1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng quy trình dạy học đọc hiểu văn bản kí theo đặc trưng thể loại ở trường THPT

90 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 686,82 KB

Nội dung

Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử của văn học dân tộc và thế giới nhưng ở mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra một vài tác phẩm văn học tiêu biểu cho các thể loại để làm văn bản mẫu ch

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài:

Những tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông được coi là những tác phẩm điển hình chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc

Nó không chỉ cung cấp tri thức, hiểu biết về cuộc sống, thế giới xung quanh

mà còn có tác dụng giáo dục nhân cách, đạo đức và thẩm mĩ cho học sinh Vì thế, vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn trong nhà trường phổ thông

là rất quan trọng và nặng nề Dạy văn là hoạt động khó khăn, phức tạp đòi hỏi

ở người thầy không chỉ tri thức mà còn cả một quá trình rèn luyện để đạt tới

kĩ năng và phương pháp thành thục Vì thế người ta gọi giáo viên dạy văn là

"người nghệ sĩ trên bục giảng" Vậy làm thế nào để truyền đạt được những tri

thức, những giá trị tốt đẹp của tác phẩm tới học sinh? Làm thế nào để học sinh hiểu, cảm và say mê những giá trị đó? Đây là câu hỏi mà mỗi người giáo viên luôn trăn trở, suy tư

Chương trình Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo trục thể loại

và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử của văn học dân tộc và thế giới nhưng ở mỗi giai đoạn sẽ lựa chọn ra một vài tác phẩm văn học tiêu biểu cho các thể loại để làm văn bản mẫu cho việc dạy đọc - hiểu Vì thế cần dạy một cách thật kĩ lưỡng để học sinh thấy được vẻ đẹp cụ thể của tác phẩm văn học ấy, nhưng mặt khác, giúp học sinh biết cách đọc, cách phân tích một bài ca dao, một bài thơ, một truyện ngắn, hay một bài kí văn học để các em có thể tự mình đọc, tìm hiểu và khám phá những tác phẩm tương tự Theo đó, học sinh sẽ được tìm hiểu kĩ một mẫu thể loại nào đó, sau đó sẽ được cung cấp một loạt các tác phẩm theo cùng thể loại để phân tích, luyện tập và đánh giá Vì thế đề tài này nhằm mục

Trang 2

đích góp phần xây dựng và hoàn thiện một quy trình dạy học đọc - hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, cụ thể là thể kí văn học

Dạy học theo hướng đổi mới là dạy học phải tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, tức là phải tăng cường hoạt động học tập cho người học, tìm hoạt động học tập cho người học và hoạt động đó phải được cụ thể, phải tường minh, logíc và có quy trình Nhưng hiện nay, thực tiễn việc dạy học ở phổ thông còn rất nhiều bất cập: khâu dạy của thầy còn có những hạn chế như thầy giáo chưa xác định được rõ ràng công việc của mình; còn về phía học sinh, yêu cầu học sinh tự học nhưng lại chưa xây dựng được những công việc

cụ thể cho học sinh Muốn làm được điều này thì phải đổi mới về phương pháp dạy học theo quan điểm của dạy học tích cực, tích hợp và tương tác của

lí luận dạy học hiện nay Xuất phát từ thực tiễn đó và đặt mình vào vị trí của giáo viên và học sinh đó rất muốn có quy trình dạy học theo thể loại để việc dạy và học đạt hiệu quả cao hơn Song trên thực tế vẫn chưa có được

Trên cơ sở định hướng dạy học theo đặc trưng thể loại, nhằm hỗ trợ cho

giáo viên dạy văn nói riêng, bộ GD & ĐT đã ban hành bộ sách "Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 10, 11" Tuy nhiên, những tài liệu này mới chỉ phần

nào đề cập đến vấn đề dạy học theo thể loại, đặt ra yêu cầu phải dạy học theo đặc trưng thể loại chứ chưa hề đưa ra được một quy trình dạy học đối với từng thể loại có trong chương trình Nói cách khác, nó chưa đủ cho người giáo viên biết cách thức dạy học theo đặc trưng thể loại, chưa xây dựng và xác định các hoạt động học tập cụ thể cho người học để người học có thể tự đọc hiểu văn bản, tự tìm hiểu, chiếm lĩnh văn bản theo thể loại

Hiện nay cũng có rất nhiều cuốn thiết kế giáo án Ngữ văn của nhiều tác

giả khác nhau: bộ sách Thiết kế bài học Ngữ văn 10, 11, 12 do Phan Trọng Luận (chủ biên); bộ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,11,12 của Nguyễn Văn Đường; bộ Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,11,12 (nâng cao) của tác giả

Trang 3

Nguyễn Đình Chung; bộ Thiết kế bài dạy Ngữ văn do Tạp chí văn học & tuổi trẻ biên soạn Song ở tất cả các bộ sách này lại chưa có sự thống nhất trong

cấu trúc thiết kế và tổ chức các hoạt động cho học sinh trong giờ học Nói cách khác, trong những bộ sách này chưa định hình được một con đường đi chung để dạy học theo thể loại Như vậy, cã thể nói dạy học mỗi thể loại hiện nay như một bài toán chưa có đáp số chung, mặc dù đã có nhiều lời giải

Quan điểm dạy học tích cực đã được diễn đạt bằng nhiều mệnh đề gần

gũi như: ''dạy học lấy học sinh làm trung tâm'', ''dạy học hướng vào học sinh'' hay ''tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh'', Những cách diễn đạt

này cho thấy dạy học tích cực là người dạy tìm cách tổ chức việc cho người học và học tích cực là người học tự mình chiếm lĩnh bài học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên Vậy để tạo quyền lợi cho người học '' tự bộc lộ '' các năng lực đọc - hiểu của mình đối với tác phẩm thì phải đổi mới phương pháp

dạy học.Với đề tài '' Xây dựng quy trình dạy học đọc ­ hiểu văn bản kí theo đặc trưng thể loại ở trường THPT '', chúng tôi thiết nghĩ sẽ đáp ứng được yêu

cầu về đổi mới phương pháp dạy học, đưa ra được một quy trình hợp lí để giúp người dạy và người học đọc - hiểu các văn bản thuộc thể loại kí

Ngay từ cuối thế kỉ XIX, ý tưởng về công nghệ dạy học đã xuất hiện, khi công nghiệp phát triển, sản xuất bằng máy móc đạt đến tự động hoá và đạt được những năng suất cao Từ đó người ta đặt ra vấn đề : giáo dục có công nghệ được không? Và ý tưởng này được hiện thực hoá vào đầu thể kỉ XX, được hoàn thiện vào giữa thế kỉ này Chính ý tưởng về công nghệ dạy học đã trực tiếp làm xuất hiện hình thức dạy học mới : dạy học theo hướng công nghệ Và từ sau năm 2000, khi mà bộ GD & ĐT thực hiện đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học thì dạy học theo hướng công nghệ tỏ ra

có triển vọng ngày càng lớn Vì nó có khả năng hiện thực hoá định hướng của

bộ GD & ĐT về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông Và việc

Trang 4

xây dựng quy trình dạy học này là sự hiện thực hoá của dạy học theo hướng công nghệ

- Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục, tập 1, 2, Nxb Giáo dục

- Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, tập 1, 2, Nxb

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn 10, 11 (2006), Nxb Giáo dục

Dạy học theo hướng công nghệ xuất hiện ở Mĩ vào đầu thế kỉ XX Với

ưu điểm nổi bật, phương pháp dạy học này nhanh chóng phát triển sang các nước phương Tây và đem lại hiệu quả cao Tại Việt Nam, dạy học theo hướng công nghệ được triển khai từ đầu những năm 80 do GS.TS Hồ Ngọc Đại thử nghiệm và tiến hành tại trung tâm công nghệ Giảng Võ Đề tài này đã đem đến một quan niệm mới mẻ về dạy học mang tính quy trình hóa: thầy tổ chức thiết kế, trò thực thi hoạt động

Tuy nhiên cách làm của trung tâm công nghệ giáo dục còn hạn chế vì chỉ dừng lại ở quy trình hoá dạy học Mặt khác để triển khai dạy học tích cực

đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều giáo trình phương pháp dạy học văn được lưu hành Nhưng trong đó phần lớn nói về nguyên tắc và phương pháp

Trang 5

dạy học Đó là những định hướng lớn mang tính chung chung, sách vở Còn

cụ thể để xây dựng quy trình dạy học thì vẫn bỏ ngỏ

Đã có nhiều cuốn sách dùng hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng làm tư liệu cho người dạy soạn bài song ở các tài liệu này chưa có sự thống nhất, nhất là về mặt thể loại Ngay cả ở tên gọi cũng chưa nhất quán: Phan Trọng Luận gọi là thiết kế bài học, Nguyễn Văn Đường gọi là thiết kế bài giảng, Đến nội dung bên trong, cách phân chia công việc, các hoạt động học tập càng chưa thống nhất, hướng đọc - hiểu văn bản cũng chưa thống nhất, nhiều cuốn vẫn là cách làm cũ, không có gì đổi mới Ví dụ:

- Thiết kế bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ Ngọc

Tường): trong thiết kế bài học Ngữ văn 12 của Phan Trọng Luận phân chia thành các hoạt động như sau:

+ Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn

+ Hoạt động 2: Học văn bản:

~ Đọc và tìm hiểu bố cục

~ Phân tích văn bản + Hoạt động 3: Tổng kết

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 của Nguyễn Văn Đường phân chia thành các hoạt động:

+ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát tác giả - tác phẩm

+ Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết

+ Hoạt động 4: Tổng kết và kết luận

Như vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng được quy trình dạy học không những phù hợp với mọi thể loại văn bản, mọi đối tượng học sinh mà còn thể hiện mục tiêu giáo dục trong thời đại mới Thực tiễn nhu cầu đào tạo ở trường

Trang 6

Sư phạm, nhu cầu của giỏo viờn và học sinh cần cú quy trỡnh dạy học đọc - hiểu cỏc thể loại

Vấn đề phương phỏp dạy học thể loại kớ ở trường trung học phổ thụng

đó cú một số nhà giỏo dục quan tõm nhưng vẫn chưa xõy dựng được một quy trỡnh chung, thống nhất để đọc - hiểu văn bản thể loại này Vỡ thế vấn đề mới của đề tài này chớnh là việc đi tỡm cỏc hoạt động học tập cho học sinh, sắp xếp cỏc hoạt động đú thành một quy trỡnh hợp lớ, tối ưu dựa vào đặc trưng thể loại

và dựa trờn lớ thuyết về cụng nghệ dạy học

3 Mục đớch nghiờn cứu

Tỡm hiểu và làm rừ những vấn đề xung quanh việc dạy học theo hướng cụng nghệ để vận dụng nú vào trong dạy học văn, làm tăng tớnh khoa học trong phương phỏp dạy học văn

Nhằm hiện thực hoỏ định hướng của Bộ GD & ĐT về đổi mới nội dung chương trỡnh và phương phỏp dạy học theo hướng tớch cực hoỏ hoạt động của học sinh Đồng thời nhằm nõng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy và học văn bản thể loại kớ ở trường THPT theo hướng dạy văn là dạy đọc - hiểu văn bản và phải tớch cực hoỏ hoạt động của học sinh

Gúp phần xõy dựng quy trỡnh dạy học đọc - hiểu cỏc văn bản theo thể loại cú sự hỗ trợ của cụng nghệ thụng tin

4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu

- Đối tượng nghiờn cứu: quy trỡnh dạy học mụn văn ở trường phổ thụng theo đặc trưng thể loại Trờn cơ sở xỏc định đặc trưng thể loại để đi đến việc định hỡnh một khung chung cho thiết kế bài soạn Tức là phải đi tỡm tất cả những hoạt động học tập của học sinh trong một thể loại để đi sắp xếp chỳng theo một logic hợp lớ, tối ưu

- Phạm vi nghiờn cứu: Dạy học văn bản thuộc thể loại kớ ở bậc THPT

theo hướng cụng nghệ và thể nghiệm thiết kế bài soạn qua tỏc phẩm bỳt kớ "Ai

Trang 7

đã đặt tên cho dòng sông?" (Hoàng Phủ Ngọc Tường) và tuỳ bút "Người lái

đò sông Đà" (Nguyễn Tuân) - SGK Ngữ văn 12, tập I

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo hướng công nghệ

và cách thức dựng lên quy trình dạy học

Từ việc xác định đặc trưng thể loại, kiểu văn bản và nhiệm vụ của dạy học Ngữ văn theo hướng đổi mới để xây dựng quy trình dạy học đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại kí ở trường THPT

Thể nghiệm sư phạm trên soạn thiết kế và dạy học văn bản kí ''Ai đã đặt tên cho dòng sông?'' và ''Người lái đò sông Đà'' theo quy trình đã xây dựng

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp lí luận và tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp thể nghiệm sư phạm

7 Dự kiến đóng góp

- Về mặt lí luận: Khoá luận góp phần:

~ Làm rõ đặc trưng thể loại kí văn học

~ Khẳng định giá trị của kiểu dạy học theo hướng công nghệ - dạy học theo quy trình - một phương pháp dạy học mới có khai thác và sử dụng tiện ích của công nghệ thông tin

~ Dựng lên được một quy trình dạy học đọc - hiểu văn bản thuộc thể loại kí ở trường phổ thông nhằm bảo đảm cho giờ học đạt hiệu quả và đạt mục tiêu giáo dục hiện nay

- Về mặt thực tiễn:

~ Giúp người giáo viên thuận lợi trong việc thiết kế bài dạy theo hướng tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh để học sinh tích cực, chủ động

Trang 8

~ Giúp việc học của học sinh chủ động, làm chủ, công việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn, vui vẻ hơn Khi được thực hiện các hoạt động cụ thể, học sinh tự mình đi đến kiến thức và hoạt động học tập trở thành một quá trình tự học, một quá trình lao động và sáng tạo thực sự Vì vậy, học tập hứng thú hơn, từ đó tạo ra hiệu quả mới trong dạy học văn

Trang 9

Néi dung

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Quan niệm về dạy học theo hướng công nghệ

1.1.1 Quan niệm về dạy học nói chung

- Quan niệm về dạy học : Dạy học không phải là nhằm cung cấp thông tin mà là nhằm hướng dẫn cho người học cách tìm kiến thức, cách hệ thống hoá kiến thức, cách xử lí kiến thức và phát triển kiến thức

- Quan niệm về học: Không phải chỉ là học trên lớp, học ở nhà mà học thường xuyên, học suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi Học không chỉ là tiếp thu tri thức mà phải thực hiện bốn nhiệm vụ do Liên Hợp Quốc đề ra: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình

- Quan niệm về quá trình dạy học: là một quá trình hoạt động phối hợp tương tác giữa thầy và trò Nó được tiến hành một cách có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch Dưới sự chỉ đạo của thầy, trò tự giác, tích cực và tự lực nắm vững kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất cần thiết của con người mới

1.1.2 Bản chất của quá trình dạy học

Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của học sinh Quá trình nhận thức của học sinh là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức của chủ thể và nó diễn ra theo quy luật chung mà Lênin đã nêu: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan

Vậy bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm đạt được các nhiệm vụ học tập đã định

Trang 10

Trong học tập, học sinh nhận thức thế giới thông qua tài liệu học tập được lựa chọn từ các thành quả của nền văn minh nhân loại và sắp xếp theo một chương trình Việc học tập của học sinh bao giờ cũng phải có hướng dẫn, có kiểm tra, uốn nắn từ phía giáo viên Cho nên việc nhận thức của học sinh trở nên độc đáo, đây là con đường ngắn nhất và có hiệu quả nhất

1.1.3 Quan niệm về công nghệ dạy học

Có hai quan niệm

- Quan niệm thứ nhất: dạy học cũng có thể công nghệ hoá như các ngành công nghiệp khác Sẽ đến lúc có công nghệ dạy học như công nghệ làm lạnh, công nghệ làm giấy đến lúc đó sẽ có hiệu quả rất cao

- Quan niệm thứ hai: công nghệ dạy học có nghĩa là việc áp dụng các

hệ thống kĩ thuật và các phương tiện hỗ trợ để cải tiến quá trình học tập của con người Công nghệ dạy học là khoa học về giáo dục, nó xác lập các nguyên tắc hợp lí của công tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình dạy học cũng như xác lập các phương pháp, phương tiện

có kết quả nhất để đạt được mục đích dạy học đề ra đồng thời tiết kiệm được sức lực của thầy và trò

Dạy học theo hướng công nghệ được phát triển từ quan niệm thứ hai này Bởi hoạt động dạy học là một quy trình công nghệ đặc biệt Nó có đặc thù không thể giống như công nghệ làm lạnh hay công nghệ làm giấy Mục đích của công nghệ dạy học là nhằm để sản xuất ra những sản phẩm cao cấp - những con người, những cán bộ khoa học kĩ thuật và trong đó học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể

1.1.4 Quan niệm về dạy học theo hướng công nghệ

- Dạy học theo hướng công nghệ là kiểu dạy học khách quan hoá từng

việc làm của thầy và trò đảm bảo hiệu quả dạy học tất yếu như mục đích đặt

ra

Trang 11

- Dạy học theo hướng công nghệ là kiểu dạy học kiểm soát chặt chẽ quá trình tạo ra sản phẩm, là kiểu dạy học tích hợp giữa dạy và học, giữa lí thuyết

và thực hành, vừa cung cấp tri thức cho học sinh vừa phát triển năng lực cho học sinh

- Dạy học theo hướng công nghệ là theo phương thức chương trình hoá, điều khiển hoá, thao tác hoá thành quy trình dạy học Những hoạt động dạy và học được thiết kế đồng loạt có khả năng đại trà hoá với chức năng thầy thiết

kế, trò thi công

- Dạy học theo hướng công nghệ là dạy học có kĩ thuật, dạy học theo quy trình, khác xa với kiểu dạy học theo kinh nghiệm Vì thế, dạy học theo hướng công nghệ có thể chuyển giao kĩ thuật, chuyển giao quy trình đến với mọi giáo viên và mỗi giáo viên nếu thực hiện nghiêm ngặt mọi thao tác, mọi công đoạn trong quy trình ấy thì giờ học nhất định đạt được hiệu quả như mục tiêu mong muốn

1.2 Nhiệm vụ dạy học theo hướng công nghệ

Xuất phát từ nhiệm vụ của dạy học là chuyển tri thức kết tinh của nhân loại thành tri thức của mỗi người học, dạy học theo hướng công nghệ cũng nhằm thực hiện nhiệm vụ đó nhưng bằng một cách thức khác với cách thức truyền thống

