Quy trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở trƣờng

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông (Trang 36 - 50)

8. Bố cục của khóa luận

2.3. Quy trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở trƣờng

Muốn đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, một mặt cần áp dụng những bƣớc tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản nghị luận nói chung. Mặt khác, cũng phải dựa trên những đặc trƣng riêng của thể loại nghị luận trung đại, để có cách đi phù hợp, hiệu quả.

2.3.1. Đọc tiếp cận

Đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại phải chú ý đến bối cảnh lịch sử ra đời của văn bản. Đặc biệt, là các văn bản nghị luận xã hội vì nó gắn bó hết sức chặt chẽ với yếu tố lịch sử.

Khi dạy văn bản “Đại cáo Bình Ngô” GV yêu cầu HS đọc to phần tiểu dẫn, kết hợp với phần chẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi:

CH1: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài cáo?

DKTL: Ngày 29/12/1427 quân ta tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn binh của giặc.

Vƣơng Thông buộc phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nƣớc. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo Bình Ngô” để bố cáo cho toàn dân biết đƣợc chiến thắng vĩ đại của quân ta trong mƣời năm chiến đấu gian khổ và tuyên bố độc lập của nƣớc Đại Việt ta.

CH2: Trình bày những hiểu biết của em về thể cáo? DKTL:

- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thƣờng đƣợc vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trƣơng, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi ngƣời cùng biết.

- Cáo có thể đƣợc viết bằng văn xuôi hay văn vần nhƣng phần nhiều đƣợc viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, có đối, câu dài ngắn khác nhau , lời lẽ đanh thép, lý luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- “Đại cáo Bình Ngô” là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, đƣợc viết bằng chữ Hán, theo thể văn biền ngẫu.

37

Tác phẩm “ Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm cũng vậy.GV cần

hƣớng dẫn HS cần làm rõ một số nội dung sau:

CH1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Thì Nhậm?

DKTL: Ngô Thì Nhậm (1746-1803), quê thuộc trấn Sơn Nam nay là Thanh

Trì, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ, từng làm quan dƣới triều Lê - Trịnh. Sau khi theo phong trào Tây Sơn, đƣợc vua Quang Trung trọng dụng. Ông đã có nhiều đóng góp cho triều đại Tây Sơn. Nhiều văn kiện, giấy tờ quan trọng của nhà Tây Sơn đều do ông soạn thảo.

CH 2: Trình bày những hiểu biết của em về thể chiếu và hoàn cảnh ra đời của

bài “Chiếu cầu hiền”?

DKTL:

- Chiếu là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội thời trung đại do nhà vua ban hành. Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hoá - chính trị Phƣơng Đông.

- “Chiếu cầu hiền” đƣợc viết vào khoảng năm 1788-1789 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt: Nƣớc ta vừa trải qua một thời kì loạn lạc. Nội chiến liên miên và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài đã để lại trong dân Bắc Hà: Nam Hà thuộc triều đại khác. Khi chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền vua Lê, Quang Trung đã ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh”, rồi sau đó là cuộc hành quân thần tốc đánh đuổi giặc Thanh xâm lƣợc, dẹp yên thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nƣớc, lập ra triều đại Tây Sơn. Nhiều nhà nho sáng suốt đã ủng hộ Tây Sơn, trong đó có tác giả của bài “Chiếu cầu hiền”. Tuy vậy, không ít nhà nho, do quan niệm đạo đức bảo thủ “tôi trung không thờ hai chủ” nên đã bất hợp tác, thậm trí chống lại. Tình hình đó đặt ra một yêu cầu chiến lƣợc là: Thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nƣớc mà Tây Sơn đang tiến hành để họ ra công tác, phục vụ triều đại mới.

38

2.3.2. Đọc văn bản nghị luận

Sau khi đã tìm hiểu xong phần tiểu dẫn. GV yêu cầu HS đọc văn bản và phần chú thích. Do văn bản nghị luận trung đại có nhiều điển tích, điển cố, nhiều từ Hán Việt nên GV phải cho HS đọc kỹ phần chú thích, phần nào không hiểu GV phải giải thích cho HS hiểu. Tiếp đến GV đặt câu hỏi để giúp HS bƣớc đầu thâm nhập vào văn bản.

CH3: Giải thích nhan đề “Đại cáo Bình Ngô”? DKTL:

- Đại cáo mang tính chất quốc gia trọng đại.

