1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường trung học phổ thông”, tác giả khóa luận đã thường
Trang 11
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Dạy đọc - hiểu văn bản
nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường trung học phổ thông”,
tác giả khóa luận đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và TS Bùi Minh Đức - người hướng dẫn trực tiếp
Tác giả xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các thầy cô!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tác giả khóa luận
Lê Thị Tuyết
Trang 22
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Tác giả khóa luận
Lê Thị Tuyết
Trang 33
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
TS: Tiến sĩ GS: Giáo sư GS.TS: Giáo sư tiến sĩ PGS.TS: Phó Giáo sư tiến sĩ
HS: Học sinh CH: Câu hỏi ĐHTL: Định hướng trả lời NXB: Nhà xuất bản THPT: Trung học phổ thông THCS: Trung học cơ sở SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên
Trang 44
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 6
1 Lí do chọn đề tài 6
2 Lịch sử vấn đề 7
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 10
7 Đóng góp của khóa luận 10
8 Bố cục của khóa luận 10
Nội dung 11
Chương 1: Văn bản và văn bản nghị luận 11
1.1 Văn bản 11
1.2 Văn bản văn học 12
1.3 Văn bản nghị luận 15
1.3.1 Khái niệm 15
1.3.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận 16
1.3.3 Phân loại văn bản nghị luận 26
1.4 Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại 27
1.4.1 Khái niệm 27
1.4.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại 28
1.4.3 Các văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại trong nhà trườngTHPT 33
Chương 2: Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT 34
2.1 Đọc - hiểu và đọc - hiểu văn học 34
Trang 55
2.1.1 Đọc - hiểu 34
2.1.2 Đọc - hiểu văn học và đọc - hiểu văn học trong nhà trường 37
2.2 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận 39
2.2.1 Đọc tiếp cận 40
2.2.2 Đọc văn bản nghị luận 43
2.2.3 Đọc phân tích, cắt nghĩa, đánh giá hệ thống luận điểm, nghệ thuật lập luận và ngôn từ, ngôn phong của bài văn nghị luận 45
2.2.4 Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo văn bản nghị luận 48
2.3 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại 49
2.3.1 Đọc tiếp cận 50
2.3.2 Đọc văn bản 53
2.3.3 Đọc phân tích, cắt nghĩa theo bố cục văn bản 55
2.3.4 Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo 64
Chương 3: Thể nghiệm dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT 65
3.1 Mục đích thể nghiệm 65
3.2 Nội dung thể nghiệm 65
3.3 Giáo án thể nghiệm 65
Bài 1: Về luân lí xã hội ở nước ta 66
Phan Châu Trinh Bài 2: Tuyên ngôn Độc lập 75
Hồ Chí Minh Kết luận 85
Trang 61.2 Khoa học phương pháp dạy học văn đã có những công trình nghiên cứu về đặc trưng của văn bản nghị luận và dạy học văn nghị luận nhưng chưa nhiều, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để tìm ra phương pháp dạy học văn
nghị luận đạt hiệu quả cao Thực hiện đề tài “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị
luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường trung học phổ thông”, chúng
tôi hi vọng góp phần xây dựng và hoàn thiện lí luận dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận, đặc biệt văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại
1.3 Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay có nhiều đổi mới: lựa chọn văn bản tác phẩm theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại Chương trình vẫn dựa vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc và thế giới, nhưng ở mỗi giai đoạn (thời kì) sẽ lựa chọn ra các tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn học làm văn bản mẫu cho việc dạy đọc - hiểu Do đó, GV và HS không chỉ có cái nhìn khái quát về văn học Việt Nam và những tinh hoa của văn học thế giới mà còn có cái nhìn sâu sắc về mặt thể loại Học một văn bản thuộc thể loại này sẽ có kiến thức công cụ để tìm hiểu các văn bản khác cùng thể loại Không nằm ngoài đặc điểm chung đó, các văn bản nghị luận cũng được trình bày theo trục thể loại này Do đó, nắm được các đặc trưng của văn
Trang 7từ những đặc trưng của văn bản nghị luận mà khai thác thấu đáo đặc sắc về nội dung và hình thức của văn bản Từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ… cho HS, không đưa lại cho GV cũng như
HS một cái nhìn đầy đủ về văn học Việt Nam
1.4 Từ thực tiễn trên, với mong muốn góp sức mình trong việc tìm ra phương pháp dạy hiệu quả nhất đối với thể văn mới đưa vào chương trình là văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận chính trị - xã hội hiện đại, người làm khoá
luận quyết định chọn đề tài: “Dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã
hội hiện đại ở nhà trường trung học phổ thông”
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề dạy học văn nghị luận đã được nhiều người quan tâm, có thể kể đến một số tác giả sau:
Tác giả Trần Thanh Đạm trong cuốn Vấn đề giảng dạy văn học theo loại
thể đã đưa ra ý kiến về dạy văn nghị luận: “Từ trước tới nay chúng ta thường dạy Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập… như những tác phẩm nghị luận Đúng đây là những bài nghị luận mẫu mực, có sự chặt chẽ, mạch lạc của các lí lẽ Nhưng ngoài các lí lẽ, các “luận điểm, luận cứ, luận
Trang 88
chứng”, trong tất cả những bài đó còn có sự nồng nhiệt, thiết tha, mãnh liệt của tình cảm chứa trong các hình ảnh, các nhịp điệu ngữ ngôn” [2,26]
Trong bài viết Giảng văn nghị luận theo đặc trưng loại, thể, tác giả Đàm
Gia Cẩn đã đưa ra các đặc trưng của thể loại này, quan trọng hơn tác giả đã chỉ ra những yêu cầu cần đảm bảo trong tiết dạy văn nghị luận Đó là đảm bảo yêu cầu giáo dục thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa
và phương pháp duy vật biện chứng cho HS; đảm bảo yêu cầu phát triển năng
lực tư duy của HS; đảm bảo đặc điểm của dạng nghị luận thể hiện trong bài
văn…
Trong thời gian gần đây đáng chú ý có cuốn Phương pháp dạy học văn
bản nghị luận ở trường phổ thông (Hoàng Thị Mai (chủ biên)) Trong đó, tác
giả cuốn sách đã đưa ra các đặc trưng của văn nghị luận, từ đó nêu ra những nguyên tắc cơ bản, một số biện pháp, cách thức trong tổ chức một giờ dạy học văn bản nghị luận ở trường phổ thông
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên dù có số lượng chưa nhiều nhưng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt phương pháp, đã có được những định hướng chung nhất, cải thiện được phần nào tình hình khó khăn về mặt phương pháp dạy học văn bản nghị luận cho GV văn Tiếp tục phát triển theo hướng mà các nhà nghiên cứu đã đi, tác giả khoá luận sẽ tiến
hành tìm hiểu, nghiên cứu một cách toàn diện hơn về vấn đề “Dạy đọc - hiểu
văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường trung học phổ thông” và vận dụng cụ thể vào hai văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta (SGK
Ngữ văn 11, tập 2) và Tuyên ngôn Độc lập (SGK Ngữ văn 12, tập 1)
3 Mục đích nghiên cứu
