Những con người cô đơn lạc lõng

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 33 - 39)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.6. Những con người cô đơn lạc lõng

Con người cô đơn - lạc lõng giữa cộng đồng là một trong những cảm hứng chủ đạo cho nhiều cây bút có tiếng vang lẫy lừng trên văn đàn Việt Nam đương đại, tiêu biểu như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp... Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với những tác phẩm được đánh giá cao đã tiếp nối mạch chủ đề cô đơn - lạc lõng của con người trước thiên nhiên và trước xã hội.

Đi sâu khai thác thế giới tinh thần đời sống nội tâm của nhân vật, Nguyễn Ngọc Tư khai thác cái tôi cô đơn và hoài niệm của họ. Những con người đó sống với thế giới riêng của họ, không thể chia sẻ cùng ai. Có thể họ cô đơn vì bị người khác hiểu lầm, hay vì những éo le mà số phận đã an bài.

Trong Duyên phận so le, nhân vật Xuyến có một “cuộc đời buồn nhất ở So Le này” [43;136]. Những con người ở nơi đây rúm ró nỗi cô đơn, Xuyến

cũng vậy cũng quạnh quẽ trong nỗi cô đơn tận cùng. Không dám đón nhận tình yêu của bất cứ ai, không thể bỏ vùng đất này bởi vì nơi đây có đứa con thơ dại mà cô phải dứt lòng đem cho.

Giang trong Nhớ sông cũng vậy, Giang thấy cô đơn khi phải lên bờ sống,

rời xa chiếc ghe nhỏ nơi cả gia đình yêu thương đang sinh sống và là nơi Giang chứng kiến cái chết của má. Lấy chồng rồi phải lên bờ sống nhưng trong lòng cô không sao có thể nguôi nỗi nhớ sông “con nuôi con Giang như nuôi con sáo, không biết bao giờ nó sổ lồng nó bay. Ở đây mà lòng dạ nó ở đâu á...” [42;177]. Hàng ngày cơm nước, dọn dẹp xong hở ra giờ nào Giang lại lấy xuồng chèo đi giờ ấy chèo chán rồi cô lại về. Nỗi cô đơn bao trùm lấy người con gái khi cô rời xa người thân, rời xa vùng sông nước quen thuộc, khi Giang cứ mãi nhớ về quá khứ.

Trong Biển Người mênh mông với Phi và ông già Sáu hai con người cô

đơn họ tìm thấy nhau trong biển người để cùng nhau chia sẻ nỗi cô đơn. Khi Phi một đứa trẻ cô đơn, bị tách ra khỏi cộng đồng khi mới sinh ra. Lủi thủi sống một mình khi mà đi đâu cũng bị nói là giống ông Hiểu nào đó. Khi hiểu dần mọi chuyện, cũng là lúc Phi tự tách mình ra khỏi cộng đồng ra khỏi gia đình ra khỏi má của anh. Bỏ ngoài tai lời trách móc Phi đi theo nghiệp ca hát, sống một cuộc sống bê bối vì trên đời không ai nhắc nhở, quan tâm anh. Anh nhận thấy nỗi cô đơn của mình khi ngủ dậy, đứng lặng, nghe tiếng bìm bịp buồn xa vợi trong ánh nắng chiều, Phi nhớ triền dừa nước xanh trước nhà ngoại mình, nhớ đứt ruột. Còn ông Sáu có một cuộc đời nghèo đói lam lũ, sống trong nỗi buồn nhớ cô đơn khi mang lỗi với người vợ của mình, ông đi tìm vợ bốn mươi năm trời để nói lời xin lỗi. Cuộc đời ông chỉ có con bìm bịp là bạn, với tiếng kêu da diết len lỏi vào từng ngõ nhỏ trái tim những con người cô đơn.

