1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa (nguyễn minh châu) theo đặc trưng thể loại

69 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 629,99 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài “Đọc - hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu theo đặc trưng thể loại”, tác giả đã thường xuyên nhận được s

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai và thực hiện đề tài “Đọc - hiểu truyện ngắn

“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) theo đặc trưng thể loại”, tác

giả đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn và ThS Trần Hạnh Phương - người hướng dẫn trực tiếp

Tác giả khóa luận xin được bày tỏ sự biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo

Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo

và các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thúy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài “Đọc hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) theo đặc trưng thể loại” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Tôi xin chịu trách nhiệm

về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2013

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thúy

Trang 4

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề 7

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10

6 Phương pháp nghiên cứu 10

7 Đóng góp của khóa luận 10

8 Bố cục của khóa luận 10

NỘI DUNG 11

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1.Cơ sở tâm lí và lí luận dạy học hiện đại 11

1.1.1.1.Cơ sở tâm lí 11

1.1.1.2 Lí luận dạy học hiện đại 11

1.1.2 Vấn đề tiếp nhận văn học 12

1.1.2.1 Khái niệm 12

1.1.2.2 Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học 15

1.1.3.Vấn đề thể loại 16

1.1.3.1.Khái niệm 16

1.1.3.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn 18

1.1.4 Quan niệm về đọc - hiểu 19

1.1.4.1 Khái niệm đọc - hiểu 19

1.1.4.2 Chức năng của đọc - hiểu 21

1.1.4.3 Các cấp độ đọc - hiểu 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 23

Trang 5

Chương 2 ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (NGUYỄN MINH CHÂU) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 25

2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu 25 2.1.1.Cuộc đời 25

2.1.2 Sự nghiệp văn học 25

2.2 Vị trí, vai trò của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong nhà trường phổ thông 27

2.2.1 Nguyễn Minh Châu trong nền văn học hiện đại Việt Nam 27

2.2.2.Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông 28

2.3 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 29

2.3.1 Cốt truyện, tình huống truyện 30

2.3.2 Nhân vật 32

2.3.3 Ngôn ngữ 36

2.4 Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 38

2.4.1 Hướng dẫn đọc - hiểu cốt truyện, tình huống truyện 38

2.4.2 Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu nhân vật 40

2.4.3 Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu ngôn ngữ truyện 46

Chương 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 48

KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

Việc giảng dạy các tác phẩm trong nhà trường có ý nghĩa thời sự nóng hổi luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội Tuy nhiên, trong thực tế giáo dục hiện nay, môn Ngữ văn chưa thể hiện được vị trí quan trọng của nó Chất lượng dạy và học Ngữ văn còn tồn tại nhiều bất cập

và hạn chế Về phía người dạy vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều, biến giờ học Ngữ văn thành giờ đọc chép Người dạy chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như chưa chỉ ra cho người học những con đường tích cực để thu nhận kiến thức…Về phía người học không có sự tìm tòi, suy nghĩ sáng tạo mà chỉ tiếp thu một cách thụ động làm các em chán nản mệt mỏi, nhiều em cảm thấy học Ngữ văn như một cực hình, vô cùng nặng nề Vì vậy vấn đề được đặt ra là phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học Dạy học Ngữ văn theo con đường đọc - hiểu được xem là giải pháp hữu hiệu góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Hiện nay, chương trình và nội dung SGK được sắp xếp theo trục thể loại

là chính Vì vậy hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Ngữ văn theo đặc trưng thể loại là một trong những hướng đi có nhiều ưu thế Nó không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức ở từng bài mà còn là cơ sở giúp các

Trang 7

là một giai đoạn mới mở ra nhiều nội dung mới mẻ, cách nhìn nhận, phản ánh,

mô tả hiện thực phong phú, đa dạng, khác lạ Tuy nhiên, dạy học những tác phẩm trong giai đoạn này là thú vị nhưng hoàn toàn không dễ

Là một sinh viên sư phạm, một giáo viên trong tương lai, thông qua nghiên cứu đề tài này, người viết mong muốn tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong việc tiếp cận tri thức, phương pháp dạy học mới, để phục vụ tốt cho công việc giảng dạy SGK Ngữ văn

“Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được

viết sau năm 1975 và lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn THPT Nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975,

người viết mong muốn những kiến thức này sẽ là cơ sở để đề tài “Đọc hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) theo đặc trưng thể loại” đi vào thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy các văn

bản tự sự trong nhà trường phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu văn học theo thể loại

Ngay từ thời cổ đại, Aritxtốt trong cuốn “Nghệ thuật thi ca” đã nói đến

ba phương thức mô phỏng hiện thực là: Tự sự, trữ tình và kịch Đến nay những công trình nghiên cứu về đặc trưng thể loại là vô cùng phong phú, đa dạng Ở nước ta nghiên cứu văn học theo loại thể được các nhà nghiên cứu quan tâm chủ yếu trên hai lĩnh vực lí luận và phương pháp

Trên lĩnh vực lí luận, giáo trình “Lí luận văn học” của ĐH Tổng hợp do

Hà Minh Đức (chủ biên) và của ĐHSP do Phương Lựu (chủ biên) đã đưa ra

Trang 8

những đặc trưng của tự sự, song vấn đề được đề cập chỉ có tính chất lí thuyết chưa đề cập đến phương pháp giảng dạy