Góp phần bổ sung, hoàn thiện lí luận dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận trong nhà trường THPT theo quan niệm đổi mới Đồng thời đề xuất biện pháp
Trang 99
nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở trường THPT nói riêng và dạy học văn bản nghị luận nói chung
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lí thuyết về văn bản, văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại
- Xác định quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại
- Thiết kế giáo án thể nghiệm hai văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT:
+ Về luân lí xã hội ở nước ta (SGK Ngữ văn 11, tập 2)
+ Tuyên ngôn Độc lập (SGK Ngữ văn 12, tập 1)
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT
- Hoạt động dạy học văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp dạy học văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại trong SGK Ngữ văn THPT
- Cụ thể là các văn bản:
+ Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) -
Phan Châu Trinh, SGK Ngữ văn 11, tập 2
+ Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn 12, tập 1
- Tài liệu: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu vốn
tư liệu bằng tiếng Việt
Trang 1010
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu…
- Phương pháp thể nghiệm
7 Đóng góp của khoá luận
Khóa luận đóng góp một phần nhỏ vào việc hình thành các thao tác, các bước đọc - hiểu trong giảng dạy các văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở trường THPT qua một số văn bản cụ thể Mặt khác, khoá luận cũng góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường
8 Bố cục của khoá luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
Chương1: Văn bản và văn bản nghị luận
Chương 2: Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT
Chương 3: Thể nghiệm dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại ở nhà trường THPT
Trang 1111
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
1.1 Văn bản
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn bản:
Theo Từ điển tiếng Việt: Văn bản là “chuỗi kí hiệu ngôn ngữ hay nói
chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn” [19,1360]
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Văn bản là khái niệm được
dùng để chỉ văn bản trong ý nghĩa rộng nhất Văn bản là bất cứ chuỗi kí hiệu nào có khả năng tiềm tàng, có thể đọc ra ý nghĩa được, bất kể là có do kí hiệu ngôn ngữ tạo thành hay không Do đó, một nghi thức, một điệu múa, một nét mặt, một bài thơ… đều là văn bản Còn văn bản theo nghĩa hẹp truyền thống, như tác phẩm của một nhà văn, một văn kiện thì được gọi là tác phẩm”
4,394
Còn theo nhóm tác giả SGK Ngữ văn 10, tập 1: “Văn bản là sản phẩm
của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn
và có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một
cách trọn vẹn
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản
được xây dựng theo một cấu trúc mạch lạc
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung
(thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản)
Trang 12và viết Mỗi văn bản là một tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ (nói - viết) được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ, hoàn chỉnh về mặt hình thức, trọn vẹn về mặt nội dung thông báo
Như vậy, có thể hiểu văn bản văn học là văn bản của các tác phẩm văn học Trước hết, nó là một văn bản nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một văn bản, là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa nhà văn và bạn đọc; hình thức tổ chức ngôn ngữ chặt chẽ, chứa đựng một nội dung thông báo trọn vẹn Trong văn bản văn học, nội dung được thông báo là những thông tin thẩm mĩ Những thông tin ấy được tạo nên từ những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật Toàn bộ thông tin trong văn bản văn học đều được thể hiện thông qua hình tượng
Trang 1313
Ranh giới giữa văn bản văn học và văn bản phi văn học (không phải là văn học) không phải lúc nào cũng rõ ràng, cố định Mỗi thời đại, mỗi quốc gia
có thể có những quan niệm khác nhau Có thời người ta không phân biệt lắm
giữa văn và sử (văn sử bất phân); văn và triết (văn triết bất phân) Nam Kinh
hoa của triết gia Trang Tử, Sử kí của Tư Mã Thiên được xem là những văn
bản văn học tuyệt vời Có nhiều văn bản vốn là những văn kiện quan trọng có
ý nghĩa lịch sử xã hội như Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn); Hịch tướng sĩ (Trần
Quốc Tuấn)… còn được xem là những văn bản văn học quan trọng của nước nhà
Tiêu chí phân định văn bản phi văn học với văn bản văn học là một vấn
đề phức tạp Ở đây người viết dựa trên đặc điểm của văn bản, văn bản văn học đã đưa ra một số tiêu chí cụ thể để phân biệt văn bản và văn bản văn học Văn bản và văn bản văn học giống nhau ở chỗ:
- Cả hai cùng có tính hoàn chỉnh trên cơ sở liên kết nội dung và hình thức
- Cả hai cùng nhằm mục đích thông tin
Tuy có những đặc điểm giống nhau, song văn bản và văn bản văn học không đồng nhất, giữa hai loại văn bản này có điểm khác nhau:
Thứ nhất, về ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ trong các văn bản nói chung thường mang tính khái niệm, tính khoa học và tính chính xác Vì thế ngôn ngữ đó thường mang tính đơn nghĩa
- Trong văn bản văn học, ngôn ngữ mang tính hàm xúc, đa nghĩa, tính biểu tượng, tượng trưng, gợi cảm
Thứ hai, về kết cấu:
- Trong văn bản thông thường kết cấu thường gồm ba phần: mở bài, thân bài, kết luận
Trang 1414
- Văn bản văn học: kết cấu thường đa dạng, theo loại thể
Thứ ba, về nội dung thông tin:
- Thông tin trong văn bản nói chung thường là thông tin khoa học
- Thông tin trong văn bản văn học là thông tin thẩm mĩ, thông tin hàm ngôn và hiển ngôn do cách thức tổ chức ngôn ngữ trong văn bản của tác giả quy định và do thái độ của tác giả gửi trong văn bản văn học đó
Thứ năm, về quá trình lĩnh hội:
- Văn bản thông thường với những nội dung thông báo tường minh sẽ đem lại sự hiểu biết cho người đọc Và quá trình lĩnh hội thông tin từ phía độc giả là giống nhau
- Văn bản văn học: thông tin được gửi đến người tiếp nhận không chỉ có một Chủ thể của văn bản văn học chỉ có một, đó là người nghệ sĩ, người sáng tạo ra văn bản; đối tượng tiếp nhận là bạn đọc, là đông đảo công chúng thuộc nhiều thế hệ, cộng đồng khác nhau Sự lĩnh hội và tiếp nhận thông tin của độc giả không hoàn toàn giống nhau Vì bạn đọc khi đọc văn bản văn học, họ phải huy động năng lực tưởng tượng, liên tưởng và cả những kinh nghiệm, những hiểu biết của bản thân tích lũy được trong quá trình sống để hình dung ra toàn
bộ thế giới của đời sống hiện lên qua các thông tin trong văn bản
Trên đây là những điểm giống và khác nhau giữa văn bản và văn bản văn học Tuy nhiên cần lưu ý, sự so sánh trên cũng chỉ mang tính chất tương đối,
Trang 1515
cần vận dụng nó linh hoạt để nhận diện văn bản văn học một cách chính xác
“Ngày nay một văn bản được coi là một văn bản văn học khi:
- Phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn,
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người
