1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư

65 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 613,18 KB

Nội dung

Nguyễn Ngọc Tư không một lời phán xét nào về cuộc đời nhân vật của mình, mà như cứa vào tâm thức người đọc những nỗi niềm trắc ẩn.. Đọc các tác phẩm của chị, người đọc nặng trĩu một nỗi

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Quan niệm về con người ở mỗi hình thái ý thức xã hội là khác nhau

Do vậy, với vai trò là một hình thái ý thức xã hội, văn chương có cách tìm hiểu vấn đề con người theo hướng riêng của mình Mỗi nhà văn khi xây dựng hình tượng nhân vật luôn tìm cách khai thác những phương diện bản chất của con người, từ đó lồng ghép những ẩn ý mang tính xã hội Qua con người, nhà văn

có thể miêu tả, phản ánh, thể hiện và khám phá những đặc điểm bản chất nhất của xã hội Từ 1975 đến nay, văn học Việt Nam bước đầu bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn dân chủ hoá nền văn học Xã hội đầy biến động, những cái cũ bị phá vỡ, những tư tưởng mới, quan niệm mới bắt đầu hình thành trong lòng xã hội Văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng cũng đang vận động không ngừng để bước vào quỹ đạo mới cùng với văn học thế giới Con người trong xã hội Việt Nam hiện đại cũng đang biến chuyển, vận động trong vòng xoáy của thời đại Chính vì vậy, trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm truyện ngắn của văn học Việt Nam những năm gần đây, con người được xây dựng, phản ánh theo hướng đa diện Những phương diện mới của con người, đặc biệt là những bi kịch của con người vốn bị

né tránh trong văn học thời kì trước nay đã được các nhà văn tìm đến khai phá, phơi bày Và đó chính là một điểm làm nên nét độc đáo của văn xuôi Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng từ sau 1975 đến nay

1.2 Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau - một vùng

quê nghèo nơi đất mũi của tổ quốc Trước khi viết truyện ngắn đầu tiên chị đơn thuần là một cô gái nông dân bỏ dở học hành, với những gánh rau phụ mẹ bán chợ đêm và ngày ngày chăm sóc ông ngoại Khi truyện ngắn đầu tay của

chị được in trên Tạp chí Văn nghệ Cà Mau và những lời động viên của người

cha kính yêu đã, làm cho chị phấn chấn và tin mình có duyên nợ với trang

Trang 2

viết Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được giải nhất cuộc thi

“Văn học tuổi 20”, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành niềm hi vọng của văn chương đương đại truyện ngắn của chị liên tiếp giành được nhiều giải

thưởng, truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc và tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã được dịch ra tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Thụy Điển, đặc biệt năm

2005, tác phẩm Cánh đồng bất tận đã trở thành một cuốn sách Bets-selle, một

hiện tượng của văn chương Việt Nam Sau đó, chị đã được nhận giải thưởng văn học quốc tế ASEAN năm 2008 Nguyễn Ngọc Tư đã viết với tất cả niềm đam mê, viết như chính cuộc đời mình vậy, để rồi hàng loạt truyện ngắn đã ra đời với một lối văn dung dị nhẹ nhàng, giàu tính nhân văn Thậm chí có

những ý kiến còn cho rằng Vũ Trọng Phụng có tác phẩm Số đỏ, Nguyễn Huy

Thiệp với hàng loạt những truyện ngắn xuất hiện từ khoảng nửa đầu những

năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ trước, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh và Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận Tuy là một tác giả trẻ

tuổi nhưng chị đã hình thành cho mình một phong cách riêng độc đáo với lối văn dung dị ngôn ngữ truyện cứ như được bê vào từ đời thường, câu chuyện

ấy như thể mình là người được chứng kiến đủ điều từ đầu đến cuối và kể lại cho mọi người cùng nghe Nguyễn Ngọc Tư không một lời phán xét nào về cuộc đời nhân vật của mình, mà như cứa vào tâm thức người đọc những nỗi niềm trắc ẩn Cứ như thế Nguyễn Ngọc Tư đã có những bước tiến vững chắc vào làng văn Việt Nam tác phẩm của chị được đón đọc một cách nồng nhiệt, đồng thời cũng tạo ra nhiều sự tranh luận trên văn đàn

1.3 Văn chương nghệ thuật là địa hạt của sự sáng tạo Có thể nói ở

phương diện này, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư được xem như là một hiện tượng độc đáo, đáng chú ý của nền văn học Việt Nam hiện đại Đọc các tác phẩm của chị, người đọc nặng trĩu một nỗi buồn, các nhân vật dường như sống trong những nỗi buồn, những nỗi cô đơn, những bi kịch của cuộc đời để

Trang 3

rồi kết thúc câu chuyện vẫn là cái buồn, vẫn là cái cô đơn, cái bi kịch ấy Nó làm day dứt lòng bạn đọc, nó bắt bạn đọc phải thoát ra khỏi cái tiềm thức vẫn tồn tại bấy lâu, bắt phải suy nghĩ, phải trăn trở về số phận của nhân vật để từ

đó thừa nhận một điều rằng: cuộc sống vẫn còn có rất nhiều những bi kịch như thế về con người, thay vì chúng ta sống mãi trong những cái kết thúc có hậu có khi là sự sắp đặt, thì chúng ta hãy sống với sự thật này hãy dũng cảm

để đối mặt với nó

Đối với một giáo viên Ngữ văn, việc tìm hiểu và phân tích những bi kịch của nhân vật trong những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, sẽ góp phần củng cố vững chắc thêm kiến thức lí luận liên quan đến nhân vật văn học, đến

bi kịch của nhân vật Điều đó mang lại nhiều lợi ích tích cực cho công tác giảng dạy và chất lượng dạy học được nâng lên

Lựa chọn đề tài Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,

người viết mong muốn tìm hiểu nét độc đáo trong cách khám phá, thể hiện con người chủ yếu là số phận bi kịch của con người trong truyện ngắn của chị, đồng thời thấy được quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc

Tư Hơn nữa sự yêu thích nhà văn cũng là một lí do khiến chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ, chị đã nhanh chóng trở thành cái tên quen thuộc với độc giả cả nước Người đọc khi đến với những sáng tác của chị thường được đắm mình trong những nỗi trăn trở, ưu tư và nhận ra bức thông điệp đầy tính nhân văn về cuộc sống mà chị gửi gắm

Nguyễn Công Thuấn trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư và hành trình đã đi” đã nói “Khi tôi viết những dòng này thì Nguyễn Ngọc Tư đã được bao bọc bởi quá nhiều hào quang ca sự thành công và những lời ca ngợi Hãy cứ để cho những vòng hào quang tỏa sáng tên tuổi Nguyễn Ngọc Tư và để những

Trang 4

lời ngợi ca dành cho chị còn vang vọng mãi bởi đó là tấm lòng của người đọc đối với nhà văn họ yêu mến Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nhân hậu Chị xứng đáng được nhận những vòng hoa và những vương miện của lòng yêu thương” [41]

Cũng trong bài viết này Nguyễn Công Thuấn còn nhận định: “Nguyễn Ngọc Tư đi thẳng vào vấn đề xã hội, những bi kịch, đối diện với lương tâm trách nhiệm Sự căng thẳng, quyết liệt của vấn đề xã hội thay cho dư vị lãng mạn của tình yêu thăng hoa Nguyễn Ngọc tư tỏ ra là ngòi bút có bản lĩnh Chị xông thẳng vào thực tại gai góc, không né tránh vấn đề, nhưng chị đã giải quyết bi kịch bằng cái nhìn nhân hậu” [41]

Do yêu mến tài năng của Nguyễn Ngọc Tư mà giáo sư kinh tế Trần

Hữu Dũng - một việt kiều Mĩ đã lập tủ sách Nguyễn Ngọc Tư trong trang web

“văn hóa và giáo dục” của mình Ông tự bạch trong website của mình: “Tôi lập trang web với mục đích trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên các trang web và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi”

Nhưng đã có không ít người lo lắng và sốt ruột khi nghĩ Nguyễn Ngọc

Tư sẽ bằng lòng với những vinh quang mà mình đang có Người đọc bắt đầu thấy quá quen thuộc với những truyện của cô Chúng na ná như nhau sự quanh quẩn trong những không gian, hoàn cảnh quen thuộc có thể là chớp đèn vàng trên con đường văn chương của Nguyên Ngọc Tư

