8. Bố cục của khóa luận
2.2.4. Bi kịch của những kẻ chạy theo cám dỗ vật chất tầm thường
Ở truyện ngắn của O.Henry, ông nhìn người phụ nữ rất trìu mến, ngưỡng mộ, ưu ái và đầy trân trọng. Họ là những con người đúng với nghĩa “cái đẹp
cứu nhân loại” được thể hiện ở nhiều truyện ngắn như Xuân trên thực đơn, Tiền tài và thần tình ái… Còn Nguyễn ngọc Tư, chị có một cách khai thác
khác về nhân vật nữ. Chị xây dựng nhân vật nữ không điêu ngoa, dối trá, lừa đảo hay sát nhân, nhưng họ lại bị vật chất tầm thường cám dỗ, để rồi chạy theo nó bỏ lại đằng sau bao nỗi đau thương của kẻ ở lại. Viết về kiểu nhân vật này nhà văn muốn nói với người đọc một thông điệp, đó chính là phải chiến thắng bản thân để vượt qua những cám rỗ vật chất tầm thường. Đó chính là nguyên nhân dồn đuổi số phận con người vào bi kịch không lối thoát. Viết về họ Nguyễn Ngọc Tư vừa phê phán vừa cảm thông xót xa cho những kiếp người với một tấm lòng bao dung và nhân hậu.
Trong Một mối tình nếu Trọng là người chung thủy thì Ái lại vì “áo đỏ
guốc cao”, sẵn sàng chạy theo người đàn ông khác bỏ mặc chồng con. Mẹ của Ái đã nghẹn ngào trong tiếng nấc khi đứa con bỏ chồng theo trai: “Con Ái tệ
quá, nó bỏ chồng bỏ con nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân vậy, má thà sanh hột gà hột vịt còn hơn” [42;130].
Cũng là người mẹ bỏ con mình bơ vơ giữ dòng đời, mẹ của Nương và
Điền trong Cánh đồng bất tận, vì sự cám dỗ của những mảnh vải đủ màu sắc
mà chấp nhận oàn oại dưới tấm lưng trần đầy những nốt ruồi rồi bỏ đi (một phần vì mặc cảm khi biết các con đã nhìn thấy tất cả), bỏ lại người chồng hết mực yêu thương mình, và hai đứa con thơ dại.
Trong Một trái tim khô, Thường nỡ tâm thuê người giết vợ mình vì chức
tổng giám đốc và vì bên cạnh anh ta có người đàn bà khác trẻ đẹp. Trái tim phụ nữ là để yêu thương, vậy mà trái tim hậu đã lặng ngắt, đau tê tái vì một người chồng phụ bạc, hám của.
Đọc Huệ lấy chồng, một lần nữa ta lại thấy kiểu nhân vật chạy theo cám
dỗ vật chất tầm thường. Đó là Thi nỡ lòng bội ước với người mình yêu, để lấy con ông trưởng phòng giáo dục huyện nhằm có cơ hội thăng tiến.
Tất cả những nhân vật đó đều bị những vật chất tầm thường cám dỗ, họ trở thành kẻ vô tâm, kẻ chạy theo đồng tiền mà bỏ lại sau lưng biết bao nỗi đau cho người ở lại. Nhưng Nguyễn Ngọc Tư lại không quá khắt khe và đẩy họ vào đường cùng. Chị luôn tìm ra được lí do để họ có thể biện minh dù nó không khiến cho họ quay lại được.