Bi kịch của những kẻ bản năng dục tính

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 31 - 33)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.5. Bi kịch của những kẻ bản năng dục tính

Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, còn có những những người đàn ông đến với phụ nữ chỉ để thỏa mãn bản năng con đực mà không hề có tình yêu, sự trân trọng chia sẻ. Bởi thế cho nên họ không bao giờ có được tình yêu đích thực, cũng như không tìm lại được tình yêu đã mất của mình, sự trả giá đến với họ là tất nhiên.

Tình yêu không thể vắng mặt trong cuộc đời này, tình yêu hàn gắn được mọi đau khổ buồn phiền và xóa đi tội lỗi. Biết rằng, đi bên cạnh hạnh phúc,

tình yêu luôn có khổ đau vì trên cõi nhân sinh này, mọi cuộc chia li đều đau khổ. Từ sự mất mát trong tình yêu và hôn nhân, những mối tình buồn được Nguyễn Ngọc Tư đẩy lên một cung bậc mới, khi con người ta không như mình mong muốn họ tìm cách trả thù như chỉ để thoả mãn bản năng dục tính.

Trong Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật Út Vũ

vì mang trong lòng nỗi đau, sự trả thù mê đắm. Không giống như những nhân vật khác trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, những người như anh Hết, ông Mười, ông Chín Vũ... là những người có lòng hi sinh cao cả, họ lấy niềm vui hạnh phúc của người khác làm lẽ sống ở đời. Út Vũ lại khác anh ta lợi dụng tình yêu của kẻ khác để thỏa mãn lòng hạn thù mù quáng của mình “Cha làm chuyện đó thì cũng như những con vịt đạp mái”. Nhân vật người cha tìm cách giải quyết sinh lí đối với người đàn bà mà anh ta cúi xuống từ nỗi đâu hằn học bị vợ theo trai để đánh đổi thân xác. Xong lại vứt bỏ người ta như thứ rác rưởi

như đồ ăn thừa, “Cha đưa cho chị một ít tiền ngay trong bữa cơm, khi nhà đủ

mặt, “Tôi trả hồi hôm”. Rồi cha điềm nhiên phủi đít đủng đỉnh đứng lên, sự khinh miệt và dắc thắng no nê” [43;173]. Cảnh đời cứ trôi dạt lênh đênh trên con thuyền không bờ không bến, để rồi anh ta lại trả thù một chị chủ nhà sau khi đã thỏa mãn dục tính với màn kịch:

“Cha ghé một chợ nhỏ đầu xóm kinh, biểu chị lên mua một ít củ cải muối đem theo. Chị vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười. Chị em chúng tôi mãi không quên cái cười đó, nó vừa dữ dội vừa đau đớn, hoang dã, cay đắng nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha, làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước” [43;193].

Nỗi hận đã làm con người không ngượng ngùng hổ thẹn và không chùn tay, không sợ hãi khi làm những điều sai trái. Điền và Nương nhận thấy:

“Cha không tốn nhiều công sức cho việc chinh phục… tôi tự hỏi mình khi người đàn ông vào tuổi bốn mươi, quyến rũ từ cái cười, từ câu nói, ánh

nhìn thăm thẳm, ngọt ngào. Trời ơi, trừ chị em tôi, không ai thấy được đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngời đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi, dễ hụt chân” [43;190].

Qua nhân vật Út Vũ Nguyễn Ngọc Tư đã khai thác đến tận cùng bi kịch cuả con người. Bởi một con người khi mang trọng bệnh về thể xác anh ta hủy hoại chính bản thân mình, nhưng một người mang trọng bệnh về tâm hồn anh ta đã hủy hoại một thế hệ.

Đọc Sầu trên đỉnh Puvan, ta thấy Vĩnh là một kẻ nông cạn, hời hợt và

ích kỉ. Vĩnh giữ Dịu lại bên mình cũng bởi để thỏa mãn bản năng con đực mà

không hề có tình yêu. Cả trong Tình thầm và Gió lẻ cũng vậy, những người

đàn ông không hề có khái niệm tình yêu mà đó chỉ là sự thỏa mãn. Ông Tám

trong Gió lẻ, mặc kệ cuộc đời đầy đau khổ của Mỹ Ái đã “ép chặt em xuống

tấm ván mối ăn lấm tấm, một bàn tay lần vào áo em, thì em giật mình. Em gào lên, nhưng giọng tắt trong bàn tay khẳm mùi rượu, thịt và nước tiểu. Cũng không chắc cái âm thanh rát bỏng cổ họng em là tiếng người... vì nghe như tiếng chó tru, tiếng chim đêm thảng thốt, tiếng mào gào trong bụi cỏ...” [43;150 - 151].

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)