Tình huống cảm thông chia sẻ

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 46)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.2.Tình huống cảm thông chia sẻ

Tình huống cảm thông chia sẻ là kiểu tình huống thường xuyên xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Ở đây, nhân vật của chị trải lòng mình ra để hiểu và sẻ chia cảm thông với nỗi khổ đau của những người xung quanh.

Kiểu tình huống này thể hiện rất rõ quan niệm con người sống để yêu thương của Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân hậu, nỗi lòng xót xa cho những kiếp người bi kịch của nhà văn. Đồng thời nó còn thể hiện niềm tin đẹp đẽ của chị về con người: cuộc đời này vẫn còn nhiều tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ người khác trong hoạn nạn và gian nan.

Trong truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc, Chín Vũ suốt đời đi theo tiếng

gọi của tình yêu. Ông hết lòng hi sinh, yêu thương và chăm sóc đào Hồng dù không được đáp lại: “Ông thương đào Hồng từ giây phút đầu tiên, người đâu mà đẹp quá chừng, đẹp tới đứng tim người ta” [43;89]. Ông công tử đã bỏ nhà bỏ phú quý đi theo gánh hát. “Không biết hát hò, tướng mạo cục mịch, nhỏ con, ông không được lên sân khấu… Cực mấy cũng chịu, miễn là ngày ngày được nhìn thấy đào Hồng hát” [43;89 - 90]. Chín Vũ đã cùng đào Hồng đi qua những tháng năm cơ cực đắng cay. Dù muốn đỡ đần cho bà một đoạn đường đời nhưng ông cũng biết bà đang chờ đợi một điều gì đó. Chín Vũ là một con người suốt đời hi sinh cho người mình yêu, suốt đời theo đuổi chữ nghĩa, chữ tình rồi lấy đó là niềm hạnh phúc duy nhất cho cuộc đời. Đó là một con người đáng trân trọng và đáng được hưởng hạnh phúc, nhưng hạnh phúc hay đau thương thì chỉ có ông mới biết.

Cũng giống như Chín Vũ, anh chàng chèo đò Lương trong Lương đã thể

hiện sự thông cảm, sẻ chia sâu sắc với cuộc đời đầy bất trắc của Bông. Có lẽ bởi cuộc đời của Lương đầy những mất mát đau khổ, nên anh hiểu cho Bông khi hoàn cảnh xô cô lao vào vòng xoáy. Cuộc đời con người mồ côi nghèo xơ xác, bởi cũng không dám bày đặt giận cuộc đời nên lúc nào Lương cũng cười. Dù Bông không còn khả năng làm mẹ nhưng Lương vẫn quyết lấy Bông, để quãng đời còn lại của cô được sống trong sự yêu thương. Có lẽ vì

không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác, nhìn Bông như một món đồ chơi. Bông là Bông là con gái, là người” [44;113].

Trong truyện ngắn Làm mẹ, Nguyễn Ngọc Tư đã thổn thức cùng nhân

vật của mình khi giãi bày tấm lòng của hai người mẹ có hai số phận khác nhau. Diệu vì khối u buồng trứng mà không thể có con, cảm thấy có lỗi với chồng nên chị đã chọn Lành để sinh cho mình một đứa con. Chị yêu thương Lành hết mực hi vọng Lành khoẻ mạnh và đứa con cũng khoẻ mạnh nhưng Lành đã bỏ đi. Diệu đau nhưng Diệu hiểu tấm lòng của một người mẹ “làm người thì ai lại đi giành con với người ta”. Khi Lành trở về vì “những người có tình nghĩa dễ gì bỏ được nhau”, Diệu đã đốt bản hợp đồng để cùng nhau chăm sóc đứa con trong tình cảm trân trọng, cảm thông. Dường như bi kịch của cuộc đời đã gắn kết họ như những mảnh ghép của số phận.

