bản nghị luận:
Theo “Từ điển bách khoa toàn thư” của Mĩ: “Văn học là những sản phẩm viết của xã hội bằng văn xuôi hoặc thơ Theo nghĩa rộng, văn học bao gồm tất cả các kiểu viết theo lối hư cấu hoặc không hư cấu” Theo định nghĩa
này thì văn nghị luận được xem là thể loại thuộc dạng thức không hư cấu
Như vậy nghĩa là: “Văn nghị luận không dùng đến một hoạt động cơ bản của
tư duy hình tượng mà dựa vào tư duy logic để trình bày tư tưởng, quan điểm nào đó của người viết”
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 92 - 96, cũng đưa ra quan niệm:
“Văn nghị luận là loại văn nhằm bàn bạc, thảo luận với người khác về thực tại đời sống xã hội bao gồm những vấn đề văn hoá, triết học, đạo đức, lịch sử, chính trị, văn học, nghệ thuật… Văn nghị luận xem trọng năng lực lập luận dựa trên quy tắc logic và đặc điểm tư duy nhưng nó vẫn không loại trừ hình thức mĩ cảm của tư tưởng… Nét nổi bật trong văn nghị luận là lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm khêu gợi thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề, tin vào tính chất xác minh của sự lập luận và tán thành với quan điểm, tư tưởng của người viết để người đọc có thể vận dụng chúng vào cuộc sống xã hội và cá nhân” [4,5]
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: “Văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống… nhưng lại trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục” [16,189]
Như vậy, văn nghị luận là thể loại đặc biệt của văn học (không dùng hư cấu tưởng tượng) Nó đề cập đến những vấn đề của đời sống, chính trị, văn
hoá, triết học, đạo đức, lịch sử… nhằm trình bày quan điểm thái độ của người
Trang 1414
viết bằng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu cùng những lập luận chặt chẽ thuyết phục Văn nghị luận không loại trừ những hình thức ngôn ngữ mĩ cảm nhưng đó chỉ là yếu tố phụ, minh hoạ, làm sáng tỏ cho lý lẽ mà người viết muốn đưa ra
Văn nghị luận khác văn hư cấu tưởng tượng Xét hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời
Chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…”
Ví dụ 2: “Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục
mà không biết thẹn Làm tướng triều đình phải đầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú ruộng vườn; hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng
áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều; tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc vả lại vợ con bìu díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều nhưng không mua được đầu giặc; chó săn tuy khoẻ không đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai Lúc bấy giờ ta cùng các người sẽ bị bắt đau xót biết chừng nào?”
( Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn )
Trang 1515
Đọc hai ví dụ trên người đọc có thể dễ dàng nhận ra ở ví dụ 1 là văn hư cấu, ví dụ 2 là văn nghị luận Ở ví dụ 1 chỉ bằng một vài câu văn ngắn Thạch Lam đã tái hiện được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tà với đầy đủ âm thanh, đường nét, màu sắc Đó là âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve Đó là hình ảnh, màu sắc của ánh mặt trời đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen lại Đó là đường nét của dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời Bằng ngôn ngữ giàu hình tượng, những câu văn êm dịu, có nhịp điệu chậm rãi, vừa giàu hình ảnh, vừa giàu nhạc điệu, lại vừa uyển chuyển tinh tế, Thạch Lam đã gợi được cái hồn của cảnh vật, cái thần thái của thiên nhiên, làm hiện
lên trước mắt người đọc “bức hoạ đồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm
Một bức tranh quê hương bình dị mà không kém phần thơ mộng, mang cốt cách Việt Nam
Ở ví dụ 2: Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình về một vấn đề chính trị, liên quan đến vận mệnh của quốc gia dân tộc Đó là vai trò của tướng sĩ đối với triều đình và sự an nguy của đất nước Lời văn đanh thép, hùng hồn, lập luận chặt chẽ sắt đá, để thuyết phục tướng sĩ làm theo lời mình Tác giả lật đi lật lại vấn đề Ban đầu, Trần Quốc Tuấn liệt kê tất cả các thú vui của tướng sĩ Sau đó để phủ định một điều: tất cả những thú vui ấy không thể đánh đuổi được quân giặc Và hệ quả tất yếu của lối sống thờ ơ, tiêu khiển là: các ngươi sẽ bị bắt Điều mà Trần Quốc Tuấn nói là điều mà tất
cả mọi người đều quan tâm Bằng những lí lẽ của mình, Trần Quốc Tuấn đã
dồn người nghe vào tình trạng “không thể chối cãi” tức là bị thuyết phục hoàn
toàn
Như vậy, có thể khẳng định: Nếu như đích của văn miêu tả, kể chuyện là làm sống dậy trước mắt người đọc thần thái của sự vật, sự việc thì đích của văn bản nghị luận là để đưa thông tin và nói lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc,
Trang 1616
người nghe Nếu văn miêu tả, kể chuyện tác động vào trí tưởng tượng của con người, kích thích óc quan sát… thì văn nghị luận tác động mạnh mẽ vào nhận thức lý tính nâng cao khả năng lập luận, rèn luyện tư duy logic cho người viết
Tóm lại, văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt (không dùng hư cấu, tưởng tượng), thể hiện tư tưởng quan điểm, thái độ của người viết về các
vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh… Những điều đó được trình bày bằng một hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu với những lập luận chặt chẽ thuyết phục và một số ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, có màu sắc biểu cảm
1.3.3 Đặc trưng của văn nghị luận
1.3.3.1 Phát biểu trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm nào
đó của người viết về một vấn đề của cuộc sống
Văn nghị luận là thể văn ra đời sớm và có truyền thống lâu đời ở Việt
Nam Từ “Thiên đô chiếu” năm 1010 của Lý Công Uẩn, đến “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời năm 1285, đến “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn
Trãi ra đời năm 1428… Bước sang thế kỉ XX văn nghị luận phát triển vượt bậc với nhiều tên tuổi như: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Qua đó, ta thấy: Nếu ở văn hình tượng hư cấu, tưởng tượng thái độ của người viết thường được thể hiện một cách kín đáo qua các hình tượng thẩm mĩ thì ở văn nghị luận những điều đó lại được trình bày một cách trực tiếp, tường minh
Đó là tư tưởng nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
( Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi )
Đó là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định vị thế của dân tộc ta so với dân tộc khác:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Trang 1717
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
(Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi )
Đó là sự khẳng định vai trò của người hiền đối với sự phát triển của đất
nước: “Hiền tài là nguyên khí của đất nước Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà xuống thấp”
(Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung)
Đó là lòng yêu nước nồng nàn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Đó là lời khẳng định sự thắng thế của thơ mới đối với thơ cũ:
“Một thời đại vừa chẵn mười năm
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên dành quyền sống, một bên giữ quyền sống Cuộc đấu tranh kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng”
Đó là sự khẳng định vị trí của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì sao sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì càng sáng”
(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng)
Trang 1818
Như vậy, ta có thể thấy sự phong phú, đa dạng của các vấn đề được đem
ra bàn luận Từ đề tài về chiến tranh, hoà bình đến vấn đề văn chương Từ vấn
đề của một trào lưu, một thời đại đến vấn đề của cá nhân… Dù bàn luận về vấn đề nào thì quan điểm của người viết cũng được trình bày một cách trực tiếp rõ ràng
1.3.3.2 Thuyết phục người đọc bằng hệ thống lí lẽ và cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn
Nếu trong văn tự sự và kịch nhân vật, cốt truyện, xung đột… là những
yếu tố cơ bản “xương sống” của tác phẩm thì trong văn bản nghị luận, luận
điểm,luận cứ, lập luận, ngôn ngữ giọng điệu là những yếu tố cơ bản làm nên tác phẩm
Luận điểm của bài văn nghị luận
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, chủ trương, thái độ của người viết
đối với một vấn đề cần thuyết phục và làm sáng tỏ
Luận điểm của bài văn nghị luận thường được thể hiện dưới những câu văn ngắn gọn với những phán đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định, có chứa các từ: là, có, không thể, đã…
Ví dụ như: “Thời gian là vàng”; “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”; “Nước Việt Nam là một nước tự do và độc lập”…
Trong một bài văn nghị luận có thể có các cấp độ khác nhau của luận
điểm Có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ
Với “Hịch tướng sĩ”, luận điểm bao trùm có thể khái quát như sau: “Là tướng sĩ triều đình phải nêu cao lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước” Luận điểm tổng quát đó được làm sáng tỏ bởi
một hệ thống các luận điểm nhỏ gồm:
Trang 19- Là tướng sĩ thì không thể khoanh tay nhìn chủ nhục
- Tướng sĩ thì phải từ bỏ thói ham chơi, hưởng thụ, vô trách nhiệm để rửa nhục cho nước
- Tướng sĩ phải học tập binh pháp, nêu cao ý chí quyết chiến quyết thắng
kẻ thù xâm lược
Trong bài văn nghị luận, ta cần phân biệt giữa luận điểm và luận đề, giữa luận điểm và luận cứ Nếu luận đề là vấn đề bao trùm cần được làm sáng tỏ, cần được đem ra bàn luận để bảo vệ, để chứng minh trong toàn bộ bài viết Trong nhiều bài viết, luận đề thường thể hiện ngay ở nhan đề thì luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm chủ trương của người nói, người viết đưa ra
nhằm giải đáp làm sáng tỏ cho vấn đề hoặc câu hỏi đó giúp cho “lí trí được thông suốt”
Còn luận cứ là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm “Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thu nhận, đồng tình Dẫn chứng là sự vật, sự việc, số liệu, nhân chứng… để chứng minh, làm sáng tỏ xác nhận cho luận điểm Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, đáng tin cậy không thể bác bỏ”
[10,28] Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững vàng Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục Điều đó có nghĩa là: Nếu luận điểm là một ý kiến mà người viết tin là đúng đắn nhưng người đọc còn có thể chưa tỏ tường thì luận cứ lại là những lẽ phải và sự thật hiển nhiên mà cả người viết và người đọc đều thừa nhận Luận điểm là điều cần được chứng minh Luận điểm quyết định việc chọn luận cứ, luận cứ phải phục vụ cho luận điểm
