Giọng điệu xót xa thương cảm

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 51)

8. Bố cục của khóa luận

3.3.1. Giọng điệu xót xa thương cảm

Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả , I.X. Turgenev đã hết sức có lý khi cho rằng mỗi nghệ sĩ giống như con chim. Mỗi loại chim có một cấu trúc thanh quản khác nhau, bởi thế tiếng hót của chúng khác nhau. Cũng tương tự như thế, mỗi nhà văn phải biết tạo ra một giọng điệu nghệ thuật riêng, giọng điệu ấy chỉ có thể cất lên từ cổ họng của người nghệ sĩ. Vì vậy, tìm cho đúng giọng điệu để viết là công đoạn khó khăn nhất của nhà văn.

Trong một tác phẩm văn học có thể có một hoặc nhiều giọng điệu khác nhau: có giọng điệu người kể, có giọng điệu nhân vật, có giọng điệu khinh bạc, hài hước, mỉa mai, châm biếm…chẳng hạn như giọng điệu trầm tư trắc ẩn của Nguyễn Minh Châu; Giọng điệu mỉa mai, châm biếm của Phạm Thị Hoài; Giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn của Nguyễn Huy Thiệp…

Giọng điệu xót xa, thương cảm trong văn học Việt Nam trở thành cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm nữa cuối thế kỷ XVIII và nữa đầu thế kỷ

XIX. Bắt đầu từ Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều…thể hiện tinh thần xót xa thương cảm đối với mỗi kiếp người nhất là

phụ nữ. Sang thế kỷ XX, XXI, các nhà văn kế thừa có cách tân và đem lại tiếng tăm cho một số nhà văn như: Nam Cao, Kim Lân, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai…

Giọng điệu chi phối trong toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là giọng điệu xót xa thương cảm, nó được coi là giọng chủ âm trong toàn bộ sáng tác của chị. Điều này bắt nguồn từ cội rễ “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam, truyền thống ấy được kết nối dài lâu qua mỗi thời đại, vì văn học nói gì thì cái đích hướng đến cuối cùng là con người. Giọng điệu này thể hiện rõ thái độ của Ngọc Tư trước hiện thực được miêu tả. Nó góp phần quan trọng trong việc khắc hoạ số phận bi kịch của nhân vật, cho nên khi người trần thuật kể về bất cứ nhân vật nào cũng đầy

sự xót xa, thương cảm. Để phát huy hiệu quả cho giọng điệu này, chị đã sử

dụng một lượng câu hỏi tu từ cực lớn nhằm khắc họa những diễn biến tâm lí phức tạp bên trong nội tâm nhân vật. Mỗi truyện chị đặt ra năm, bảy câu hỏi tu từ, đó là những câu hỏi có sức nặng chan chứa tình người, tình đời như: “Tắm ở đâu, mấy cưng? Ăn trên mồ hôi nước mắt của người ta nên lâu lâu bị đánh cũng đáng đời, hen mấy cưng? Mấy cưng thương chị thiệt hả? Tôi lắc đầu, hai gàu nước của má anh, tôi nỡ nào sẻ nửa? Thí dụ như đêm nay, cái gì khiến tim ta đau nhói, cái gì làm cho ta thấy giận dữ, nặng nề? Trời đất, sao vậy nè cưng?” [43]. Bên cạnh đó, những từ ngữ ngoại cảnh có tính cộng hưởng đã tạo dựng thêm trường ngôn từ gợi đau, gợi buồn như “bẻ bàng ngồi”,“cười héo queo héo quắt”.

So với các cây bút cùng thế hệ, Ngọc Tư thực sự đã tìm cho mình một vị trí đứng riêng biệt. Chị chảy tiếp mạch văn chương truyền thống, đó vừa là lợi thế vừa là thử thách, vì để bạn đọc không chán mình thì nhà văn phải vượt

qua truyền thống, tự tìm tòi sáng tạo và tự đổi mới làm lạ hoá trang văn. 3.3.2. Giọng điệu tự nhiên, tưng tửng

Bên cạnh giọng chủ đạo - xót xa thương cảm, chị còn sử dụng giọng tự nhiên, tưng tửng. Để phát huy hiệu quả giọng điệu này, tác giả dùng dạng ngôn ngữ suồng sã và thủ pháp thật như đùa. Song những lời nói tự nhiên,

tưng tửng ấy không làm cho người đọc cười lâu mà khi ngưng tiếng cười thì

âm vang nỗi đau khổ, dằn vặt và cô đơn sẽ còn lại mãi. Trong Cuối mùa nhan sắc: “Có người hỏi sao bữa nay không uống cà phê. Ông Chín Vũ cười, lắc

đầu, cười tiếp với cái vẽ không muốn nói mà thèm nói quá trời đi: - Để dành tiền mua cho cổ chai dầu thơm.