Nhưng vào tháng 8 năm 2005 Nguyễn Ngọc Tư đã khuấy động đời

sống văn học khi cho ra mắt bạn đọc truyện Cánh đồng bất tận Đã có rất

nhiều ý kiến khen chê xung quanh tác phẩm, nhưng những giải thưởng mà

Cánh đồng bất tận mang lại cho chị đã minh chứng cho tài năng nghệ thuật

độc đáo, cho sự bứt phá ngỡ ngàng của chị trên văn đàn Những khó khăn vấp váp trên con đường nghệ thuật đối với cây bút trẻ như Nguyễn Ngọc Tư là

Trang 5

khó tránh khỏi nhưng đáp lại chị đã nỗ lực hết sức, luôn tìm tòi và không ngừng sáng tạo

Sau này khi Gió lẻ và 9 câu chuyện khác cùng Giao thừa ra đời, chúng ta

thấy Nguyễn Ngọc Tư vẫn có duyên trong cách sử dụng ngôn ngữ địa phương

và cách đưa đối thoại vào trong văn Hai tác phẩm đã tiếp tục khai thác triệt

để thế mạnh của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư Chủ đề của các truyện không nhiều tầng nghĩa mà lắng sâu chất Nam Bộ, dễ đọc, dễ cảm thông

Trong bài viết “ Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn phương diện nội dung tự sự” Nguyễn Trọng Bình đã nhận xét về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, về nỗi trăn trở của chị trước số phận của con người: mỗi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là một lời trần tình, một thông điệp chân thành mà nhà văn muốn gửi đến độc giả, đó là: nếu ai đó khổ hãy nhìn sang những người xung quanh để thấy có khi họ còn khổ hơn mình; nếu chúng ta biết thông cảm với cái khổ của người khác sẽ thấy cuộc đời mình bớt khổ vì vẫn còn may mắn hơn họ Đây cũng là một quan niệm rất độc đáo, mang đầy tính nhân văn của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư

Trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng ta còn thấy nỗi trăn trở của nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo điều đó thể hiện qua vấn đề để tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá

cho những việc làm của chính họ Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư,

chúng ta còn thấy khi đối mặt với cái nghèo, phần nhiều những người dân quê bao giờ cũng nương tựa vào nhau và cố gắng vươn lên để sống bằng sự cần cù chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng

Bên cạnh đó Nguyễn Trọng Bình còn viết: “Nếu nói văn học là những buồn vui đời người, là sự chiêm nghiệm về những gì được mất, là hồi

ức về quá khứ, sự không thỏa mãn với hiện tại và dự cảm về tương lai, là trầm

tư về lẽ tồn vong của con người trong mối quan hệ với xã hội, tự nhiên và vũ

Trang 6

trụ, thì trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bên cạnh cái nhìn khắc khoải”

về thân phận những người dân quê, người đọc còn bắt gặp khá nhiều những câu chuyện tình dang dở và những miền ký ức buồn của những con người lam lũ nơi đây Có thể nói đây là một trong những mảng nội dung tự sự rất quan trọng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư”

Có thể nói những ý kiến, luận bàn về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú có người khen, kẻ chê nhưng hầu hết mỗi bài viết đều đã có những phát hiện mới mẻ về cây bút trẻ này.Và hiện nay có rất nhiều bài báo, khóa luận, luận văn viết về Nguyễn Ngọc Tư, những công trình này đã đề cập đến quan niệm nghệ thuật, đến nhân vật đến thân phận con người trong sáng tác của chị Song qua việc khảo sát tìm hiểu các công trình nghiên cứu kể trên chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào khai

thác Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Trên cơ sở lí luận văn học chúng tôi muốn khai thác có chiều sâu hơn về nhân vật bi kịch

trong truyện ngắn của chị Hơn nữ niềm yêu thích lối viết giản dị của nhà văn

nữ Nguyễn Ngọc Tư khiến chúng tôi chọn đề tài này

3 Mục đích nghiên cứu

Từ việc vận dụng những kiến thức lí thuyết về nhân vật và nhân vật bi kịch vào việc nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, khóa luận hướng tới việc tìm ra những nét độc đáo trong cách thể hiện số phận của nhân vật, thấy được những trăn trở của nhà văn qua những thân phận con người

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nắm vững kiến thức lí luận về nhân vật và kiểu nhân vật bi kịch, ứng dụng những vào việc tìm hiểu bi kịch của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Qua đó thấy được những quan niệm nghệ thuật về con người của chị Tìm hiểu về kiểu nhân vật bi kịch của nhân vật cũng chính là đi khám phá thế giới tâm hồn của Nguyễn Ngọc Tư, một tâm hồn trong trẻo nhưng nặng

Trang 7

trĩu nỗi niềm của một người phụ nữ, đồng thời cũng thấy được những quy luật của cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận tập trung tìm hiểu dạng nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của một khóa luận chúng tôi không khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc tư, mà chỉ tập trung vào ba tập truyện ngắn tiêu

biểu của nhà văn: Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Giao thừa

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống

Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể phân chia đối tượng ra làm nhiều yếu tố (mỗi yếu tố có chức năng nhiệm vụ khác nhau) để xem xét Phân chia như thế, phương pháp này giúp nghiên cứu nhận ra được tác động chi phối là trực tiếp hay gián tiếp giữa các yếu tố trong cùng một hệ thống

6.2 Phương pháp xác định lịch sử phát sinh

Theo cách gọi của M.B Khrapchenko thì đây là phương pháp nghiên cứu phát sinh lịch sử Phương pháp này chủ trương nghiên cứu văn học cũng như các trường phái, nhà văn, tác phẩm, phương pháp sáng tác từ nguồn gốc đời sống, xã hội Nó cũng chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh giữa các trào lưu, sự thay thế hiện tượng văn học này bằng một hiện tượng văn học khác, sự tương tác, mâu thuẫn hoặc kế thưà có đổi mới của từng hiện tượng, từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội

Từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, việc lí giải các hiện tượng văn học từ cơ sở lịch sử xã hội là quan điểm đúng đắn, mang lại nhiều chứng giải thuyết phục được những hạn chế của những khuynh hướng nghiên cứu nội quan quá thiên vào việc giải thích văn bản văn học và tính tự trị của nó

Trang 8

6.3 Phương pháp thống kê, so sánh

Thống kê, so sánh là phương pháp đi sâu vào tìm hiểu đối tượng (ở đây

là ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học), thống kê những chi tiết, sự kiện có liên quan tới vấn đề cần tìm hiểu Đồng thời, từ kết quả thống kê có thể so sánh với các đối tượng khác để thấy được sự độc đáo của đối tượng này

so với đối tượng khác

6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Từ những kết quả phân tích, phương pháp này yêu cầu người nghiên cứu phải tổng hợp lại các kết quả đã tìm thấy để đưa ra những kết luận chung nhất

7 Đóng góp của khóa luận

Thứ nhất, tác giả cố gắng xác lập tương đối hệ thống các khái niệm lí luận liên quan đến nhân vật và kiểu nhân vật bi kịch, vận dụng lí thuyết đó để nghiên cứu nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Thứ hai, tác giả khóa luận đã phát hiện các kiểu nhân vật bi kịch tiêu biểu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Qua đây người viết góp phần làm sáng tỏ cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đồng thời góp một tiếng nói khẳng định vị trí và những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn học nước nhà

8 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được triển khai thành ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về nhân vật và nhân vật bi kịch

- Chương 2: Quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

- Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Trang 9

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VÀ NHÂN VẬT BI KỊCH 1.1 Khái niệm về nhân vật văn học

1.1.1 Phương diện từ ngữ

Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hi Lạp: persona, tiếng Anh: personage, tiếng Nga: persona) Theo tiếng Hi Lạp cổ, “persona” lúc

đầu nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu

Về sau, từ này được dùng phổ biến hơn với tần số nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ những đối tượng mà văn học miêu tả và thể hiện

Ngoài ra, nhân vật còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai”

(actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên các thuật ngữ này có nội hàm

hẹp hơn so với thuật ngữ “nhân vật” (personna)

Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá

nhân, thích hợp với loại “nhân vật hành động” Còn thuật ngữ “tính cách” lại

thiên về những nhân vật có tính cách Trên thực tế sáng tác không phải nhân vật nào cũng hành động nhân vật nào cũng có tính cách rõ rệt mà chỉ tập trung khắc họa đời sống nội tâm hơn là hành động Bởi vậy nếu sử dụng thuật ngữ