Nhân vật trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư còn có những đứa trẻ bị bỏ rơi, những đứa trẻ bơ vơ do cha mẹ bỏ nhau, cả những đứa trẻ bị chấn thương tâm lí do chứng kiến sự độc ác, dối trá do người lớn gây ra. Chúng lớn lên với một tâm hồn què quặt, khó hạnh phúc vì những ám ảnh quá khứ.

Trong Gió lẻ, Nguyễn Ngọc Tư thể hiện hình tượng cô gái câm Mỹ Ái,

em bỏ nhà đi bụi, từ chối tiếng người, bởi “nói giống người thì em cũng phải nói những lời dối, gây đau có thể giày vò nhau”. Tiếng nói người, đã giết chết tất cả những gì yêu thương, chỉ vì một chuyện nhỏ cô gây ra mà cha mẹ cãi nhau cha nói một câu độc ác để rồi mẹ cô phải tự treo mình trên xà nhà. Cô gái câm ấy đã nhìn thấy ở đâu con người cũng bạc ác và dối trá, cô nhận thấy mình không còn tồn tại trong cõi người này “thật may em thấy thích chỗ của những con cá sấu. Ngồi nghe xương của những con cá nhỏ, rạn nhừ trong những cái hàm đầy răng nhọn, và nhìn từng giọt nước mắt chảy ra. Cá sấu không khóc cho những con mồi, dù chúng vẫn chảy nước mắt. Thật kỳ lạ, em không nôn vì điều đó, có lẽ do cá không nhiều máu và không có tim, không

mồ hôi không nước bọt, nên em không bị khối hỗn độn đó giày vò” [44;157].

Cô quên mất tiếng nói loài người, trong nỗi hoang mang của kẻ lạc loài, số phận run rủi cho cô gặp hai kẻ đồng hành kém may mắn khác, và họ đã dạy cho cô những tiếng nói quen thuộc. Nhưng rồi tình cảnh thật trớ trêu, khi cô nhận ra mình mãi mãi không thể hòa nhập được với thế giới con người mà cô đã từng bị chối bỏ, bởi cô nhận ra giữa tiếng nói, hơi thở và “những ý nghĩ chạy xuyên qua mạch máu” đôi khi hoàn toàn không giống nhau. Thất vọng khi khoảng cách với thế giới người ngày càng xa vời vợi khiến Mỹ Ái co mình vào một cõi riêng.

Trong Cánh đồng bất tận hai đứa trẻ du mục trên sông nước, cùng người

cha lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn bởi vì vết thương do người vợ để lại. Hai đứa trẻ thỉnh thoảng có dừng thuyền ở một xóm làng nào đó để đổi lấy hàng hóa

cần dùng, nên chúng không bình thường đây là hậu quả của cha mẹ gây ra. Điền đứa con trai có những thứ tình cảm trong sáng với cô gái ăn sương nhưng khi đã bị cô gái ấy đánh thức bản năng, nên Điền có tình cảm nam nữ với cô gái đĩ ấy. Về sau Điền đã bỏ gia đình để đi theo cô ta, không ai biết Điền đi đâu, cuộc đời Điền về đâu... Còn Nương cô lại có trạng thái tâm lí bất bình thường khi cha bị đánh “Sẽ không ra gì nếu một đứa con gái tỏ ra mừng rỡ khi cha nó bị đánh tả tơi” [43;209]. Hay khi bị bọn côn đồ hãm hiếp, cô nghĩ mình như một món hàng được định sẵn, cô hầu như cam chịu “bọn chúng hơi khó chịu trước một đứa con gái yếu ớt và câm lặng” [43;210]. Dù

bị cưỡng hiếp nhưng Nương vẫn lập luận theo kiểu thắng lợi tinh thần “chúng

mầy có lột bỏ cả trăm cả ngàn, tầng tầng lớp lớp những vỏ bọc, cũng chẳng

bao giờ thấu đến tận tao...”. Đúng như lời trích dẫn về phật pháp trước truyện

ngắn : “Khi nào bạn bực tức, giận dữ hay bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì cả! Đừng nói gì - dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ” dù rằng “Trời ơi, mình giận muốn chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn

đập phá mà không cho mình nhúc nhích...” [43;154]. Trong tác phẩm, bi kịch

của hai chị em Điền và Nương không đơn giản chỉ là vấn đề miếng cơm manh áo mà chính là sự đói khát về tình cảm của cha mẹ, của con người với con người trong cuộc sống. Trong tiềm thức của hai chị em Nương luôn là hình ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời nhưng tất cả đều là mầm mống và dấu diệu báo trước một sự chia lìa, xa cách do sự thiếu chung thủy của người mẹ ấy. Còn lại người cha, cứ ngỡ ông sẽ dành tất cả tình cảm của mình cho hai đứa con yêu thương, để bù đắp sự trống vắng của người mẹ thì trái lại ông cư xử với chúng như những người dưng xa lạ. Vì thế, tuy sống với cha nhưng hai chị em Nương và Điền hầu như chỉ biết “giao tiếp” với đàn vịt mà chúng chăn thả

của cha mà lẽ ra đương nhiên chúng được quyền hưởng. Chúng thèm được nghe ông sai đi mua rượu, sai nướng vài con khô để ông vui thú với bạn bè. Thậm chí chúng còn thèm được nghe ông la hét, đánh mắng dù họ chẳng lầm lỗi gì. Nói tóm lại, họ khao khát được giao cảm, được trò chuyện giống như bầy vịt chăn thả trên đồng cần có lúa để ăn mà đẻ trứng. Họ thèm được nói chuyện với cha mình dù đó là những lời nạt nộ, xa lạ như với người dưng nước lã. Những đoạn văn sau cho chúng ta thấy bi kịch trên của chị em Nương và Điền:

- “Cha đẩy chị em tôi trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên. Mỗi lần rời

một nơi nào đó, thật khó để phân biệt, chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn ” [43 ;191].

- “Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả đò té chìm nghỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, dợm lao xuống nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại, tiếp tục gọt đẽo, chắc là nhớ thằng Điền đã lặn lội nước sông từ năm bốn tuổi, sức mấy mà chết trôi” [43 ;176].

- “Có lần, đi qua xóm, trong một buổi chiều, chúng tôi gặp những ông già ngồi chơi với cháu, thằng Điền đứng tần ngần bên hàng rào dâm bụt, bảo, “ phải chi ông nầy là ông nội mình hé Hai?” Nghe câu đó tôi bỗng thấy mình nghèo rơi nghèo rớt đến nỗi không có… ông nội để thương, thèm muốn bên đường » [43 ;188].

Trong tác phẩm kể trên còn có một chi tiết làm cho người đọc không khỏi bất ngờ và bàng hoàng. Đó là chi tiết cô bé Nương hay tìm đến con vịt mù trong đàn để trút hết những nỗi niềm tâm sự, mong tìm được sự cảm thông chia sẻ. Đây là một chi tiết đắt giá làm người đọc phải giật mình về mối

quan hệ lỏng lẻo, xa lạ giữa người với người trong cuộc sống. Chúng ta thử

nghĩ xem vì sao trong cuộc sống hiện đại con người ta lại cô đơn, bơ vơ và lạc lỏng đến như vậy? Đến đây có thể nói cái nghèo cái đói về vật chất, về miếng

cơm manh áo đối với người nông dân bây giờ là chuyện rất bình thường. Nói hình ảnh một chút là dù sao họ cũng đã quen với cách “sống chung với lũ”. Chỉ có cái nghèo, cái đói về mặt tình cảm, nỗi thiếu thốn về chữ tình, chữ nghĩa, sự giả dối trong đối xử giữa người với người mới là điều quá sức tưởng tượng của họ.