Trang 2020
Ví dụ:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” (Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi)
Trong đoạn văn trên, hai câu đầu chình là lí lẽ Nó nêu lên một nguyên lý
đã được đúc kết và thừa nhận Những câu sau là dẫn chứng cụ thể, xác đáng Tất cả góp phần làm sáng tỏ cho luận điểm: Đại Việt là một quốc gia độc lập
có chủ quyền
Tóm lại: Luận điểm là điểm tựa lớn nhất của toàn bộ bài văn nghị luận Các luận điểm sẽ tạo nên bộ xương cho cấu trúc văn bản nghị luận Đến lượt mình, các luận cứ lại tao nên bộ xương cho các đoạn nghị luận hoặc cho một
số đoạn nghị luận xoay quanh một luận điểm Chính hệ thống luận điểm, luận
cứ tạo sự gắn kết các ý, các đoạn trong văn bản với nhau, tạo ra tính thống
nhất của văn bản Các luận điểm trở thành “linh hồn của bài viết”
Nhưng bài nghị luận có luận điểm thôi chưa đủ quyết định bài văn đó có hay hay không Mà quan trọng là luận điểm bài viết có độc đáo, có mới mẻ, sâu sắc hay không Nếu chỉ dừng lại ở chỗ có luận điểm mà luận điểm đó đã
cũ, là những cái hiển nhiên ai cũng biết thì bài văn đó rất dễ rơi vào nhàm chán, đơn điệu Nói khác đi, luận điểm trong văn bản nghị luận phải là ý hay Tức nó phải mới, phải đúng, phải sâu, phải riêng, vừa sâu sắc, vừa tập trung,
Trang 21nhìn nhận và đánh giá sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời
có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”
Nhiệm vụ của người đọc là phải nhận ra và đánh giá được các luận điểm của người viết, nhất là những luận điểm đúng đắn, mới mẻ, độc đáo, làm được điều đó cũng chính là thấy được vẻ đẹp của văn nghị luận
Lập luận trong văn bản nghị luận
Có luận điểm hay, luận cứ xác đáng nhưng yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để có sức thuyết phục? Đó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng lập luận của người viết
Lập luận là cách nêu luận điểm và vận dụng lý lẽ dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục Luận điểm được xem như kết luận của lập luận Nói cách khác, lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ[…] lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận
Ví dụ, để khẳng định luận điểm trung tâm của văn bản “Nước Đại Việt ta” là: “Đại Việt là một quốc gia độc lập, có chủ quyền” Nguyễn Trãi đã lập
luận một cách mạch lạc:
- Đại Việt là một dân tộc độc lập, bởi vì:
+ Đại Việt có nền văn hiến lâu đời
Trang 2222
+ Đại Việt có lãnh thổ riêng
+ Đại Việt có phong tục tập quán riêng
+ Đại Việt có truyền thống lịch sử hào hùng
- Theo những căn cứ đó, kẻ nào xâm lược Đại Việt là phản nhân nghĩa, phạm vào chân lý và chỉ có thể chuốc lấy thất bại mà thôi
Có thể thấy, từ trước đến nay các bài văn nghị luận nổi tiếng (Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi; Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh;…) là những bài
hàm chứa trong đó những cách lập luận sâu sắc, mẫu mực, logic, chặt chẽ với những lí lẽ rõ ràng, những chứng cứ hiển nhiên buộc người nghe không thể không công nhận
Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận tất yếu phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ, sắc bén của lập luận
và sự hợp lý của các cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn
Ngôn ngữ, giọng điệu của văn bản nghị luận
Mỗi thể loại văn học lại có một ngôn ngữ thích hợp Nếu tính gợi cảm, hình tượng, đa nghĩa, là đặc trưng của ngôn ngữ tác phẩm văn chương hình
tượng thì ngôn ngữ của các văn bản nghị luận lại đòi hỏi tính “chính xác nghiệt ngã” (Gorki) Bởi mục tiêu đầu tiên của văn nghị luận là thuyết phục
người nghe, người đọc tin, ủng hộ, làm theo những lời mà người viết nói Do vậy, người viết phải viết lên sự thật, bởi bản thân sự thật có sức thuyết phục mạnh hơn cả Cho nên, ngôn từ trong văn bản nghị luận phải chính xác với bản chất của đối tượng, chính xác trong thái độ đối với đối tượng đó, chính xác đến từng cung bậc và sắc thái
Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến hệ thống từ lập luận Đó là những từ: thật vậy, thế mà, tuy nhiên, không những, mà còn, vì thế, cho nên… Những từ đó có vai trò liên kết các ý, các vế, các đoạn trong
Trang 2323
văn bản nghị luận để tạo nên tính chặt chẽ Câu trong văn bản nghị luận là
những câu khẳng định hay phủ định với nội dung là những phán đoán sâu sắc
Ví dụ: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt
Nam ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cắt xé Giá như
triều đình lúc bấy giờ không phải trong tay bọn vua chúa nhà Nguyễn phản
bội và đầu hàng, mà ở trong tay những người kế tục sự nghiệp của cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn, kế tục sự nghiệp yêu nước và anh dũng của Nguyễn Huệ thì
phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn nhiều
Nhất là đã được lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi,
đồng thời phong trào ấy chắc được sự ủng hộ kiên quyết của cả nước, như
vậy đất Đồng Nai anh dũng từ đó đã trở nên bức thành đồng ngăn chặn bọn
cướp nước phương Tây xâm phạm đất nước chúng ta ở Nam Bộ, và do đó đã
bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của Tổ quốc!”
(Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc -
Phạm Văn Đồng)
Nói văn nghị luận biểu hiện chủ yếu tư duy logic không có nghĩa là nó
gạt bỏ hoàn toàn ngôn ngữ gợi cảm Vì ngôn ngữ biểu cảm thể hiện thái độ,
nhiệt tình của tác giả trước vấn đề nghị luận Những yếu tố trữ tình đó tác
động mạnh mẽ vào tình cảm của người đọc (nghe) có tác dụng chinh phục trái
tim con người Tình hỗ trợ thêm cho lý, lý tiếp sức mạnh cho tình Do đó, tác
dụng thuyết phục tăng nên gấp bội
Ví dụ: Khi nói về tội ác của thực dân Pháp, Bác viết: “Chúng tắm các
cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”
Bằng việc sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm như: “tắm”, “bể máu”
Bác đã giúp chúng ta thấy được tội ác dã man của thực dân Pháp đối với đồng
bào ta Những từ ngữ trên không làm giảm đi sức thuyết phục của văn bản,
ngược lại nó làm cho việc diễn đạt đạt hiệu quả cao, vừa chính xác, vừa thể
Trang 24Giọng chủ đạo trong “Đại cáo Bình Ngô” (Nguyễn Trãi) là : giọng hùng
hồn, thống thiết
Trong văn nghị luận có khi người viết sử dụng giọng mỉa mai pha chút
gai góc để tăng hiệu quả lập luận và trực tiếp bày tỏ tư tưởng của mình.Ví dụ:
“Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
Nhận diện và phân tích được sắc thái giọng điệu trong văn nghị luận cũng là một yêu cầu tất yếu bắt buộc để có thể phát hiện chính xác luận điểm
và đánh giá sức thuyết phục của văn bản nghị luận
1.3.4 Phân loại văn bản nghị luận
Văn nghị luận được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực văn hoá, chính trị, xã hội… Sự phân loại văn nghị luận có thể dựa trên hai tiêu chí:
- Căn cứ vào nội dung, đề tài, có 2 loại:
+ Nghị luận văn học là những bài luận về vấn đề văn học nào đó như chi tiết nghệ thuật, hình ảnh nghệ thuật, tác giả, tác phẩm, giai đoạn…
Ví dụ: “Tựa “Trích diễn thi tập”” của Hoàng Đức Lương, “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh…
+ Nghị luận xã hội là những bài nghị luận về một vấn đề chình trị, đạo
đức, lối sống nào đó
Trang 2525
Ví dụ: “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm, “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ, “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn…
- Căn cứ vào loại hình văn học và giai đoạn văn học, có 3 loại:
+ Nghị luận dân gian Ví dụ: tục ngữ
+ Nghị luận trung đại Ví dụ: “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi,
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung…
+ Nghị luận hiện đại Ví dụ: “Mấy ý nghĩa về thơ” của Nguyễn Đình Thi, “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc” của
1.4.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận trung đại
Văn bản nghị luận trung đại khá phong phú, gồm nhiều thể tài khác nhau: cáo, chiếu, văn bia, lời bình lịch sử… Tuy mỗi thể tài có những nét đặc thù nhưng trên bình diện khái quát, ta thấy các văn bản đó có một số đặc trưng cơ bản sau:
1.4.2.1 Văn bản nghị luận trung đại thường được viết ra bởi những
người có địa vị, trọng trách lớn trong xã hội Ra đời trong những thời điểm quan trọng của lịch sử đất nước Nó liên quan đến đời sống cộng đồng
Ví dụ như:
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn, được viết năm Canh Tuất, niên hiệu
Thuận Thiên thức nhất (năm 1010) nhân sự kiện dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (Thăng Long)
Trang 2626
“Đại cáo Bình Ngô” của Nguyên Trãi, được công bố vào ngày
17/12/1428, trong không khí hào hùng của ngày vui độc lập, sau khi quân ta đại thắng giặc Minh Nhân sự kiện đó, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết
“Đại cáo Bình Ngô” để bố cáo thiên hạ về điều đó
Chính vì đặc trưng trên mà khi đọc hiểu các văn bản nghị luận trung đại,
chúng ta không thể không chú ý tới bối cảnh lịch sử mà văn bản ra đời
1.4.2.2 Giống như tác phẩm trung đại nói chung, văn bản nghị luận
trung đại mang tính quy phạm rất rõ Hầu hết các văn bản nghị luận trung đại đều chịu sự quy định của thể tài:
* Thể cáo thì thường có kết cấu 4 phần:
- Phần mở đầu: Nêu luận đề chính nghĩa
- Phần thứ hai: Lên án tội ác của quân thù
- Phần thứ ba: Kể lại quá trình chiến đấu và chiến thắng
- Phần thứ tư: Khép lại bằng lời tuyên bố thắng lợi
Ví dụ: “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi
- Phần đầu: Nguyễn Trãi nêu tư tưởng nhân nghĩa và khẳng định nước Đại Việt là nước có chủ quyền, có nền văn hoá riêng