Nếu ta coi: A là tất cả những kết tinh tri thức của nhân loại; a là hình ảnh của A trong mỗi người học (tri thức trong mỗi người học) thì ta sẽ có mô

hình nhiệm vụ dạy học như sau: A -> a

Nếu ở dạy học truyền thống, quá trình A -> a được thực hiện bằng lời nói, lời truyền đạt, lời giảng giải của thầy giáo thì dạy học theo hướng công nghệ, quá trình A -> a được thực hiện bằng quy trình (tương ứng với từng đối tượng học tập) Trong đó, nội dung của quy trình là những hoạt động học tập của học sinh Những hoạt động học tập này phải có

Trang 12

đặc điểm: cụ thể đến từng thao tác để đảm bảo cho tất cả học sinh đều làm được và được sắp xếp theo logíc tuyến tính hợp lí, tối ưu đảm bảo người học thực hiện theo những hoạt động học tập này thì sẽ đạt tới đích

Tổ chức quá trình dạy học theo quy trình công nghệ là thầy tổ chức, thiết kế và trò thi công, hoạt động Vì thế, trong quá trình giao việc cho học sinh, thầy giáo phải biết sử dụng, lựa chọn những phương pháp dạy học thích hợp nhất, những phương tiện dạy học phù hợp nhất để tạo điều kiên tốt nhất cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập Nghĩa là nhiệm vụ của người thầy ở đây là phải làm sao xây dựng quy trình tối ưu trên cơ sở: phân tích được A thành những hoạt động học tập cụ thể và tường minh; phải hiểu biết

rõ năng lực và khả năng của người học; phải hiểu kĩ đích cần đi đến (mục tiêu cần đạt) Còn nhiệm vụ của người học là phải tích cực, chủ động và tự lực thực hiện tất cả các hoạt động học tập được giao

1.3 Thực nghiệm dạy học theo hướng công nghệ ở Trung tâm công nghệ giáo dục Giảng Võ

1.3.1 Vài nét về lịch sử TT CN giáo dục Giảng Võ

TTCN giáo dục Giảng Võ được thành lập từ năm 1987 do GS.TS Hồ Ngọc Đại làm giám đốc và chủ đề tài TT giáo dục Giảng Võ là nơi tiến hành các nghiên cứu khoa học giáo dục, thực nghiệm nội dung, phương pháp mới Vận dụng những thành tựu của phương pháp dạy học theo hướng công nghệ trên thế giới, TT tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm phương pháp này đối với giáo dục Việt Nam Từ năm 1985 đến năm 1995 là chặng đường mười năm

TT chuyển giao công nghệ dạy học đến cả nước Từ sau 1995, ở Tiểu học không còn môn văn mà môn văn được đưa vào trong sách Tiếng Việt, phần văn ở Tiểu học của TTCN bị chông chênh Những trường dạy theo thực nghiệm bị dao động Hơn nữa, sau năm 2000 chương trình SGK được xây dựng theo quan điểm tích hợp TTCN giáo dục Giảng Võ ít được nhắc đến

Trang 13

Song hình bóng của công nghệ dạy học đã được hiện lên trong thiết kế của giáo viên Những thuật ngữ: quy trình, thao tác, thiết kế, ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sách thiết kế và trong dạy học ở phổ thông

1.3.2 Dạy học văn theo hướng công nghệ ở TTCN giáo dục Giảng Võ

Dạy văn là chuyển tri thức và năng lực văn kết tinh trong các tác phẩm

ưu tú của dân tộc và nhân loại thành tri thức và năng lực cho mỗi người học Dạy văn là dạy học sinh cách làm ra văn (làm lại con đường mà nhà văn đã làm ra văn) nhưng theo chiều ngược lại Con đường nhà văn làm ra văn gồm:

ba hoạt động (cảm hứng sáng tác; tạo dáng tác phẩm và hình dung ra tác phẩm; sắp xếp, sắp đặt trước sau với dung lượng nhiều ít từ chi tiết đến dùng ngôn từ biểu hiện) và hai thao tác (tưởng tượng và liên tưởng) Con đường dạy văn theo hướng ngược lại: từ ngôn từ để hình dung ra tác phẩm, sau đó phát hiện ra tư tưởng, cảm hứng của tác giả

Nguyên tắc chung của dạy học văn ở TTCN Giảng Võ là biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm trong mỗi người học Tất cả công việc đó người học tự làm theo một quy trình có sẵn gọi là quy trình công nghệ Trong quy trình đó giáo viên đóng vai trò thiết kế, trò đóng vai trò thi công Dạy học văn theo quy trình là từ văn bản làm xuất hiện tác phẩm và chuyển tác phẩm của tác gỉa vào mỗi người học

Trên những cơ sở này, TTCN đã tiến hành thực nghiệm dạy học văn ở bậc Tiểu học qua năm bước tương đương với năm lớp cụ thể:

- Lớp 1: đọc văn bản, giải nghĩa ngôn từ

- Lớp 2: đọc văn bản sau đó hình dung, tưởng tượng để đạt tới nhiệm vụ: dựng hình tượng, đi tìm hiểu nội dung phản ánh trong văn bản

- Lớp 3: đọc văn bản, hình dung tưởng tượng để phân tích hình tượng Phân tích hình tượng theo thể loại và tập trung vào hai loại chính: tự sự và trữ tình

Trang 14

- Lớp 4: đọc văn bản, hình dung tưởng tượng, phân tích hình tượng để khái quát lên chủ đề

- Lớp 5: đọc văn bản, hình dung tưởng tượng, phân tích hình tượng để xác định tư tưởng của tác giả, nêu ý kiến bản thân, từ đó đi đến giá giá trị của văn bản tác phẩm

Mỗi chặng lại được thiết kế thành nhiều thao tác cụ thể, thành từng nhiệm vụ tường minh Tuy nhiên, quy trình này chỉ áp dụng ở bậc Tiểu học nên còn đơn giản Mục tiêu dạy học ở bậc Tiểu học chỉ là giúp học sinh tìm hiểu các tầng nội dung văn bản bằng các thao tác cụ thể

Bậc THCS: với phương châm dạy từ trừu tượng đến cụ thể, giới thiệu những đặc trưng thể loại, cách thức đọc - hiểu một thể loại, từ đó đi tìm hiểu văn bản cụ thể theo cách thức ấy Qua đó TTCN Giảng Võ đã xác định được:

- Quy trình hoạt động của thầy và trò rất rõ ràng, rành mạch

- Ở mỗi thể loại: xác định được đặc điểm thể loại và cách thức học từng thể loại Đó là hướng đi đúng của TTCN giáo dục Giảng Võ

Tuy nhiên, sau 1995, vai trò của TTCN giáo dục Giảng Võ ít được nhắc đến do những hạn chế nhất định:

- Quan niệm chung của TTCN Giảng Võ của ông Hồ Ngọc Đại cho rằng: công nghệ dạy học là giải pháp tổng thể cho nền giáo dục Việt Nam Điều này không phù hợp với nguyên tắc trong dạy học: phải sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp, phương tiện tiên tiến nhất để nhằm đạt mục tiêu dạy học

- Riêng trong dạy văn: Thành công của TTCN Giảng Võ là dạy văn ở bậc Tiểu học Nhưng từ sau 1995, bậc Tiểu học không còn môn văn nữa nên những đóng góp của TTCN không còn điều kiện thể hiện

- Tư tưởng công nghệ trong dạy học văn là tìm tác phẩm từ văn bản Nhưng văn bản mà TTCN tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh chỉ là văn bản

Trang 15

ngôn từ Giờ đây, trong đổi mới dạy học, văn bản đó phải gắn với cấu trúc theo thể loại và phương thức biểu đạt Muốn cho học sinh chiếm lĩnh được văn bản thì phải đi vào kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (cách tạo ra sản phẩm văn bản)

Như vậy, thành công của TTCN giáo dục Giảng Võ là đã gợi mở, khơi gợi cách thức và hướng đi cho xây dựng quy trình dạy học văn Nhưng những thành công của TTCN Giảng Võ đóng góp cho việc dạy học văn theo hướng công nghệ ở Việt Nam chỉ thực sự có vai trò đối với bậc Tiểu học và THCS Còn ở bậc THPT, việc xây dựng quy trình đòi hỏi sự phức tạp hơn nhiều và vẫn còn đang bỏ ngỏ Chương trình SGK Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo cấu trúc thể loại và theo hướng tích hợp Điều này buộc người giáo viên phải biết dạy học tích hợp các khoa học và lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả

1.4 Mục tiêu, chương trình SGK và nhiệm vụ dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay

1.4.1 Mục tiêu dạy học Ngữ văn

Nghị quyết số 40/ 2000/ QH 10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục

tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là: ''Giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.''