Ông già trịnh trọng thì thào. Cả quán rộ lên cười: - Già mà còn yêu.

- Mắc yêu thì yêu - ông già cự lại vẻ mặt sung sướng không giận gì ai”. [43;38].

Hay trong Cánh đồng bất tận: cái ngày má Nương bỏ đi theo trai đồng

nghĩa với nó là hai đứa trẻ mất mẹ, chúng phải truy lùng nguyên nhân bằng sự

ngây ngô của mình.

- “Hồi chiều má con không nấu cơm… - Vậy sao?

- Má con nằm trên giường thở dài… - Vậy hả? Thở ra làm sao?

- Tôi hết biết tả [43;170].

Do nhân vật phát ngôn tự nhiên hồn hậu, nghĩ sao nói vậy không rào trước đón sau. Nên khi đọc đến những đoạn văn trên, ngay cả những độc giả ít “tiếu lâm” nhất cũng không thể không tủm tỉm cười. Cũng chính nhờ đặc tính của chất giọng này đã làm cho truyện bớt đi phần nặng nề, cay cú.

3.3.3. Giọng điệu lo âu khắc khoải

Đây cũng là giọng điệu nổi bật trong ngòi bút của nữ nhà văn trẻ Nam Bộ. Chị viết về những con người thật thà, chất phác, những nghệ sĩ nghèo khổ nhưng thiết tha với nghề. Chỉ ngay nhan đề đã ẩn dấu sự lo âu khắc khoải đó

là “Cải ơi, Gió lẻ, Biển người mênh mông, Cái nhìn khắc khoải, Sầu trên đỉnh Puvan...”.

Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho người đọc sự thổn thức đa đoan, sự vỡ lẽ trước cuộc đời. Chị đặt hàng loạt câu hỏi tu từ, và dấu chấm lửng ở kết truyện khiến câu chuyện vừa day dứt vừa khơi mở những cảm xúc trong lòng độc giả.

- Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tôi chờ hoài…[43;11].

- Cuộc đeo duổi vẫn còn dài Cưng à…[43;164]. - Sao nông năn nỗi vầy, Hoài? [42;87].

- Sao bây lại bắn Út Hơn của Má? [44;7].

Có thể thấy dấu chấm lửng, và câu hỏi tu từ là phương tiện hiệu quả thể hiện giọng điệu đầy khắc khoải lo âu trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Những tha thiết những lo âu khắc khoải là dòng xúc cảm của nhà văn trước cuộc đời con người. Khiến cho người đọc không khỏi trăn trở khôn nguôi khi gấp trang sách lại.

3.3.4. Giọng điệu trữ tình chan chứa yêu thương

Giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng là nét nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Không ồn ào, phô diễn trên bề mặt, giọng văn của chị dung dị mà sâu lắng, vừa xôn xao buồn, bâng khuâng xao xuyến nhẹ nhàng lắng đọng, vừa trăn trở suy tư và đầy tâm trạng mỗi khi nhân vật của mình rơi vào những đau thương:

- Những con người tính từng ngày qua để lay lắt thêm một tuổi nữa vậy mà hát coi cũng ngon lành [43;88].

- Đôi khi những lời vô tình làm em nhớ tới một vài thứ em mất. Đôi khi nhìn vài người mẫu áo tắm đứng nằm sóng xoà trong mấy tờ lịch phai úa, em điềm nhiên nghĩ, mình đã từng có những da thịt như họ. Giờ thì không còn [44;159].

- Ông già lắc đầu, thở dài, nghe buồn xao xác như lá rụng hoa rơi, than điệu nầy hổng biết cách nào tìm ra con Cải [43;8].

Giọng văn của chị vừa trữ tình nhẹ nhàng, vừa đầy tâm trạng suy tư được

gọi ra bằng hàng loạt câu văn buông lơi, mềm mại “Và chiếc ghe, cánh đồng,

dòng sông thênh thang mãi…”. Hàng loạt câu hỏi buông ra như tiếng kêu thống thiết trước cuộc đời đa đoan “Có ai chờ chúng tôi trên những cánh đồng khơi?”; “Biển người thì mênh mông vậy…”; “Ai mà biết. Mùa này gió bấc hiu hiu lại về…”; “Rồi họ, và cả má tôi đều bảo tôi khóc đi…”. Những câu văn ngắn, buông lơi như tiếng thở nhẹ khơi gợi dòng suy nghĩ bâng quơ cho người đọc. Có khi đó còn là nỗi nghẹn ngào khi nghĩ về cuộc đời mỗi con người: “Con người ta, hết đâu bề này đến đau bề khác, ông Năm xót xa nhìn hai đứa trẻ chơi vơi mất đường về” [43;12] .

