Mục đích thể nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông (Trang 50)

8. Bố cục của khóa luận

3.1. Mục đích thể nghiệm

Thiết kế thể nghiệm hai văn bản nghị luận trung đại: “Đại cáo Bình

Ngô” của Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10, tập 2) và “Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì

Nhậm (Ngữ Văn 11, tập 1), để vận dụng những nội dung lí thuyết đã nghiên cứu, đề xuất. Bƣớc đầu xác lập đƣợc cách thức dạy học văn bản nghị luận trung đại theo hƣớng đổi mới của SGK Ngữ văn.

3.2. Văn bản thể nghiệm

Văn bản đƣợc lựa chọn để thể nghiệm là :

- “Đại cáo Bình Ngô” - Nguyễn Trãi (Ngữ Văn 10, tập 2) - “Chiếu cầu hiền” - Ngô Thì Nhậm (Ngữ Văn 11, tập 1)

Ngƣời viết lựa chọn hai văn bản này để thiết kế thể nghiệm bởi: Hai văn bản này vừa đảm bảo đƣợc tính tiêu biểu về giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của thể văn nghị luận trung đại. “Đại cáo Bình Ngô” đƣợc coi là áng “thiên cổ hùng

văn”, “Chiếu cầu hiền” là một trong những văn bản nghị luận mẫu mực thời

trung đại. Việc thiết kế thể nghiệm hai văn bản trên sẽ cho chúng ta thấy hiệu quả của việc đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại theo hƣớng đã đề xuất.

3.3. Giáo án thể nghiệm

Bài 1

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

51 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

HS nắm đƣợc:

1. Về kiến thức

- Hiểu rõ những giá trị lớn lao về nội dung và nghệ thuật của “Đại cáo

bình Ngô”: Bản tuyên ngôn chủ quyền độc lập, áng văn yêu nƣớc chói ngời tƣ

tƣởng nhân văn, kiệt tác văn học kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và văn chƣơng.

- Nắm rõ đặc trƣng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy đƣợc những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong “Đại cáo Bình Ngô”.

2. Về kĩ năng

Có kĩ năng đọc, hiểu tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu.

3. Về tƣ tƣởng, thái độ

Giáo dục, bồi dƣỡng ý thức dân tộc: yêu quý di sản văn hoá của cha ông. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

SGK, SGV, sách thiết kế, và các tài liệu có liên quan đến bài cáo.

2. Học sinh

SGK, bài soạn theo câu hỏi. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” ở lớp 8. Hãy nêu giá trị và vai trò của hai câu đầu?

3. Bài mới

Lời vào bài:

“Nam quốc sơn hà nam đế cư

52

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Bài thơ thần của Lý Thƣờng Kiệt vang lên tại sông Nhƣ Nguyệt vào thế kỉ X, đƣợc coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc ta. Đến thế kỉ XV, dân tộc ta có bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai, đó là bài: “Đại cáo

Bình Ngô” do Nguyễn Trãi soạn thảo khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng

lợi. Để giúp các em hiểu hết giá trị, cái hay, cái đẹp của văn bản này, chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

I. Tiểu dẫn

(Đọc tiếp cận)

- GV gọi HS đọc phần tiểu dẫn rồi yêu cầu HS trình bày những nét cơ bản về thể cáo và tác phẩm trên cơ sở chuẩn bị trƣớc ở nhà.

1. Thể cáo

- Cáo là một thể văn nghị luận cổ, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đƣợc vua chúa dùng để trình bày một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện trọng đại để mọi ngƣời cùng biết.

- Cáo có thể viết bằng văn xuôi văn vần nhƣng phần nhiều đƣợc viết bằng văn biền ngẫu.

- Cáo là thể văn hùng biện do đó lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

2. Tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô”

- Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vƣơng Thông buộc phải giảng

53

hoà, chấp nhận rút quân về nƣớc, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.

- Tác phẩm đƣợc viết bằng chữ Hán theo thể văn biền ngẫu.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc văn bản nghị luận

- GV: Gọi HS đọc văn bản - HS: Đọc

- GV: Bài cáo có thể chia làm mấy phần?

- Giọng điệu: Khoẻ khoắn, sang sảng, trang nghiêm, hùng hồn.

- Bố cục:

Bài cáo gồm 4 phần:

+ Phần 1: “Từng nghe…còn ghi”: Nêu cao luận đề chính nghĩa.