“tính cách” và thuật ngữ “vai” đều không thể bao quát hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học

“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú đặc sắc, có sức khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và cấp độ

Như vậy, sử dụng thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất

Tuy vậy “nhân vật” là khái niệm không chỉ dùng trong các tác phẩm văn chương mà còn được dùng ở nhiều lĩnh vực khác nhau Theo bộ Từ điển tiếng việt (do Hoàng Phê chủ biên) thì “nhân vật” là khái niệm hai nghĩa Thứ nhất,

đó là “đối tượng (thường là con người) được miêu tả trong tác phẩm văn học

nghệ thuật” Thứ hai, đó là người có vai trò nhất định trong xã hội” [31,881]

Trang 10

Tức là thuật ngữ “nhân vật” được dùng phổ biến ở nhiều mặt, cả ở đời sống chính trị xã hội lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày Song, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi chỉ đế cập đến “nhân vật” theo nghĩa thứ nhất mà

bộ Từ điển tiếng Việt đã nêu ra, tức là nhân vật trong tác phẩm văn chương 1.1.2 Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu lí luận văn học

Trong nghiên cứu lí luận văn học có nhiều quan niệm về nhân vật Trong

Từ điển văn học (tập 2), các tác giả đưa ra quan niệm: “Nhân vật là yếu tố cơ

bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề

và đến lượt mình nó lại các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học” [28;86]

Theo định nghĩa này, các tác giả đã nhìn nhân nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm văn học và quan hệ của nó đối với các yếu tố hình thức tác phẩm văn học Đây có thể nói là định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về nhân vật văn học

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học tác giả Lại Nguyên Ân xem xét nhân

vật trong mối tương quan chặt chẽ với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, trường phái văn học: người trong nghệ thuật ngôn từ Bên cạnh con người,

nhân vật văn học có khi còn “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm

trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về

con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con là các con

vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống người” [3;241]

Giáo trình Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) định nghĩa khá kĩ về nhân vật văn học: “Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu

tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Đó là những nhân vật

có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, mụ nào đó trong “Truyện Kiều” Đó là những con vật trong

Trang 11

truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả thần linh, ma quỷ những con người mang nội dung và ý nghĩa con người Khái niệm “nhân vật” có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng cụ thể trong tác phẩm Nhưng chủ yếu vẫn là hình tượng con người trong tác phẩm Nhân vật văn học là một hiện tượng mang tính ước lệ,

có những dấu hiệu để nhận ra” [24;277 - 278]

Cuốn Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) lại đưa ra cách nhìn khác

về nhân vật văn học: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi tiết biểu hiện của con người

mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp tính cách và cần chú ý thêm một điều: Thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm có một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sinh vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng tính cách con người cũng có khi

đó không phải là những con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [12;126]

Như vậy đã có nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật văn học nhưng các nhà nghiên cứu lí luận văn học vẫn tìm gặp nhau ở nội dung cơ bản của khái niệm này: Thứ nhất, nhân vật văn học phải là đối tượng mà văn học miêu

tả, thể hiện bằng các phương tiện nghệ thuật Thứ hai, nhân vật là những con người, hoặc con vật, đồ vật, sự vật, hiện tượng mang linh hồn con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ, là phương tiện phản ánh hiện thực đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn

1.2 Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, cốt truyện đôi khi

có thể vay mượn nhưng nhân vật phải là đứa con tinh thần, là sản phẩm vốn

Trang 12

sống trực tiếp của nhà văn Nhà văn Vũ Thị Thường cho rằng: “Truyện ngắn sống bằng nhân vật” Bởi vậy, nhân vật có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học Nó được thể hiện cụ thể qua những phương diện sau: Trước hết, nhân vật là phương tiện thiết yếu để nhà văn khái quát hiện thực Sự tìm tòi trải nghiệm của nhà văn về bức tranh đời sống rộng lớn được tái hiện lại qua hệ thống nhân vật trong tác phẩm Nhân vật là người dẫn dắt chỉ đường cho bạn đọc khám phá thế giới khác nhau của đời sống

Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết những trăn trở của nhà văn về cuộc sống con người về số phận của những mảnh đời Nhân vật là nơi nhà văn thể hiện khái quát được đầy đủ những quan niệm về những cá nhân xã hội nhất định Thông qua nhân vật nhà văn khái quát các quy luật mang tính tất yếu của cuộc sống những trạng huống khác nhau qua đó cho thấy bản chất của xã hội đang sống Bên cạnh đó, xét về phương diện nội dung, nhân vật còn là phương tiện tất yếu và quan trong nhất thể hiện tư tưởng tác phẩm Qua nhân vật nhà văn xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật để chuyển tải một nội dung tư tưởng nào đó Để hiểu được tư tưởng tác phẩm, cần đi sâu khám phá thế giới nhân vật Không chỉ vật nhân vật còn có vai trò gắn kết các yếu tố khác thuộc

về hình thức tác phẩm, qua đó thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn

Văn học bắt rễ từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống, văn học phải

từ cuộc đời mà đi, vì cuộc đời mà đến, không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai sạn xúc cảm Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng, phấn khởi Bởi vì cuộc sống con người trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn luôn xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…và những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút Tái hiện lại bức tranh đời sống thông qua nhân vật của mình tác giả đã phần nào

Trang 13

giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn cuộc sống này Như vậy, một lần nữa ta có thể thấy rằng nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm của mỗi nhà văn

1.3 Khái niệm nhân vật bi kịch

Đối tượng của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho tác phẩm, nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện Nhưng thế giới tinh thần của con người là một thế giới phức tạp và nhiều tầng bậc, cảm xúc và tâm trạng Vì thế nó là những đối tượng rất khó nắm bắt và phân tích rạch ròi

Trong cuộc sống con người mỗi chúng ta lại luôn luôn tồn tại một tiềm thức về cái gọi là: Ở hiền gặp lành, đọc một câu chuyện thì thường thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Thế nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn,

có những số phận éo le, trắc trở không hạnh phúc

Nói đến bi kịch trong các tác phẩm văn học hiện đại là nói đến một trạng huống tâm lí, một đặc điểm số phận của con người, của thời đại Đó chính là trạng huống mâu thuẫn đến cùng cực, là sự đau đớn, mất mát, là cảm giác bất mãn của con người trong cuộc đời đầy biến động và phức tạp

Vì thế khái niệm nhân vật bi kịch được hiểu là: tổng hoà, phức hợp của những mâu thuẫn, xung đột, những nỗi đau không thể giải quyết, điều hoà trước tác động của hiện thực Nó là một trạng huống tâm lí đầy mâu thuẫn của một con người cụ thể, số phận đau đớn, bất hạnh của một con người cụ thể giữa cuộc sống đời thường

Trang 14

CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư

Nghiên cứu văn chương trong bối cảnh lí luận văn học hiện đại từ góc độ thi pháp học (tức là xem văn chương như một chỉnh thể, một hệ thống và cấu tạo nên hệ thống đó là một loạt các thành tố tương tác với nhau một cách có quy luật) là một trong những cách tiếp cận khoa học và hữu hiệu Trong đó có một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học chi phối việc đánh giá sự thành công trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật về con người

Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hoá, tư tưởng Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, chúng ta thấy bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch… Truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của văn học Việt Nam sau 1975 Nó phát triển mạnh mẽ và khả quan, với rất nhiều gương mặt tiêu biểu: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh,

Võ Thị Xuân Hà, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng Diệu, Bích Ngân, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư… Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, đây là một bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách quan niệm nghệ thuật về con người khác nhau Nếu văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng đồng, con người sống với cái “ta” to lớn thì sau 1975, con người bắt đầu

có ý thức nhìn ngắm lại chính mình Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn

Trang 15

lao mà đào sâu vào cái “tôi”, cái lẩn khuất bên trong được khui mở Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội tâm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm Chính

vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều Milan Kundra nói rằng: “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú Vì thế, nhà văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người ở nhiều chiều kích khác nhau Nhà văn chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người, điều đó đựơc coi tự làm mới mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người Con người luôn phải tự đấu tranh, tự dò dẫm trong muôn ngàn ngả rẽ của xã hội hiện đại, hậu hiện đại Nhà văn là người đau đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, yêu - ghét, vui - buồn, hạnh phúc - khổ đau Văn học nghệ thuật chính là sự phơi trải cái nhìn

về con người Nhà văn có thể viết một tác phẩm không có hình bóng con người nhưng suy đến cùng lại nói về con người Có bao nhiêu nghệ sĩ thì có bấy nhiêu cách cắt nghĩa lý giải về con người Mỗi nhà văn khám phá con người một cách khác nhau và đặt ra những câu hỏi đại loại như: Con người đến từ đâu? Con người đi về đâu? Con người như thế nào được gọi là chân -

thiện - mỹ? Con người như thế nào mới xứng danh Con - Người? Cho nên,

khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm, nhân vật, cần soi chiếu và bắt nguồn từ quan niệm của nhà văn đó về con người