Những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư dù được gắn vào kiểu tình huống nào cũng luôn sẵn sàng hi sinh vì người khác chấp nhận khổ đau riêng mình không một lời oán than dù đó có là mất mát hay đau thương 3.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên

Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ấn tượng đầu tiên là ngôn ngữ trong tác phẩm của chị là thứ ngôn ngữ đời thường, dân dã và mộc mạc. Ngôn ngữ này xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của chị, những câu văn có chất thơ, nó là khúc nhạc lòng thiên nhiên Nam Bộ dân dã, tự nhiên nhưng cũng đầy vẻ quyến rũ vút lên từ những trang văn nồng nàn tình người. Đặc biệt đó là sự tài tình khi Nguyễn Ngọc Tư sử dụng thứ ngôn ngữ đời thường để thể hiện những đau đớn, những trăn trở của mỗi nhân vật trong các tác phẩm của mình. Đa phần đối tượng mà Nguyễn Ngọc Tư phản ánh trong truyện ngắn của mình đều là những người dân sống ở thôn quê. Chính vì thế, khi đi vào tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ta nhận thấy, cách diễn đạt,

cách hành văn của chị nhiều khi nôm na, mộc mạc, hóm hỉnh nên cũng rất dễ đọc, dễ hiểu và dễ cảm.

Để diễn tả nỗi buồn của con người, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói rất “bình dân” như: “buồn ác chiến”; (…Nhờ giữa hai bài hát có mục nhắn tìm

con buồn ác chiến - Cải ơi); “buồn vô địch cấp huyện” (Mấy chuyện này may

mà Xuyến giấu trong lòng, phải kể ra là buồn vô địch cấp huyện chứ sá gì cái

mũi So Le nhỏ nhoi này - Duyên phận So Le); “buồn như sắp đâm đầu xuống

sông mà chết” (Dưới ghe ngó lên, mặt người phụ nữ buồn so, buồn như sắp

đâm đầu xuống sông mà chết - Cái nhìn khắc khoải), buồn chao chát trong lòng (Tự dưng tôi nghe nỗi buồn chao chát trong lòng - Một mối tình)…

Để tả cảnh hành động bỏ chạy của ai đó, Nguyễn Ngọc Tư có những cách nói lạ như: “chạy xịt khói”, “chạy xà quần”, “chạy xấc bấc xang bang”, “Thàn bùi ngùi, người ta Quách Phú Thành nổi tiếng Hồng Kông, tui thiếu có chữ h, lẹt đẹt bên hông Chợ Lớn. Nhiều bữa ế ngoi ngóp nằm nghe mưa dầm, nhiều bữa đứng soát vé bị đám du đãng địa phương rượt chạy xịt khói” [44;8,9].

Có thể nói, chính thói quen sử dụng từ ngữ như trên đã làm cho ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư gần với ngôn ngữ hàng ngày của người dân nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này góp phần tạo nên một văn phong trong sáng, giản dị, không cầu kì và có phần nào đó nôm na, mộc mạc, chân chất nhưng vẫn tạo được một hiệu quả cảm xúc và thẩm mỹ rất cao.

“Con Ái tệ quá, nó bỏ chồng, nó theo người ta rồi. Biết nó hư thân vậy, má thà sanh cái hột gà, hột vịt còn hơn. Thôi, hết rồi, coi như đời này má không coi nó là con má nữa. Rồi má hỉ mũi cái rột: con coi kỹ, có phải cái nhà thằng Trọng chỉ có đàn ông là sống được” [42;130].

Nếu nói ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu tư duy của con người, thì ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn

ngữ của chị thể hiện cụ thể và sinh động những phẩm chất về văn hóa, xã hội và con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ

Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện một lát cắt của cuộc đời con người. Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng về đời sống nhằm thể hiện tài năng của mình. Có thể nói ấn tượng đầu tiên và dễ thấy nhất trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chính là khả năng khai thác, vận dụng nhuần nhị

và có hiệu quả vốn hệ thống từ địa phương Nam bộ, để phản ánh và làm bật

nổi những nét văn hóa về vùng đất và con người vùng sông nước miền Tây

Nam Bộ.

Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng một hệ thống từ địa

phương, nó thể hiện cách xưng hô khi giao tiếp rất đặc trưng của người dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những lớp từ riêng biệt. Dễ thấy nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lớp từ chỉ cách gọi tên người trong quá trình giao tiếp rất đặc trưng của người miền Tây Nam Bộ, đó là cách gọi tên theo thứ tự sinh ra trong gia đình như: “Anh Hai”, “Anh Năm”, “Ông Tư”… Hoặc gọi kèm tên thật với thứ tự sinh như: Hai Nhớ, Tư Bụng, Tư Đờ, Chín Vũ, Út Vũ… Khi xưng hô với người trong gia đình, Nguyễn Ngọc Tư rất thường hay sử dụng lớp từ: “má”, “tía”, “chế”,“má sắp nhỏ”, “má con tao”,“má nó”, “ba thằng …”, “ba nó”, “bà nó”, “mầy”, “tao”, “bây”, “tụi bây”, “tụi nó” “mấy đứa nhỏ”, “sắp nhỏ”…