- Ngôn từ có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có tính hình tượng, có hàm nghĩa
sâu sắc, phong phú
- Được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ
riêng: truyện, thơ, kịch…” 16,121
1.3 Văn bản nghị luận
1.3.1 Khái niệm
Văn bản nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống Trước tác của các nhà tư tưởng, nhà lí luận, nhà triết học, nhà chính trị đều viết dưới dạng thức nghị luận Có nhiều cách phát biểu khác nhau về văn bản nghị luận:
Theo SGK Ngữ văn 11, tập 2: “Nghị luận là một thể loại văn học đặc
biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…) Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình” [17,110]
Cũng cùng quan điểm như trên về văn bản nghị luận, các tác giả của
cuốn Một số vấn đề về văn nghị luận ở cấp hai (Tài liệu BDTX chu kì 1992 -
1996 cho GV văn cấp 2 phổ thông) trong một cách diễn đạt khác đã đưa ra
quan niệm của mình: “Văn nghị luận là một loại văn nhằm bàn bạc, thảo luận
với người khác về thực tại đời sống xã hội bao gồm những vấn đề về văn hóa, triết học, đạo đức, lịch sử, chính trị, văn hóa nghệ thuật … Nét nổi bật nhất
Trang 1616
trong văn nghị luận là hệ thống lí lẽ và dẫn chứng đầy đủ, tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó nhằm khêu gợi, thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề, tin vào tính minh xác của sự lập luận và tán thành với quan điểm, tư tưởng của người viết để người đọc có thể vận dụng chúng vào cuộc sống xã hội và cá nhân” [5,4]
Nhìn chung mỗi cách hiểu có những đặc điểm khác nhau song đều thâu tóm một cách chung nhất khái niệm về văn nghị luận: văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt (không dùng hư cấu tưởng tượng) thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết về các vấn đề của đời sống văn hóa nhân sinh (chính trị, đạo đức, văn hóa, văn học…) Những điều đó được trình bày bằng một hệ thống lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu với những lập luận chặt chẽ, tích cực và một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn có màu sắc biểu cảm
1.3.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận là một thể văn đặc biệt, khác các thể văn hư cấu (thơ, truyện, kịch) ở chỗ: nếu trong thơ, tác giả dùng nhiều đến tưởng tượng và lấy ngôn từ hàm xúc, tinh tế, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu để biểu hiện cảm xúc của mình và bản chất của cuộc sống; trong truyện, kịch tác giả lấy việc xây dựng thế giới hình tượng nhân vật làm trung tâm để miêu tả cuộc sống, con người và biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà văn thì trong văn bản nghị luận tác giả không dùng hư cấu - một hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng - mà dựa vào tư duy logic, vận dụng lí lẽ, thực tế và ngôn từ trực tiếp của mình để trình bày một thái độ, một quan điểm, một tư tưởng về một vấn
đề đạo đức, chính trị, xã hội nào đó nhằm thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý, đồng tình, đồng cảm với vấn đề và cách giải quyết vấn đề của tác giả
1.3.2.1 Phát biểu một cách trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của người viết về một vấn đề của cuộc sống
Trang 1717
Không giống như văn miêu tả, kể chuyện, văn nghị luận là nơi phản ánh trực tiếp lập trường, tư tưởng, quan điểm, thái độ trước vấn đề đặt ra của cuộc sống Nếu ở văn hình tượng, hư cấu, tưởng tượng, thái độ quan điểm của người viết thường được thể hiện một cách kín đáo thông qua hình tượng thẩm
mĩ thì ở văn bản nghị luận những điều đó lại được trình bày một cách trực tiếp, tường minh để người đọc có thể dễ dàng nhận ra
Đọc áng “thiên cổ hùng văn” Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) người đọc không thể không nhận ra lòng yêu nước nồng nàn của tác giả: “Ta thường tới
bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) chính là áng văn yêu nước lớn của thời
đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền, độc lập dân tộc, bản cáo trạng kẻ thù, bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Ngay mở đầu bài cáo, để thu phục nhân tâm, Nguyễn Trãi đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt (nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm):
“…Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo…”
Với bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước
quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến
ở nước ta:
“Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trang 1818
Hay như, trong văn bản Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn
nghệ của dân tộc bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhệt tình của
một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của tổ quốc lúc bấy giờ và với thời điểm hiện nay Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam
Như vậy, ở nước ta văn bản nghị luận là một thể loại văn học giàu truyền thống Phạm vi đề tài của nó phong phú, đa dạng: từ đề tài về chiến tranh, hòa bình, chủ quyền độc lập của quốc gia đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; từ vai trò, vị trí, ý nghĩa đến đặc trưng nghệ thuật của văn chương… Dù nghị bàn về vấn đề gì thì trong văn bản nghị luận quan điểm, tư tưởng, thái độ của tác giả cũng được bày tỏ một cách trực tiếp
1.3.2.2 Thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm, luận cứ xác đáng, tin cậy và bằng cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn
Nếu như trong văn bản tự sự và kịch, nhân vật, cốt truyện, xung đột… là
những yếu tố cơ bản - xương sống - của tác phẩm thì trong văn bản nghị luận
luận điểm, luận cứ, luận chứng, lập luận là những yếu tố cơ bản làm nên tác phẩm
Luận điểm của bài văn nghị luận
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, chủ trương, đánh giá của tác giả đối với một vấn đề cần thuyết phục và làm sáng tỏ Luận điểm
chính là linh hồn của bài văn nghị luận, nó thống nhất các phần, các đoạn văn
thành một khối Giá trị của luận điểm thể hiện ở tính đúng đắn, chân thật, phù hợp với thực tế Chỉ khi đó, luận điểm mới có sức thuyết phục người đọc
Trang 1919
Luận điểm của bài văn nghị luận được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn, với những phán đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định Chẳng hạn như:
- Thời gian là vàng
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
- Nước Việt Nam là một nước tự do và độc lập
Trong một văn bản nghị luận, luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ Luận điểm chính thường làm kết luận của văn bản,
nó là cái đích mà nghệ thuật lập luận phải dẫn dắt người đọc đạt tới Các luận điểm phụ dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng trong quá trình lập luận Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là yêu cầu cần thiết xác định khả năng hiểu sâu, khả năng thâu tóm vấn đề và kĩ năng tư duy logic, mạch lạc của người đọc