Đối với Nguyễn Ngọc Tư, chị nhìn con người từ chiều sâu nội tâm Hiểu con người từ nội tâm, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc, một tấm lòng khoan dung, độ lượng, một quan niệm nghệ thuật hết sức nhân bản Chính từ quan niệm nghệ thuật này, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật

từ phương diện tâm lí đa diện, tính cách nhân vật có chiều sâu và dễ đi vào

Trang 16

lòng độc giả Bằng sự trải nghiệp của bản thân và kế thừa truyền thống quan niệm nghệ thuật về con người của thế hệ đi trước, Nguyễn Ngọc Tư đã đưa ra cái nhìn và cách lí giải về con người theo cách riêng của mình

Tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy thông qua các hình tượng trong tác phẩm, nhà văn đã bộc lộ những quan niệm (cái nhìn) sâu sắc và nhân bản về con người Có thể khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư thành những biểu hiện cụ thể như sau:

2.1.1 Con người sống để yêu thương

Theo quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, con người sống trên đời phải biết yêu thương và trân trọng nhau, điều đó với chị đã thành lẽ sống, niềm vui và hạnh phúc Chị luôn biết cánh hóa giải những bi kịch bằng tình yêu thương, bằng thái độ trân trọng con người đặc biệt là sự nâng niu nỗi đau, những khát vọng và những cảnh ngộ làm con người tha hóa Bởi thế cho nên, hầu hết các nhân vật trong truyện ngắn của chị luôn biết yêu thương và khao khát yêu thương

Đọc Giao thừa ta luôn có cảm giác ấm áp khi cảm nhận được sự nghĩa

tình của người dân lao động Nam Bộ Dù cuộc sống vất vả, khó nhọc nhưng

họ sống với nhau bằng tình nghĩa Biết tình cảm Qúi dành cho Đậm nhưng còn e ngaị, ông Chín đã nhắc nhở Quí: “Ông bà mình có câu: Ra đường thấy cánh hoa rơi Hai tay nâng lấy cũ người mới ta Mạnh dạn lên, cậu thương con gái người ta mà cà lơ phất phơ thấy rầu quá Cháu Đậm, thấy vậy mà như trái

dưa, xanh vỏ đỏ lòng” [42;78] Biết quá khứ lầm lỡ của Đậm nhưng Quí vẫn

yêu thương gắn bó, đó là thứ tình cảm không phải ai cũng có được, nhưng trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ta lại thấy điều này trong nhiều

nhân vật nam Ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc luôn dành tình yêu và

sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở cho mẹ con đào Hồng dù biết rằng trái tim bà mãi mãi không đặt nơi ông Dù khi tuổi đã xế chiều nhưng ông vẫn

“muốn đỡ đần bà một đoạn đời” [43;93] Bỏ cả cuộc đời đi theo gánh hát theo

Trang 17

người mà ông yêu thương ông đã thấy đời mình thật ý nghĩa và lần đầu tiên ông được đóng vai chính “người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng phút lâm chung của người đàn bà suốt đời ông yêu thương, ông gọi “Má ơi!”

và thấy bà mỉm cười” [43;97] Cuộc đời là vậy đơn giản nhưng ý nghĩa cũng như Lương trong truyện ngắn Lương cưu mang một người con gái lầm lỡ lại

không có khả năng làm vợ là Bông, chỉ vì quá yêu thương Hay người cha Út

Vũ trong Cánh đồng bất tận cũng vì cưu mang một người con gái để rồi cuộc

đời trôi như con thuyền vô định

Những người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng sống tràn đầy tình nghĩa, nhân hậu, và vị tha Hiếm có người phụ nữ nào như người

phụ nữ trong truyện Má tôi, trong truyện Dòng nhớ, lăn lội đi tìm lại người vợ cũ của chồng để cho hai người gặp lại nhau Hay như Nương trong Cánh đồng bất tận, dù phải chịu bao cay đắng, nhọc nhằn thế nhưng suy nghĩ của Nương ở đoạn

kết đã gửi đến cho mọi người thông điệp phải suy ngẫm, đó là: Hãy sống bằng tình yêu thương và tha thứ cho mọi người, Nguyễn Ngọc Tư viết: “Đứa con gái thoáng nghĩ, rớt nước mắt, trời ơi, có thể mình sẽ sinh con Nhưng nó chấp nhận việc ấy, dù phũ phàng (với nó, chấp nhận cũng là một thói quen) Đứa bé đó nhất định sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hương Đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và sống đến hết đời, là trẻ con

đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn” [43;212 - 213]

Những phẩm chất đáng quí của người dân Nam bộ còn được biểu hiện

qua tình nghĩa xóm làng giữa “Má tôi” với gia đình Tứ Hải trong Nhà cổ, hay trong Biển người mênh mông là tình cảm gắn bó giữa hai người đàn ông cô

đơn trong xóm trọ nghèo

Với Nguyễn Ngọc Tư tha thứ, và yêu thương nhau là con đường duy nhất để cứu vớt con người khỏi khổ đau bất hạnh Nguyễn Ngọc Tư có những

nhân vật đặc biệt như con vịt tên cộc Cái nhìn khắc khoải, con bìm bịp Biển

Trang 18

người mênh mông, con chó tên cò trong Gió lẻ, đó là những con vật tri kỉ

nghĩa tình của người, biết nói tiếng người, chia sẻ nỗi cô đơn với người Chúng cũng góp phần làm nên đặc sắc văn chương của chị, bên cạnh đó chị còn nói đến những khiếm khuyết của con người, những tiêu cực xã hội không phải để phê phán mà để lay động tâm can người đọc Trên tất cả, văn chương

của chị là để nói đến cái tình, cái tình người sâu thẳm “ai cũng cần được yêu

thương Mà muốn được vậy, phải biết chia sẻ lòng nhân từ, sự quan tâm từ chính trái tim mình trước nhất” [45]

2.1.2 Con người sống là luôn hi vọng

Văn học là nghệ thuật, mà nghệ thuật cảnh tỉnh con người, vì nghệ thuật

am hiểu sâu sắc bản chất con người nhất Do đó, thiên chức cao cả của nghệ thuật là thanh lọc tâm hồn và hướng thiện con người đến bến bờ tốt đẹp Người ta thường nói: “Nơi lạnh nhất trên trái đất không phải là Bắc cực hay Nam cực mà chính là nơi thiếu vắng tình yêu giữa những con người” Sở dĩ con người có thể tồn tại trên thế gian là vì họ biết hi vọng, nhân loại tin rằng

“không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” Nguyễn Ngọc Tư đặt cược hết niềm tin vào con người và biết tìm trong họ những đốm lửa tinh thần để thắp sáng lên tình yêu

Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy con người tuy phải hứng chịu nhiều bất hạnh, oan trái nhưng trong từng lời nói và trong sâu thẳm suy nghĩ của họ vẫn luôn ánh lên một niềm tin: những khó khăn, vất vả cùng những đau khổ nhất định rồi sẽ qua đi Người đọc không khó để nhận ra

âm hưởng này trong rất nhiều truyện như: Cải ơi, Cuối mùa nhan sắc, Làm

má đâu có dễ, Biển người mênh mông, Thương quá rau răm, Nhà cổ, Cánh đồng bất tận…

Hi vọng giúp con người ta có thêm niềm tin để sống, để có thể vượt qua những khó khăn thử thách, những đau buồn để hi vọng tương lai sẽ hạnh

Trang 19

phúc Ta thấy rõ quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư thông qua các nhân vật

trong truyện của chị Đọc Hiu hiu gió bấc ta thấy nhân vật Hảo vẫn “chờ

người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ

mà trong tâm “viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn”, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông” [43;36] Với tấm lòng như vậy ta tin sẽ đến một ngày Anh Hết mở lòng đón nhận tình cảm của chị Kết thúc truyện ngắn