- Phần thứ hai: Tác giả nêu lên tội ác của giặc Minh
- Phần thứ ba: Nêu quá trình dấy binh khởi nghĩa của quân dân ta dưới
sự lãnh đạo của Lê Lợi
- Phần thứ tư: Tuyên bố nền thái bình vừa mới giành lại được
* Thể hịch cũng gồm có 4 phần:
- Phần thứ nhất: Nêu vấn đề cần quan tâm
- Phần thứ hai: Dẫn truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây tin cậy
- Phần thứ ba: Nhận định tình hình để gợi lòng căm thù
- Phần thứ tư: Kêu gọi đấu tranh
Ví dụ: “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
Trang 2727
Việc xác định đặc trưng trên giúp người đọc tiếp cận với các tác phẩm trung đại được dễ dàng hơn
1.4.2.3 Văn bản nghị luận trung đại dùng nhiều điển tích, điển cố gợi ý
tứ sâu xa Thực ra đây cũng là đặc điểm chung của văn thơ trung đại Nó bắt nguồn từ quan niệm của người xưa về thời gian: Thời gian có tính xoay tròn,
có tính chu kỳ, quay về nguồn nên người xưa rất trọng quá khứ Từ đó sinh ra trong văn chương sự sử dụng điển tích, điển cố, vay mượn thi liệu của cổ nhân
Cho đoạn văn bản sau trong “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
“Trước đây thời thế suy vi, Trung Châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở
ẩn trong ngòi khe (1), trốn tránh việc đời (2), những bậc tinh anh trong triều đang phải kiêng dè không dám lên tiếng (3) Cũng có kẻ đi gõ mõ canh cửa (4), cũng có kẻ ra biển vào sông (5), chết đuối trên cạn (6) mà không biết, dường như muốn lẩn tránh (7) suốt đời”
Đoạn văn trên chỉ có 2 câu nhưng dày đặc các thi liệu lấy trong văn thơ
cổ Trung Quốc:
(1) ở ẩn trong ngòi khe: dịch thoát chữ “khảo bàn” “Khảo bàn” là tên bài thơ trong thiên “Vệ Phong” của tuyển tập Kinh thi Đây là thiên nói về những
người ở ẩn nơi ngòi khe
(2) Trốn tránh việc đời: Dịch thoát câu: “dụng củng vu hoàng ngưu” (gói kĩ
trong tấm da bò) trong Kinh dịch, ý nói kẻ ẩn dật trốn tránh việc đời khác nào tấm da bò bọc lấy đồ vật một cách vững chắc
(3) Kiêng dè không dám lên tiếng: Dịch thoát thoát câu “giới minh vu trượng mã” (Ngựa chầu phải kiêng dè tiếng hí) ở đây ý nói các quan trong triều đều
giữ mình không dám lên tiếng
Trang 2828
(4) Gõ mõ canh cửa: Dịch thoát câu “kích đạc bảo quan” xuất xứ ở sách Mạnh
Tử “kích đạc” là những người đánh mõ canh đêm, “bảo quan” là người canh
cửa, đều là những chức vụ thấp kém
(5) Ra biển vào sông: Sách Luận ngữ, thiên “vi tử” có đoạn chép về những người đi ở ẩn thời cổ: “Cổ phương Thúc nhập vu hà, kích thánh Tương nhập
vu hải” (quan đánh trống phương Thúc vào miền sông Hà, người đánh khánh
là Tương đi ra bể) ở đây chỉ các ẩn sĩ mỗi người đi một phương
(6) Chết đuối trên cạn: dịch chữ “lục trầm” xuất xứ ở sách Trang Tử, nói kẻ đi
ở ẩn như người bị chết đuối trên cạn
(7) Lẩn tránh: dịch chữ “phì độn” xuất xứ ở quẻ Độn trong Kinh dịch nói kẻ
đi ở ẩn
Việc sử dụng thi liệu giúp cho tác phẩm có tính trang trọng, thể hiện tài năng của người viết và sự tôn trọng người nghe Tuy nhiên, đối với HS THPT thì nhiều từ gây ra sự khó hiểu Do vậy khi hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản nghị luận cần chú ý đặc trưng trên Chú ý hướng dẫn HS giải nghĩa những thi liệu đó để giúp việc tiếp cận tác phẩm được thuận lợi hơn
1.4.2.4 Lời của văn bản nghị luận trung đại thường được cấu tạo theo lối
biền ngẫu, mỗi câu có hai vế cân nhau về số từ, giống nhau về kết cấu ngữ pháp, đối nhau về ý và thanh điệu
Ví dụ:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
(Đại cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi )
Tóm lại: Văn bản nghị luận trung đại mang tất cả các đặc trưng của một văn bản nghị luận, đồng thời nó còn mang những đặc trưng riêng, để nó là nó, giúp ta phân biệt nó với các văn bản nghị luận dân gian, hay nghị luận hiện
Trang 29+ “ Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi
+ Tựa “Trích diễn thi tập” của Hoàng Đức Lương
+ Đọc thêm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( trích Bài kí đề
danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3) của Thân Nhân Trung
- Lớp 11, tập 1 có:
+ “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
1.5.2 Bộ nâng cao
- Lớp 10, tập 2 có:
+ “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi
+ Đọc thêm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân
Trung
+ Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương
- Lớp 11, tập 1 có:
+ “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
+ Đọc thêm “Xin lập khoa luật ” ( trích “Tế cấp bát điều”) của Nguyễn
Trường Tộ
Các văn bản nghị luận trung đại được đưa vào SGK Ngữ văn THPT tuy không nhiều về mặt số lượng nhưng đều là những văn bản nghị luận tiêu biểu, mẫu mực, vừa có giá trị văn học vừa có giá trị lịch sử Do đó, khi đọc - hiểu các văn bản trên GV và HS cần bám sát các đặc trưng của chúng để tiếp cận các văn bản trên đạt kết quả cao
Trang 30Dạy đọc văn là quá trình đối thoại giữa HS, GV với văn bản Như vậy, đọc văn không chỉ là tìm hiểu ra nghĩa của văn bản mà còn là hoạt động tìm người đồng cảm, học cách đối thoại với mọi người Trong giờ văn cả HS và
GV đều là người đọc, đều cùng đối thoại với tác giả Đó là cuộc đối thoại vượt thời gian ,vượt không gian… để đến với cái thật cái đẹp cái thiện
Ý nghĩa và giá trị của việc đọc trước hết là hiểu Nói một cách thông thường hiểu văn bản là biết về văn bản, thông cảm, đồng cản với cuộc sống trong văn bản, giải thích, biểu đạt được cái hay của văn bản Hiểu có nhiều mức độ: hiểu bằng cảm xúc, tình cảm, trực giác, hiểu bằng lí trí, logic…cảm thấy văn bản có nghĩa nhưng chưa biết rõ là ý nghĩa gì cũng là hiểu, hiểu lờ
mờ, chỉ mới đồng cảm, thích thú, khoái cảm với câu chữ hình tượng trong văn bản cũng đã là hiểu tuy nhiên, mối cảm ban đầu chỉ mới là mức độ thấp của
hiểu, chỉ sau khi hiểu thì cảm mới sâu: “cảm thấy hay mà chưa hiểu vì sao là chưa đủ” (Đặng Thai Mai), là chưa làm chủ cái hiểu của mình
Hiểu văn học không chỉ hiểu nội dung xã hội mà cần phải hiểu cái hay,
cái tình, cái tuyệt vời trong nghệ thuật, hiểu dụng ý sâu xa mà chỉ người “tri
Trang 3131
âm” mới làm được Hiểu còn có nghĩa là diễn đạt được điều mình hiểu một
cách chính xác, có thể giảng cho người khác hiểu điều mình hiểu
Vậy, thế nào là “đọc - hiểu”?
Khái niệm “đọc - hiểu” mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm gần đây Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng: “đọc hiểu là hoạt động của con người Nó không phải chỉ là hình thức nhận biết nội dung, tư tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động tâm lý sinh động, giàu cảm xúc, có tính trực giác và
khái quát trong nếm trải của con người… Đọc hiểu mang tính chất đối diện
một mình, tự lực với văn bản Nó có cái hay là tập trung và tích đọng, lắng kết thầm nặng năng lực cá nhân Đây là hoạt động thu nạp và tỏa sáng âm thầm với sức mạnh nội hóa, kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuât, kinh nghiệm văn hóa trong cấu trúc tinh thần cá thể”
[5,22]
PGS.TS Nguyễn Thái Hoà quan niệm: “Đọc - hiểu đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản” [6,6]
Tóm lại, ta có thể hiểu: Theo nghĩa rộng: Đọc - hiểu chỉ chung phương thức và mục đích của việc lĩnh hội tri thức và nắm bắt thông tin Đó là hoạt động nhận thức nói chung (Đọc hiểu văn bản báo chí, đọc hiểu văn bản lịch sử); Theo nghĩa hẹp: Đọc-hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật ngôn từ, thưởng thức thẩm mĩ của con người Nó bao gồm nhiều hoạt động thể chất (mắt nhìn, tay dở sách…) và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phân tích…) để đi đến đích là hiểu và thể nghiệm được nội dung và ý nghĩa của văn bản
Trang 32
32
2.1.2 Đọc - hiểu văn học và đọc - hiểu văn học trong nhà trường
Theo GS Trần Đình Sử: Đọc - hiểu văn học là “khâu cơ bản nhất” trong
các khâu đọc: Đọc thông - đọc thuộc - đọc kĩ - đọc sâu - đọc hiểu - đọc sáng tạo Trong đó, đọc hiểu bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu toàn đoạn, hiểu liên kết, hiểu toàn bài
Đọc hiểu văn học có hai bước: hiểu thông báo và hiểu ý nghĩa Trong đó, hiểu thông báo là hiểu ngôn từ và hiểu đối tượng
Đọc hiểu văn chương trong nhà trường là một hệ thống phương pháp hay một quá trình tổ chức HS tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học Qui trình đó được triển khai thành một hệ thống các hoạt động tiếp nhận đặc thù được GV
tổ chức ở HS Mỗi hoạt động lại được “vật chất hoá bằng hành động và thao tác cụ thể phù hợp với đặc trưng thể loại”
2.2 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là một dạng (loại) văn bản Song nó cũng có đặc trưng riêng khác với các loại văn bản nghệ thuật khác: tự sự, trữ tình, kịch… Việc đọc hiểu văn bản nghị luận một mặt cần áp dụng những bước tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học nói chung nhưng mặt khác cũng phải dựa vào những đặc trưng riêng về thể loại nghị luận để có cách đi phù hợp hiệu quả