Từ những điều nói trên có thể khẳng định luận điểm là điểm tựa lớn nhất của toàn bộ bài viết Nó giống như chiếc đinh để người ta treo móc toàn bộ chiếc áo là bài văn nghị luận trên đó Vì vậy, một bài văn nghị luận không có luận điểm giống như một cơ thể sống không có linh hồn vậy Nhưng bài văn nghị luận có luận điểm chưa phải là yếu tố quyết định bài văn đó hay mà quan trọng hơn là luận điểm bài văn ấy có độc đáo, sâu sắc, mới mẻ hay không? Nếu chỉ dừng lại ở chỗ có luận điểm mà luận điểm đó đã cũ, là những cái hiển nhiên, ai cũng biết thì bài văn đó rất dễ rơi vào nhàm chán, đơn điệu Từ đó đặt ra yêu cầu luận điểm trong bài văn nghị luận phải là ý hay Ý hay là ý đúng, ý mới, ý riêng, tập trung, nổi bật, có cơ sở đạo lí và khoa học vững chắc
thuyết phục được người đọc, người nghe Ví dụ, trong văn bản Nguyễn Đình
Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Phạm Văn Đồng đã đưa ra
Trang 2020
một luận điểm hiển nhiên nhưng bất ngờ, mới mẻ đối với việc nhìn nhận và
đánh giá sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: “Trên trời có những vì
sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”
Để khẳng định hay phủ định các luận điểm, người ta dùng các luận cứ
“Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm Luận cứ phải
chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục” 11,19 “Lí lẽ được hiểu là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ” [12,28] Ví dụ trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để làm sáng
tỏ luận điểm mở rộng thứ nhất (Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta), Bác Hồ đã dùng hai luận cứ:
luận cứ thứ nhất là các dẫn chứng về các trang sử kháng chiến chống ngoại
xâm của tổ tiên ta (như “Những trang sử vẻ vang Bà Trưng, Bà Triệu, Trần
Hưng Đạo, Lê Lợi…”); luận cứ thứ hai là lí lẽ phân tích, khẳng định cần ghi
nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc Để làm sáng tỏ luận điểm mở rộng
thứ hai (Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước),
Bác Hồ đã sử dụng tới mười luận cứ, trong đó chín luận cứ là các dẫn chứng
về các gương tích cực tham gia kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, luận cứ cuối cùng là lí lẽ khái quát đặc điểm chung của chín luận cứ trên
Như vậy, nếu luận điểm là ý kiến mà người viết tin là đúng đắn nhưng người đọc có thể chưa tỏ tường thì luận cứ lại là những lẽ phải và sự thật hiển nhiên mà người viết và người đọc đều thừa nhận Nếu luận điểm là điều cần
Trang 2121
chứng minh thì luận cứ là cái dùng để chứng minh Luận điểm quyết đinh việc chọn luận cứ còn luận cứ phải phục vụ cho luận điểm
Lập luận của bài văn nghị luận
Khi xem xét tính hệ thống của các luận điểm và luận cứ, chúng ta cần chú ý đến vai trò của từng luận điểm, mối quan hệ của chúng và cách sắp xếp chúng trong hệ thống Cách tổ chức lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm chính là lập luận của bài văn nghị luận
“Lập luận là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho
luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục […] Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễn dịch, phân tích, chứng minh, so sánh, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác bỏ […], lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận” [12,28] Như vậy, nếu luận điểm là nội dung thì lập
luận là hình thức thể hiện nội dung; luận điểm là “lời nói” thì lập luận là cách thể hiện lời nói
Từ trước đến nay, những bài văn nghị luận nổi tiếng đều là những bài văn hàm chứa trong đó những cách lập luận sắc sảo, mẫu mực Tính logic, chặt chẽ với những lí lẽ rõ ràng, những chứng cớ hiển hiện buộc người nghe không thể không công nhận là đặc điểm của những văn bản nghị luận này
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là một văn bản nghị luận có logic lập
luận chặt chẽ và có tính thuyết phục Bài cáo chia làm bốn phần rõ rệt, mỗi phần đều có trọng tâm, tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt là
tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, độc lập dân tộc Phần mở đầu: Tác giả đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt; tiếp đó tác giả đã viết lên một bản cáo trạng đanh thép của giặc Minh; kể lại diễn biến của cuộc chiến đấu từ mở đầu đến thắng lợi hoàn toàn, nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh
Trang 22ác của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã viết với một trình tự logic: Đầu tiên, tác giả
chỉ rõ âm mưu cướp nước ta của giặc Minh, vạch trần luận điệu bịp bợp “phù
Trần diệt Hồ” của chúng:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa Bọn gian tà bán nước cầu vinh”
Tiếp đó, tác giả đi sâu tố cáo chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh
mẽ những hành động tội ác của giặc Minh: hủy hoại cuộc sống của con người
bằng những hành động dã man diệt chủng, tàn sát người vô tội: “nướng dân
đen”, “vùi con đỏ”, bằng sự hủy hoại môi trường sống “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “Tàn hại cả giống côn trùng cỏ cây”… Những hình ảnh có
sức ám ảnh lớn, hình ảnh đối lập tình cảnh cùng cực của người dân vô tội với
kẻ thù xâm lược được tác giả sử dụng triệt để Tất cả đã khắc họa đậm nét bộ mặt quỷ sứ, khát máu người của bè lũ xâm lược
Để diễn tả tội ác chất chồng của quân giặc, khối căm hờn chất chứa của nhân dân ta, Nguyễn Trãi đã kết thúc bản cáo trạng bằng câu văn đầy hình tượng:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
Tội ác của giặc là vô hạn, sự nhơ bẩn của chúng là vô cùng, đến nỗi:
“Lẽ nào trời đất rung tha
Ai bảo thần dân chịu được”
Trang 23động mọi lí lẽ dẫn chứng hòng đánh đổ luân lí của đối phương buộc hắn phải
tâm phục khẩu phục Chính vì thế, lập luận trong bài văn nghị luận thường có
màu sắc đối thoại, tranh luận Chẳng hạn, để ca ngợi “Nguyễn Trãi là người
anh hùng dân tộc”, Phạm Văn Đồng viết:
“Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi
Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…” Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc
Sự nghiệp và sáng tác của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng
ta Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi”
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
Tóm lại, cùng với luận điểm, lập luận là yếu tố giường cột dựng lên ngôi
nhà nghị luận, thiếu các chi tiết này bài nghị luận sẽ không thể đứng vững được
Ngôn ngữ và giọng điệu của bài văn nghị luận
Để tăng tính thuyết phục, lôi cuốn của bài văn nghị luận, người viết không chỉ sử dụng hệ thống lí lẽ và lập luận chặt chẽ, hùng hồn mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngôn ngữ và giọng điệu của bài văn nghị luận
Trang 24Do đặc điểm và tính chất của nó, văn nghị luận ít dùng loại câu mô tả, trần thuật kể lể sự việc mà dùng loại câu khẳng định hoặc phủ định với nội dung hầu hết là các phán đoán, nhận xét, đánh giá chắc chắn, sâu sắc Do nhu cầu lập luận, văn nghị luận thường phải dùng đến hệ thống từ lập luận, ví dụ
như: thật vậy, thế mà, cho nên, vì thế, tuy nhiên, vả lại, mà còn, có nghĩa là,
giả sử… Đó là các từ có vai trò liên kết các ý, các vế, các đoạn trong văn nghị
luận để tạo nên tính chặt chẽ trong lập luận Chẳng hạn: trong Xin lập khoa
luật (Nguyễn Trường Tộ) để tạo nên những quan hệ logic rất chặt chẽ giữa