+ Phần2: “Vừa rồi… chịu được”: Vạch rõ tội ác kẻ thù.

+ Phần 3: “Từ đây… xưa nay”: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.

+Phần 4: “Xã tắc… đều hay”: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.

2. Đọc phân tích, cắt nghĩa

2.1. Nêu cao luận đề chính nghĩa

- GV: Gọi HS đọc đoạn một.

Yêu cầu một em nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 8 về đoạn một.

- HS: Đọc, nhắc lại kiến thức.

- Đoạn mở đầu có vị trí vô cùng quan trọng: Nêu nguyên lý chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài

54 - GV: Chốt lại.

- GV: Trong đạo Nho “Nhân

nghĩa” đƣợc hiểu là lòng thƣơng

ngƣời. Trong bài cáo tác giả lại quan niệm: Nhân nghĩa gắn với yêu dân, hƣớng về dân, làm cho dân đƣợc no đủ. Trong hoàn cảnh dân khổ, dân bị áp bức “Nhân nghĩa” gắn với việc phải tiêu trừ bạo ngƣợc để cứu dân. Đó là điều cốt yếu của nhân nghĩa.

cáo.

- Để làm rõ luận đề chính nghĩa tác giả đƣa ra hai luận điểm.

+ Nêu cao tƣ tƣởng nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo.

Đây là tƣ tƣởng tiến bộ.

+ Tiếp theo tác giả đƣa ra chân lý khách quan về độc lập chủ quyền của nƣớc Đại Việt. Tác giả đƣa ra một loạt dẫn chứng thực tế về lịch sử, văn hoá con ngƣời để đi đến kết luận chắc nịch: “Việc xưa xem xét, chứng cứ

còn ghi”.

 Ý kiến dân tộc phát triển tới đỉnh cao, “Đại cáo Bình Ngô” xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập của thế kỷ XV.

- Nghệ thuật đoạn mở đầu: Lập luận chặt chẽ; dùng nhiều từ mang sắc thái khẳng định tính chất hiển nhiên vốn có lâu đời của nƣớc Đại Việt nhƣ: Từ

trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác… (Bản dịch); kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế làm cho những điều ngƣời viết đƣa ra có sức nặng thuyết phục.

55 - GV: yêu cầu HS đọc đoạn 2 với giọng căm hờn, đau xót.

- HS: Đọc

- GV: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tộ ác nào của giặc Minh?

- HS: suy nghĩ, trả lời.

- Trƣớc hết tác giả vạch trần âm mƣu xâm lƣợc của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợm “Phù Trần diệt

Hồ” của chúng.

- Tiếp theo tác giả tố cáo những chủ trƣơng cai trị vô nhân đạo của giặc Minh: Chúng huỷ hoại cuộc sống con ngƣời bằng hành động diệt chủng, tàn sát ngƣời vô tội, “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”; chúng bóc lột dã man “nặng thuế khoá”, “vét sản vật”…; Chúng huỷ diệt cả môi trƣờng sống tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.

 Dƣới chính sách cai trị của chúng ngƣời dân vô tội bị đẩy đến tình cảnh bi đát, cùng cực, không còn đƣờng sống.

+ Tác giả kết thúc bản cáo trạng bằng hai câu đanh thép và thống thiết: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không

ghi hết tội.

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”.

Dùng cái vô hạn: Trúc trong rừng, nƣớc ở biển đông để nói cái vô hạn là tội ác của giặc, từ đó dẫn đến hai câu hỏi tu từ mà câu trả lời là sự tất yếu:

56 - GV: Tội ác của giặc Minh trời không dung, đất không tha, ngƣời ngƣời căm giận. Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trƣờng nào để tố cáo tội ác đó?

- HS: Suy nghĩ, trả lời.

- GV: Nhận xét về nghệ thuật của bản cáo trạng?

- HS: trả lời.

“Lẽ nào trời đất dung tha?

Ai bảo thần dân chịu được?”

- Nguyễn Trãi đứng trên lập trƣờng dân tộc, lập trƣờng nhân nghĩa để tố cáo tội ác kẻ thù.

- Nghệ thuật: Dùng hình tƣợng nghệ thuật đối lập tƣơng phản (thảm cảnh của ngƣời dân vô tội đối lập với sự man rợ của kẻ thù) để diễn tả tội ác của chúng. Giọng văn vừa đau đớn, xót xa, thống thiết, đanh thép.

