8. Bố cục của khóa luận
2.2.7. Những thân phận đau thương do chiến tranh
Chiến tranh không chỉ có sự hào hùng, mà nó còn có cả máu và nước mắt, và tình yêu trong chiến tranh cũng thế. Nó thiêng liêng, ngọt ngào và
xen lẫn cả đau thương mất mát. Truyện ngắn Mối tình năm cũ, Nguyễn Ngọc
Tư đã kể lại nỗi đau của dì Thấm, khi mà đoàn làm phim đến Mỹ Hưng để quay bộ phim về người anh hùng Nguyễn Thọ - người yêu cũ của dì:
“Trên những tấm hình đen trắng cũ kỹ hiện lên một hình người nằm
cạnh cây súng đã gãy. Một vuông ngực vỡ toác. Đôi mắt và đôi tay bị bọn ác ôn băm nát. Cái lồng ngực từng chứa một trái tim đỏ thắm, đôi mắt đã từng nhìn người yêu chan chứa, đôi tay đã từng ấp yêu một đôi tay…dì Thấm run
rẫy nhìn những bức hình hức lên một tiếng rồi rũ xuống như tàu chuối héo” [43;25].
Chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau vẫn còn đó, Ngọc Tư không hề muốn gợi lại những nỗi đau thương nhức nhối kia, mà chị chỉ nói lên sự thật. Từ đau thương mất mát của mỗi gia đình, mỗi cá nhân tác giả đã khẳng định bản chất anh dũng kiên cường của người dân Cà Mau nói riêng và mọi miền đất nước Việt Nam nói chung.
Trong Chuyện vui điện ảnh, thông qua những thước phim, mảng tối sáng
của cuộc chiến hiện ra rõ mồn một, vì những gì có ở ngoài đời đều có ở trong phim và những gì ở trong phim tất có ở ngoài đời khiến người xem uất ức. Chiến tranh đã đi qua từ lâu nhưng khi xem phim do nhân vật Sa đóng, anh
vào vai Cón kẻ đại diện cho tội ác: “Thằng Cón cưỡng hiếp vợ một cán bộ
đằng mình đang mang thai. Tới chừng biết đứa bé kia không phải con mình, hắn xé đứa nhỏ làm hai ngay trên giường đẻ, trước mặt người mẹ cầm bằng
giết chết chị ta” [42;31]. Hình ảnh trên phim gợi lại sự tàn khốc của cuộc
chiến, trong mắt bà con Sa trở thành Cón thật. Người dân xóm Cựa Gà xa lánh, bọn trẻ con thấy nhân vật Sa thiếu đường vãi đái ra quần. Cũng giống như khi vở kịch Ôtenlô của Sêxpia trình diễn trên sân khấu, một khán giả đã nổ súng bắn chết một diễn viên. Họ cứ tưởng đó là người thực, việc thực, cũng bởi họ thiếu hiểu biết không phân biệt được nghệ thuật và đời sống. Nhân vật Sa cũng quá nhập vai khiến làng xóm tin kia mới là tâm địa, hình hài thật của anh ta ngoài đời. Biết trách ai bây giờ? Lỗi tại chiến tranh, mặc dù chiến tranh đi qua mấy mươi năm rồi, thế nhưng sức ám ảnh của nó quá kinh hoàng.
Nguyễn Ngọc Tư ít viết về chiến tranh nhưng khi khai thác về mảng đề
tài này thì lại gặt hái được nhiều thành công. Vết chim trời, mở đầu với một
như xé lòng người cha: “Bây bắn út Hơn của má chết rồi, con ơi” [44;7],
không biết bà đã đau, đã day dứt đến mức nào khi chiến tranh xảy ra, hai anh em cùng cầm súng nhưng lại đứng hai chí tuyến khác nhau. Tuy đất nước đã hoà bình nhưng nỗi đau mãi mãi vò xé từng con người trong gia đình, mặc dù chưa có ai trước bà nội nhắc đến quá khứ đau buồn ấy. Cũng chính mặc cảm ấy khiến ông cả đời day dứt, dù đã hết lòng vun vén cho đứa con của em trai mình để lại.
Chiến tranh khép lại, cánh cửa cuộc đời mở ra với nhịp sống không ngừng đi lên phát triển. Nhưng hậu quả của chiến tranh không qua nhanh mà cứ tồn tại dai dẳng, những nỗi đau mất người thân vẫn chưa nguôi ngoai trong tim mỗi người.
Ngoài ra, còn một số nhân vật rơi vào bi kịch khi không thể tha thứ cho
chính mình như người cha trong Chuồn chuồn đạp nước, vì một câu trợ giúp
sai cho con gái trong một gameshow truyền hình. Sự dằn vặt thật ghê gớm, nó ăn mòn tâm hồn con người ta cha, dù đã đi qua ba bảy hai mốt bình minh, nhưng nhân vật người cha luôn thức dậy với nỗi tuyệt vọng. Đó còn là truyện
ngắn Thổ Sầu, câu chuyện như xát muối vào lòng người đọc khi cái nghèo khó
của người dân nơi đây là niềm thích thú đối với những du khách. Họ chiêm ngưỡng cái nghèo, họ đến đây để biết mình thật giàu có và có người còn thấy cuộc sống chật chội nặng nề. Những khách du lịch đến đây bỗng thấy mình ham sống, thấy tràn sức lực trong cuộc mưu sinh. Nhưng tiếng nói của những trẻ con chưa biết gì về những bộn bề của cuộc sống đã trả lời người lớn một câu trả lời đau nhói lòng: “Nhìn người ta nghèo hổng vui gì hết” [44;97].
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm bi kịch của mọi kiếp người, thế nhưng độc giả không thấy bế tắc, trái lại đằng sau mỗi số phận hiện lên niềm hi vọng, cuộc sống sẽ đổi khác. Đây chính là chất ngọc mà chị tạo ra từ những trang viết của mình. Chị chạm vào những mảng tối của xã hội để hướng tới
chân trời mơ ước, nơi mọi khổ đau dừng lại và hạnh phúc cứ thế trải rộng thênh thang. Con người sẽ giàu có hơn về tình yêu để con người xứng đáng
với danh hiệu Con - Người. Dẫu số phận con người có tủi cực đến đâu thì cái
khát vọng hướng thiện vẫn không bị tuyệt diệt, nó chỉ khuất lặn đâu đấy nơi đáy sâu tâm hồn đã bị cái xấu và cái ác đày đoạ đến hoang lạnh, điều đó thể hiện tài năng và tấm lòng của Nguyễn Ngọc Tư đối với kiếp người trong cõi nhân sinh.
Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư ta vỡ lẽ ra nhiều bề, sau những căn bệnh trầm kha của thời đại những tấn bi kịch của kiếp nạn con người, cuộc sống vẫn phát triển theo quy luật của riêng nó.Và chị luôn tin tưởng rằng bình minh sẽ hé rạng trên cõi nhân sinh và hạnh phúc sẽ đến với mỗi con người, mỗi gia đình. Đến với bạn đọc như một sự tình cờ, một duyên phận với trang văn, Nguyễn Ngọc Tư đã thổi một luồng gió mới vào nền văn học Việt Nam đương đại. Người đọc đã tìm thấy trong những trang văn của chị biết bao điều tốt đẹp. Đó là kết quả của cuộc hành trình rong ruổi tìm lại chính mình trên từng cây số thời gian của cuộc đời.
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