Cánh đồng bất tận, không phải là nỗi buồn bất tận mà là sức sống bất tận sẽ được hồi sinh từ sau tai họa của Nương Đứa con của Nương khi sinh ra sẽ

không có cuộc đời buồn tủi như mẹ nó sẽ được đến trường trong tình yêu thương của mọi người

Dường như chính mảnh đất đầy khó khăn, vất vả đã góp phần tạo nên tính cách và một nghị lực sống phi thường của người dân Nam Bộ và hi vọng một ngày mai với tương lai tốt đẹp đã cho những con người nơi đây thêm sức mạnh để sống

2.1.3 Con người sống là hết mình với người khác

Nguyễn Ngọc Tư luôn quan niệm con người sống trên đời phải hết mình

vì người khác, chính vì thế khi đi vào tác phẩm chúng ta nhận thấy những nhân vật của chị đều là những con người sẵn sàng hi sinh hạnh phúc bản thân mình để vun đắp cho tương lai hạnh phúc của người mình yêu Trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư xây dựng những nhân vật sống hết mình vì người khác, khi thì là những nhân vật nữ, khi thì những nhân vật nam ứng xử rất cao thượng

Nhân vật ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, bởi yêu thương đào Hồng

mà bỏ nhà bỏ phú quí theo gánh hát Long đong lận đận cả đời, nhưng điều hạnh phúc của ông là ngày ngày được thấy đào Hồng, yêu và sống vì đào Hồng Hay

như nhân vật Hết trong Hiu hiu gió bấc, vì yêu Hoài nhưng không muốn cô phải

khổ nên tự biến mình thành một kẻ xấu để Hoài yên tâm ra đi… Trong cuộc

Trang 20

sống, vì tình yêu người nọ hi sinh cho người kia suy cho cùng là cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, ở truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “sống hết mình vì người khác” còn được thể hiện qua cách ứng xử giữa cá nhân với tập thể và cộng

đồng Tiêu biểu đó là những truyện: Làm mẹ, Mối tình năm cũ

2.1.4 Con người sống phải thành thật với chính mình và người khác

Theo Nguyễn Ngọc Tư, sống thành thật với chính mình và người khác là

sự ý thức rõ địa vị và thân phận của mình trong đời sống xã hội Song trong truyện ngắn của mình, chị lại thể hiện quan niệm qua những con người nhẫn nhịn và ít khi phản kháng Điều đó, là niềm hi vọng để cho cuộc sống của mình êm đềm và không là tổn thương người khác, đồng thời cũng là để cho tâm hồn mình được thanh thản Trong hầu hết truyện của Nguyễn Ngọc Tư, phần nhiều là những người nông dân sống ở nông thôn hay những nghệ sĩ đã cuối mùa nay đây mai đó Trình độ học vấn của họ thấp nhưng cách ứng xử giữa người với người thì không hề thấp họ không muốn làm tổn thương người khác tránh xa những ganh đua đố kị

Cô bé Mỹ Ái trong Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, đã nhẫn nhịn đến mức

cam chịu để rồi phải nhận lấy bao nhiêu tủi hổ đắng cay Nguyễn Ngọc Tư đã lấp vào em bé một vùng của quên lãng, một vùng trắng xóa của những tiếng con cò, con chó, tiếng của những động vật nuôi sống em Chứng kiến cái chết của mẹ năm sáu tuổi, một bí mật của người cha trước cái chết của mẹ và lí do ông đưa ra để trốn tránh trách nhiệm Kể từ đấy cô bé đã không thể chấp nhận những điều gian dối cơn gió lẻ chính là em, chính là sự nhức nhối khi em cứ tha phương, lay lắt như cọng cỏ dại giữa trời, dặm dằn cuốn vào đời của những mảnh cong số phận khác, hay chủ xe tải em đặt tên là buồn, họ cũng đâu ngờ cuốn theo những cơn gió lẻ lạnh rát tê tái

Tương tự như vậy, ý thức được thân phận mình nên hai chị em Nương và

Điền trong Cánh đồng bất tận, cũng đã nhẫn nhịn lặng lẽ sống không muốn ai

phải vì mình Để rồi, cuộc đời các em cũng toàn đau khổ bất hạnh

Trang 21

Khác với những biểu hiện nghệ thuật như: con người cơ hội bịp bợp, con người tha hóa Trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Trước 1945 Nếu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp làm chuyện gì cũng chỉ với suy nghĩ và và mục đích có lợi hay không

có lợi cho bản thân mình thì những con người trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư làm chuyện gì cũng đắn đo suy nghĩ “cân nhắc xem chuyện ấy tốt hay xấu, là đúng hay sai, có gây tổn hại đến người khác hay không để từ đó quyết định nên làm hay không nên làm” [6] Đây chính là cái nhìn và cách lí giải về con người theo cách riêng của chị tạo nên một Nguyễn Ngọc Tư không lẫn với bất cứ nhà văn nào

2.2 Đặc điểm nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư Không mang đến những cảm giác choáng ngợp, kịch tính hay những ấn tượng khó phai, nhưng truyện ngắn của Nguyễn ngọc Tư lại mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu sắc ở cái tình Người ta không thấy những mối tình, những hình tượng đẹp như phim Hàn Quốc mà đó chỉ là

chuyện ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc lỡ dở một đời vì thầm thương

cô đào Hồng, mà không hề than thở một lời Tiếng gọi Cải ơi da diết khắc sâu

vào mỗi trái tim người đọc, đó là nỗi đau thầm lặng của một người cha mất con của một kẻ mắc tiếng oan khó giải Có khi là tiếng nức nở của những

Duyên phận so le, hay Cái nhìn khắc khoải, những đợi chờ, những nỗi đau lặng ngắt trong Một trái tim khô, chảy thành Dòng nhớ, giữa Biển người mênh mông, giữa Cánh đồng bất tận… Yêu thương và tình nghĩa Chỗ lắng sâu của

những trang văn này là dòng cảm xúc tuôn chảy từ trái tim nhân hậu, trăn trở với cuộc đời và con người của nhà văn, là những giọt nước mắt trong trẻo và đẹp đẽ gợi dậy nơi người đọc sau mỗi truyện ngắn

2.2.1 Những con người chung thủy nhưng bị bội tình

Trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư có những con người họ vốn là những người tốt bụng, chân thành và thủy chung nhưng lại bị phản bội

Trang 22

Những dối trá mất mát ấy, đã gặm nhấm hủy hoại cuộc sống của họ để rồi họ không thể tiếp nhận tình yêu thương từ bất cứ ai Có những người còn trả thù bằng cách hủy hoại chính cuộc sống của mình, để rồi những người xung quanh họ phải chịu bao bất hạnh

Tình yêu muôn đời là điều khó nhận biết, trái tim bao giờ cũng có lí lẽ riêng mà lí trí không thể giải thích được, đôi khi có những nụ cười phải đánh đổi bằng nước mắt, có những hạnh phúc phải trả giá bằng niềm đau nhưng con người ta lại luôn tin vào tình yêu

Một trái tim khô là câu chuyện của Hậu, chị ôm trong mình một vết

thương không bao giờ có thể lành Khi hai người đàn ông đến với cuộc đời chị đều khắc vào trái tim chị những nỗi đau, những tổn thương không bao giờ vơi Chồng Hậu đang tâm thuê người giết Hậu để cướp tài sản và cũng bởi bên anh ta có người đàn bà khác trẻ đẹp Trái tim là để yêu vậy mà giờ trái tim Hậu “vỡ bục ra giãy đành đạch” và “tan hoang, lạnh lẽo như đồng sau bão” [43] Đó là khi vệt dao loé lên sắc nhọn ở cua Bún Bò với câu nói nát lòng: “Đừng oán giận tôi nghen, có oán thì oán chồng bà” Sau câu nói của kẻ giết người Hậu thấy trái tim mình chết ngắc và khi “vết thương lành nhưng Hậu mắc chứng trầm uất, hoang tưởng, rối loạn tinh thần… thức dậy đã thấy nước mắt chảy thành hàng” [43;145] Hôm mới giải phẫu xong, cảnh đời mới buồn ác liệt khi tỉnh dậy, Hậu chỉ biết tê tái hỏi một câu “sao anh đành đoạ giết em” Trái tim giờ khô lại muốn nó bò lồm cồm ngồi dậy nhói đau, Hậu giờ đã không còn quan tâm Nhâm cũng không đón nhận tình cảm của Thường bởi “nghĩ đời thiệt mắc cười, sao biết nhau ở đây, để thương nhau đến mức nầy, để rồi nhận ra lúc trước đã gặp nhau một lần…” [43;135]