Trên lĩnh vực phương pháp, những công trình nghiên cứu về phương

pháp giảng dạy tự sự khá đa dạng Có thể kể đến “Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại”(Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Huỳnh Như Mai…)

Cuốn sách đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa thể loại

và phương pháp dạy học văn Các tác giả đã đi sâu vào ba loại: Tự sự, trữ tình

và kịch Sau đó gợi ý phân tích nhiều thể nhỏ hơn như: Thơ, biền văn, truyện,

kí, hịch và đưa ra phương pháp giảng dạy theo đặc trưng thể loại

Trong “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo thể loại”

(Nguyễn Viết Chữ) tập trung vào phương pháp dạy học các tác phẩm tự sự, trữ tình và phương pháp chung dành cho các loại thể văn học nước ngoài

Trong “Những vấn đề thi pháp của truyện”(Nguyễn Thái Hòa) cũng đề

cập đến một thể loại của tự sự là truyện ngắn song vẫn dừng ở mục đích khái quát…

Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu văn học theo thể loại đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra những kiến giải khác nhau và đã góp phần quan trọng, là cơ sở cần thiết, định hướng cho việc dạy học Ngữ văn ở trường THPT theo đặc trưng thể loại

2.2 Các công trình nghiên cứu về đọc - hiểu

Cho đến nay, ở Việt Nam vấn đề đọc - hiểu đang đứng trước nhu cầu cần được xây dựng thành một hệ thống lí thuyết văn bản Ở bậc THCS, điều này mới chỉ được định hướng một cách khái quát bằng hệ thống các câu hỏi đọc - hiểu trong SGK Ngữ văn Đến bậc học THPT các nhà biên soạn SGK đã cung cấp tri thức về phương pháp đọc - hiểu cụ thể hơn bằng các bước đọc - hiểu một văn bản Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:

- Trần Đình Sử (2001) , “Đọc văn - học văn”, NXB Giáo dục

Trang 9

Qua một số công trình nghiên cứu kể trên đã chứng minh tầm quan trọng của việc đọc văn Để hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao, giáo viên phải chú ý đến việc tổ chức, hướng dẫn cho học sinh những cách thức đọc văn bản

Với đề tài này, khóa luận muốn kế thừa và vận dụng có sáng tạo thành quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước để dạy học Ngữ văn, đặc biệt

là đối với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu lí thuyết tiếp nhận, lí thuyết đọc - hiểu, thể loại tự sự, thể loại truyện ngắn, đặc điểm của thể loại truyện ngắn

- Đọc - hiểu “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở trường

THPT theo đặc trưng thể loại

Trang 10

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Lí thuyết đọc - hiểu, đặc trưng thể loại áp dụng vào việc đọc - hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại

- Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” - Nguyễn Minh Châu

7 Đóng góp của khóa luận

Khóa luận giúp người dạy thuận lợi hơn trong việc thiết kế bài học theo hướng tổ chức cho người học phát huy sự sáng tạo Từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng đọc - hiểu các văn bản văn chương trong nhà trường

THPT nói chung và đọc hiểu văn bản “ Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng

8 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2: Đọc hiểu truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa”(Nguyễn

Minh Châu) theo đặc trưng thể loại

Chương 3: Giáo án thực nghiệm

Trang 11

NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Ở lứa tuổi THPT các em đã tích lũy được một lượng kiến thức và kinh nghiệm sống tương đối phong phú, các em có khả năng tư duy cao và sức sáng tạo dồi dào, khả năng tư duy lí luận và tư duy trừu tượng tăng lên rõ rệt

Tư duy của các em chặt chẽ và có căn cứ hơn, các em hoàn toàn có khả năng

tư duy về một vấn đề văn học Hơn nữa ở lứa tuổi này các em thích khẳng định mình và có thái độ học tập tích cực, tự giác Do đó việc áp đặt tri thức, cách hiểu của giáo viên về một đối tượng có thể gây sự chán nản thậm chí là phản ứng chống đối ở học sinh Vì vậy trong hoạt động dạy học, giáo viên phải biết cách tổ chức, điều khiển hoạt động dạy học nhằm khơi gợi khả năng

tư duy và tính tích cực chủ động của học sinh

1.1.1.2 Lí luận dạy học hiện đại

Trong một thời gian dài, hoạt động dạy học ở trường phổ thông gắn liền với phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều Dạy học theo phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo kiến thức liền mạch, hệ thống Song, phương pháp này dễ gây ức chế, chán nản, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh mà còn biến học

Trang 12

sinh thành những nhân vật thụ động chỉ biết nghe và tiếp thu một cách máy móc, rập khuôn những lời giảng của thầy Cho đến nay phương pháp dạy học truyền thống vẫn được sử dụng nhưng từ những hạn chế của nó đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu

Nếu như trước đây hoạt động “dạy học lấy thầy làm trung tâm” thì hiện

nay với phương châm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học

“dạy học lấy trò làm trung tâm” đã khiến vai trò của cả người dạy và người

học thay đổi Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhà trường không chỉ có nhiệm vụ cung cấp tri thức cho học sinh mà còn phải trang bị cho các

em phương pháp học tập, phương pháp tư duy để các em có khả năng tự mình giải quyết các vấn đề của cuộc sống Do đó việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là rất quan trọng