- Nguyễn Trãi dùng từ “Ngô” để chỉ giặc Minh gợi lên đƣợc sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân ta đối với giặc Phƣơng Bắc đã có từ ngàn đời xƣa để nay dồn lên kẻ thù trƣớc mắt là giặc Minh.

CH4: Theo em vấn đề mà tác giả đặt ra trong bài “Đại cáo Bình Ngô” là gì? DKTL: Đó là: Tƣ tƣởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nƣớc,độc lập dân tộc. CH5: Tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô” đƣợc chia làm mấy phần? Đại ý của

từng phần?

DKTL: Tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô” đƣợc chia làm 4 phần:

- Phần 1 (“Từng nghe… chứng cứ còn ghi”): Khẳng định tƣ tƣởng nhân

nghĩa và chân lý độc lập của dân tộc Đại Việt.

- Phần 2 (“Vừa rồi… ai bảo thần nhân chịu được”): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.

- Phần 3 (“Ta đây… cũng chưa thấy xưa nay”): Kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến từ lúc mở đầu đến lúc thắng lợi hoàn toàn.

- Phần 4 (“Xã tắc… ai lấy đều hay”): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

Đối với tác phẩm “Chiếu cầu hiền”, GV tổ chức cho HS đọc văn bản, giải thích từ khó và trả lời các câu hỏi:

39

CH3: Bài “Chiếu cầu hiền” đƣợc chia làm mấy phần? Nội dung của từng

phần là gì?

DKTL:

- Phần 1 (Từ đầu đến “người hiền vậy”): Đoạn này nói về thiên chức của

ngƣời hiền tài.

- Phần 2: (Từ tiếp đến “buổi ban đầu của trẫm hay sao”): Nói lên mong

mỏi của vua Quang Trung và nhu cầu của đất nƣớc.

- Phần 3: (Còn lại): Ở phần này, tác giả đƣa ra những cách thức để

ngƣời hiền tài ra phụng sự đất nƣớc.

2.3.3. Đọc phân tích, cắt nghĩa đánh giá hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài nghị luận thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài nghị luận

Sau khi HS xác định đƣợc các luận điểm của tác phẩm, GV tổ chức cho HS phát hiện và phân tích để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật lập luận của văn bản. Tức là bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, GV định hƣớng cho HS đi sâu tìm hiểu sự trình bày các luận điểm của tác giả đặc sắc ra sao. Nghĩa là GV giúp HS tìm hiểu nội dung qua các dấu hiệu hình thức của văn bản.

Để HS hiểu đƣợc nghệ thuật lập luận của bài “Đại cáo Bình Ngô”, GV phải xây dựng hệ thống câu hỏi để HS tự phát hiện, chiếm lĩnh tri thức.

Đoạn 1, các em đã học ở lớp 8 nên GV yêu cầu tái hiện lại kiến thức bằng việc trả lời các câu hỏi:

CH6: Có những chân lý nào đƣợc khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác

đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?

DKTL:

Nguyễn Trãi nêu nguyên lý chân lý chính nghĩa làm chỗ dựa, căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

CH7: Để làm rõ luận đề chính nghĩa tác giả đã đƣa ra mấy luận điểm? Phân

40

DKTL:

Để làm rõ luận đề chính nghĩa tác giả đã đƣa ra hai luận điểm.

- Luận điểm 1: Nguyễn Trãi nêu cao tƣ tƣởng nhân nghĩa yên dân - trừ bạo.

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Trong đạo nho nhân nghĩa đƣợc hiểu là lòng yêu thƣơng giữa ngƣời với ngƣời. Còn theo tác giả bài cáo “Nhân nghĩa là yên dân, chống lại bạo tàn”. Đây là một tƣ tƣởng tiến bộ. Bằng việc khẳng định “nhân nghĩa” trƣớc hết phải là “an dân” , đội “quân điếu phạt” trƣớc hết có chức năng trừ khử sự tàn bạo và khẳng định nhân nghĩa thuộc về chúng ta, thuộc về quân dân ta dƣới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Luận điểm mở đầu này chuẩn bị những dòng tố cáo đanh thép và hùng hồn về sự tàn bạo của quân Minh xâm lƣợc đƣợc trình bày trong đó.

- Luận điểm 2: Nguyễn Trãi đƣa ra chân lý khách quan về độc lập chủ quyền của nƣớc Đại Việt:

“Như nước Đại Việt ta từ trước…

… Song hào kiệt đời nào cũng có”.