các vế, các câu, các đoạn, tác giả đã sử dụng hàng loạt từ lập luận:
“…Từ xưa đến nay các vua nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều
nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn quyển sách cũng không thể trị được dân Điều này quá rõ Bởi vì sách vở có chép nào là sự tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào những áng văn chương trau chuốt của chư tử, nào những tiểu thuyết dã sử của những người hiểu sự đặt bày Trong đó, hay có, dở có, kẻ nói này, người nói khác, xét kĩ những thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì Cho nên Khổng Tử nói: “Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc” Thử xem có những nhà nho suốt đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ
Trang 2525
phải làm khuôn phép cho đời, vậy mà tại sao có nhiều người, cuộc đời của họ
và ứng sử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác?”…
Văn nghị luận chủ yếu sử dụng tư duy logic nhưng không gạt bỏ ngôn ngữ gợi cảm Vì ngôn ngữ gợi cảm giàu sắc thái biểu cảm, biểu hiện nhiệt tình, thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận Những yếu tố trữ tình đó tác động mạnh mẽ vào tình cảm người đọc, người nghe, có tác dụng chinh phục tâm hồn con người Tình hỗ trợ thêm cho lí, lí tiếp thêm sức mạnh cho tình,
do đó sức thuyết phục tăng lên gấp bội Trong Chiếu cầu hiền, thái độ cầu hiền của vua Quang Trung được bộc lộ rõ qua ngôn ngữ của đoạn văn: “Nay
trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng, tài cao chưa thấy có ai tìm đến Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Để thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận cũng như tăng tính thuyết phục của vấn đề, văn bản nghị luận phải có giọng điệu riêng Giọng điệu trong văn nghị luận nhất là nghị luận chính trị - xã hội thường là giọng hùng biện, sục sôi, mạnh mẽ, hừng hực khí thế, như sóng cuộn trào Chẳng
hạn, giọng điệu của Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) là hùng hồn, thống thiết; của Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) là khúc triết, hùng hồn, tự tin; còn với Tuyên ngôn Độc lập thì đây là tác phẩm có giọng điệu đa thanh:
phần mở đầu khúc triết, âm vang, trang trọng; phần nội dung chính: giọng hùng hồn, đanh thép khi nói về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, giọng tự hào khi nói về quá trình nổi dậy giành chính quyền của nhân dân; lời tuyên ngôn và tuyên bố cuối cùng có giọng trang trọng, hùng biện
Tóm lại, văn bản nghị luận có những đặc điểm chủ yếu sau: Phát biểu một cách trực tiếp tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của người viết về một vấn đề của đời sống; thuyết phục người đọc bằng hệ thống luận điểm, luận cứ xác đáng, tin cậy và bằng cách lập luận hùng hồn; ngôn ngữ chính
Trang 2626
xác, trong sáng, cú pháp rõ ràng, chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn Xác định rõ những đặc điểm cơ bản này sẽ giúp chúng ta phân biệt được điểm khác nhau giữa một giờ đọc - hiểu văn bản nghị luận với một giờ đọc - hiểu văn bản văn chương hình tượng, có hướng phân tích và lựa chọn được những nội dung cơ bản, các phương pháp, biện pháp tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng thể loại văn bản
1.3.3 Phân loại văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận được sử dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội, quân sự và theo suốt chiều dài của lịch sử Sự phân loại văn bản nghị luận có thể dựa trên hai tiêu chí:
Thứ nhất, căn cứ vào nội dung luận bàn, người ta phân chia văn bản nghị luận ra làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội Trong đó, nghị luận văn học là những bài nghị luận về vấn đề văn học nào đó: một chi tiết, một hình ảnh nghệ thuật, một tác giả, một tác phẩm, một giai đoạn, một thời
kì văn học… (Ví dụ: Tựa “Trích diễm thi tập” - Hoàng Đức Lương; Một thời
đại trong thi ca - Hoài Thanh…), còn nghị luận xã hội: là những bài nghị luận
về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo đức… nào đó (Ví dụ: Chiếu cầu
hiền - Ngô Thì Nhậm; Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ…)
Thứ hai, căn cứ vào loại hình văn học và giai đoạn văn học, người ta phân văn nghị luận thành ba loại:
+ Nghị luận dân gian (tục ngữ, thành ngữ)
+ Nghị luận trung đại: gồm các bài hịch, cáo, chiếu, biểu…(Ví dụ:
Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn; Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn…)
+ Nghị luận hiện đại: gồm các bài tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình
luận, tranh luận, xã luận,… từ đầu thế kỉ XX đến nay(Ví dụ: Tuyên ngôn Độc
lập - Hồ Chí Minh; Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh…)
Trang 27Theo Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể (Trần Thanh Đạm): “Những bài văn nghị luận về một vấn đề chính trị thường gọi là văn
chính luận” (tr.124) và “văn chính luận là một thể tài đặc biệt, khác với những thể văn học có tính chất “sáng tác” như thơ, truyện, kí”.(tr.125)
Còn các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra quan niệm về văn chính luận: Văn chính luận là “thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng
bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn hóa… Đặc trưng cơ bản của văn chính luận là tính thuyết phục Khác với văn bản nghệ thuật, văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ Văn chính luận đôi khi cũng tái hiện đời sống, miêu tả các tính cách và số phận Nhưng người viết văn chính luận tái hiện đời sống, miêu tả các tính cách và số phận chỉ nhằm mục đích đưa ra những ví dụ sinh động làm cơ sở cho lập luận” [4,400]
Như vậy, văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại (hay còn gọi văn bản chính luận hiện đại) là những văn bản nghị luận ra đời từ đầu thế kỉ XX đến nay; trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ bằng luận cứ và lập luận trước những vấn đề chính trị, xã hội nhằm phê phán, giáo dục, thuyết phục người đọc (người nghe) để họ nhận thức và hành động đúng Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại tồn tại cả ở hai dạng: dạng nói và dạng viết Ở dạng nói có thể kể đến các bài diễn thuyết, bài phát biểu trong mít tinh, bài phát biểu trong nghi thức ngoại giao Ở dạng viết có thể là các bản tuyên ngôn, báo cáo chính luận, bình luận chính trị Vấn đề mà văn bản nghị luận
Trang 2828
chính trị - xã hội hiện đại đặt ra thường có tầm vóc lớn, ngòi bút giàu tính chiến đấu, linh hoạt
1.4.2 Đặc trưng của văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại
Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại mang tất cả các đặc trưng của văn bản nghị luận Bên cạnh những đặc trưng chung đó, nó còn có một số đặc điểm riêng:
Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại thường có ba phần rõ rệt:
mở bài, thân bài, kết bài Phần mở bài: là một đoạn văn ngắn trong đó nêu lên vấn đề cần nghị luận Phần thân bài: trình bày các nội dung nghị luận, tức là phân tích luận điểm xuất phát thông qua luận điểm phụ, luận cứ cụ thể để làm