Môn Ngữ văn trong trường phổ thông là một môn học vừa cung cấp kiến thức vừa giúp các em có khả năng bộc lộ sự sáng tạo của bản thân, giúp cho quá trình đồng sáng tạo với nhà văn trở nên có hiệu quả để các em tự mình vươn tới những tầng cao trí tuệ và đặt chân tới những miền sâu thẳm của tâm hồn

1.1.2 Vấn đề tiếp nhận văn học

1.1.2.1 Khái niệm

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” tiếp nhận văn học là “hoạt động chiếm lĩnh giá trị tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng tác giả cho đến tác phẩm sau khi đọc”.[4,325]

Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương” lại quan niệm “Tiếp nhận tác phẩm văn học là quá trình đem đến cho người đọc sự hưởng thụ và hứng thú trí tuệ hướng vào hoạt động để củng

cố và phát triển một cách phong phú những khả năng thuộc thế giới tinh thần

và năng lực cảm xúc của con người trước đời sống”.[8,9]

Trang 13

Trong cuốn giáo trình “Lí luận văn học” do Phương Lựu (chủ biên) thì

“Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác của văn học”.[17,215]

Như vậy, có rất nhiều quan niệm về tiếp nhận văn học nhưng thực chất

đó là quá trình mà người đọc bằng vốn văn hóa cùng trí tưởng tượng phong phú của mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm để khám phá, phát hiện, chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm qua lớp ngôn từ, hình ảnh Ở đó diễn ra một cuộc đối thoại tự do giữa người đọc với nhà văn thông qua tác phẩm Văn bản mà nhà văn viết ra chỉ có một nhưng ở mỗi người đọc lại bồi đắp thêm cho nó những tầng ý nghĩa mới vượt khỏi ý đồ của tác giả, góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm những giá trị thẩm

mĩ của tác phẩm Quá trình đồng sáng tạo ấy đem lại cho văn bản một cách hiểu mới làm cho tác phẩm không đứng yên mà luôn luôn vận động, phong phú thêm trong quá trình phát triển của lịch sử văn học

Việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường thực chất là dạy cho học sinh cách tiếp nhận văn học dưới sự giúp đỡ của giáo viên Người giáo viên phải giúp học sinh nắm được những phương thức biểu đạt riêng của từng tác phẩm

để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao

Sáng tác tác phẩm văn học là một quá trình Nhà văn đứng trước cuộc sống, bằng óc quan sát cảm thụ, tài năng nghệ thuật thiên bẩm, trí tưởng tượng phong phú đã tạo ra tác phẩm văn học - đứa con tinh thần của mình Song mỗi người có cách làm, cách sáng tạo riêng không ai giống ai Quá trình sáng tạo nghệ thuật còn phải tuân theo những bước nhất định để tạo ra một tác phẩm văn học hoàn chỉnh từ việc hình thành ý đồ sáng tác đến giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn viết rồi giai đoạn sửa chữa cần được hết sức lưu tâm Hoạt động tiếp nhận văn học là quá trình bắt đầu từ việc đọc, phân tích, cắt nghĩa và cuối cùng là bình giá tác phẩm

Trang 14

Hoạt động cắt nghĩa

Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Cắt nghĩa để làm rõ ý nghĩa tác phẩm, bắt đầu từ việc lí giải những chi tiết, hình ảnh tiến tới cắt nghĩa các hình tượng trong tác phẩm, cao hơn nữa là cắt nghĩa toàn bộ tác phẩm Thông qua hoạt động cắt nghĩa, người đọc sẽ có cái nhìn đa chiều đối với tác phẩm, tìm ra nội dung, ý nghĩa và dụng ý nghệ thuật

mà nhà văn gửi gắm Cắt nghĩa là cơ sở đánh giá mức độ hiểu của mỗi người, đem lại sự nhận thức chắc chắn làm cơ sở để hiểu tác phẩm văn học

Trang 15

Như vậy có thể thấy tiếp nhận văn học được lập trình theo một trình tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nó là cả một quá trình, trong đó hoạt động đi trước là tiền đề cơ sở giúp người đọc thực hiện các hoạt động tiếp theo Nhờ vậy quá trình tiếp nhận văn học diễn ra một cách đầy đủ, trọn vẹn

1.1.2.2 Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học

Qúa trình đồng sáng tạo là rất cần thiết nhưng để tiếp nhận một tác phẩm văn học trước hết đòi hỏi người đọc phải có khả năng cảm thụ, những hiểu biết nhất định về văn học, tiếp xúc và thấu hiểu ý đồ sáng tạo của người nhà văn để lắng nghe những thông điệp của họ, thưởng thức cái hay cái đẹp mà tác phẩm văn học đó mang lại

Khi sáng tác một tác phẩm nghệ thuật người sáng tác luôn muốn tìm đến những bạn đọc tri âm tri kỉ để tìm sự đồng cảm Một tác phẩm chỉ thành công khi được bạn đọc và công chúng đón nhận Người đọc bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và những rung cảm sâu sắc trong tâm hồn sẽ cùng tái hiện, bồi đắp những cảm nhận tinh tế của nhà văn thành những bức tranh đời sống chân thực, sống động, những hình tượng hoàn chỉnh để rồi tự rút ra cho mình những bài học nhân sinh quý giá, qua quá trình tiếp nhận tích cực ấy sẽ có thêm những hiểu biết, trải nghiệm về cuộc đời