Không đau đớn mất mát quá nhiều như Hậu, nhưng Xuyến trong Duyên phận so le cũng mang một trái tim đau luôn thổn thức mà không thể nào đón

nhận tình yêu của ai Khi mới mười bảy tuổi Xuyến yêu một người, yêu đến

Trang 23

nỗi bỏ cả gia đình cha mẹ theo tiếng gọi của tình yêu Nhưng chỉ đến mười tám tuổi tình yêu ấy cũng vứt bỏ cô lại bơ vơ giữa chợ đời, với hình hài bé bỏng của đứa con trong bụng Cô quá đau khổ khi phải dứt lòng đem cho đứa con chỉ vì không thể nuôi nổi bé Dù phải làm tiếp viên phục vụ khách đến khách đi, bị khách say khách tán tỉnh hôn hít, nhưng Xuyến vẫn gắn bó với khu du lịch So

Le hoang vắng này, bởi vì đứa con thơ dại của mình đang ở đây Xuyến cũng như bao nhiêu người nơi đây, họ chua chát nghĩ cho cuộc đời mình khi mà đáng ra đôi má ấy, đôi tay ấy phải để cho người mình yêu thương ôm ấp” [43;137] Xuyến không đón nhận tình cảm của ai dù thâm tâm cô thổn thức muốn được yêu thương, như con đò nhầm bến đỗ, một lần dở dang để cả đời mang nỗi đau của kẻ bị phụ tình, nỗi đau của người mẹ mất con

Nguyễn Ngọc Tư cho rằng, trong cuộc sống, trong tình yêu cũng có không chỉ có người đàn ông phụ bạc, mà cũng không ít người phụ nữ phụ bạc,

và chính họ cũng là nguyên nhân gây nên bi kịch tình yêu hoặc gia đình tan

vỡ chứ không phải riêng gì người đàn ông Vì thế, trong rất nhiều truyện ngắn, Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ thái độ không đồng tình với những người phụ

nữ như thế và qua đó cất lên tiếng nói cảm thông và chia sẻ với những người đàn ông sâu sắc, một lòng một dạ, khi yêu

Trọng trong Một mối tình, là một điển hình của kiểu nhân vật bị phụ bạc

Từ khi Ái bỏ đi, trái tim anh đã không còn có thể đón nhận thêm ai dù biết người em vợ thích mình Dường như, nỗi đau mà người vợ phản bội gây ra đã không thể nào nguôi ngoai trong tâm hồn anh Anh vẫn tin vẫn hi vọng Ái sẽ quay trở về bởi thế cho nên những gì thuộc về Ái anh vẫn giữ nguyên: “Mười năm kể từ ngày chị Ái tôi bỏ Trọng đi, Trong vẫn giữ nguyên cái khăn choàng tắm treo đầu sào, chiếc nón lá quai nhung đã ngả màu thâm sì, cũ mèm, giữ cây lược sừng đã gãy mất mấy cái răng ” [42;126 - 127] Để ngày ngày ngó

ra khoảng sân vắng gìn giữ mọi thứ để “má con nhớ được đường, nhớ đựoc nhà mà về” [42;132]

Trang 24

Trong Cánh đồng bất tận, nhân vật người cha Út Vũ cũng là một kiểu người bị phụ bạc Khác với Trọng trong Một mối tình, khi vợ bỏ nhà theo trai

Út Vũ căm hận vợ mình nhưng lại không đi tìm vợ mà lại trút căm hận vào hai đứa con, và những người đàn bà yêu quyết theo anh ta Út Vũ chỉ vì thù hận của mình, đã khiến những người xung quanh anh ta đau khổ Anh ta đã bỏ lại người đàn bà khi vừa đi một đoạn đường, để người ta có thể nhận thấy sự phản bội, điều đó cũng đủ để người đàn bà không còn con đường trở về nữa Nương đã nói: “Với những người đàn bà sau này cha tôi tính toán rất vừa vặn, sao cho vừa đủ yêu, vừa đủ đau, vừa đủ bẽ bàng, và bỏ rơi đúng lúc Cha mang họ đi một quãng đường vừa đủ người ở lại nhìn rõ chân dung của sự phản bội, sau đó người đàn bà bị hắt lên bờ, con đường quay trở về bị bịt kín

Sẽ còn bao nhiêu người nữa được cha tôi cho nếm thử niềm đau kia ” [43;189 - 190] Đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngời đó, là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi dễ hụt chân Trả thù đời để lấp đi những vết thương người vợ để lại để xoa dịu những nỗi đau nhức nhối theo anh suốt cuộc đời, nhưng vết thương lòng ấy mãi không thể liền Người cha ấy tựa như

đi trong đêm tối, mang theo hai đứa con trong một hành trình vô định Chính

do sự mê muội, nên khi những tình yêu thương quay trở lại thì cũng chính là lúc ông khiến hai đứa con mình chịu bao thua thiệt bao vất vả đớn đau

Nguyễn Ngọc Tư không bi quan, nhưng chị luôn biết nhìn thẳng vào sự thật vào những mảnh đời thua thiệt, bởi vì trong cuộc đời còn nhiều những bất hạnh, những đau thương Nhưng nhân vật của chị không vì thế mà sống gian

ác lọc lừa sảo trá mà trong sâu thẳm trái tim họ ngoài nỗi đau là tình yêu thương là lòng nhân hậu

2.2.2 Những con người ở hiền nhưng không gặp lành

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư không ai trong mỗi chúng ta khi gấp cuốn sách lại mà không thở dài một tiếng, không thốt lên một câu xót xa

Trang 25

“Sao mà lại buồn đến thế!” Phải rồi, trong con người mỗi chúng ta luôn luôn

tồn tại một tiềm thức về cái gọi là: “Ở hiền gặp lành”, đọc một câu chuyện

thì bao giờ cũng thích một cái kết có hậu, cuộc đời nhân vật sẽ sang một trang mới tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn Thế nhưng chúng ta lại quên đi mất một điều, rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, có những con người “Ở hiền mà chẳng gặp lành”, có những số phận không phải sống trong một cái kết may mắn, hạnh phúc mà là một cái kết trong những bi kịch Nguyễn Ngọc Tư đã từng nói rằng chị không tin người tốt sẽ được đền đáp, vì như thế người ta rủ nhau sống tốt hết rồi, ai thèm xấu mà chi Nhưng chị vẫn tin có báo ứng có quy luật nhân quả Bởi thế cho nên các nhân vật của chị có nhiều người tốt tử tế, nhưng lại chịu nhiều mất mát thua thiệt ở hiền mà không gặp lành

Khởi nguồn của hạnh phúc bắt đầu từ mái ấm gia đình, nhưng trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gia đình kết dính bằng sự quá giang trong một khúc đường đời Vì vậy từ em bé đến người già không một ai có được

niền hạnh phúc trọn vẹn trong Cải ơi, người vợ nghi ngờ chồng giết cô con

gái riêng, tin này như “sét đánh ngang tai” khi cái miệng của vợ thốt ra điều

đó Ông tím tái mặt mày, đau đớn quằn quại như ai lấy muối xát vào ruột Dân làng “đồn đãi ông giết con nhỏ rồi lấp ở một chỗ đất nào đó” “Cái cảnh

bà con hàng xóm xầm xì, chỉ trỏ, người ở xa còn thuê đò dọc lại nhà ngó nghiêng, đâu, thằng cha giết con đâu? Đâu, con nhỏ bị chôn chổ nào? Đã quá chừng đau, khi ông nhìn sâu vào ánh mắt của vợ…chỉ tối tăm những ngờ vực, hoài nghi ” [43;9] Khuôn mặt yêu thương của vợ nay chuyển sang “khủng bố”, ông đành chọn giải pháp ra đi tìm cho được con Cải về, mười hai năm rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm nhưng không thấy Cải ở đâu Bất lực, Năm Nhỏ muốn nhắn Cải một lời nhưng không có cách nào lên được truyền hình Tận cùng đau khổ, ông giả đi ăn trộm trâu để được lên ti vi, ngoài tội bị

Trang 26

nghi giết con nay ông mắc tội trộm trâu sự thật, bi kịch xếp lên bi kịch, nỗi đau xếp lên nỗi đau Tiếng kêu “Cải ơi, con ở đâu?” về nhà với ba má như ai oán, như xé lòng bạn đọc