rõ luận điểm chính của bài văn nghị luận Phần kết bài: vừa đưa ra những đánh giá có tính chất tổng kết, khái quát về nội dung nghị luận vừa liên hệ (hoặc xem xét) vấn đề nghị luận với đời sống hiện tại Đặc điểm này của văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại khác hẳn với văn bản nghị luận trung đại - có bố cục chịu sự quy định chặt chẽ của thể tài (hịch, cáo, chiếu, biểu…)
Ví dụ: Về luân lí xã hội ở nước ta (1925) (trích Đạo đức và luân lí Đông
Tây - Phan Châu Trinh) là áng văn chính luận hiện đại, bố cục gồm ba phần:
Phần 1: (Từ đầu đến “đã từ lâu rồi”) Ở nước ta chưa có luân lí xã hội,
mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội
Phần 2: (Từ “Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu Châu…” đến “nước Việt Nam
ta không có cũng vì thế”) Trình bày hiện trạng, lí giải nguyên nhân trong sự so
sánh với Châu Âu và Pháp
Phần 3: (Còn lại) Kết luận tất yếu rút ra: cần phải xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội để tiến đến mục tiêu độc lập, tự do
Trang 29nghị luận chính trị - xã hội hiện đại sử dụng khá nhiều từ ngữ chính trị: Độc
lập, đồng bào, bình đẳng, tự do, quyền lợi, phát xít, thực dân, kháng chiến,…
Nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ văn bản chính luận, nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên chúng đã thấm vào lớp từ thông dụng, đến mức người dân quen thuộc, không quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa Ví
dụ: đa số, thiểu số, phát xít, dân chủ, bình đẳng, tự do,…
Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) được viết để hướng tới trước hết là
“đồng bào cả nước”, tiếp đến là nhân dân toàn thế giới cũng như các thế lực
thù địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm nô dịch trở lại nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, tác giả sử dụng ngôn ngữ thông thường, phổ cập, từ ngữ chính trị thông dụng:
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
Lời bất hủ ấy ở trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước
Mĩ Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp năm
1791 cũng nói:
Trang 3030
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”…
Để tăng tính luận chiến, văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại đa dạng về hình thức lập luận (phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp)
Trong bài Tuyên ngôn Độc lập tác giả đã dùng lối diễn dịch để trình bày
- Bản Tuyên ngôn đã vạch trần những hành động “trái hẳn với nhân đạo
và chính nghĩa” của thực dân Pháp hơn tám mươi năm về kinh tế và chính trị,
ngoại giao, nhất là từ mùa thu năm 1940 đến ngày 9/3/1945, thực dân Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật, mở rộng căn cứ đánh phe Đồng minh, làm cho nhân dân ta một cổ hai tròng, và riêng từ Quảng Trị trở ra, hai triệu đồng bào
ta bị chết đói
- Thực dân Pháp rêu rao Đông Dương là thuộc địa của Pháp nên Pháp có quyền trở lại thống trị Đông Dương thì bản Tuyên ngôn đã lật tẩy luận điệu
xảo trá đó “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của
Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa” Và nhân dân Việt Nam nổi
dậy “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”
- Thực dân Pháp đã nhân danh phe Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương thì Tuyên ngôn tố cáo chính Pháp đã phản bội phe Đồng minh, chỉ có Việt Minh mới thực sự thuộc phe
Đồng minh đứng lên đánh Nhật giải phóng Đông Dương và “Khi Nhật hàng
Trang 31Cuối cùng, tác giả tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
Cách trình bày trên theo lối diễn dịch, nguyên lí nêu lên là một chân lí được cả thế giới công nhận, lại được tác giả dùng nhiều lí lẽ, dẫn chứng rất sát hợp và toàn diện để chứng minh, do đó vấn đề được trình bày bằng phương pháp diễn dịch ở đây có tác dụng thuyết phục lớn
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được lập luận theo quan hệ
tổng - phân - hợp:
Trang 3232
MỞ BÀI Luận điểm xuất phát:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”
THÂN BÀI Các luận điểm mở rộng
KẾT BÀI Luận điểm chính:
“Nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh
thần yêu nước của mọi người được thực hành vào cuộc kháng chiến”
Văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại có nhiều cách lập luận Sử dụng các cách lập luận đó như thế nào để đạt mục đích nghị luận mới là quan trọng Một bài văn có thể chỉ sử dụng một cách lập luận, nhưng cũng có thể
sử dụng hai, ba cách lập luận với sự phối hợp khéo léo để đạt mục đích nghị luận
Trên đây là những đặc trưng của văn bản nghị luận chính trị - xã hội hiện đại, nắm vững những đặc trưng ấy là điều kiện tiên quyết góp phần nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy loại văn bản này
Trang 331 Về luân lí xã hội ở nước ta
(Trích Đạo đức và luân lí Đông
Tây) - Phan Châu Chinh
1 Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông
Tây) - Phan Châu Chinh
2 Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải
- Đó đều là những văn bản nghị luận có tính tư tưởng và giàu giá trị nghệ thuật
Trang 3434
CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HIỆN ĐẠI Ở NHÀ TRƯỜNG THPT
2.1 Đọc - hiểu và đọc - hiểu văn học
2.1.1 Đọc - hiểu
Theo Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc, quyển Giáo dục: “Đọc là một
quá trình hoạt động tâm lí tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ được in hay viết” Xét từ mặt triết học, đọc có mấy nội dung: 1) Đọc là quá trình tiếp nhận
ý nghĩa từ văn bản; 2) Đọc là quá trình giao tiếp, đối thoại với người tạo ra văn bản (tác giả, xã hội, văn hóa); 3) Đọc là quá trình tiêu hóa văn hóa văn bản (hưởng thụ, giải trí, học tập); 4) Đọc là quá trình tạo ra cái năng lực người (năng lực hiểu mình, hiểu văn hóa và hiểu thế giới) Như thế, đọc là một hoạt
động văn hóa có tầm nhân loại và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc (Dẫn theo Tài
liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT, tr 177)
SGV Ngữ văn 10, nâng cao (tập1) viết: “Đọc là hoạt động nhằm nắm bắt
ý nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ý nghĩa từ tín hiệu âm thanh Đọc là hoạt động lấy văn bản viết, in, khắc làm đối tượng Khác với đọc của người thoát nạn mù chữ là biết đọc chữ, đọc ở đây đòi hỏi hiểu sâu mọi nội dung tư tưởng, tình cảm, cái đẹp của văn bản và
có thể sử dụng văn bản vào đời sống cá nhân và xã hội” [15,171]
Như vậy, đọc chính là con đường chủ yếu để đi vào thế giới của văn học,
nó là một hoạt động của con người, không đơn thuần nhằm một mục đích nắm bắt ý nghĩa của văn bản được đọc mà đồng thời nó là cuộc đối thoại vượt thời gian, vượt không gian, vượt chênh lệch lứa tuổi (giữa người đọc và người tạo
ra văn bản) để đến với cái thật, cái đẹp, cái thiện, để sống trong thế giới nghệ thuật, thưởng ngoạn, giải trí, làm giàu tâm hồn mình
Trang 3535
Đọc gắn liền với hiểu Hiểu vừa là nguyên nhân, động cơ vừa là mục đích của việc đọc Đọc để hiểu, đó là mục đích của người biết chữ và có văn hóa Vậy thế nào là hiểu?