Trang 16

Bạn đọc đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn học Tác phẩm của người nghệ sĩ chỉ thực hiện được chức năng của nó khi được bạn đọc tiếp nhận Quá trình sáng tạo của tác giả sẽ chỉ là những trang giấy bất động và hoàn toàn không có giá trị nếu không có công chúng Người nghệ sĩ sáng tạo

ra tác phẩm nhưng người đọc mới chính là những người thẩm định và quyết định sự tồn tại của chúng Có bạn đọc thì quá trình sáng tạo kia mới hoàn tất Như vậy hoàn toàn có thể coi người đọc là yếu tố nội tại của quá trình sáng tác văn học.Người đọc có vai trò to lớn trong việc quyết định sinh mệnh,

sự sống còn của tác phẩm văn học Khi sáng tác tác giả luôn quan tâm đến tình cảm, tâm lí và thị hiếu bạn đọc Cùng một tác phẩm, ở mỗi thời kì, mỗi thời điểm khác nhau, thậm chí ngay ở cùng một bạn đọc sự lĩnh hội cũng khác nhau Tùy thuộc vào tư chất cá nhân, trình độ nhận thức, năng lực tiếp nhận, vốn sống, sự hiểu biết văn học nghệ thuật, nghề nghiệp, thời đại, môi trường

xã hội đều dẫn đến những cách nhìn, cách hiểu khác nhau về tác phẩm văn học Chính điều này tạo nên tính đa nghĩa, đa chiều, đa cách hiểu về hình tượng nghệ thuật Đối với nhà văn, người đọc luôn là hiện thân của nhu cầu

xã hội để tác phẩm hướng tới đáp ứng, lí giải, tuyên truyền hay thuyết phục

Sự phong phú trong nội dung tác phẩm và tính đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật cũng tạo nên những cách hiểu không giống nhau ở bạn đọc

1.1.3.Vấn đề thể loại

1.1.3.1.Khái niệm

* Khái niệm thể loại

“ Thể loại là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình lịch sử của văn học thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng được miêu tả về tính chất của mối quan hệ nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy”[2,299]

Trang 17

Từ xa xưa Aritxtốt (384 - 322 TCN) đã chia văn chương làm ba loại : Tự

sự, trữ tình, kịch tương ứng với ba phương thức phản ánh đặc trưng Nếu hình tượng thiên về mặt biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả ta có tác phẩm trữ tình Nếu hình tượng thiên về mặt phản ánh con người, sự việc trong cuộc sống ta có tác phẩm tự sự Tác phẩm tự sự tập trung cô đọng đến mức bản thân nhân vật, sự việc, câu chuyện có thể bộc lộ mình một cách độc lập trên trang sách hoặc trên sân khấu không cần lời dẫn truyện của tác giả như thế ta

Trữ tình dân gian: Ca dao, câu đố

Trữ tình trung đại và hiện đại: Thơ cổ thể truyền thống và thơ tự do Kịch

Kịch dân gian: Chèo, múa rối

Kịch trung đại: Tuồng

Kịch hiện đại: Bi kịch, hài kịch…

* Thể loại tự sự

Theo “Từ điển tiếng Việt” “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh” [24,1378]

Theo “Từ điển văn học” “Tự sự là phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” [4,385]

Trang 18

Theo SGk Ngữ văn 10, tập 1: “Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết luận, thể hiện một ý nghĩa” [26,61]

Như vậy tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyện có sự diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh, có sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người

* Thể loại truyện ngắn

“Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.”[4,370]

Truyện ngắn là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại cho nên truyện ngắn xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học

1.1.3.2 Đặc trưng của thể loại truyện ngắn

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp nghệ thuật của truyện ngắn là chấm phá

Nhân vật: Khác với thể loại tiểu thuyết chiếm lĩnh đời sống một cách toàn vẹn, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vì thế trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa tính cách điển hình trong mối tương quan với hoàn cảnh Nhân vật trong

Trang 19

truyện ngắn thường là hiện thân cho trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người

Chi tiết, lời văn là yếu tố quan trọng cho nghệ thuật viết truyện ngắn Lối

kể và cách kể chuyện là những điều được người viết đặc biệt chú ý khai thác

và xử lí nhằm đạt hiểu quả mong muốn Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang đầy ẩn

ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết

Truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác sau 1975 khi chiến

tranh kết thúc, đất nước đã thống nhất Đến thời điểm này các nhà văn có khuynh hướng nhận thức lại hiện thực Trước đây trong hoàn cảnh chiến tranh không cho phép họ khám phá tận cùng sự phức tạp, bề bộn, ngổn ngang của đời sống thì nay hiện thực đời sống đi vào văn chương một cách nguyên vẹn Không chỉ tồn tại những tác phẩm nói về chiến tranh với con người sử thi mà còn có những con người trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày, chất đời thường sâu lắng Chính những biến đổi to lớn của hoàn cảnh lịch sử xã hội đã dẫn đến những thay đổi trong đời sống văn học Ở thể loại truyện ngắn dường như sự thay đổi ấy diễn ra mạnh mẽ hơn cả

1.1.4 Quan niệm về đọc - hiểu

1.1.4.1 Khái niệm đọc - hiểu

Theo “Từ điển tiếng Việt”: “Đọc là tiếp nhận nội dung của một tập hợp

kí hiệu” [24,431]

Đọc là khâu đầu tiên, là tiền đề trong việc tiếp nhận tác phẩm văn học Đọc không chỉ để lĩnh hội thông tin, làm giàu hiểu biết, làm phong phú tâm hồn mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách con người Đọc là một hoạt động đặc trưng của con người, một hoạt động mang tính văn hóa nhằm thỏa mãn một nhu cầu của đời sống Đồng thời nó cũng phản ánh những năng lực, tầm văn hóa của người tiếp nhận Đọc gắn liền với hiểu vì mục đích cuối cùng của đọc là để hiểu

Trang 20

Như vậy đọc và hiểu là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ

Vậy đọc hiểu là gì?