Khác với Năm Nhỏ, nhân vật ông Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, hi

sinh cả cuộc đời để được ở bên người mình yêu, nhưng đến cả khi cuối đời rồi

mà vẫn phải hi sinh vì đào Hồng mà không bao giờ có được tình cảm của đào Hồng: “Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi

vì đời ông thật có ý nghĩa Lần đầu tiên ông được đóng vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung người đàn bà ông yêu thương, ông gọi “Má ơi” và thấy bà mỉm cười Chỉ vậy thôi à Ừ, chỉ vậy thôi Nhưng tụi trẻ bây giờ thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn” [43;46] Với Năm nhỏ, hạnh phúc với ông thế là đủ, dù cho cuộc đời không hề ưu ái ông Cuộc đời đào Hồng cũng không thoát khỏi hai tiếng bi kịch vì yêu, và cũng

hi sinh cuộc đời vì người mình yêu Cô có thai nhưng vẫn bao che cho người đã ngủ với mình, sau đó vì đam mê hát cô gửi con cho người ta đến mức con của cô không còn nhìn mặt mẹ nữa Cuộc đời nhiều truân chuyên, qua bao sóng gió cô vẫn nín lặng để sống chỉ khi lên sân khấu cô mới thỏa sức khóc cười Khi người

cũ trở về nhìn thấy nhan sắc của đào Hồng ông ta chết lặng, đau đớn khi đất không phải là nhan sắc mà ông đã nhớ thương, đã từng ôm ấp Để rồi không ai

còn nghe thấy tiếng rao ngọt ngào thánh thót mà buồn thiệt buồn của bà “Bà

như trái bầu khô chỉ còn nhờ vào chút chờ đợi mỏng manh của tình yêu thời son

trẻ làm cái vỏ cứng cáp ở bên ngoài” [43;96] Họ đều sống và hi sinh cho người

mình yêu, quên cả thời gian đã cướp đi tuổi xuân của mình Nhưng cái họ nhận lại, lại là nỗi buồn và sự hờ hững của đối phương

Con người với bao nhiêu buồn vui, sướng khổ, bao nỗi nhọc nhằn cho cơm áo gạo tiền, trên hết mọi sự vấn đề trái tim luôn có lý lẽ của riêng nó

Đời như ý, tên truyện chứa đựng niềm hạnh phúc tột cùng, đối lập với ước mơ

Trang 27

tươi sáng là một gia đình bi hài kịch, khác xa sự tưởng tượng của người cha,

bởi làm gì có chuyện Đời như ý khi bên cạnh người cha mù lòa cộng thêm

một bà vợ tâm thần cùng với hai đứa con xấu xí, nghề nghiệp của cả gia đình dắt nhau đi hát rong xin tiền, lấy bầu trời làm nhà, lấy đất làm chiếu Truyện khép lại với sự ngậm ngùi đau xót, chú Đời đã lìa đời trong lời ru miên man của người vợ khờ, tiếng khóc ngậm ngùi đau khổ của con Như, còn con Ý giờ này đang ở đâu? Cuộc đời của gia đình này trôi về đâu?

Trong Một mối tình, Nguyễn Ngọc Tư đã dựng nên một tình cảnh éo le

và trớ trêu cho cả hai nhân vật chính là Trọng và Út (nhân vật xưng “tôi”) Út đúng ra là em vợ của Trọng, (vợ Trọng đã bỏ di theo tình yêu khác đã lâu nhưng Trọng vẫn thuỷ chung chờ đợi có ngày vợ sẽ quay về với mình), vì thương cảnh “gà trống một mình nuôi con” và sự chung tình của người anh rể,

Út đã dành trọn một tình yêu của đời con gái cho anh trong sự âm thầm, hi sinh và chia sẻ Có nhiều lúc Út muốn nói thẳng ra với Trọng - người anh rể của mình rằng: “Thử thương tôi đi, tôi sẽ giúp thằng Bầu nấu cơm, vá áo, giúp anh lau ống khói, châm dầu cái đèn chong nhỏ, giữ cho ngọn lửa suốt đêm ngày le lói đỏ như vạn truyền thống nhà mình đã trăm năm nay Sau này, chị Hai có về, tôi sẽ trao lại anh, như ngày xưa vậy, tôi cũng làm được lắm mà” [42;135] Nhưng đó rốt cuộc chỉ là những lời Út giấu kín trong lòng, không thốt ra được: “Mà, trời ơi, Trọng ác với tôi chi vậy, sao bắt tôi phải kìm lòng không được để nói ra, nhìn tôi mà không hiểu à?” [42;135]

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư không bi quan mà chị đã nhìn thẳng vào sự thực ở đời Con người khi sinh ra không cười mà khóc, không có ai trên đời là không mắc phải những bi kịch của cuộc đời nhưng những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư không vì thế mà bớt đi sự cao thượng trong họ là niềm tin hi vọng vào tương lai

Trang 28

2.2.3 Những con người là nạn nhân của nghèo đói

Viết về nhân vật này, nhà văn muốn nói với người đọc rằng cái xấu không tồn tại đâu xa mà trong chính bản thân mỗi người, nếu không chiến thắng được cám dỗ con người sẽ rơi vào bi kịch không lối thoát Nguyễn Ngọc Tư luôn phản ánh chân thực cuộc sống, chính vì thế tác phẩm của chị có

cả nhân vật tốt nhân vật xấu Những con người đó luôn phải vật lộn với chính mình để vượt qua bản thân nhưng có những người vẫn rơi vào bi kịch

do chính mình tạo ra

Bi kịch của cô gái ăn sương trong Cánh đồng bất tận, cũng do chính cô

tạo ra khi mà cái nghèo vây lấy, cô đi “làm đĩ” [43;160], cô tự nhận mình như vậy khi nghe Nương hỏi Trước cuộc sống nghèo khó, những người phụ nữ đôi lúc không còn sự lựa chọn nào khác là phải chấp nhận đánh đổi thân xác mình để tồn tại Ai mà không nhói lòng khi đọc những đoạn văn miêu tả tình cảnh chẳng đặng đừng của những người phụ nữ thôn quê nghèo khó như những đoạn văn dưới đây: “Chúng tôi đã gặp nhiều, rất nhiều người phụ nữ giống chị Cứ mỗi mùa gặt, họ lại dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của những thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn nuôi vịt chạy đồng

Họ cố làm ra vẻ trẻ trung, tươi tắn nhưng mặt và cổ đã nhão ra, nhìn kỹ phát

ứa nước mắt” [43;160]

Họ đánh mất mình và vứt luôn lòng tự trọng bản thân, tự biến mình thành hàng hóa để mua bán trao đổi, biến tấm thân mình thành cái “cần câu cơm”, vì vậy con người đã đánh mất giá trị làm người Cô gái ăn sương trong

Cánh đồng bất tận, rút ra bài học: “Ăn trên mồ hôi nước mắt của họ lâu lâu bị

đánh cũng đáng” [43;161], đạo đức đối với họ không có nghĩa lý gì, công, dung, ngôn, hạnh xem như con số không tròn trĩnh Họ tìm cách thay đổi cuộc sống nhưng thay đổi bằng con đường này có ổn không? Theo dõi cuộc đời của

họ sẽ thấy khi đến độ nhàu nát không ai thèm đếm xỉa đến nữa, đói rã ruột ở

Trang 29

thành phố đành mò về nông thôn Gái đĩ mồi chài những người làm thuê, thả tiếng cười mênh mang trên các triền đê và cuỗm luôn số tiền công ít ỏi mà họ nai lưng làm lụng cả ngày Vậy sau miếng ăn là gì? Không phải chọn cho

mình theo kiểu Kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, vì tiền mà nhắm mắt

đưa tay Nguyễn Ngọc Tư mô tả thật khủng khiếp, đẩy lên một tầm cao hơn

về sự tha hoá: “Chị cần nhiều hơn, nhiều hơn, nhiều khủng khiếp, tưởng như chị có thể ngốn ngấu, bào mòn tất cả đàn ông trên thế gian này Lúc đầu là kiếm sống, nhưng lâu dần, sự chung đụng của thể xác làm chị nghiện” [43;200]