2.2.1 Đọc tiếp cận
Đây là bước tìm hiểu ngữ cảnh của văn nghị luận (ngoại trừ nghị luận dân gian) Mỗi văn bản nghị luận trung đại hay hiện đại đều gắn với một hoàn cảnh ra đời nhất định Do đặc trưng của văn nghị luận là trình bày và thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học, nghệ
thuật nào đó (thường là một vấn đề có tính thời sự) mà việc nắm bắt các “tri thức bối cảnh” của văn bản nghị luận là rất quan trọng
Mặt khác, người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng đứng trên một lập trường tư tưởng nhất định để bày tỏ quan điểm thái độ của mình về việc tiếp
Trang 3333
cận với tác giả qua những thông tin ngoài tác phẩm (tiểu sử, cuộc đời, con
người…) là bước chuẩn bị “tri thức đọc hiểu” cần thiết cho việc khám phá
văn bản nghị luận
Đọc tiếp cận cần hướng tới ba mục tiêu:
- Nắm được bối cảnh, thời đại, văn hoá, đặc biệt là hoàn cảnh ra đời cụ thể của tác phẩm để bước đầu hình dung tính thời sự của vấn đề mà văn bản đặt ra
- Nắm được tiểu sử, cuộc đời, con người tác giả, để hiểu lập trường chính trị, tư tưởng, nghệ thuật quan niệm thẩm mĩ cuả người viết, những điều
sẽ chi phối cách đặt và giải quyết vấn đề cũng như thái độ mà nhà văn muốn thể hiện
- Cũng như nghị luận nhưng mỗi loại hình (dân gian, trung đại, hiện đại) mỗi thể tài (tục ngữ, hịch, cáo, chiếu, tuyên ngôn…) lại đòi hỏi cách tiếp cận riêng Từ đó, nắm bắt tri thức thể loại, ứng với từng văn bản cụ thể là điều thứ
ba cần chú ý trong hoạt động đọc tiếp cận
Để đạt được những mục tiêu trên GV cần tổ chức HS
- Đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn của mỗi bài học về văn nghị luận trong SGK
- Nghiên cứu thêm phần “Tri thức đọc hiểu” (Ngữ văn nâng cao) và tìm
đọc những tư liệu có liên quan ngoài SGK Một trong những nguồn tư liệu đó
là Internet
Để việc đọc tiếp cận có hiệu quả, tránh nhàm chán, gây được sự chú ý và hứng thú của người học Đồng thời đáp ứng được yêu cầu tích cực hoá hoạt động của HS, GV có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp và hình thức dạy học sau: Đọc to (Phần tiểu dẫn hoặc phần tìm hiểu ngoài giáo khoa); đọc thầm; đọc nghiên cứu; đọc thi giữa các tổ chức, nhóm, trình bày tại lớp phần
Trang 34Mục tiêu của khâu này là:
- Nắm được đề tài hoặc vấn đề chung của văn bản
- Hiểu được nghĩa đen của từ, câu, đoạn văn bản
- Nhận diện bố cục, cấu trúc văn bản và hệ thống luận điểm
Để đạt được mục tiêu, GV hướng dẫn HS
- Đọc kỹ văn bản, chú thích ở nhà trước khi lên lớp
- Xác định đề tài, vấn đề mà người viết muốn đặt ra Việc này nên dựa vào luận đề (cũng như nhan đề của bài viết)
- Xác định bố cục văn bản: mở bài, thân bài, kết bài
- Dựa vào đề tài và đọc kỹ các đoạn văn để tìm các câu chủ đề Từ đó, nhận diện hệ thống luận điểm
2.2.3 Phân tích, cắt nghĩa, đánh giá hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài nghị luận
Đây là bước chủ đạo quyết định việc chiếm lĩnh văn bản
Mục tiêu của hoạt động này
- Nhận diện phân tích đánh giá được hệ thống luận diểm của bài viết nhất là những luận điểm đúng đắn, mới mẻ, độc đáo, sâu sắc
- Phân tích cắt nghĩa và đánh giá được cái hay, cái chặt chẽ, sắc sảo và
sự thuyết phục trong cách lập luận của người viết
- Lý giải và đánh giá được vẻ đẹp của ngôn từ, ngôn phong
Để đạt được mục tiêu trên, GV cần lưu ý HS thực hiện lần lượt các thao tác:
Trang 3535
- Phân tích lần lượt các luận điểm thông qua hệ thống luận cứ (lý lẽ và dẫn chứng) Xem xét các luận điểm đưa ra có sắc sảo, dẫn chứng có tiêu biểu, thuyết phục không? Nên sử dụng biện pháp so sánh để thấy cái mới, cái sâu của luận điểm mà người viết nêu ra
- Phân tích cách nêu và trình bày hệ thống luận điểm, cách tổ chức lý lẽ
và dẫn chứng để làm nổi rõ luận điểm, của người viết Cũng có thể tiến hành việc so sánh hoặc thay đổi trật tự cách lập luận để xem hiệu quả đạt được có
gì khác Từ đó, kết luận về tính chặt chẽ, logic và thuyết phục của lập luận mà người viết đã lựa chọn
- Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào việc hành văn, giọng văn, nhất