Theo Nguyễn Thanh Hùng : “Đọc - hiểu là một hoạt động của con người

Nó không chỉ là hình thức nhận biết nội dung tư tưởng từ văn bản mà còn là một hoạt động tâm lí giàu cảm xúc và có tính trực giác Đọc - hiểu mang tính chất đối diện một mình, đối diện với văn bản Nó có cái hay là tập trung tích đọng và lắng kết năng lực cá nhân Đây là hoạt động thu nạp, tỏa sáng âm thầm với sức mạnh nội hóa kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm văn hóa trong cấu trúc tinh thần cá thể”.[9,22]

Theo Nguyễn Thái Hòa trong “Vấn đề đọc - hiểu và dạy đọc - hiểu” (trong “Tạp chí thông tin khoa học sư phạm, số 5 - 2004): “Đọc - hiểu dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản”.[6,6]

Hiểu một cách ngắn gọn thì đọc - hiểu là một quá trình mà người đọc bằng hoạt động học thực hiện mục đích của việc đọc

Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc - hiểu được coi là phương pháp dạy học đặc thù Tuy nhiên để hoạt động này diễn ra đúng nghĩa của nó trong quá trình dạy học, giáo viên phải là người tổ chức cho học sinh khám phá được nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm để có thể vận dụng vào việc phân tích tác phẩm và tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu

Trang 21

1.1.4.2 Chức năng của đọc - hiểu

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, con người có rất nhiều cách để tiếp cận tác phẩm văn học Trong đó đọc - hiểu là con đường hữu hiệu giúp bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm bởi văn chương là loại hình nghệ thuật ngôn từ nên chỉ có đọc mới có thể giúp bạn đọc chiếm lĩnh những giá trị và ý nghĩa của tác phẩm

Người đọc bằng những hiểu biết của cá nhân sẽ chuyển hóa các kí hiệu ngôn ngữ trong văn bản thành những thông tin thẩm mĩ Tùy theo các cấp độ đọc khác nhau mà mỗi người thu về cho mình những lượng thông tin không giống nhau Thông qua việc đọc - hiểu tác phẩm văn chương, người đọc sẽ tự rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm quý báu về cuộc đời, con người Đọc - hiểu giúp cho quá trình khám phá nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm trở nên dễ dàng Từ đó, có thể vận dụng phương pháp dạy đọc - hiểu vào việc đọc và tạo lập văn bản tương đương

Đọc - hiểu không chỉ là hoạt động thông thường mà đã trở thành hoạt động văn hóa thể hiện tầm đón nhận của mỗi bạn đọc Đọc - hiểu trở thành một phương pháp, một con đường đặc trưng để tiếp nhận tác phẩm văn học

1.1.4.3 Các cấp độ đọc - hiểu

* Đọc thông - đọc thuộc

Đọc thông là đọc rõ ràng, mạch lạc, đúng chính âm, ngữ điệu nhằm khôi phục lớp vỏ âm thanh của ngôn ngữ, chuyển các kí hiệu sang tín hiệu âm thanh, đồng thời sẽ tạo ra tác động cùng lúc vào nhiều giác quan, kích thích quá trình tư duy làm xuất hiện các trạng thái và các quá trình tâm lí Đọc thông giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản giúp cho quá trình tiếp nhận trở nên thuận lợi hơn

Đọc thuộc là cách đọc để ghi nhớ Thuộc có thể hiểu là thuộc lòng những văn bản trữ tình có quy mô vừa phải và có thể nhớ, tóm tắt các chi tiết quan trọng, thuật lại những biến cố, sự kiện chủ yếu với các văn bản tự sự Đọc

Trang 22

Đọc sâu là đọc để tìm ra logic của văn bản, hệ thống các luận điểm, phương pháp lập luận của các văn bản chính luận

* Đọc hiểu - đọc sáng tạo

Đọc hiểu là quá trình đọc kết hợp phân tích để hiểu được nội dung thông tin của văn bản một cách chính xác, có lí Đọc hiểu cũng là mục đích đầu tiên của việc đọc văn bản Nhưng không chỉ hiểu được bề mặt ngôn từ văn bản mà phải hiểu được tầng ý nghĩa sâu xa và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong đó

Đọc sáng tạo là đọc các văn bản nghệ thuật để lấp đầy những khoảng trống mà người nghệ sĩ để dành cho độc giả thỏa sức liên tưởng, tưởng tượng Đọc sáng tạo cho phép người đọc thể hiện những chính kiến cá nhân, tiếp cận văn bản theo cách của riêng mình