Tác giả tuyên bố nền độc lập dân tộc về các phƣơng diện: Lãnh thổ, văn hiến, phong tục, con ngƣời… Tất cả đều có thể sánh với Trung Quốc. Đó là chân lý hiển nhiên vốn có từ lâu đời. Trong các yếu tố đó, truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá và con ngƣời là những yếu tố cơ bản nhất để xác định chủ quyền dân tộc.

Tác giả đƣa ra một loạt các dẫn chứng thực tế: “Lưu Công tham công

nên thất bại; Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô…” để đi đến một kết luận chắc nịch: “Việc xưa xem xét chứng cứ còn ghi”.

41

CH8: Em có nhận xét về nghệ thuật lập luận của đoạn đầu bài cáo? DKTL:

- Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế. - Từ ngữ chính xác, dùng nhiều từ mang sắc thái khẳng định tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nƣớc Đại Việt.

Logic của đoạn đầu là nhằm khẳng định cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống quân xâm lƣợc Minh do Lê Lợi lãnh đạo vừa kết thúc là sự nối tiếp truyền thống bảo vệ nền độc lập dân tộc vẻ vang, lâu đời đó. Nói cách khác, đoạn văn này chuẩn bị cho sự tái hiện lại quá trình Lê Lợi lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc sẽ đƣợc triển khai ở phần sau.

Đoạn 2: GV cho HS đọc lại đoạn 2 và suy nghĩ, trả lời các câu hỏi:

CH9: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? DKTL:

- Trƣớc hết, tác giả vạch trần âm mƣu xâm lƣợc, luận điệu bịp bợm xảo trá của giặc Minh. Chúng lợi dụng lúc họ Hồ chính sự phiền hà để giƣơng cao ngọn cờ “phù Trần diệt Hồ”.

- Tiếp theo, tác giả tố cáo những chủ trƣơng cai trị vô nhân đạo của giặc Minh:

+Chúng tàn sát ngƣời vô tội “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”.

+Chúng bóc lột nhân dân ta một cách dã man: “Nặng thuế khoá sạch

không đầm núi…”.

+Chúng huỷ diệt cả môi trƣờng sống, ngƣời dân lành bị dồn lên rừng, xuống biển không còn đƣờng sống.

+Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng bằng hai câu đanh thép và thống thiết:

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

42

Dùng cái vô hạn: “trúc” ở trên rừng, “nước” ở biển để nói cái vô hạn là tội ác của giặc Minh, từ đó, tác giả đƣa ra hai câu hỏi tu từ mà câu trả lời là sự tất yếu:

“Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được”.

CH10: Vậy theo em tác giả đã đứng trên lập trƣờng nào để tố cáo tội ác của

giặc Minh?

DKTL: Đoạn 2 là một bản cáo trạng đanh thép và hùng hồn mà lời lời, câu

câu đều nhƣ đẫm máu và nƣớc mắt đồng bào vô tội của ta. Nguyễn Trãi đã đứng vững trên lập trƣờng dân tộc và nhân dân mà phê phán, vạch tội, kết án kẻ thù công minh và nguyên tắc.

CH11: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bản cáo trạng trên? DKTL:

Tác giả dùng một loạt các hình tƣợng đối lập tƣơng phản giữa hình ảnh ngƣời dân vô tội với sự dã man của kẻ thù để diễn tả tội ác của chúng.

Giọng văn vừa đau đớn xót xa, vừa đanh thép, thống thiết, hùng hồn. Ở đoạn 3: GV cần giúp HS làm rõ hình ảnh chủ tƣớng Lê Lợi, những gian nan, khó khăn buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, và quá trình phản công chiến thắng của quân ta qua hệ thống câu hỏi:

CH12: Dƣới ngòi bút của Nguyễn Trãi chủ soái Lê Lợi hiện lên với những

phẩm chất nào?

DKTL:

Nguyễn Trãi đã tập trung khắc hoạ hình ảnh chủ tƣớng Lê Lợi - hình tƣợng tâm lý, có sự kết hợp và thống nhất con ngƣời bình thƣờng và lãnh tụ nghĩa quân.

43

- Lê Lợi - con ngƣời bình thƣờng: Lê Lợi xuất thân bình thƣờng “Chốn

hoang dã nương mình”, bình thƣờng trong cách xƣng hô với quân dân của

mình “ta, tôi” chứ không xƣng “trẫm”.