Trên cơ sở mục tiêu chung đó, mỗi bộ môn sẽ xây dựng cho mình một mục tiêu cụ thể Môn Ngữ văn đã xây dựng cho mình ba mục tiêu sau:

Thứ nhất: trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản,

hiện đại có tính hệ thống về mặt ngôn ngữ và văn học, trọng tâm là tiếng Việt

Trang 16

và văn học Việt Nam, phù hợp với trình độ lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước

Thứ hai: hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng

Việt, năng lực cảm thụ văn học, năng lực tư duy, phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống

Thứ ba: bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, yêu văn học, yêu

chân lí, yêu gia đình, quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ nhân văn Giáo dục cho học sinh đạo đức công dân, tinh thần tôn trọng, ý thức phát huy các giá trị văn hoá dân tộc và nhân loại

1.4.2 Chương trình SGK Ngữ văn đổi mới

Trong mười điểm mới của chương trình Ngữ văn hiện nay thì điểm mới đầu tiên đã xác định vị trí của môn Ngữ văn: là một môn học mang tính công

cụ (ngoài tính khoa học và tính nghệ thuật) có liên quan đến năng lực ngôn ngữ và năng lực tư duy của học sinh Từ đó, chương trình Ngữ văn tập trung vào hai năng lực: sản sinh văn bản và tạo lập văn bản

Chương trình học vẫn được sắp xếp theo tiến trình lịch sử nhưng nhấn mạnh hơn đến thể loại và kiểu văn bản Mỗi văn bản bao giờ cũng được tổ chức theo một kiểu văn bản nào đó Và với việc sắp xếp chương trình theo thể loại, cụm thể loại và kiểu văn bản đã giúp cho học sinh có khả năng đi vào đọc - hiểu các văn bản khác cùng thể loại Nhờ đó mà năng lực thực tiễn của học sinh được nâng lên

Nhấn mạnh tính công cụ của môn Ngữ văn, chương trình Ngữ văn tập trung vào đọc - hiểu văn bản Để hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản, SGK Ngữ văn đã tách văn bản ra khỏi tác phẩm để việc dạy học đọc - hiểu văn bản

cụ thể hơn (theo đó, các tác phẩm văn học hay đoạn trích văn bản trước kia

Trang 17

nay được gọi chung là văn bản) Vỡ thế, trong đọc - hiểu văn bản sẽ cú những hoạt động với văn bản để xuất hiện tỏc phẩm và những hoạt động với tỏc phẩm để thấy được ý nghĩa, thấy được cỏi hay cỏi đẹp của tỏc phẩm Đõy là con đường duy nhất để người đọc cú thể đến được với tỏc phẩm Cơ sở khoa học của việc tỏch văn bản ra khỏi tỏc phẩm là xuất phỏt từ lớ thuyết tiếp nhận, mối quan hệ giữa văn bản và bạn đọc

Lớ thuyết tiếp nhận đặt ra một vấn đề: Rất nhiều lớ thuyết phõn tớch tỏc phẩm đó cú nhưng chưa quan tõm đến bạn đọc, mà bạn đọc lại là thành phần quyết định tạo ra giỏ trị của tỏc phẩm Tức là lớ thuyết tiếp nhận đề cao vấn đề tỏc phẩm với bạn đọc Vậy bạn đọc khi tiếp nhận tỏc phẩm phải đọc từ đõu? Phải đi từ tầng ngụn từ đến tầng hỡnh tượng và cuối cựng là tầng hàm nghĩa

Cú nghĩa là con đường đi của bạn đọc là đọc văn bản để hỡnh dung, khỏm phỏ

ra tỏc phẩm, để thấy được cỏi hay của tỏc phẩm Như vậy, phần tỏc phẩm đến được với học sinh để học sinh thụng qua hoạt động học tập chiếm lĩnh tỏc phẩm chớnh là phần văn bản

Nếu trước đõy, văn bản chỉ dừng lại ở thể loại thỡ lần thay sỏch này đó

đi sõu, cụ thể hơn: trong cỏc văn bản, ngoài thể loại cũn cú phương thức biểu đạt Mỗi một văn bản thuộc một thể loại đều cú một phương thức biểu đạt chớnh Vớ dụ: tự sự thỡ phương thức biểu đạt chớnh là kể; trữ tỡnh thỡ phương thức biểu đạt chớnh là biểu cảm Học sinh phải đọc theo cỏc phương thức biểu đạt mới hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản

Một trong những nội dung của đổi mới lần nay nữa là chương trỡnh được cấu tạo theo quan điểm tớch hợp: tiếng Việt, làm văn, lớ luận văn học và phần văn học phải cú sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau tập trung vào hai năng lực: đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản Theo đú, mỗi phõn mụn đều cung cấp những kiến thức, kĩ năng nhằm chuẩn bị cho việc đọc - hiểu văn bản:

Trang 18

+ Phần tiếng Việt:

Tiếng Việt trong chương trình cũ là một môn học độc lập, nhưng

ở chương trình mới, tiếng Việt là một bộ phận của môn Ngữ văn Nó tích hợp với hai bộ phận: đọc văn và làm văn để tạo nên một bộ môn thống nhất: Ngữ văn Nếu ở chương trình cũ, tiếng Việt được giảng dạy ít có sư gắn bó với văn

và làm văn thì trong chương trình mới, tiếng Việt hỗ trợ đắc lực cho việc đọc

- hiểu văn bản trong văn và tạo lập văn bản trong làm văn

Văn bản của tác phẩm là một phương thức biểu đạt của nhà văn giao tiếp với bạn đọc Nó chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp Phần tiếng

Việt có những bài học như: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; Ngữ cảnh

Những bài học này giúp cho học sinh trước khi tìm hiểu văn bản phải đặt nó vào ngữ cảnh (để tìm ra hoàn cảnh ra đời, thời gian sinh thành của nó, ) Ngữ cảnh bao gồm các mặt: văn hoá, tâm lí, chính trị, Ứng với ngữ cảnh

trong văn bản chính là phần ''Tiểu dẫn'' trong SGK Đặt văn bản trong ngữ cảnh là đọc tiểu dẫn Cũng thông qua bài ''Ngữ cảnh'' và bài ''Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ'' mà học sinh biết được trong văn bản phải có người nói

và người nghe Từ đó mà đi đến xác định được ai là người nói và người nghe

là ai? Hay nói cách khác là: người nói đang nói với ai? Đặt nhân vật giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp, học sinh sẽ xác định được nội dung giao tiếp Trên

cơ sở nội dung giao tiếp ấy mà tìm ra được đích của giao tiếp, tức là tìm ra được chủ đề của văn bản Và cuối cùng là tìm ra được phương thức giao tiếp

đã được sử dụng trong văn bản (có thể là tả, kể, tâm tình, đối thoại, độc thoại, hoặc kết hợp các phương thức trên.) Như vậy, những kiến thức về văn bản, ngữ cảnh, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, đặc biệt là về các nhân tố giao tiếp là một công cụ quan trọng giúp học sinh đọc - hiểu văn bản, lĩnh hội lời nói Khi học sinh đi xác định được, hiểu được các nhân tố giao tiếp là học sinh đã hiểu được lời nói, hiểu được văn bản

Trang 19

Bên cạnh những kiến thức về giao tiếp, phần tiếng Việt còn cung cấp cho học sinh những kiến thức về nghĩa của từ, nghĩa của câu, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, nghĩa sự vật, nghĩa tình thái Có được những kiến thức này, học sinh có thể tìm hiểu văn bản ở bề sâu của câu chữ, thấy được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm đến bạn đọc

Ngoài ra, phần tiếng Việt còn cung cấp cả những kiến thức về đoạn Mỗi đoạn văn đều có chủ đề của đoạn, có sự liên kết bề sâu và bề mặt, có cấu trúc liên kết Đó chính là những hướng dẫn về đọc đoạn như thế nào? Đọc câu như thế nào? Từ những hướng dẫn này mà học sinh có thể áp dụng vào từng đoạn văn cụ thể, tạo hiệu quả cao cho việc đọc đoạn, đọc câu

Tất cả những kiến thức mà phần tiếng Việt cung cấp đều nhằm hỗ trợ cho việc đọc - hiểu văn bản Ngay cả những bài về phong cách ngôn ngữ cũng là nhằm vào hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản phải chú ý đến đặc trưng của từng loại phong cách ngôn ngữ chức năng đã chi phối câu chữ của văn bản

+ Phần lí luận văn học:

Lí luận văn học cho học sinh biết khái niệm văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu, nhiều đoạn và những đặc điểm cơ bản sau:

~ Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề

Trang 20

Bên cạnh đó, lí luận văn học còn cho học sinh biết được cấu trúc một văn bản nghệ thuật bao giờ cũng gồm những tầng bậc khác nhau Đó là tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng nội dung ý nghĩa và tầng tư tưởng cảm hứng của người viết Từ những kiến thức này, người đọc muốn đọc được văn bản thì phải bắt đầu từ ngôn từ đi đến thế giới hình tượng bằng sự tưởng tượng

Từ thế giới hình tượng ấy đi đến nội dung phản ánh, nội dung biểu hiện của văn bản Từ đó học sinh đọc văn bản theo trình tự các bước:

~ Đọc tiểu dẫn để biết ngữ cảnh

~ Đọc văn bản và chú thích ngôn từ

~ Đọc - hiểu văn bản:

- Đọc - hiểu kết cấu văn bản

- Đọc - hiểu nội dung văn bản

- Đọc - hiểu ý nghĩa của văn bản: có ba loại ý nghĩa (ý nghĩa do người viết gửi vào văn bản, ý nghĩa do mối quan hệ giữa văn bản và cuộc sống mới xuất hiện, ý nghĩa do người đọc nhận ra và đề xuất)

Cũng trong lí luận văn học có bài ''Một số thể loại văn học: thơ, truyện, kịch và nghị luận''.Qua các bài học này, người học nắm được yêu cầu

về đọc thơ, truyện, kịch hay một văn bản nghị luận Những yêu cầu này đều được đưa ra trên cơ sở đặc trưng của từng thể loại Việc cung cấp những tri thức này là vô cùng quan trọng và cần thiết Nó tạo điều kiện thuận lợi cho người học khi mà chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn, sắp xếp theo thể loại, cụm thể loại và kiểu văn bản