2.3.Kể lại qúa trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa

- GV: Trƣớc tội ác của giặc Minh, tất yếu các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phù hợp với nguyên lý nhân nghĩa và chân lý độc lập dân tộc. Vì vậy có bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu đƣợc khắc họa qua ngƣời anh hùng Lê Lợi; Giai đoạn sau là giai đoạn phản công và chiến thắng của khởi nghĩa.

* Hình tƣợng ngƣời anh hùng Lê Lợi: -Hình tƣợng Lê Lợi là sự kết hợp thống nhất giữa con ngƣời bình thƣờng và con ngƣời phi thƣờng. Bình thƣờng ở nguồn gốc xuất thân “chốn hoang dã nương mình”, bình thƣờng trong phong cách xƣng hô khiêm nhƣờng “ta”; phi thƣờng ở lòng căm thù giặc sâu sắc “căm giặc

nước thề không cùng sống”, phi

thƣờng trong ý trí hoài bão: Đau lòng nhức óc mƣời mấy năm, nếm mật

57 - GV: Gọi HS đọc từ “Ta đây… lấy

ít địch nhiều”.

- HS: Đọc.

- GV: Hình tƣợng chủ soái - Lê Lợi hiện lên với những phẩm chất nhƣ thế nào?

- HS: Trả lời.

- GV: Cho HS liên hệ đến bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn.

- GV: Qua hình tƣợng nhân vật Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã dựng nên đƣợc toàn cảnh bức tranh cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn đầu với muôn vàn khó khăn. Đó là những khó khăn gì?

- HS: Phát hiện, trả lời.

- GV: Khó khăn tuy nhiều nhƣng chúng ta dần khắc phục đƣa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.

Theo em sức mạnh nào đã giúp quân ta chiến thắng?

- HS: Thảo luận, trả lời.

- GV: Yêu cầu HS đọc đoạn “Trận

Bồ Đằng… chưa thấy xưa nay”.

- HS: Đọc.

- GV: Bức tranh toàn cảnh về cuộc

nằm gai, quên ăn vì giận.

Đó là những phẩm chất lớn lao, sâu sắc của ngƣời anh hùng. Lê Lợi xứng đáng là linh hồn, lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Khó khăn bƣớc đầu: Quân thù đang mạnh trong khi lực lƣợng của ta còn mỏng; thiếu lƣơng thực, thiếu ngƣời bàn bạc, hiếm kẻ đỡ đần…

- Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng: lòng yêu nƣớc nồng nàn, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa. Đặc biệt là nhờ tinh thần đoàn kết “tướng sĩ một

lòng phụ tử” và nhờ sức mạnh của

toàn dân “nhân dân bốn cõi một nhà”.

Nhƣ vậy, Nguyễn Trãi đã đề cao tính chất nhân dân, đặc biệt là vai trò của dân nghèo trong cuộc khởi nghĩa. * Quá trình phản công và chiến thắng. - Nguyễn Trãi đã thuật và gợi tả các

58 phản công và giành thắng lợi của khỡi nghĩa Lam Sơn đƣợc tác giả miêu tả nhƣ thế nào?

- HS: Trả lời.

- GV: Trƣớc những chiến thắng oanh liệt, dồn dập của ta là hình ảnh quân giặc đƣợc tác giả khắc hoạ nhƣ thế nào?

- HS: Trả lời.

- GV: Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật đã đƣợc sử dụng ở đoạn văn này?

-HS: trả lời

trận đánh lớn theo thời gian, thể hiện khí thế, sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Một số trận đánh lớn tiêu biểu: trận Bồ Đằng; miền Trà Lân; Lạng Giang; Lạng Sơn…

- Quân giặc: “trí cùng lực kiệt”, “bó

tay để đợi bại vong”, “bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau”. Cả quân

tƣớng đều thảm bại, xác quân giặc chất đầy thành, máu trôi đỏ nƣớc. Tƣớng giặc kẻ thì phải bỏ mạng, đứa phải bêu đầu, đứa cùng kế tự vẫn, kẻ thì lê gối dâng tờ tạ tội, trói tay tự xin hàng.

 Kẻ thù mỗi tên một kiểu nhƣng đều thống nhất sự tham sống sợ chết, hèn nhát.

- Nghệ thuật: Bút pháp giàu chất anh hùng qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, câu văn.