* Đọc đánh giá - đọc ứng dụng

Đọc đánh giá bao gồm đánh giá chủ quan và đáng giá khách quan Đánh giá khách quan đòi hỏi người đọc phải huy động những hiểu biết riêng của mình về các lĩnh vực trong đời sống để đưa ra những nhận xét thỏa đáng Đánh giá chủ quan lại cho phép người đọc bày tỏ thái độ của mình về một vấn

đề nào đó trong tác phẩm, và có thể đồng tình hay phản đối về tác phẩm Đọc ứng dụng là nhằm phát hiện ra bài học cuộc sống được nhà văn gửi gắm trong tác phẩm của họ để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân

Trang 23

Việc học sinh không chú ý đến việc đọc và chuẩn bị bài ở nhà cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy Với dung lượng tác phẩm rất lớn mà thời gian trên lớp có hạn, giáo viên không thể truyền thụ những kiến thức nếu không có sự hợp tác của học sinh

Chính những hạn chế đó dẫn đến yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học là điều tất yếu Phải phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học và ý chí vươn lên của học sinh Trong những năm gần đây, chúng ta đang tiếp cận gần hơn những phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của môn học Thực tiễn dạy học văn ở trường THPT không theo đặc trưng loại thể vẫn đang diễn ra Các kịch bản văn học được dạy giống như dạy truyện, gần giống với tự sự Các bài thơ trữ tình cũng được cảm nhận như một văn bản truyện Các văn bản văn học dù ở bất kì thể loại nào cũng trở nên na ná giống nhau Chính điều này dẫn đến cách hiểu không đúng về thể loại và đặc điểm của từng thể loại khiến giờ dạy không mang lại kết quả cao Việc đưa phương pháp dạy đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại vào dạy học Ngữ văn trở nên vô cùng bức thiết góp phần khắc phục thực trạng trên

Trang 24

Sách giáo khoa 12 hiện nay đã đưa vào chương trình một số tác phẩm tự

sự hiện đại sau 1975 Điều này là một tín hiệu đáng mừng trong việc đổi mới phương pháp nhưng đó cũng là một thử thách đối với cả giáo viên và học sinh khi lần đầu tiên tiếp nhận cái mới Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) là một truyện ngắn rất hay và đặc sắc, có nhiều cách tân độc đáo Vì vậy việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp cho tác phẩm này

là rất cần thiết

Trang 25

Chương 2

ĐỌC - HIỂU TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”

(NGUYỄN MINH CHÂU) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu

Năm 1974, ông được thăng Thiếu tướng lúc đang giữ trọng trách tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Đầu năm 1975, ông làm

tư lệnh Đoàn 232 Năm 1981, ông được thăng Trung tướng, Phó Tư lệnh Quân khu 7 Đến năm 1986, ông được thăng Thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 7, rồi Phó Tổng thanh tra Quân đội Năm 1988, ông được cử làm Trưởng đại diện Bộ Quốc phòng tại phía Nam

Ông mất ngày 23 tháng l năm 1989 tại Hà Nội

2.1.2 Sự nghiệp văn học

Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989 Ông đã có 29 năm cầm bút và để

lại cho nền văn học nước nhà 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình Tác phẩm của ông khi miêu tả cái hào hùng và phẩm chất cao đẹp của con người

Trang 26

Việt Nam trong chiến đấu, khi bộc lộ nỗi niềm trăn trở, lo âu khắc khoải và khát vọng thức tỉnh lương tâm và cảm hứng nhân văn mãnh liệt

Quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm 2 thời kì trước

và sau 1975 Mỗi thời kì gắn với những đóng góp rất lớn về các lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại :

Trước 1975: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972) Những

tác phẩm này thể hiện cảm xúc mãnh liệt về lịch sử hào hùng, đậm chất sử thi của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến

Sau 1975: Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)

Nguyễn Minh Châu viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận phê bình

Ông được coi là một trong những nhà văn tiên phong mở đường “tinh anh và tài hoa nhất” của nền văn xuôi hiện đại Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đi

khám phá những cung bậc khác nhau tồn tại trong tâm linh con người, thể hiện một cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật, con người

Với những cống hiến xuất sắc trong hoạt động văn nghệ, Nguyễn Minh Châu đã nhận được các giải thưởng :

Giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính

Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 - 1989) cho tập truyện ‘Cỏ lau’’

Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Trang 27

2.2 Vị trí, vai trò của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học Việt Nam hiện đại và trong nhà trường phổ thông

2.2.1 Nguyễn Minh Châu trong nền văn học hiện đại Việt Nam

Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những

“người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc

đổi mới văn học Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khó khăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành trình tìm kiếm mở

đường Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọn của mình Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải)

Trong bài báo gây tiếng vang sâu rộng đương thời – Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra giới hạn

chật hẹp của quan niệm về hiện thực trong văn học của ta suốt một thời kỳ

dài, mà nhà văn dùng hình ảnh “Cái hành lang hẹp và thấp” khiến cho mỗi người viết phải tự mình “bạt bớt chiều cao, thu hẹp bớt chiều ngang để có thể

đi lại dễ dàng” Đó là “thứ văn nghệ minh hoạ” Cái nhìn hiện thực không còn

mà đem đến một luồng gió mới mẻ, khởi đầu cho phong trào đổi mới văn học hiện bị bó hẹp trong những khuôn khổ có sẵn mà mở ra trong một thực tại đa

chiều, luôn biến động và đầy bất ngờ, như lời Nguyễn Minh Châu: “Cuộc đời vốn đa sự con người thì đa đoan” Mỗi tác phẩm phải là sự khám phá những