+ Phần làm văn:

Phần làm văn cho thấy rằng, thể loại là một vấn đề lớn và đọc văn phải

đi từ cái cụ thể nhất, đó là phương thức biểu đạt Đọc từng thể loại có những nét riêng khác nhau Theo đó, phần làm văn phổ thông giúp học sinh ôn luyện lại hệ thống các phương thức biểu đạt đã được học ở cấp II: tả, kể, biểu cảm,

Trang 21

thuyết minh, nghị luận qua các bài học: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, Tóm tắt văn bản tự sự, Các thao tác nghị luận, Từ phương thức biểu đạt cụ

thể ta đi tìm ra những thông tin Tức là phải đi giải mã văn bản một cách cụ thể theo phương thức biểu đạt

Như vậy, trên đây là toàn bộ những kiến thức cũng như những kĩ năng

cơ bản mà chương trình Ngữ văn chuẩn bị cho học sinh để các em có được những công cụ tiến hành đọc - hiểu văn bản theo thể loại một cách có hiệu quả, khoa học và đến đích, đồng thời thể hiện tính tích hợp của chương trình

1.4.3 Nhiệm vụ dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay

Những điểm mới của chương trình SGK Ngữ văn THPT đã đặt ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với việc dạy học môn Ngữ văn:

Trước hết, dạy học là phải tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Quá trình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học sinh phải là người tự khám phá ra tri thức và hiện thức hoá vào bài học Thầy giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt để học sinh thực hiện các hoạt động học tập đó

Từ đó dẫn đến yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học "thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần làm quen với phương pháp dạy học mới" Đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra trong

mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất

và thiết bị dạy học Có thể nói cốt lõi đổi mới của phương pháp dạy học là

dạy học tích cực - "hướng đến hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động" Mà đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là:

dạy và học thông qua các hoạt động học tập cho học sinh, chú trọng rèn luyện

Trang 22

phương phỏp tự học; tăng cường học tập cỏ thể, phối hợp với học tập hợp tỏc, kết hợp đỏnh giỏ của thầy với đỏnh giỏ của trũ

Cú thể núi, nhiệm vụ tổng quỏt của dạy học văn trong nhà trường THPT hiện nay là cung cấp cho học sinh những kiến thức, rốn luyện cho học sinh những kĩ năng mang tớnh cụng cụ phục vụ cho việc học sinh đọc - hiểu cũng như tạo lập văn bản theo loại thể

Kết luận chương 1:

Với những tỡm hiểu về: quan niệm dạy học theo hướng cụng nghệ; nhiệm vụ của dạy học theo hướng cụng nghệ; thực nghiệm dạy học theo hướng cụng nghệ ở trung tõm cụng nghệ giỏo dục Giảng Vừ; mục tiờu, chương trỡnh và nhiệm vụ dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay, người viết coi đõy là những cơ sở lớ luận chung cú tớnh chất nền tảng cho việc đi sõu

vào nghiờn cứu, phỏt triển đề tài khoỏ luận "Xõy dựng quy trỡnh đọc ư hiểu văn bản kớ theo đặc trưng thể loại ở trường THPT"

Trang 23

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN KÍ

Kí vốn là tên gọi của một thể văn đã xuất hiện từ trước đời Hán ở Trung Quốc Đời Đường có nhiều tác phẩm kí dùng để ghi việc xen lẫn với lời bình

Kí ngày càng phát triển và được ý thức về đặc điểm thể loại Theo học giả Ngô Nạp đời Minh “thể kí nói chung nhằm ghi nhớ không quên… sau khi kể việc, bàn qua để kết lại, đó là chỉnh thể” [11, tr.241]

Riêng ở Việt Nam tình hình cũng tương tự như vậy Dù chủ yếu mang hình thức kí đời Đường, Tống ví dụ như các tác phẩm kí của đời Lý, Trần, đầu đời Nguyễn… hay đã có sự phá cách, sáng tạo như các loại tạp kí ở thế kỷ XVIII đến XIX, các tác phẩm kí, kí sự, lục, chí, tuỳ bút,… thời trung đại Việt Nam đều thuộc loại ghi chép, nặng tính chất lịch sử về nhân vật, sông núi, đền chùa, chuyện lạ,… tính chất văn học đậm đà hơn của thế kỷ thể hiện ở các tác phẩm như: “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ, “Thượng kinh ký sự” của

Lê Hữu Trác…

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, kí có mặt với các tác phẩm phơi bầy hiện thực của Ngô Tất Tố như phóng sự: Việc làng; Tập án cái Đình của Vũ Trọng Phụng như: Cơm thầy cơm cô; Lục xì; Kỹ nghệ lấy Tây,

Từ sau cách mạng tháng Tám, kí giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Nhiều

Trang 24

tác phẩm kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời nhiều mặt của hiện thực đời sống bề bộn, phong phú, xứng đáng là “Bộ đội tiền tiêu” của văn học nghệ thuật Trong thời kỳ kháng chiến, các nhà văn - chiến sỹ đã ghi chép, miêu tả sự việc cũng như con người có thật trong cuộc kháng chiến và cách mạng của dân tộc như: “Truyện và kí” của Trần Đăng, “ở rừng” của Nam Cao, “Kí sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng và sau này là “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” của Nguyễn Tuân; “Những ngày nổi giận” của Chế Lan Viên và rất nhiều tác phẩm kí có giá trị khác Nói chung, kí là những ghi chép nhanh, nhạy, nối liền cuộc sống với người đọc

Như vậy, trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài kí đã trở thành thể loại quan trọng trong văn xuôi Sự có mặt của các thể kí văn học đã góp phần làm cho nền văn học trở nên cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu

2.1.2 Khái niệm chung về thể kí văn học

Lí luận văn học hiện đại vẫn có những ý kiến khác nhau về khái niệm

và đặc trưng của thể kí Có nhà nghiên cứu nhận xét “Về kí, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng của nói” [11,tr.275], lại có người cho kí là “Loại thể văn học đặc biệt và phức tạp” [11,tr.277] Các cuộc trao đổi về thể kí trên tạp chí văn học, các bài báo, các công trình nghiên cứu, các giáo trình lí luận văn học cũng cho thấy sự không đồng nhất trong quan niệm

về kí

Tuy nhiên, kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó Đó là các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, đời sống xã hội cũng như cá tính sáng tạo của các tác giả Lê Minh trong “Nghệ thuật truyện ngắn và kí” viết: “Với thể loại

kí, từ sự thôi thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu công bố kịp thời những nhận xét, những ý tưởng… kí ghi được rất rõ những nét mang được

Trang 25

những dấu ấn của một sự kiện, của một thời kỳ, của một lớp người, một vùng miền” Chính vì các tính chất nói trên mà loại kí có một phạm vi biểu hiện đời sống rất rộng Kí có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như: Phóng sự,

kí sự; có thể thiên về biểu hiện những cảm xúc trữ tình như: Tuỳ bút, tản văn;

có thể nghiêng về nghị luận như chính luận; có thể nghiêng về ghi chép kiến văn, tri thức như tạp kí lịch sử,…

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì kí là: “Một loại hình văn học trung gian nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi

tự sự như: Bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tuỳ bút,… do tính chất trung gian mà có người liệt kí vào cận văn học” [15,tr.162]

Nhưng không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm

để xác định thể loại Chẳng hạn “Tây sương kí” của Vương Thực Phủ thực ra

là một vở kịch, “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, “Nhật ký người điên” của Lỗ Tấn là truyện ngắn Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của kí quy định

Kí không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành tính cách của các

cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của kí Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của kí thường là một trạng thái đạo đức - phong hoá xã hội (thể hiện qua những cá nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hay những vấn đề xã hội nóng bỏng Khác với truyện ngắn, truyện vừa, đặc biệt là tiểu thuyết, kí có quan điểm thể loại là tôn trọng sự thật khách quan của đời sống, không hư cấu Nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm

Kí thường không có cốt truyện có tính hư cấu Sự việc và con người trong kí phải xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi Đó là vì kí dựng lại những sự thật

Trang 26

đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình tượng mang tính khái quát Tính khái quát do tác giả kí thể hiện bằng suy tưởng

2.1.3 Phân loại kí

a) Kí sự: Là một thể thuộc loại hình kí nhằm ghi chép một câu chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh, có quy mô gần với truyện ngắn hay truyện vừa Kí sự sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện biểu đạt nghệ thuật để ghi lại xác thực những diễn biến khách quan của cuộc sống và con người thông qua bức tranh toàn cảnh của sự kiện, trong đó sự kiện và con người đan chéo vào nhau, cốt truyện không chặt chẽ như trong truyện Kí sự thiên về phản ánh sự kiện, sự việc hơn là phản ánh con người Tính cách và tâm hồn những người trong cuộc cũng có khi hiện lên khá rõ nét nhưng đó chỉ là cách kí sự ghi việc, gây ấn tượng về sự việc Kí sự thường đậm yếu tố tự sự, giàu chất sống thực tế Song ở kí sự phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút kí, tuỳ bút Người viết kí sự có quyền bình luận, phân tích nhưng chủ yếu vẫn là tiếng nói của bản thân sự kiện, đời sống khách quan đang vận động, phát triển Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm toát lên từ việc ghi chép sinh động, cụ thể những sự kiện, hiện tượng có thật Tác giả kí sự thường chú ý phát hiện, chọn lọc để làm nổi lên những sự việc giàu sức khái quát và ý nghĩa xã hội