Khái niệm hiểu không chỉ là nhận ra kí hiệu và nghĩa của kí hiệu mà nó
có nội hàm rất rộng Theo M Bakhtin, trong sách Con người trong thế giới
ngôn từ (M 1995), hiểu trong đọc - hiểu gồm nhiều thao tác kết hợp với nhau:
1) Cảm thụ kí hiệu vật chất; 2) Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của
nó được lặp lại trong ngôn ngữ; 3) Hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh; 4) Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối) Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quan điểm, niềm tin của mình Hiểu như vậy là sáng tạo Nó là sự bừng sáng trong khoảng khắc sau khi đã suy ngẫm, là sự phát hiện cái ý nghĩa không có sẵn giữa các dòng văn và diễn
đạt bằng lời của người đọc (Dẫn theo Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện
chương trình SGK lớp 10 THPT, tr 177)
Tóm lại, hiểu có nhiều mức độ: là nắm vững thông tin, ý nghĩa của văn bản, là giải thích, biểu đạt được ý tưởng và cái hay của văn bản Hiểu còn là
ngộ (giác ngộ, bừng ngộ) ra những chân lí của đời sống, những triết lí nhân
sinh được người viết gửi gắm trong văn bản, đồng thời cũng có thể là sự bổ sung, tiếp thêm cho văn bản những ý nghĩa, những giá trị mới Như vậy, hiểu văn có nghĩa là hiểu đời, hiểu người
Hiểu thường gắn liền với cảm, nhất là trong các hoạt động tiếp nhận
nghệ thuật GS Đặng Thai Mai đã khẳng định: “Cảm thấy hay chưa đủ Có
hiểu là hay thì sự thưởng thức mới có nghĩa lí và tác dụng” Bởi như
A.Puskin đã nói: “Người nghệ sĩ đã sáng tác bằng khối óc lạnh lùng tê buốt
và trái tim nặng trĩu yêu thương” Vì vậy, trong cảm thụ nghệ thuật người đọc
không đến với nhà văn bằng một “thứ tình cảm vu vơ” mà trái lại đó phải là
“tình cảm, cảm xúc trên cơ sở của sự hiểu biết khoa học” (Hoài Thanh) Như
Trang 3636
vậy, cảm (cảm xúc, tình cảm) bổ sung cho hiểu làm cho sự hiểu thêm sâu sắc
và ngược lại hiểu (dựa vào lí trí, trí tuệ, phân tích, diễn giải, hành động…) sẽ giúp cảm có sơ sở vững chắc và chỉ sau khi hiểu thì cảm mới sâu
Đọc hiểu hay đọc - hiểu là một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học giáo dục ở nhiều nước trên thế giới Ở các nước phương Tây, đặc biệt là Âu - Mĩ đọc - hiểu và lí thuyết đọc - hiểu đã được chú ý từ lâu Ở Việt Nam, khái niệm đọc - hiểu mới xuất hiện trong mấy thập niên trở lại đây trong chương trình Ngữ văn trung học Nó là địa hạt mới, gợi ra nhiều vấn đề khoa học để phương pháp dạy học Ngữ văn phát triển thêm về mặt lí luận và vận dụng thực tế
Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề đọc - hiểu:
Theo SGV Ngữ văn 6 (tập 1), khái niệm đọc - hiểu được dùng với nội hàm nghĩa gồm: đọc suy ngẫm liên tưởng với ba mức độ khác nhau: Mức 1: Câu trả lời đã có sẵn trong bài - Trình độ đọc trên dòng
Mức 2: Suy nghĩ về sử dụng thông tin trong bài - Trình độ đọc giữa dòng
Mức 3: Khái quát, liên hệ giữa bài học với thế giới, cuộc sống bên ngoài- Trình độ đọc vượt ra khỏi dòng [10,12]
Trong bài viết Đọc - hiểu văn chương (Tạp chí Giáo dục số 92 - tháng 7/2004), GS.TS Nguyễn Thanh Hùng cũng đã đưa ra quan niệm: “Đọc hiểu
là một hoạt động của con người Nó không phải chỉ là hình thức nhận biết nội dung tư tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động tâm lí giàu cảm xúc và có tính trực giác và khái quát trong niếm trải của con người… Đọc hiểu mang tính chất đối diện một mình, đối diện với văn bản Nó có cái hay là tập trung và tích đọng, lắng kết thầm lặng năng lực cá nhân Đây là hoạt động thu nạp tỏa sáng âm thầm với sức mạnh nội hóa kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch
Trang 3737
sử, kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm văn hóa trong cấu trúc tinh thần
cá thể” [6,22]
PGS.TS Nguyễn Thái Hoà quan niệm: “Đọc - hiểu đơn giản hay phức
tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản” [7,6]
Như vậy, đọc - hiểu là khái niệm chỉ phương thức và mục đích của việc lĩnh hội tri thức và nắm bắt thông tin Hiểu theo nghĩa rộng, nó là hoạt động nhận thức nói chung (đọc - hiểu văn bản báo chí, văn bản lịch sử, văn hóa…) Còn theo nghĩa hẹp, đọc - hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật, hưởng thụ thẩm mĩ của con người Nó bao gồm nhiều hoạt động thể chất (mắt nhìn, tay giở sách, tra từ điển,…) và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phân tích, phán đoán,…) để đi đến đích là hiểu và thể nghiệm được nội dung, ý nghĩa của văn bản
2.1.2 Đọc - hiểu văn học và đọc - hiểu văn học trong nhà trường 2.1.2.1 Đọc - hiểu văn học
Trong các kĩ năng đọc - hiểu văn bản nói chung, đọc - hiểu văn bản văn học có một vị trí đặc biệt, bởi văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của con người, có sức sống lâu bền hơn nhiều văn bản khác và không thể thay thế trong đời sống tinh thần của con người, có tác động toàn diện đến nhân cách
Người ta thường có quan niệm tự nhiên về đọc - hiểu văn bản văn học, cho rằng chỉ cần biết chữ, biết đọc là khắc đọc - hiểu Hiểu đọc - hiểu như vậy
đã thấu đáo chưa?