+ Về ngôn ngữ: Các động từ mạnh liên tiếp với nhau thành những chuyển động dồn dập, dữ dội (sụt toang, quét sạch…); Các tính từ chỉ mức độ tối đa tạo thành hai mảng trắng đen đối lập thể hiện cái thế, cái đà chiến thắng của ta và cái thế, cái

59 -GV: Chủ trƣơng hoà bình và nhân đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi đƣợc thể hiện rõ nét ở hành động nào?

-HS: suy nghĩ, trả lời.

đà thất bại của địch.

+ Về hình tƣợng: Sử dụng những hình tƣợng phong phú, đa dạng đo bằng sự lớn rộng kì vĩ của thiên nhiên: “sấm

vang chớp giật”, “trúc chẻ tro bay”,

“sạch không kình ngạc”, “tan tác

chim muông”

+ Câu văn dài ngắn khác nhau biến hoá linh hoạt nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng, âm thanh giòn giã, hào hùng nhƣ sóng trào bão cuộn “Ngày mười tám… ngày hai mươi”. - Chấp nhận thƣ đầu hàng của địch; tha tội chết cho chúng; cấp thuyền, cấp ngựa, cấp lƣơng ăn cho đoàn quân bại trận để chúng về nƣớc.

Hành động cao quý trên không chỉ thể hiện đức hiếu sinh lòng nhân đạo, tình yêu hoà bình của nhân dân ta mà còn làm sáng ngời tƣ tƣởng cốt lõi đã nêu ở đầu bài: nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo.

2.4. Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa

- GV: Yêu cầu HS đọc lại đoạn 4. -GV: Nếu giọng văn ở đoạn trƣớc nhanh mạnh thì giọng văn ở đoạn này có gì đáng chú ý?

- Giọng văn mang sắc thái ung dung trang trọng, gợi niềm vui trong không khí thanh bình và những suy tƣ sâu sắc.

60 - HS: Phát hiện, trả lời.

-GV: Nguyễn Trãi đã tuyên bố điều gì trƣớc toàn thiên hạ?

- HS trả lời.

-GV: Những hình tƣợng thiên nhiên và quy luật vũ trụ “Kiền khôn

bĩ rồi lại thái - Nhật nguyệt hối rồi lại minh” có tác dụng biểu đạt nội

dung gì? - HS: Trả lời

- Tuyên bố chiến thắng kỷ nguyên độc lập dân tộc đƣợc mở ra và tƣơng lai tƣơi sáng.

- Cảm hứng về độc lạp dân tộc và tƣơng lai của đất nƣớc đã hoà quện với cảm hứng về vũ trụ khi “bĩ” khi “hối” nhƣng quy luật là hƣớng tới sự tƣơi sáng, phát triển càng khắc hoạ sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng đất nƣớc của nhân dân Đại Việt khi vận hội mới đã mở ra.

Tổng kết

Gọi HS đọc phần ghi nhớ

III. Luyện tập

(Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo)

- Gọi từ 2-3 HS đọc diễn cảm văn bản “Đại cáo Bình Ngô”. - Cho HS thảo luận và làm rõ câu hỏi sau:

+ Qua bài cáo em rút ra đƣợc bài học lịch sử gì?

+ Em suy nghĩ nhƣ thế nào về tƣ tƣởng nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo trong thời đại ngày nay?

+ Theo em quan điểm lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi trong thời đại ngày nay có còn giữ nguyên giá trị không? Vì sao?

4. Củng cố, dặn dò

CH1: Tại sao nói “Đại cáo bình Ngô” là bản tuyên ngôn độc lập của nhân dân

61

CH2: Tại sao nói “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cố hùng văn?

- Yêu cầu HS về học thuộc lòng bài cáo. Nắm đƣợc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Soạn bài “Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh”.

Bài 2

CHIẾU CẦU HIỀN

Ngô Thì Nhậm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC HS nắm đƣợc:

1. Về kiến thức

- Hiểu đƣợc chủ trƣơng, chiến lƣợc “Chiêu hiền đãi sĩ” của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nƣớc.

- Nắm đƣợc nghệ thật lập luận của bài chiếu cũng nhƣ cảm xúc của tác giả.

2. Về kỹ năng

- Củng cố kỹ năng đọc - hiểu văn bản theo thể loại nghị luận.

3.Về tƣ tƣởng, thái độ

- Nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm của ngƣời trí thức đối với công

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)