Tương tự như Cánh đồng bất tận, ở truyện ngắn Ấu thơ tươi đẹp,

Nguyễn Ngọc Tư cũng tỏ thái độ không đồng tình với những bậc làm cha làm mẹ, những người chỉ vì cuộc sống bản thân đã vô tình đẩy con cái rơi vào nỗi thiếu thốn triền miên:

“Thằng Sói đã ngủ, nằm co như dấu hỏi, như con tôm luộc chơ vơ trên cái đĩa lớn. Cô độc… Giữa bữa sáng, người cha nói, “tại chiêm bao thấy con đi lạc nên mới quýnh”. Thằng Sói ngoái mấy sợi mì quấn vòng quanh chiếc đũa, nó gật gù, “cha để lạc thì con mới lạc” [44;68 - 69].

Đó là câu chuyện về sự tan tác chia lìa của gia đình để rồi tuổi thơ của các em đầy những bất hạnh. Chúng là nạn nhân của những đổ vỡ rồi mai đây cuộc đời “em” biết đi về đâu bởi những tổn thương trong tâm hồn, những thiếu thốn về tình cảm. Sự ích kỉ vô tình của người lớn để những chuyến tàu hết từ cha đến mẹ rồi từ mẹ về cha khiến chúng mệt mỏi chán trường, cô đơn bơ vơ lạc lõng giữa dòng đời. Sói bỏ đi giữa biển người mênh mông, “em” thì tìm đến cái chết để giải thoát mình.

Diễm Thương trong Cải ơi, bị cha mẹ bỏ rơi mười tám năm trước ở ngã

ba Sương. Cô vẫn ở lại nơi đây mười tám năm nay để đợi cha mẹ về tìm. Và khi cánh công an phòng chống tệ nạn xã hội ập vào quay phim, tất cả đám tiếp viên đứa ôm đầu đứa che mặt chỉ có Diễm Thương là điềm nhiên trơ mắt ngó “cái nhìn đó như dấu hỏi nao lòng, tôi đây nè ba má ở đâu? Có nhận ra tôi không?” [43;12]. Đau xót hơn khi mà Thàn đưa Diễm Thương về quê mọi người nhận ra cô trên tivi trong nỗi nghẹn ngào của Thàn và nỗi đau tê tái của

Thương “Mắc cười quá ông Năm à, tui lên tivi để cha mẹ nhìn mà họ không biết tui là ai, còn người dưng liếc ngang là nhớ liền” [43,13]. “Con người ta đau hết bề này đến bề khác, ông Năm xót xa nhìn hai đứa trẻ chơi vơi mất đường về” [43;12].

Trẻ con đâu có lỗi tại sao các em lại phải chịu bao mất mát đau đớn trong cuộc đời như vậy? Câu hỏi sẽ chẳng bao giờ có lời giải đáp, bởi cuộc đời đâu phải như ta đã mong dòng đời nổi trôi cuốn theo bao số phận, bao cảnh ngộ... Nỗi đau mà Nguyễn Ngọc Tư diễn tả khiến người đọc khi gập sách lại, thấy lòng mình day dứt, đau cho từng số phận của nhân vật. Đến với truyện ngắn của chị, ta có được những giây phút bình yên, những đau đáu trăn trở rất đời, bỗng chốc con người như lớn thêm lên. Chị đã dựng nên những con người với thân phận bèo bọt trong xã hội, kiểu con người tận cùng nỗi cô đơn. Họ là những con người không được coi là một thành viên sống động của xã hội, mà

bị đồng loại xô dạt ra bên lề cuộc đời. Cũng giống như Lâu đài của F.Kafka, hay Trăm năm cô đơn của G.Marquez, nhân vật đều sống trong ốc đảo cô đơn.

Từ đây chúng ta nhận thấy rằng, con người trong xã hội hậu hiện đại sống chung với cái cô đơn và dường như họ chấp nhận sự cô đơn đó.

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 33 - 39)