là nghị luận chính trị, xã hội (văn chính luận) bởi vậy, việc tiếp theo là việc phân tích đánh giá, giá trị biểu hiện của ngôn từ và giọng điệu tác phẩm Một mặt, cần phân tích hệ thống từ, câu, lập luận Mặt khác, cần chỉ ra và đánh giá tác dụng của hệ thống ngôn từ trữ tình gợi cảm
- Tổng hợp khái quát hoá giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản
2.2.4 Đọc sáng tạo văn nghị luận
Đây là bước tiến hành một cách tổng hợp kết quả tiếp nhận của người học Một mặt, nó cho thấy người đọc đã hiểu văn bản, đã tri âm với nhà văn Mặt khác, nó đòi hỏi người đọc phải thể nghiệm, giãi bày những cảm xúc riêng tư, thể hiện cảm nhận, thái độ của cá nhân về tác phẩm Đây cũng chính
là mục tiêu đặt ra của hoạt động này
Để đạt được mục tiêu trên GV cần:
- Tổ chức HS đọc diễn cảm văn bản (có thể tổ chức đọc cá nhân hoặc thi đọc diễn cảm)
- Tổ chức đọc diễn cảm kết hợp với bình luận, đánh giá
- Đọc kết hợp với liên hệ thực tiễn đời sống để trình bày quan niệm cá nhân Đọc kết hợp rút ra bài học kinh nghiệm sống cần thiết từ tác phẩm
Trang 3636
2.3 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trung đại
Muốn đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, một mặt cần áp dụng những bước tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản nghị luận nói chung Mặt khác, cũng phải dựa trên những đặc trưng riêng của thể loại nghị luận trung đại, để có cách đi phù hợp, hiệu quả
2.3.1 Đọc tiếp cận
Đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại phải chú ý đến bối cảnh lịch sử ra đời của văn bản Đặc biệt, là các văn bản nghị luận xã hội vì nó gắn bó hết
sức chặt chẽ với yếu tố lịch sử
Khi dạy văn bản “Đại cáo Bình Ngô” GV yêu cầu HS đọc to phần tiểu
dẫn, kết hợp với phần chẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi:
CH1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài cáo?
DKTL: Ngày 29/12/1427 quân ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn binh của giặc
Vương Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước Nguyễn Trãi
thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo Bình Ngô” để bố cáo cho toàn dân biết được
chiến thắng vĩ đại của quân ta trong mười năm chiến đấu gian khổ và tuyên
bố độc lập của nước Đại Việt ta
CH2: Trình bày những hiểu biết của em về thể cáo?
DKTL:
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết
- Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, có đối, câu dài ngắn khác nhau , lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc
- “Đại cáo Bình Ngô” là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên
ngôn độc lập, được viết bằng chữ Hán, theo thể văn biền ngẫu
Trang 3737
Tác phẩm “ Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm cũng vậy.GV cần
hướng dẫn HS cần làm rõ một số nội dung sau:
CH1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm?
DKTL: Ngô Thì Nhậm (1746-1803), quê thuộc trấn Sơn Nam nay là Thanh
Trì, Hà Nội Ông đỗ tiến sĩ, từng làm quan dưới triều Lê - Trịnh Sau khi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung trọng dụng Ông đã có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn đều do ông soạn thảo
CH 2: Trình bày những hiểu biết của em về thể chiếu và hoàn cảnh ra đời của
bài “Chiếu cầu hiền”?
DKTL:
- Chiếu là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội thời trung đại do nhà vua ban hành Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hoá - chính
trị Phương Đông
- “Chiếu cầu hiền” được viết vào khoảng năm 1788-1789 trong một
hoàn cảnh hết sức đặc biệt: Nước ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc Nội chiến liên miên và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài đã để lại trong dân Bắc Hà: Nam Hà thuộc triều đại khác Khi chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền
vua Lê, Quang Trung đã ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh”, rồi sau đó là cuộc hành
quân thần tốc đánh đuổi giặc Thanh xâm lược, dẹp yên thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, lập ra triều đại Tây Sơn Nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng
hộ Tây Sơn, trong đó có tác giả của bài “Chiếu cầu hiền” Tuy vậy, không ít nhà nho, do quan niệm đạo đức bảo thủ “tôi trung không thờ hai chủ” nên đã
bất hợp tác, thậm trí chống lại Tình hình đó đặt ra một yêu cầu chiến lược là: Thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước
mà Tây Sơn đang tiến hành để họ ra công tác, phục vụ triều đại mới