Trang 28

quy luật của đời sống Với ý thức ấy, nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975 là những cuộc đối chứng với những quan niệm, nhận thức hạn hẹp, chủ quan của một thời trong cách nhìn cuộc đời và con người

Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn đưa ra rất nhiều quan niệm đổi mới trong cách nhìn nhận con người, các phương thức tiếp cận đời sống và những cách tân nghệ thuật độc đáo Với sự ra đời của một loạt các truyện ngắn đã góp phần phản ánh diện mạo văn học và những phương diện gai góc phức tạp của đời sống

Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã được thể hiện ngay từ nửa đầu những năm 80, khi công cuộc đổi mới văn học chưa chính thức bắt đầu Điều đó đã khiến Nguyễn Minh Châu có được vai trò của người mở đường đầy khó khăn nhưng cũng rất vinh dự Với những đóng góp vô cùng to lớn ấy, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý, trong đó Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000) Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Minh Châu với nền văn học hiện đại nước nhà

2.2.2.Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông

Là cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và phát triển trong thời kì đổi mới và là một tác giả có rất nhiều tác phẩm được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa phổ thông Vì vậy không thể phủ nhận vai trò to lớn của Nguyễn Minh Châu trong nền giáo dục bậc học phổ thông nói chung

và môn Ngữ văn nói riêng Có thể kể đến một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được đưa vào giới thiệu và giảng dạy ở trường phổ thông:

“ Bức tranh” , “Bến quê” (Lớp 9)

“ Chiếc thuyền ngoài xa” (Lớp 12)

Là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu được coi là cây bút tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà Để học sinh có cái nhìn toàn diện tiến trình văn học dân tộc thì

Trang 29

việc đưa tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vào giảng dạy ở trường phổ thông

là hết sức cần thiết

2.3 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975

Nguyễn Minh Châu là nhà văn của quân đội Ông là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam đương đại Sau 1975 chiến tranh kết thúc, đất nước hoàn toàn giải phóng, người dân lại được trở lại cuộc sống hòa bình, độc lập Giờ đây nhà văn có điều kiện để nhận thức lại cuộc chiến đấu, về con người trong những năm kháng chiến đã qua với một loạt các tác

phẩm: “Bức tranh”, “Cỏ lau”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”,

“Cơn giông” Trong những sáng tác này Nguyễn Minh Châu vẫn thể hiện cái

anh hùng, cái vĩ đại của dân tộc Đồng thời ông cũng đề cập sâu hơn đến mặt trái của cuộc chiến tranh, đó là những mất mát, hi sinh và nói đến tận cùng của nó Chiến tranh là khốc liệt và tàn nhẫn nhưng giờ đây chiến tranh đã tắt, hơi nóng của tro than vẫn âm ỉ cháy Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra mạch ngầm sâu kín trong tâm hồn con người và tập trung trình bày cho mọi người thấy rõ được chân dung cuộc sống vô cùng phong phú, phức tạp Con người với cuộc sống không đơn giản mà luôn đấu tranh quyết liệt giữa thiện, ác, sự xuống cấp về đạo đức với cái cao cả trong nhân cách Phần lớn các tác phẩm sau 1975 của Nguyễn Minh Châu đều đề cập đến những phương diện gai góc của cuộc sống

Nguyễn Minh Châu là người chủ trương đưa văn học trở về với quy luật vĩnh hằng của sự tồn tại con người, coi tính chân thật là một phẩm chất quan

trọng của văn học Nhà văn Nguyễn Khải đã nói : “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc bậc thầy nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút tài năng sau này” Ông luôn là người ý thức

được vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước Ông đã giành trọn vẹn

nửa đời văn của mình để đi sâu khám phá, phản ánh “đề tài sinh tử” trong

mảng hiện thực chiến tranh và người lính cách mạng Là một nghệ sĩ chân

Trang 30

chính, Nguyễn Minh Châu đã đặt vấn đề một cách nghiêm túc về chức năng của văn học và sứ mạng của người nghệ sĩ Ông quan niệm viết văn phải đào xới đến tận cùng cái đáy của cuộc đời để tìm ra các quy luật Ông coi sự nhìn nhận dễ dãi và sự phô bày đời sống một cách đơn giản là một cái tội

Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được thể hiện trong các sáng tác của ông sau 1975, đặc biệt ở các tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn Ở thể loại này đã chứng tỏ sự nỗ lực cách tân sâu sắc, sự tìm tòi đổi mới của Nguyễn Minh Châu từ cốt truyện, tình huống truyện đến nhân vật, ngôn ngữ

2.3.1 Cốt truyện, tình huống truyện

Cốt truyện là một phương diện nghệ thuật rất phức tạp của tác phẩm tự

sự Nó có tính đặc trưng của mỗi dân tộc, thời đại, thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí như vu vơ, những xung đột chỉ là phác ra mà không giải quyết Đó

là những thể nghiệm mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần đời sống để truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong cái khung thể loại mà vươn tới một cái gì không cùng Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện là cách tạo tình huống Tình huống có vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm văn học và tình huống được các tác giả đánh giá rất cao Nguyễn Minh Châu đã từng viết