Nói về việc sử dụng từ địa phương trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, không thể không đề cập đến hệ thống từ thể hiện sắc thái biểu cảm của

người nói đặt ở cuối những câu cảm hay câu nghi vấn. Đây cũng là lớp từ rất

đặc trưng trong ngôn ngữ giao tiếp của người miền Tây Nam Bộ như: “á”, “à”, “hen”, “hôn”, “phải hôn”, “vậy”, “nghe”, “nghen”, “vậy nghen”,“chớ”, “chớ bộ, “mà”, “lận”, “quá chừng”, “quá trời”, “vậy à”, “vậy cà”, ‘bộ”, “hả”, “ha”.

Có thể khẳng định, chính việc sử dụng ngôn ngữ địa phương đã góp phần không nhỏ để Nguyễn Ngọc Tư tái hiện chân thực, sống động không khí Nam Bộ, con người Nam Bộ với những số phận bất hạnh. Điều đó đã cuốn hút độc giả vào thế giới chân thực, bình dị trong truyện ngắn của chị, thật đúng khi người ta gọi Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của miệt vườn.

3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

3.3.1. Giọng điệu xót xa thương cảm

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả , I.X. Turgenev đã hết sức có lý khi cho rằng mỗi nghệ sĩ giống như con chim. Mỗi loại chim có một cấu trúc thanh quản khác nhau, bởi thế tiếng hót của chúng khác nhau. Cũng tương tự như thế, mỗi nhà văn phải biết tạo ra một giọng điệu nghệ thuật riêng, giọng điệu ấy chỉ có thể cất lên từ cổ họng của người nghệ sĩ. Vì vậy, tìm cho đúng giọng điệu để viết là công đoạn khó khăn nhất của nhà văn.

Trong một tác phẩm văn học có thể có một hoặc nhiều giọng điệu khác nhau: có giọng điệu người kể, có giọng điệu nhân vật, có giọng điệu khinh bạc, hài hước, mỉa mai, châm biếm…chẳng hạn như giọng điệu trầm tư trắc ẩn của Nguyễn Minh Châu; Giọng điệu mỉa mai, châm biếm của Phạm Thị Hoài; Giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn của Nguyễn Huy Thiệp…

Giọng điệu xót xa, thương cảm trong văn học Việt Nam trở thành cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm nữa cuối thế kỷ XVIII và nữa đầu thế kỷ

XIX. Bắt đầu từ Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều…thể hiện tinh thần xót xa thương cảm đối với mỗi kiếp người nhất là

phụ nữ. Sang thế kỷ XX, XXI, các nhà văn kế thừa có cách tân và đem lại tiếng tăm cho một số nhà văn như: Nam Cao, Kim Lân, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai…

Giọng điệu chi phối trong toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là giọng điệu xót xa thương cảm, nó được coi là giọng chủ âm trong toàn bộ sáng tác của chị. Điều này bắt nguồn từ cội rễ “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy được kết nối dài lâu qua mỗi thời đại, vì văn học nói gì thì cái đích hướng đến cuối cùng là con người. Giọng điệu này thể hiện rõ thái độ của Ngọc Tư trước hiện thực được miêu tả. Nó góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ số phận bi kịch của nhân vật, cho nên khi người trần thuật kể về bất cứ nhân vật nào cũng đầy

sự xót xa, thương cảm. Để phát huy hiệu quả cho giọng điệu này, chị đã sử

dụng một lượng câu hỏi tu từ cực lớn nhằm khắc họa những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong nội tâm nhân vật. Mỗi truyện chị đặt ra năm, bảy câu hỏi tu từ, đó là những câu hỏi có sức nặng chan chứa tình người, tình đời như: “Tắm ở đâu, mấy cưng? Ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cưng? Mấy cưng thương chị thiệt hả? Tôi lắc đầu, hai gàu nước của má anh, tôi nỡ nào sẻ nửa? Thí dụ như đêm nay, cái gì khiến tim ta đau nhói, cái gì làm cho ta thấy giận dữ, nặng nề? Trời đất, sao vậy nè cưng?” [43]. Bên cạnh đó, những từ ngữ ngoại cảnh có tính cộng hưởng đã tạo dựng thêm trường ngôn từ gợi đau, gợi buồn như “bẻ bàng ngồi”,“cười héo queo héo quắt”.