Cũng vì nghèo đói Bông trong truyện Lương, phải đi làm gái cái nghề

nhơ nhớp để kiếm tiền nuôi gia đình, cô cũng không hề cảm thấy vui vẻ dù trở nên xinh đẹp Hay đó cũng là Diễm Thương, cái tên nghe hay mà khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, vui buồn không rõ Để rồi, hằng ngày cô phải tiếp khách để kiếm tiền Hay đó là cuộc đời của Dịu

trong Sầu Trên đỉnh Puvan ta thấy thật xót xa cho kiếp người, sự đối lập

giữa kẻ giàu người nghèo Vĩnh trên đỉnh của giàu sang, khi đã nhìn thấy hoa sầu anh ta bỗng thấy trống rỗng và vô nghĩa, khi không còn gì để khám phá mong đợi nữa Anh ta chết trên sự giàu sang chết vì không vì ai mà sống Trong khi đó Dịu lại có một cuộc đời trái ngược với Vĩnh, số phận hẩm hiu khi giả vờ li dị để đi xuất khẩu lao động kiếm tiền, nhưng sự đời thường không như ta mong muốn, Dịu bị ông chủ cưỡng hiếp rồi bị bà chủ ném ra đường với hai bàn tay trắng Để rồi cô về, lặng lẽ cất chòi nhỏ ở góc vườn của má để ở khi bụng mang dạ chửa Dịu không dám đón nhận tình yêu của chồng nữa bởi sự nhục nhã ê chề, và không muốn làm khổ chồng Dịu đã bỏ lên Sài Gòn, trở thành gái bao rồi khi cận kề cái chết cô mới hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống

Tất cả họ đều không được sống hạnh phúc mà đều dằn vặt, buồn tủi khát khao được sống bình yên bên một mái ấm nho nhỏ một gia đình để yêu thương

Trang 30

Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn thẳng vào sự thật ở đời, để cùng nhân vật của mình nói lên những đắng cay của số phận, bởi vì con người ta sinh ra không ai không mong mình được hạnh phúc ấm êm được sống trong giàu sang Nhưng cuộc sống luôn có kẻ giàu người nghèo luôn có người tốt kẻ xấu, điều quan trọng là cách sống là nhân phẩm Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, có thể vẫn chưa thể sánh ngang với những tên tuổi như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao hay xa hơn là với Nguyễn Du… trong lịch sử văn học dân tộc Nhưng qua những vấn đề mà chị đã

đề cập, chúng ta thấy chị là một nhà văn có tâm và có tài thật sự Nguyễn Ngọc

Tư luôn biết nghĩ, biết quan tâm, biết trăn trở và đau đớn trước những số phận hẩm hiu mà chị đã từng gặp đâu đó trong cuộc sống quanh mình, đây cũng chính

là giá trị nhân văn trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

2.2.4 Bi kịch của những kẻ chạy theo cám dỗ vật chất tầm thường

Ở truyện ngắn của O.Henry, ông nhìn người phụ nữ rất trìu mến, ngưỡng

mộ, ưu ái và đầy trân trọng Họ là những con người đúng với nghĩa “cái đẹp

cứu nhân loại” được thể hiện ở nhiều truyện ngắn như Xuân trên thực đơn, Tiền tài và thần tình ái… Còn Nguyễn ngọc Tư, chị có một cách khai thác

khác về nhân vật nữ Chị xây dựng nhân vật nữ không điêu ngoa, dối trá, lừa đảo hay sát nhân, nhưng họ lại bị vật chất tầm thường cám dỗ, để rồi chạy theo nó bỏ lại đằng sau bao nỗi đau thương của kẻ ở lại Viết về kiểu nhân vật này nhà văn muốn nói với người đọc một thông điệp, đó chính là phải chiến thắng bản thân để vượt qua những cám rỗ vật chất tầm thường Đó chính là nguyên nhân dồn đuổi số phận con người vào bi kịch không lối thoát Viết về

họ Nguyễn Ngọc Tư vừa phê phán vừa cảm thông xót xa cho những kiếp người với một tấm lòng bao dung và nhân hậu

Trong Một mối tình nếu Trọng là người chung thủy thì Ái lại vì “áo đỏ

guốc cao”, sẵn sàng chạy theo người đàn ông khác bỏ mặc chồng con Mẹ của

Ái đã nghẹn ngào trong tiếng nấc khi đứa con bỏ chồng theo trai: “Con Ái tệ

Trang 31

quá, nó bỏ chồng bỏ con nó theo người ta rồi Biết nó hư thân vậy, má thà sanh hột gà hột vịt còn hơn” [42;130]

Cũng là người mẹ bỏ con mình bơ vơ giữ dòng đời, mẹ của Nương và

Điền trong Cánh đồng bất tận, vì sự cám dỗ của những mảnh vải đủ màu sắc

mà chấp nhận oàn oại dưới tấm lưng trần đầy những nốt ruồi rồi bỏ đi (một phần vì mặc cảm khi biết các con đã nhìn thấy tất cả), bỏ lại người chồng hết mực yêu thương mình, và hai đứa con thơ dại

Trong Một trái tim khô, Thường nỡ tâm thuê người giết vợ mình vì chức

tổng giám đốc và vì bên cạnh anh ta có người đàn bà khác trẻ đẹp Trái tim phụ nữ là để yêu thương, vậy mà trái tim hậu đã lặng ngắt, đau tê tái vì một người chồng phụ bạc, hám của

Đọc Huệ lấy chồng, một lần nữa ta lại thấy kiểu nhân vật chạy theo cám

dỗ vật chất tầm thường Đó là Thi nỡ lòng bội ước với người mình yêu, để lấy con ông trưởng phòng giáo dục huyện nhằm có cơ hội thăng tiến

Tất cả những nhân vật đó đều bị những vật chất tầm thường cám dỗ, họ trở thành kẻ vô tâm, kẻ chạy theo đồng tiền mà bỏ lại sau lưng biết bao nỗi đau cho người ở lại Nhưng Nguyễn Ngọc Tư lại không quá khắt khe và đẩy

họ vào đường cùng Chị luôn tìm ra được lí do để họ có thể biện minh dù nó không khiến cho họ quay lại được

Tình yêu không thể vắng mặt trong cuộc đời này, tình yêu hàn gắn được mọi đau khổ buồn phiền và xóa đi tội lỗi Biết rằng, đi bên cạnh hạnh phúc,

Trang 32

tình yêu luôn có khổ đau vì trên cõi nhân sinh này, mọi cuộc chia li đều đau khổ Từ sự mất mát trong tình yêu và hôn nhân, những mối tình buồn được Nguyễn Ngọc Tư đẩy lên một cung bậc mới, khi con người ta không như mình mong muốn họ tìm cách trả thù như chỉ để thoả mãn bản năng dục tính

Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật Út Vũ

vì mang trong lòng nỗi đau, sự trả thù mê đắm Không giống như những nhân vật khác trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, những người như anh Hết, ông Mười, ông Chín Vũ là những người có lòng hi sinh cao cả, họ lấy niềm vui hạnh phúc của người khác làm lẽ sống ở đời Út Vũ lại khác anh ta lợi dụng tình yêu của kẻ khác để thỏa mãn lòng hạn thù mù quáng của mình “Cha làm chuyện đó thì cũng như những con vịt đạp mái” Nhân vật người cha tìm cách giải quyết sinh lí đối với người đàn bà mà anh ta cúi xuống từ nỗi đâu hằn học

bị vợ theo trai để đánh đổi thân xác Xong lại vứt bỏ người ta như thứ rác rưởi

như đồ ăn thừa, “Cha đưa cho chị một ít tiền ngay trong bữa cơm, khi nhà đủ

mặt, “Tôi trả hồi hôm” Rồi cha điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và dắc thắng no nê” [43;173] Cảnh đời cứ trôi dạt lênh đênh trên con thuyền không bờ không bến, để rồi anh ta lại trả thù một chị chủ nhà sau khi đã thỏa mãn dục tính với màn kịch:

“Cha ghé một chợ nhỏ đầu xóm kinh, biểu chị lên mua một ít củ cải muối đem theo Chị vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười Chị em chúng tôi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội vừa đau đớn, hoang dã, cay đắng nghiệt ngã Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước” [43;193]

Nỗi hận đã làm con người không ngượng ngùng hổ thẹn và không chùn tay, không sợ hãi khi làm những điều sai trái Điền và Nương nhận thấy:

“Cha không tốn nhiều công sức cho việc chinh phục… tôi tự hỏi mình khi người đàn ông vào tuổi bốn mươi, quyến rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w