Nguyễn Ngọc Tư đã viết bằng tình yêu thương với giọng điệu trữ tình mượt mà, nghe như tiếng lòng thổn thức của trái tim nhân hậu giữa biển khổ của cuộc đời, giữa bi kịch của kiếp người. Giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư rất đa dạng có giọng xót xa thương cảm; có giọng đôn hậu, chân tình; có giọng khắc khoải xót thương; có giọng trữ tình sâu lắng; có cả giọng tự nhiên tưng tửng… Điều này, góp phần tạo nên phong cách độc đáo

của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - người được mệnh danh là đặc sản miền Nam.

KẾT LUẬN

1. Có thể nói, tìm hiểu kiểu nhân vật bi kịch trong sáng tác của mỗi nhà văn là một hành trình gian nan đầy thử thách. Nhân vật thuộc về cả nội dung và hình thức của tác phẩm, góp phần tạo nên chỉnh thể của tác phẩm văn học. Nghiên cứu tác phẩm văn học từ phương diện bi kịch của con người góp phần làm rõ những trăn trở suy tư của kiếp người trong quan niệm của mỗi nhà văn. Đồng thời, nó cũng góp phần cụ thể hóa, minh định cho kiến thức lí luận về nhân vật và nhân vật bi kịch trong tác phẩm văn học.

2. Nghiên cứu nhân vật bi kịch trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi mong muốn tìm hiểu nét độc đáo trong cách khám phá, thể hiện con người chủ yếu là số phận bi kịch của con người trong truyện ngắn của chị, đồng thời thấy được quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư.

2.1. Về quan niệm nghệ thuật về con người: Trong sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người đầy tính nhân văn. Truyện ngắn của chị không có kiểu nhân vật bịp bợp như Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng; không có người tha hóa trở thành “quỷ dữ” như Chí phèo của Nam Cao… mà hầu hết các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư hiền lành, chân chất, họ là những con người sống chỉ để yêu thương, sống là luôn hi vọng dù cho tương lai mịt mờ...

2.2. Về kiểu nhân vật bi kịch: Nguyễn Ngọc Tư đã quan tâm, khắc họa những dạng nhân vật bi kịch tiêu biêủ để cụ thể hóa quan niệm nghệ thuật của mình, đồng thời thể hiện sự đa dạng trong cái nhìn về số phận mỗi con người trên dòng đời mưu sinh. Nguyễn Ngọc Tư nhìn thẳng vào sự thật ở đời để xót xa, đớn đau cho những số phận con người. Xã hội nào cũng vậy cũng kẻ tốt người xấu nhưng trên hết Nguyễn Ngọc Tư luôn tìm được lí do biện minh cho cái xấu của mỗi nhân vật. Họ hầu hết là do dòng đời xô đẩy, dập vùi để rồi phải xấu, phải ác. Nguyễn Ngọc Tư luôn biết hóa giải những bi kịch bằng tình

yêu thương, bằng thái độ trân trọng con người, đặc biệt là sự nâng niu nỗi đau, những khát vọng và những cảnh ngộ làm con người tha hóa.

2.3. Về nghệ thuật xây dựng nhân vật bi kịch, Nguyễn Ngọc Tư có nhiều sáng tạo độc đáo và mới mẻ. Trong việc xây dựng nhân vật, chị đã sử dụng ngôn ngữ hết sức mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ. Và những số phận bi kịch đó được tái hiện bằng giọng điệu lúc thì lo âu khắc khoải, lúc thì thương cảm xót xa nhưng cũng có lúc tự nhiên tưng tửng. Đặc biệt nhân vật của chị luôn được gắn kết trong những tình huống độc đáo và đầy bất ngờ. Bằng tất cả những điều đó Nguyễn Ngọc Tư đã phô bày được bi kịch của những kiếp người trong cõi nhân sinh.

3. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư góp phần khẳng định thành công của truyện ngắn đương đại. Nguyễn Tý đã có lý khi cho rằng: truyện ngắn Ngọc Tư thể hiện nỗi đau đời mà dẫu vô tình hoặc cố ý khi xây dựng nhân vật Tư tạo nên một phong cách không lẫn vào ai. Chị trăn trở rất nhiều về con đường văn nghiệp, cái “khó nhất là vượt qua sự nhàm chán lặp lại chính mình, leo qua những cái đỉnh do mình dựng nên, thoát ra khỏi cái vòng tròn do mình

vẽ. Và khó nữa là làm sao thu xếp với bản thân” (Báo Sinh viên Việt Nam -

Tết Đinh hợi 2007). Vì chị biết con đường văn chương nhọc nhằn khủng khiếp, qua đoạn hoa hồng là đoạn đầy gai. Người đọc tìm thấy trong những trang văn của chị biết bao cảm xúc, trăn trở. Một lần nữa có thể khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có tấm lòng nhân hậu, một nhà văn chân chính vẫn miệt mài trên con đường văn nghiệp.