Ví dụ: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác; Trận phố Ràng của Trần Đăng; Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng đều là những tác phẩm kí sự tiêu biểu Ngoài ra còn có: Họ sống và chiến đấu, Tháng Ba Tây Nguyên của Nguyễn Khải; Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân; Kí sự của Bùi Hiển;….Không chỉ phản ánh khá trọn vẹn phạm vi một sự kiện, kí sự còn có thể mở ra, dự đoán một sự kiện khách tiếp theo

b) Bút kí: “Là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [12, tr.253], thường có quy mô tương

Trang 27

ứng với truyện ngắn Nhưng bút kí khác với truyện ngắn ở chỗ, tác giả bút kí không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực

Bút kí ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó Sức hấp dẫn và thuyết phục của bút kí tuỳ thuộc vào tài năng, trình

độ quan sát, nghiên cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm khám phá những khía cạnh có vấn đề, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh cá nhân và môi trường Nói cách khác, giá trị hàng đầu của bút kí là giá trị nhận thức

Bút kí có thể thuộc về văn học, cũng có thể thuộc về báo chí tuỳ theo mức độ biểu hiện cái riêng của tác giả và mức độ sử dụng các biện pháp nghệ thuật cùng tính chất tác động của nó đối với công chúng

Trong bút kí văn học tác giả thường khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật để tô đậm những phát hiện, những nhận thức riêng của mình, tác động đến độc giả Bút kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống (chú ý nhiều đến việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên tưởng, trữ tình…để điển hình hoá những tính cách), hoặc thiên về chính luận (mô tả các hiện tượng đời sống một cách chính xác, sinh động, kèm theo những nhận xét riêng của mình hoặc của nhân vật, phân tích, đánh giá, cuộc sống được mô tả; sử dụng yếu tố nghị luận, châm biếm, hài hước)

Ví dụ: Bút kí Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam của Thép Mới; Ai

đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Khi tác phẩm nghiêng về yếu tố trữ tình, bút kí có hướng chuyển sang tuỳ bút

c) Phóng sự: Là tiểu loại kí ghi chép kịp thời, cung cấp những tri thức chính xác, phong phú, đầy đủ, nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự việc, một vấn đề có ý nghĩa thời sự với một địa phương hay toàn xã hội Phóng sự

Trang 28

được sáng tác nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng về một vấn

đề, một hiện tượng xã hội nào đó Phóng sự rất xác thực trong việc ghi chép, phản ánh sự việc và chi tiết đời sống đang diễn ra hay vừa kết thúc nhưng có khuynh hướng rõ rệt trong việc nêu bật thực chất và xu thế vận động, phát triển của vấn đề Để trình bày một cách trung thực, khách quan diễn biến của câu truyện, sự việc, đồng thời nêu bật một kết luận, đề xuất những vấn đề xã hội nhất định, người viết phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp

vụ báo chí như: Điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ, các phương tiện ghi

âm, ghi hình…Sự phân biệt phóng sự báo chí hay phóng sự văn học tuỳ thuộc

ở mức độ sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp

tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới nội tâm của nhân vật…

Ví dụ: Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô của “ông vua phóng sự đất bắc” Vũ Trọng Phụng Ta cũng có thể hiểu thêm về tiểu loại phóng sự qua sáng tác của nhiều tác giả khác: Ngô Tất Tố với các tập Việc Làng và Tập án cái đình viết về những hủ tục và tội ác của bọn hào lý trong đời sống nông thôn; Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô và Ngõ hẻm viết về cuộc sống của người dân nghèo thành thị; Tam Lang với Tôi kéo xe viết về người phu xe…Trong văn học hiện đại, nhịp độ chuyển biến của xã hội rất đa dạng gấp gáp, phóng

sự vẫn là một tiểu loại kí nhanh nhạy đáp ứng nhu cầu nhận thức của công chúng bạn đọc

d) Nhật kí, hồi kí

Nhật kí là thể loại kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và thời đại của người viết Đã có những tập nhật kí nổi tiếng như nhật kí của các nhà văn lớn như Nhật kí Đôstoievki, Nhật kí Chekhov, Nhật kí Lỗ Tấn, hoặc nhật kí của các nhân vật lịch sử như Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Nguyễn Văn Thạc, những người anh hùng trên chiến trường chống Mỹ ghi lại các sự kiện ác liệt

Trang 29

và những ước mơ cùng ý chí kiên cường của người trong cuộc Giá trị quan trọng nhất của nhật kí là tính chân thật do ghi chép sự việc đang xảy ra

Hồi kí là thể loại ghi chép các sự kiện quá khứ đã trải qua do đương sự thực hiện, là một hình thức văn học mình tự nói về mình, là một kiểu tự truyện của tác giả Hồi kí cung cấp những tài liệu về quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói được Tuy nhiên do thời gian lùi xa, nhiều sự kiện nhớ không chính xác, nhớ nhầm hoặc tưởng tượng thêm Hồi kí chỉ thực sự có giá trị khi người ghi có địa vị xã hội được nhiều người quan tâm và có thái độ trung thực, không tô vẽ cho mình và thêm thắt cho người khác Ví dụ như các tập hồi kí của các nhà văn hoá và các nhà cách mạng

e) Tuỳ bút

Đây là thể loại kí thiên về trữ tình Nhà văn phóng bút mà viết, tuỳ theo cảm hứng của mình, tuỳ cảnh, tuỳ việc mà suy tưởng, nhận xét đánh giá, trình bày… “ Tuỳ bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể

và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng” Nét nổi bật của tuỳ bút so với các tiểu loại kí khác là những chi tiết về con người và sự kiện cụ thể, có thực được ghi chép trong tác phẩm thường chỉ là cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống Mỗi tác phẩm tuỳ bút có giá trị thường đem lại cho người đọc một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát hiện

và lí giải các hiện tượng của đời sống Yếu tố đóng vai trò thống nhất tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh trung thực cuộc sống, con người, chi phối ấn tượng và sức tác động của tuỳ bút là chất trữ tình, những yếu tố suy tưởng, triết lý, chính luận, là mạch tư tưởng của tác giả Cái hay của tuỳ bút là qua tác phẩm làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn, trí tuệ

Trang 30

Cấu trúc của tuỳ bút nói chung ít bị ràng buộc câu thúc bởi trình tự diễn biến của sự việc hay quan hệ cuả những con người ngoài đời thực Trong tuỳ bút, sự kiện khách quan thường không được trình bày liên tục do sự xen kẽ của cảm xúc chủ quan, các yếu tố trữ tình của người viết hoặc vì những sự kiện đó được khai thác từ nhiều địa điểm và thời gian khác nhau tuỳ theo dòng liên tưởng, suy tưởng của tác giả, nhằm triển khai một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định Người viết tuỳ bút phải làm nổi bật trong tác phẩm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc sống và con người

Ngôn từ trong tuỳ bút thường giàu hình ảnh, chất thơ Tác giả tuỳ bút thường dùng hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Cùng nói về một hạt cát lọt vào lòng trai biển, Nguyễn Tuân đã dùng đến hàng chục cách gọi : hạt cát, hạt bụi biển, cái bụi bặm khách quan, cái hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình con, một vết thương lòng…( Tờ hoa) Câu văn tuỳ bút thường giàu nhịp điệu, âm điệu hài hoà, trầm bổng Mỗi tác phẩm tuỳ bút thường rất độc đáo cả về màu sắc thẩm mỹ và phong cách biểu hiện, cần phải được cảm nhận

và phân tích cụ thể

g) Du kí

Có thể hiểu du kí là thể loại ghi chép về vẻ kì thú của cảnh vật thiên nhiên và cuộc đời, những cảm nhận suy tưởng của con người trong những chuyến du ngoạn, du lịch.Du kí phản ảnh, truyền đạt những nhận biết, những cảm tưởng, suy nghĩ mới mẻ của bản thân người du lịch về những điều mắt thấy tai nghe ở những xứ sở xa lạ, những nơi mọi người ít có dịp đi đến, chứng kiến Hình thức của du kí rất đa dạng, có thể là ghi chép, kí sự, nhật kí, thư tín, hồi tưởng, miễn là mang lại thông tin tri thức và cảm xúc tươi mới về phong cảnh, phong tục, dân tình của xứ sở còn ít người biết đến, làm giàu cho

Trang 31

nhận thức, kinh nghiệm, tình cảm của người đọc Ví dụ : Hành trình qua ba bể của nhà văn Nga Nikitin viết về ấn Độ thế kỉ XV, Chuyến đi thăm Bắc kỳ năm ất Hợi của Trương Vĩnh Ký; Những thưởng ngoạn, nhận xét về danh lam thắng cảnh đất nước: Bao Thiên sơn kí của Vương An Thạch đời Tống, Bút kí tháp Linh Tế núi Dục Thuý của Trương Hán Siêu, Bài kí chơi núi Phật Tích của Nguyễn án; Các tác phẩm có tính chất du kí Nhị Thanh đô, Song Tiên sơn động kí của Ngô Thì Sỹ; nhiều tác phẩm tuỳ bút của Nguyễn Tuân cũng đậm màu sắc du kí…

Tác giả du kí thường bộc lộ nỗi niềm say mê sơn thuỷ, thú phiêu lưu, khao khát tìm hiểu, khám phá của mình Du kí gắn với khả năng quan sát, phát hiện, với độ xa rộng của tầm nhìn và trí tưởng tượng kì thú của tác giả Quả thật, ruộng đồng sông núi, những chốn danh lam thắng cảnh đã độc đáo, đặc sắc với các tác phẩm du kí lại càng trở nên đẹp đẽ hữu tình