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng đã đưa ra quan niệm của mình: “Đọc hiểu
văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách Đọc hiểu không phải chỉ là tái
Trang 3838
tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh cảm xúc, quá trình thấm nhuần tín hiệu nghệ thuật chứa mã văn hóa đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân của người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phẩm văn chương” [6,22] Hiểu như
vậy thì đọc - hiểu chính là sự cảm nhận tư tưởng, tình cảm, cảm xúc người viết muốn giãi bày, đồng thời là sự sáng tạo, người đọc hòa vào đó tình cảm, cảm xúc của mình, đưa hiểu biết của mình vào cảm nhận
Còn theo GS Trần Đình Sử: đọc - hiểu văn học là “khâu cơ bản nhất” trong “các khâu đọc”: đọc thông, đọc thuộc; đọc kĩ, đọc sâu; đọc hiểu, đọc
sáng tạo Trong đó, đọc - hiểu bắt đầu từ hiểu từ, hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu nghĩa toàn bài Hiểu văn học không chỉ hiểu nội dung xã hội, mà còn hiểu cái hay, cái tình, cái tuyệt vời trong nghệ thuật, hiểu dụng ý sâu xa của văn bản
Có nhiều ý kiến trong quan niệm về đọc - hiểu văn học Tuy nhiên, các tác giả đều có điểm chung đó là quan niệm đọc - hiểu là một quy trình tiếp nhận và chiếm lĩnh văn bản văn học từ bước thâm nhập môi sinh của tác phẩm qua các thông tin về hoàn cảnh ra đời đến bước tri giác ngôn ngữ, nhập vào thế giới hình tượng, khám phá các lớp ý nghĩa và thể nghiệm các giá trị của tác phẩm trong thực tiễn đời sống
2.1.2.2 Đọc - hiểu văn học trong nhà trường
Trước đây, học văn chủ yếu nhằm làm cho HS thấy được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm văn chương (tác phẩm hư cấu, tưởng tượng) Cái hay, cái đẹp ấy chính là do GV cung cấp, cảm nhận và phân tích hộ HS Các giờ giảng văn trên lớp GV chủ yếu thuyết trình, giảng giải cho HS nghe những điều GV hiểu và cảm nhận được về tác phẩm ấy, còn bản thân HS hiểu và cảm nhận như thế nào thì không cần chú ý
Trang 3939
Với chương trình và SGK Ngữ văn mới, dạy văn thực chất là dạy cho
HS phương pháp đọc văn Đọc văn ở đây được hiểu một cách khá toàn diện, sâu rộng Đó là một quá trình bao gồm việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu
cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò, tác dụng của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm, thái độ của người viết và cả những giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật Và vấn đề đọc - hiểu trở thành một hoạt động trung tâm của hoạt động
dạy học văn đổi mới, thay thế cho hoạt động giảng văn một chiều vẫn được
coi là hoạt động trung tâm của việc dạy học văn trước đây Đọc - hiểu văn bản văn học tăng cường vai trò hướng dẫn của người thầy, tạo điều kiện cho HS
tự học và thầy chỉ giảng những chỗ quan trọng và cần thiết nhất, khắc phục tình trạng diễn giảng dài dòng như diễn viên trên lớp
Với những lí do trên, đọc - hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông chính là một hệ phương pháp hoặc quy trình tổ chức HS tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học Quá trình đó được triển khai thành hệ thống tiếp nhận đặc thù được GV tổ chức ở HS Mỗi hoạt động lại được vật chất hóa bằng những hành động và thao tác cụ thể phù hợp với đặc trưng loại tác phẩm
và khả năng tiếp nhận văn học của bạn đọc - HS
Một cách khái quát, có thể hình dung quy trình đọc - hiểu văn bản được tiến hành theo các bước: 1) Đọc tiếp cận; 2) Đọc văn bản; 3) Đọc phân tích; 4) Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo Và với mỗi thể loại văn học lại là sự cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các bước đọc - hiểu trên
2.2 Quy trình dạy đọc - hiểu văn bản nghị luận
Văn bản nghị luận chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình SGK Ngữ văn THCS và THPT Dạy học văn bản nghị luận có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện cho HS tư duy logic, kĩ năng lập luận sắc bén, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng một cách sâu sắc và bản lĩnh, tinh thần tự
Trang 4040
chủ trước đời sống Tuy nhiên, để tiếp nhận tốt loại văn bản này, người học phải có khả năng tư duy trừu tượng Việc đọc - hiểu văn bản nghị luận, do vậy, là khó với HS
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều GV chưa thành công trong dạy văn nghị luận Tại sao vậy? Nguyên nhân chính là GV chưa nắm được chắc đặc trưng văn nghị luận hoặc chưa biết khai thác một cách thấu đáo những đặc sắc nội dung và hình thức của kiểu văn này để vận dụng vào bài giảng
Do đó, trong quá trình giảng dạy, chúng ta chưa chỉ ra cho HS rõ cái sắc bén của lí lẽ, sự chặt chẽ của lập luận, tính chính xác, gợi cảm của ngôn ngữ Từ
đó dẫn đến hạn chế trong việc tiếp nhận văn bản của HS Trước thực tiễn này, việc nghiên cứu để đưa ra một quy trình tổ chức HS tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản nghị luận hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, bức thiết trong việc giảng dạy văn nghị luận ở trường phổ thông hiện nay
Văn bản nghị luận là một dạng/ một loại văn bản văn học, song nó có đặc trưng riêng khác với các loại văn bản nghệ thuật khác: tự sự, trữ tình, kịch… Việc đọc - hiểu văn bản nghị luận, một mặt cần áp dụng những bước tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học nói chung, nhưng mặt khác cũng phải dựa trên những đặc trưng riêng về thể loại nghị luận để có cách đi phù hợp, hiệu quả
Để đạt được mục tiêu đọc - hiểu văn bản với yêu cầu giúp HS vừa chiếm lĩnh được nội dung văn bản văn học, vừa có kiến thức công cụ về mặt đặc trưng thể loại của văn bản văn học, GV có thể tổ chức một giờ dạy học văn bản nghị luận theo tiến trình như sau:
2.2.1 Đọc tiếp cận
Đây là bước tìm hiểu ngữ cảnh của văn nghị luận Cũng như các văn bản văn chương hình tượng, mỗi văn bản nghị luận thường được ra đời trong những hoàn cảnh, tình huống khá đặc biệt (ngoại trừ nghị luận dân gian) Do