So với các cây bút cùng thế hệ, Ngọc Tư thực sự đã tìm cho mình một vị trí đứng riêng biệt. Chị chảy tiếp mạch văn chương truyền thống, đó vừa là lợi thế vừa là thử thách, vì để bạn đọc không chán mình thì nhà văn phải vượt

qua truyền thống, tự tìm tòi sáng tạo và tự đổi mới làm lạ hoá trang văn. 3.3.2. Giọng điệu tự nhiên, tưng tửng

Bên cạnh giọng chủ đạo - xót xa thương cảm, chị còn sử dụng giọng tự nhiên, tưng tửng. Để phát huy hiệu quả giọng điệu này, tác giả dùng dạng ngôn ngữ suồng sã và thủ pháp thật như đùa. Song những lời nói tự nhiên,

tưng tửng ấy không làm cho người đọc cười lâu mà khi ngưng tiếng cười thì

âm vang nỗi đau khổ, dằn vặt và cô đơn sẽ còn lại mãi. Trong Cuối mùa nhan sắc: “Có người hỏi sao bữa nay không uống cà phê. Ông Chín Vũ cười, lắc

đầu, cười tiếp với cái vẽ không muốn nói mà thèm nói quá trời đi: - Để dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm.

Ông già trịnh trọng thì thào. Cả quán rộ lên cười: - Già mà còn yêu.

- Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại vẻ mặt sung sướng không giận gì ai”. [43;38].

Hay trong Cánh đồng bất tận: cái ngày má Nương bỏ đi theo trai đồng

nghĩa với nó là hai đứa trẻ mất mẹ, chúng phải truy lùng nguyên nhân bằng sự

ngây ngô của mình.

- “Hồi chiều má con không nấu cơm… - Vậy sao?

- Má con nằm trên giường thở dài… - Vậy hả? Thở ra làm sao?

- Tôi hết biết tả [43;170].

Do nhân vật phát ngôn tự nhiên hồn hậu, nghĩ sao nói vậy không rào trước đón sau. Nên khi đọc đến những đoạn văn trên, ngay cả những độc giả ít “tiếu lâm” nhất cũng không thể không tủm tỉm cười. Cũng chính nhờ đặc tính của chất giọng này đã làm cho truyện bớt đi phần nặng nề, cay cú. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.3. Giọng điệu lo âu khắc khoải

Đây cũng là giọng điệu nổi bật trong ngòi bút của nữ nhà văn trẻ Nam Bộ. Chị viết về những con người thật thà, chất phác, những nghệ sĩ nghèo khổ nhưng thiết tha với nghề. Chỉ ngay nhan đề đã ẩn dấu sự lo âu khắc khoải đó

là “Cải ơi, Gió lẻ, Biển người mênh mông, Cái nhìn khắc khoải, Sầu trên đỉnh Puvan...”.

Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho người đọc sự thổn thức đa đoan, sự vỡ lẽ trước cuộc đời. Chị đặt hàng loạt câu hỏi tu từ, và dấu chấm lửng ở kết truyện khiến câu chuyện vừa day dứt vừa khơi mở những cảm xúc trong lòng độc giả.

- Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tôi chờ hoài…[43;11].

- Cuộc đeo duổi vẫn còn dài Cưng à…[43;164]. - Sao nông năn nỗi vầy, Hoài? [42;87].

- Sao bây lại bắn Út Hơn của Má? [44;7].

Có thể thấy dấu chấm lửng, và câu hỏi tu từ là phương tiện hiệu quả thể hiện giọng điệu đầy khắc khoải lo âu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Những tha thiết những lo âu khắc khoải là dòng xúc cảm của nhà văn trước cuộc đời con người. Khiến cho người đọc không khỏi trăn trở khôn nguôi khi gấp trang sách lại.

3.3.4. Giọng điệu trữ tình chan chứa yêu thương

Giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, vừa xôn xao buồn, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tư và đầy tâm trạng mỗi khi nhân vật của mình rơi vào

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 46)