4. Tóm lại nghiên cứu đề tài “nhân vật bi kịch trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” là một việc làm thiết thực, một hành trình ý nghĩa nhưng đầy gian nan. Khóa luận chúng tôi bước đầu có những tìm tòi về kiểu nhân vật bi kịch trong truyện ngắn của chị. Tuy nhiên do giới hạn của tư liệu, khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu nên khóa luận không tránh khỏi thiếu sót. Qua khóa

luận chúng tôi hi vọng góp thêm một tiếng nói một hướng tiếp cận về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Một mặt nhằm khám phá cái hay, cái đẹp trong tác phẩm của chị; một mặt khác, qua đây khoá luận cũng góp phần giúp cho việc đánh giá tài năng và vị trí của Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại được thoả đáng hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tâm An, “Nguyễn Ngọc Tư của những cơn gió lẻ", http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/nguyen-ngoc-tu-cua-nhung-con-gio-le.

[2]. Kim Anh (2004), “Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư -

điềm đạm mà thấu đáo”, Báo Văn nghệ trẻ.

[3]. Lại Nguyên Ân, 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia.

[4]. Phan Quý Bích (2006), “Sức lôi cuốn của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”,

báo văn nghệ trẻ.

[5]. Nguyễn Trọng Bình, “Cái tình khi đọc Nguyễn Ngọc Tư”,

http://yume.vn/news/tam-tinh/tam-su/cai-tinh-khi-doc-nguyen-ngoc- .tu.35A509B9.html.

[6]. Nguyễn Trọng Bình, “Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện quan niệm nghệ thuật về con người”,

http://www.viet-studies.info/NNTu/NN.

[7]. Nguyễn Trọng Bình, “Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn văn

hóa”, http://www.viet-studies.info.

[8]. Võ Đắc Danh, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - tôi như kẻ đẽo cày giữa

đường”, http://www.viet-studies.info.

[9]. Trần Phòng Diều (2006), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, VnQĐ.

[10]. Trần Hữu Dũng, “Nguyễn Ngọc Tư - đặc sản Nam Bộ”, http://www.viet- studies.info.

[11]. Tiến Đề, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi sợ sẽ … cạn đi như nhiều người”,

http://phapluattp.vn.

[12]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (2003), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội. [13]. Đoàn Giỏi (2005), Đoàn Giỏi tuyển tập, Nxb Văn hóa thông tin.

[14]. Thoại Hà, “Nguyễn Ngọc Tư: Tôi quá già để nhảy cẫng trước niềm

[15]. Lê Bá Hán (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

[17]. Bùi Đức Hào, “Thử nhận định về Gió lẻ sau Cánh đồng bất tận trong

hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư”, http://www.viet-studies.info. [18]. Nguyễn Thị Thu Hiền, Luận văn tiến sĩ: Phong cách truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tư, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[19]. Đào Duy Hiệp (2006), “Chất thơ trong cánh đồng bất tận”, Báo Văn nghệ.

[20]. Nguyễn Thị Hoa, “Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập

truyện Cánh đồng bất tận”.http://www.viet -studies.info.

[21]. Lê Thị Thái Hòa, “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Là phụ nữ, dễ nuôi cô

đơn để viết”, http://www.vietbao.vn.

[22]. Văn Công Hùng (2007), “Bất tận với Nguyễn Ngọc Tư”, Văn nghệ trẻ [23]. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb

Giáo dục.

[24]. Phương Lựu (Chủ biên) (2003), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam…,

Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.

[25]. Hoàng Thiên Nga (2005), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua cánh đồng bất

tận”, Báo Văn nghệ.

[26]. Phạm Xuân Nguyên (2005), Nguyễn Ngọc Tư “Dữ dội và nhân tình”, Báo tuổi trẻ.

[27].Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, Nhà xuất bản VN, Thành

phố Hồ Chí Minh.

[28]. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, Nxb khoa học xã hội. [29]. Hoàng Phê (Chủ biên, 2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà nẵng.

Một phần của tài liệu Nhân vật bi kịch trong truyện ngắn vũ ngọc tư (Trang 51)