2.2 Đặc trưng thể loại kí

2.2.1 Tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống

Tác phẩm kí ra đời thường gắn với những biến cố lịch sử mang tính thời

sự, những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống Vì thế, các nhà viết kí trước hết phải hướng đến tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và ghi lại những “Người thật, việc thật” của cuộc sống Chính điều này làm cho kí văn học gần với kí báo chí, phát triển cùng với sự phát triển của kí báo chí, đáp ứng yêu cầu thời sự của con người trong một xã hội mà công nghệ thông tin rất phát triển Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng với thể kí “Cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [10, tr.40] Sức hấp dẫn, sức thuyết phục của tác phẩm kí thường gắn chặt với tính chất có thật, xác thực của việc được phản ánh trong tác phẩm

Viết về cái có thật trong cuộc sống, kí văn học có khả năng mạnh mẽ trong việc tạo ra niềm tin, sức thuyết phục với người đọc Chẳng hạn, đọc tác phẩm kí “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi chúng ta ngưỡng mộ, cảm

Trang 32

phục đối với người anh hùng mà ta biết rằng chị đã sống thực và đánh giặc ở một mảnh đất có thực của Tổ quốc - mảnh đất Trà Vinh Nhiều tác phẩm kí văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩ to lớn đối với nhận thức của người đọc Vì thể sự bịa đặt, thêm thắt sẽ làm mất đi sức thuyết phục và cảm xúc thẩm mĩ đối với độc giả Do trần thuật người thật, việc thật, tác phẩm kí văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau

Chi tiết, sự việc, con người được ghi lại trong kí đều có địa chỉ cụ thể

và đều có thể kiểm tra Tuy nhiên, không thể coi viết kí chỉ là một công việc chụp ảnh và ghi âm một cách máy móc, sao chép cuộc sống một cách nô lệ và vai trò của người viết kí là hoàn toàn thụ động Những người thật, việc thật, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, được lựa chọn, khái quát và được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ nào đó Trong tác phẩm

kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn

Như vậy, trên cơ sở gắn bó với cuộc sống, tác giả kí văn học có thể vận dụng sức tưởng tượng, hư cấu để sáng tạo chỉ có điều vấn đề hư cấu cần được đặt ra theo đặc trưng riêng của thể loại kí Tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và vận dụng hư cấu để hỗ trợ trong sáng tạo là những yêu cầu cần thiết và có thể kết hợp được trong phạm vi của thể loại kí Người viết kí không thể không loại bỏ nhiều yếu tố của cái có thật và bù đắp thêm những giá trị sáng tạo mới Hư cấu nghệ thuật là sự vận dụng năng lực tưởng tượng

để tổ chức, tại tạo lại hiện thực được miêu tả nhằm xây dựng những hình tượng có ý nghĩa khái quát rộng rãi Qua hoạt động hư cấu, nghệ sĩ nhào nặn,

tổ chức chất liệu được rút ra từ cuộc sống để tạo ra những tính cách, những số

Trang 33

phận, những hiện tượng mới, những “Sinh mệnh” mới có giá trị điển hình, vừa biểu hiện tập trung chân lí cuộc sống vừa biểu hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Vì vậy hư cấu là một trong những hoạt động cơ bản của tư duy nghệ thuật Hư cấu không phải là tưởng tượng chủ quan, thoát li đời sống thực tế để bịa đặt giả tạo như mĩ học tư sản thường đề xướng Nhà văn Nguyễn Tuân cũng viết “Hư cấu nói cho nôm na dễ hiểu là tưởng tượng ra… không có sức tưởng tượng, hư cấu lấy gì mà sáng tác (…) Hư cấu không phải là tách rời thực tiễn và thực tiễn đời sống là chính là gắn bó với cuộc sống Vốn sống có bao nhiêu thì càng hư cấu được bấy nhiêu, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao rộng hơn.” [3, tr.209]

Vấn đề hư cấu hay không hư cấu là tiêu chuẩn phân định ranh giới giữa truyện và kí Do đó, nếu người viết truyện thường bằng cách tổng hợp nhiều nguyên mẫu của những điển hình xã hội và trên cơ sở ấy sáng tạo ra điển hình văn học thì người viết kí cần phải săn tìm những con người, những sự việc vốn đã mang những giá trị điển hình trong thực tế để đưa vào tác phẩm

Hư cấu trong kí là sáng tạo tích cực của chủ quan nhà văn không những không làm mất làm nhòa địa chỉ và diện mạo ngoài đời của đối tượng phản ánh mà còn là biện pháp làm cho hình tượng về cuộc sống trở nên sống hơn, thật hơn; các chi tiết của đời sống liên kết với nhau, soi chiếu lẫn nhau dưới ánh sáng một tư tưởng thẩm mỹ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn chuyển đến ngừơi đọc Vì thế mà tác phẩm có giá trị nhân sinh sâu rộng, mạnh mẽ

Cũng vì đặc trưng này cho nên một cuộc sống bình thường, một con người bình thường có thể là đối tượng sáng tác của người viết truyện, còn người viết kí nếu bằng lòng một cách vội vã với những cái quá bình thường ai cũng thấy được, cũng hiểu cả, ít cần phải chú ý đến thì bài kí sẽ khó tránh khỏi nhạt nhẽo Lịch sử văn học đã cho thấy là kí thường phát triển mạnh mẽ

Trang 34

trong những thời kỳ mà xã hội có nhiều sự biến động Điều này cũng dễ hiểu

vì trong những thời kỳ đó, bản sắc của cuộc sống của con người bộc lộ một cách rõ rệt hơn mọi lúc khác

Tóm lại, tôn trọng sự thật khách quan và tính xác thực của đời sống là đặc trưng cơ bản của thể kí Tác phẩm kí văn học có thể hư cấu nhưng nói chung là ít và thường ở những thành phần không xác định và với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực người thật, việc thật

2.2.2 Nhân vật trần thuật trong kí thường là chính tác giả

Hình tượng tác giả là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, được thể hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt Trong tác phẩm kí thường xuất hiện một nhân vật đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện, nhân vật đó thường là một nhân vật xưng “tôi” và cũng chính là biểu thị cho cái tôi của tác giả

So với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng Trong tác phẩm kí, sự thật của cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn tính xác thực mà không còn là một tập hợp ngẫu nhiên, thô mộc nữa Nhờ tác giả mà chúng đã trở thành những chất liệu, những yếu tố tạo nên chỉnh thể thế giới nghệ thuật

Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất là tác giả, trước hết đóng vai trò người chứng kiến để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc trong tác phẩm kí, đồng thời cũng để bộc lộ tính khuynh hướng của mình Tác giả

kí là người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi

và khái quát ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm Như đã nói, kí cũng có thể sự dụng hư cấu, tưởng tượng, nhưng trước hết và chủ yếu bức tranh cuộc sống trong kí được xây dựng bằng những gì mà tác giả trực tiếp quan sát, nghe nhìn, cảm thấy…

Trang 35

Các tác giả kí thường đi nhiều tới mức gắn bó, hoà nhập, thân thuộc, hiểu biết tỉ mỉ, chính xác, nắm bắt được những chi tiết xác thực nhiều mặt về đối tượng phản ánh của mình

Nguyễn Tuân kể lại rằng để viết được “sông Đà” ông đã phải đi nhiều lần tới Tây Bắc Ông cũng tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử và địa lý vùng đất Vĩnh Linh, biết chính xác tên gọi, độ rộng, độ dài của từng khúc, từng chỗ con sông, nắm vững độ dài và số ván gỗ của cầu…Khi viết về sự chia cắt Bắc - Nam

Cũng vậy, đây là một cách Trần Đăng viết kí những năm kháng chiến qua hồi tưởng của Nguyễn Đỉnh Thi “Trần Đăng đi hết chiến dịch này đến chiến dịch khác Thu Đông 47 ở Yên Thế Thượng, La Hiên, mùa xuân 48 ở chung quanh Hà Nộ, xuân 49 ở đường số 4, men theo lũng, cái thung lũng lửa

đã trở thành của các binh đoàn thiết giáp thực dân, mùa hè 49 trên sông Thao, Thu Đông 49 lại lên Đông Bắc …Trần Đăng đi mải miết, không nghỉ, không mệt” [2, tr8] Người đọc như được tận mắt quan sát những chi tiết sống động của cuộc sống, con người được chuyển tải xác thực nhờ cái nhìn trực tiếp chứng kiến của tác giả Chẳng hạn tác phẩm “Trong rừng Yên Thế” có một cảnh đồng bào chạy giặc: “Ngoài đường dân chúng chạy lõm bõm, lướt thướt,

lũ lượt, gồng gánh kéo nhau đi tản cư: có đến 2, 3 nhà đang rầm rĩ mổ lợn để tiếp tế bộ đội, để đem vào rừng ăn, để bán rẻ cho đồng bào tản cư”[2, tr19] Không tận mắt chứng kiến khó mà ghi lại sinh động và chân thực đến vậy Tác giả kí cũng là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật, phát huy khả năng quan sát liên tưởng, tưởng tượng, nối kết các chi tiết,

sự kiện; trực tiếp trình bày tư tưởng, tình cảm của mình để hướng dẫn người đọc cảm thụ cuộc sống theo những định hướng nào đó Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả Hầu như trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm kí nào cũng xuất hiện hình tượng

