8. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Đọc tiếp cận
Đây là bƣớc tìm hiểu ngữ cảnh của văn nghị luận (ngoại trừ nghị luận dân gian). Mỗi văn bản nghị luận trung đại hay hiện đại đều gắn với một hoàn cảnh ra đời nhất định. Do đặc trƣng của văn nghị luận là trình bày và thuyết phục ngƣời đọc, ngƣời nghe về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật nào đó (thƣờng là một vấn đề có tính thời sự) mà việc nắm bắt các “tri
thức bối cảnh” của văn bản nghị luận là rất quan trọng.
Mặt khác, ngƣời viết văn bản nghị luận bao giờ cũng đứng trên một lập trƣờng tƣ tƣởng nhất định để bày tỏ quan điểm thái độ của mình về việc tiếp
33
cận với tác giả qua những thông tin ngoài tác phẩm (tiểu sử, cuộc đời, con ngƣời…) là bƣớc chuẩn bị “tri thức đọc hiểu” cần thiết cho việc khám phá văn bản nghị luận.
Đọc tiếp cận cần hƣớng tới ba mục tiêu:
- Nắm đƣợc bối cảnh, thời đại, văn hoá, đặc biệt là hoàn cảnh ra đời cụ thể của tác phẩm để bƣớc đầu hình dung tính thời sự của vấn đề mà văn bản đặt ra.
- Nắm đƣợc tiểu sử, cuộc đời, con ngƣời tác giả, để hiểu lập trƣờng chính trị, tƣ tƣởng, nghệ thuật quan niệm thẩm mĩ cuả ngƣời viết, những điều sẽ chi phối cách đặt và giải quyết vấn đề cũng nhƣ thái độ mà nhà văn muốn thể hiện.
- Cũng nhƣ nghị luận nhƣng mỗi loại hình (dân gian, trung đại, hiện đại) mỗi thể tài (tục ngữ, hịch, cáo, chiếu, tuyên ngôn…) lại đòi hỏi cách tiếp cận riêng. Từ đó, nắm bắt tri thức thể loại, ứng với từng văn bản cụ thể là điều thứ ba cần chú ý trong hoạt động đọc tiếp cận.
Để đạt đƣợc những mục tiêu trên GV cần tổ chức HS.
- Đọc và tìm hiểu phần tiểu dẫn của mỗi bài học về văn nghị luận trong SGK.
- Nghiên cứu thêm phần “Tri thức đọc hiểu” (Ngữ văn nâng cao) và tìm đọc những tƣ liệu có liên quan ngoài SGK. Một trong những nguồn tƣ liệu đó là Internet.
Để việc đọc tiếp cận có hiệu quả, tránh nhàm chán, gây đƣợc sự chú ý và hứng thú của ngƣời học. Đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu tích cực hoá hoạt động của HS, GV có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp và hình thức dạy học sau: Đọc to (Phần tiểu dẫn hoặc phần tìm hiểu ngoài giáo khoa); đọc thầm; đọc nghiên cứu; đọc thi giữa các tổ chức, nhóm, trình bày tại lớp phần
34
chuẩn bị ở nhà theo phƣơng pháp dự án. GV trình bày một cách ấn tƣợng sinh động bằng các phƣơng tiện dạy học hiện đại.