- Lê lợi - con ngƣời phi thƣờng: Phi thƣờng ở lòng yêu nƣớc căm thù giặc “Căm giặc nước thề không cùng sống”, phi thƣờng ở ý chí và hoài bão cao cả “Đau lòng nhức óc”, “Nếm mật nằm gai”…

 Đó là những phẩm chất lớn lao sâu sắc của ngƣời anh hùng. Lê Lợi xứng đáng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

CH13: Tấm lòng và ý chí của Lê Lợi làm ta nhớ đến nhân vật nào? Tác phẩm

nào?

DKTL:

Tấm lòng và ý chí của Lê Lợi gần gũi với tấm lòng của Trần Quốc Tuấn trong bài “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột

đau như cắt, nước mắt đầm đìa…”

CH14: Bƣớc đầu cuộc khởi nghĩa của ta đã vấp phải những khó khăn gì? DKTL: Qua hình tƣợng Lê Lợi, tác giả cho ta thấy tình hình của nghĩa quân

trong những năm đầu đầy khó khăn gian khổ: “quân thù đang mạnh” và bạo tàn nhƣ “hung đồ”. Bên ta thì “thiếu kẻ đỡ đần”, “hiếm người bàn bạc”, “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội”…

CH15: Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa khó khăn rất nhiều song thuận lợi vẫn là

căn bản. Em hãy làm rõ vấn đề trên?

DKTL: Ta có những thuận lợi rất cơ bản:

- Quân dân ta có lòng yêu nƣớc nồng nàn và niềm tin sắt đá vào sự nghiệp chính nghĩa.

- Tình đoàn kết “Tướng sĩ một lòng phụ tử”.

- Cuộc khởi nghĩa của ta là cuộc khởi nghĩa toàn dân “Nhân dân bốn cõi

44

- Ta có vị chủ soái tài ba, đã đề ra đƣợc đƣờng lối chiến lƣợc, chiến thuật phù hợp, tài tình “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh/ Dùng quân mai phục

lấy ít địch nhiều”. Và hơn hết ta có đại nghĩa.

Nhờ những thuận lợi trên mà lực lƣợng kháng chiến ngày một lớn mạnh, quân ta đã mở những chiến dịch phản công lớn và giành thắng lợi vẻ vang.

CH16: Cuộc phản công của quân ta đã đƣợc Nguyễn Trãi thuật lại, tả lại nhƣ

thế nào?

DKTL: Bức tranh toàn cảnh hoành tráng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã

đƣợc thuật và gợi tả trong thời gian dài, thể hiện khí thế sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

Mở màn chiến dịch là hai cuộc phản công bất ngờ: “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc trẻ tro bay”

làm cho căn cứ của giặc rung chuyển, sụp đổ, tƣớng giặc “Trần Trí, Sơn Thọ” “mất vía”, “Lí An, Phương Chính nín thở”.

Tiếp đó là những chiến thắng ở Tây Kinh, Đông Đô. Đặc biệt là hai trận ở Ninh Kiều và Tốt Động: “Ninh Kiều máu chảy thành sông”, “Tốt Động thây

chất đầy nội”. Tƣớng giặc kẻ thì phải bêu đầu - Trần Hiệp, kẻ thì đành bỏ

mạng - Lý Lƣợng.

Tiếp theo, tác giả liệt kê hàng loạt các chiến thắng dồn dập của quân ta: “Ngày mười tám…”, “Ngày hai mươi…”, “Ngày hai nhăm…”

Trận cuối diễn ra oanh liệt, hào hùng: “Đánh một trận sạch không kình

ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”.

Cùng với các trận đánh là hình ảnh chiến trƣờng ghê rợn: “Lạng Giang,

Lạng Sơn, thây chất đầy đường”, “Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước”

45

CH17: Em có nhận xét gì về hình ảnh của kẻ thù dƣới ngòi bút của Nguyễn

Trãi? Tác dụng của việc xây dựng hình tƣợng đó?

DKTL:

- Hình ảnh kẻ thù xâm lƣợc mỗi tên một vẻ, mỗi đứa một cảnh nhƣng đều giống nhau ở một điểm: Ham sống đến hèn nhát. Nguyễn Trãi đã sử dụng từ ngữ một cách sinh động để biểu hiện từng thái độ, tâm trạng khác nhau của

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại ở nhà trường trung học phổ thông (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)