Trang 36

tác giả như điểm nhìn trung tâm gắn kết, đánh giá các chi tiết, sự kiện của đời sống Cái tôi (Hay “chúng tôi”) của tác giả cũng thường trực tiếp giao tiếp với bạn đọc, dẫn dắt người đọc thâm nhập sự thật cuộc đời Chẳng hạn, trong tập

“Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường có tới có 8/9 tác phẩm mà trong đó nhân vật “Tôi” xuất hiện ngay từ những câu đầu Ví dụ: “Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một nỗi yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong Thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này…”(Rất nhiều ánh lửa); “Buổi chiều đến trạm sớm, tôi ra ngoài bờ sông Among, ngồi duỗi chân trên một tảng đá lớn, dựa lưng vào một cành rì rì, sum xuê…” (Như con sông từ nguồn ra biển);

“Đọc kí của anh Nguyễn Tuân viết về Cà Mau, tôi nhớ một nhân vật là cô Lê quê Nam Bộ, công tác ở Liên đoàn du lịch…(Rừng đước mặn); “Đã lâu chưa

về thăm lại làng Trà, lòng tôi cứ thấp thỏm không yên, như một nghĩa vụ nào

đó chưa làm xong đối với ngôi làng nhỏ ấy…” (Miếng trầu đỏ); “Hồi chiến tranh, có lần tôi đi qua khu phi quân sự cũ…(Đánh giặc trên hàng rào điện tử) “Con tàu đưa tôi về đất Mũi…(Đất Mũi); “Gió mùa khô đã thổi hết những chiếc lá tre rụng xuống Tôi đi dọc theo một con đường làng rộng và sạch nhẵn …(Còn mãi đến giờ) Trong kí của nhiều tác giả khác cũng có hiện tượng tương tự như vậy Ví dụ: “Hỡi người gia nhân tôi gặp trên đường đời…” của Thôi Hữu; “Đêm nay là một đêm chuẩn bị Ngày mai chúng tôi sẽ

ra trận …(Đường chúng ta đi); “Trong đơn vị chúng tôi có một nữ trinh sát” (Trận đánh bắt đầu từ hôm nay) của Nguyễn Trung Thành

Ở vị trí một hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm kí, hình tượng tác giả thường bộc lộ rõ lập trường, tư tưởng, chính kiến của nhà văn về những hiện tượng nào đó của cuộc đời Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, lí giải các hiện tượng của cuộc sống, hình

Trang 37

tượng tác giả trong kí là cơ sở khiến “Kí mang sức giác ngộ, giáo dục, động viên mạnh mẽ” [1, tr206]

2.2.3 Đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật của kí

Theo Nguyễn Tuân: “ Cách diễn đạt của thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [10,tr119] Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng: Đặc điểm văn học của kí lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật

Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí thường hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống, vì thế vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường lại vừa khái quát Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại kí thường biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, kí sự Chẳng hạn, để ghi lại cái cảnh giàu sang của vua chúa, tác giả

“Thượng kinh kí sự” viết: “Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi thơm Những dãy hàng lang quanh co nối nhau liên tiếp Người giữ cửa truyền nhau rộng ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi(…) Đi được vài trăm bước, qua mấy làn cửa mới đến cái điếm “Hậu mã quân túc trực” Điếm làm bên một cái hồ có những cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ Trong Điếm, cột

và bao lớn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp (…) Qua dây hành lang phía Tây, đến 1 nhà lớn thật cao và rộng Hai bên là 2 cái kiệu để vua chúa đi Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng Trên sập mắc một cái võng điều đỏ Trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy” Các chi tiết cảnh vật được ghi lại rất tự nhiên theo cái nhìn của người trong cuộc nhưng tái hiện khá nổi bật cảnh sống xa hoa, nhàn tản của Vương hầu…

Do vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng của tác giả trong tác phẩm kí nên ngoài những đặc điểm chung của ngôn từ văn học, ngôn từ nghệ thuật trong kí cũng mang đậm tính chủ thể, gắn liền với đặc điểm cá tính sáng tạo của người sáng tác Chẳng hạn, với Chế Lan Viên nhà thơ, nhà văn của những

Trang 38

suy tưởng, triết lí thì buộc người đọc phải suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra những giá trị ẩn sâu trong những con chữ đó Nhưng ngôn ngữ trong truyện kí

“Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi lại dân dã, đậm chất địa phương Ngôn từ trong tác phẩm kí văn học chủ yếu là ngôn từ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng của đời sống Đồng thời tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của nhân vật khác So với ngôn từ nghệ thuât của các loại tác phẩm khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo Nói như Nguyễn Tuân “Kí có quyền dùng tất cả các cách truyện kịch, thơ ca và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, ca

vũ, hội hoạ, điêu khắc….[12, tr19] Trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” Nguyễn Tuân đã chứng tỏ mình là nghệ sĩ ngôn từ, có khả năng trong việc sử dụng và điều khiển đội quân chữ nghĩa ở đoạn văn miêu tả ông lái đò đã vượt qua thác ghềnh, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã vận dụng ngôn ngữ của điện ảnh, hội hoạ, quân sự, thể thao…một cách tài ba và linh hoạt “Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình Mặt mước hò reo vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng, vào hông thuyền, có lúc chúng đội cả thuyền lên Nước bám lấy thuyền như đồ vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt Sóng thác đã đánh đến miếng đòn độc hiểm nhất,

cả hai luồng nước vô sở bất chỉ ấy bóp chặt lấy bộ hạ người lái đò…’’

Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí thường rất linh hoạt về giọng điệu Kí thường không chỉ trần thuật mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm Ta có thể thấy rõ điều này ở đoạn đầu của tuỳ bút “Đường chúng ta đi” của Nguyễn Trung Thành Sau lời trần thuật: “Thường vẫn vậy đấy, bắt

Trang 39

đầu hầu như chẳng có gì cả Chỉ là một giọng hát Đội trưởng chúng tôi vừa tắt đài Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước ta trong đêm khuya…” là sự phân tích: “một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên cánh đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng…”; là sự khái quát: “Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất (…) Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu…” [2, tr35] Mặt khác ta cũng như thấy rằng thể kí có khả năng phản ánh một cách nhanh chạy cuộc sống Do đó nó là thể văn thích hợp nhất để ghi Cuộc sống trong những giai đoạn mà đất nước có nhiều biến cố Về mặt hình thức, kí có tính chất tương đối giản dị, ngắn gọn, lưu loát Kết cấu của bài kí thường rõ ràng theo trình tự diễn biến của sự việc Tình tiết trong kí không lắt léo, quanh

co, thường là cụ thể, nổi bật Về mặt văn phong trên nguyên tắc mà nói, viết

kí yêu cầu một lối viết sáng sủa không cầu kì và ít lời

Chính vì có những phẩm chất riêng so với những thể loại khác, kí có vai trò quan trọng sự vận động và phát triển của văn học Kí góp phần làm cho văn học phát triển hài hoà, phong phú, kịp thời song hành cùng cuộc sống, nhất là những giao điểm vận động của lịch sử, đáp ứng kịp thời và trực tiếp nhu cầu nhận thức nhiều mặt của con người

Những đặc trưng trên đây quy định tính chất của thể kí nói chung Tuy nhiên, trong một thể kí, có nhiều loại khá khác nhau Cho nên, lấy loại này thì đặc trưng này nổi bật hơn, lấy loại khác thì cũng một đặc trưng ấy lại không nổi rõ

Trang 40

2.3 Những lí luận về đọc hiểu văn bản

2.3.1 Đọc hiểu văn bản nghệ thuật

*Khái niệm “đọc”: Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt ý nghĩa, nghĩa từ trong các kí hiệu văn tự - khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa tự tín hiệu âm thanh Đọc là hoạt động văn bản viết (in/khắc) làm đối tượng

*Khái niệm “hiểu”: Theo từ điển tiếng Việt thì hiểu được giải thích là biết thấu đáo cả Vì vậy, gắn vào văn bản thì hiểu sẽ được giải thích là biết về văn bản đó, thấu đáo về văn bản đó

Gắn với khái niệm “đọc” thì “hiểu” được coi là mục đích của việc đọc Suy ra, đọc- hiểu là đọc tiếp nhận được tất cả các thông tin chứa đựng trong văn bản

* Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông:

Thực chất là một hệ phương pháp Đó là hệ thống các phương pháp đặc thù của giáo viên tổ chức tiếp cận, đi sâu khám phá chiếm lĩnh tác phẩm văn học bằng con đường cảm xúc hoá kết hợp với trí tuệ Đọc hiểu là hoạt động duy nhất của học sinh tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn học Đọc hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và sắc thái biểu cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục và nắm được ý chính cũng như chủ

đề của tác phẩm

Đọc - hiểu cần tuân thủ một số nguyên tắc chung như: Dựa vào ngữ cảnh để đọc, khi đọc phải có sự so sánh tác phẩm theo các mối quan hệ đồng đại và lịch đại Phải gắn việc đọc - hiểu văn bản nghệ thuật với cuộc sống bản thân Bên cạnh đó người đọc phải tuyệt đối tôn trọng văn bản, không áp đặt, suy diễn cho văn bản những yếu tố mà văn bản không có Dựa vào nguyên tắc

đó, việc đọc - hiểu văn bản nghệ thuật đã được các nhà nghiên cứu triển khai theo 4 bước sau:

- Bước 1: Đọc thông, đọc thuộc:

Ngày đăng: 31/10/2015, 09:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w