“Tình thế xảy ra truyện” và ông cho rằng : “Đôi khi người ta nghĩ ra một tình thế rất hay và thế coi như xong một nửa” Coi trọng vai trò của tình huống

trên con đường sáng tạo nghệ thuật, chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống nhà văn không ngừng tìm tòi để tạo ra những tình huống đặc sắc hình thành nên phong cách riêng

Giai đoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã có cách tạo tình huống riêng của mình Tuy nhiên do cái nhìn sử thi, do tư tưởng yêu nước là nội

dung chính, cho nên mục đích của ông lúc này là “đi tìm hạt ngọc ẩn dấu

Trang 31

trong bề sâu tâm hồn con người” Trong thời đại chủ nghĩa anh hùng cách

mạng, tình huống đặt ra trong truyện chủ yếu có tính khách quan Ở những tình huống này, cái riêng phục vụ cái chung, tình yêu nam nữ có thể được nảy sinh từ tình yêu quê hương đất nước, tình đồng đội Trên nền tảng đó, tình yêu

bao giờ cũng lí tưởng Ta có thể thấy điều đó qua truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”

Giai đoạn sau 1975, một số tác phẩm của ông đã xuất hiện dạng tình

huống mới Chẳng hạn dạng “tình huống nhận thức” là dạng tình huống gắn

với những trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật, nhận thức mối quan hệ văn học

và hiện thực, khả năng của con người trong cuộc sống Dạng tình huống này

thể hiện rõ trong các tác phẩm: “Bức tranh”, “Sắm vai”, “Dấu vết nghề nghiệp” Mỗi tình huống truyện là một lời giải đáp về bản thân trong một

khía cạnh đạo đức, lối sống, về khả năng có hạn của con người Ngoài ra còn

có dạng tình huống tương phản là những tìm tòi về nghệ thuật và thể nghiệm hướng tiếp cận đối với hiện thực của nhà văn

Dạng tình huống phổ biến ở truyện ngắn giai đoạn sau 1975 là dạng tình huống thắt nút Ở dạng này nhà văn tiếp tục khẳng định mình trong thế giới quan với những sáng tác trước và những cây bút cùng thời khi nhận ra sự nhận thức mới đối với nhân vật và người đọc Dạng tình huống này thể hiện

trong “Cơn giông”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”, “Phiên chợ Giát”

Ở “Phiên chợ Giát” tình huống được xây dựng ở cuộc tiễn đưa giữa

người và con bò - người bạn làm ăn suốt cuộc đời của họ Tình huống được xây dựng trên nền tình cảm của con người trong cuộc chia tay đau xót Các dạng tình huống này có thể được xem như là một sự tìm tòi sáng tạo, một hướng tiếp cận hiện thực đời sống của Nguyễn Minh Châu Trong số các nhà văn trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật thì Nguyễn Minh Châu là ngòi bút gây

Trang 32

Đặc biệt tới năm 1980, sự nhìn nhận con người của ông có khác trước,

“ông nhìn thấy con người trong một con người”, cách đánh giá có chiều sâu

hơn Nhân vật được nhìn ở góc độ cá nhân nên hiện ra nhiều vẻ đẹp và cũng khá gai góc, đa dạng và phức tạp

* Nhân vật người lính

Nguyễn Minh Châu là nhà văn chiến sĩ cho nên có thể khẳng định rằng người lính là hình ảnh quen thuộc trong các sáng tác của ông, đồng thời đây là mảnh đất màu mỡ để ông tìm tòi khao khát đổi mới

Trước 1975 hình tượng người lính được Nguyễn Minh Châu xây dựng mang vẻ đẹp thời đại Đó là những con người đặt lợi ích dân tộc lên trên mục đích cá nhân Họ hiện lên thật đẹp đẽ, hi sinh vì mục đích dân tộc, điển hình

là những truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”, “Những vùng trời khác nhau”

Sau năm 1975 và đặc biệt những năm 80 trở đi với đề tài chiến tranh và nhân vật người lính của Nguyễn Minh Châu có nhiều thay đổi Lúc này vẫn

Trang 33

có hình ảnh người lính chiến đấu trên chiến trường, nhưng lại được tác giả khai thác ở một khía cạnh khác đó là người lính đầu hàng giặc Quang trong

“Cơn giông” là một ví dụ tiêu biểu Một điều mà trước đây không mấy nhân

vật dám nghĩ tới, một hình ảnh người lính thời chiến với bao điều cần nói đến

Họ hiện lên trong cuộc sống đời thường với biết bao sự tàn khốc của chiến

tranh để lại giống như Lực trong “Cỏ lau” Là tấm lòng nhân đạo của những người lính đối với người mà một thời lầm lỗi như trong “Bức tranh” Người

lính hiện lên trên trang viết của ông không ai giống ai để có thể chia sẻ những nỗi đau ấy, không ai có thể giúp đỡ họ bằng cách chính họ phải tự vượt lên số phận, hoàn cảnh để tiếp tục sống phần đời còn lại dù không mấy hạnh phúc, thậm chí đau thương Đó là cảm hứng xót xa khi những con người từ trong chiến tranh sống sót trở về nhưng cuộc sống đời thường với họ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần đã khiến họ gục ngã Nguyễn Minh Châu đã dựng lại trước mắt chúng ta sự tàn phá ghê gớm của chiến tranh Chiến tranh đã qua đi nhưng nó đã để lại một nỗi đau day dứt, âm ỉ trong tâm hồn con người Tất cả những vấn đề đời tư, đời thường đó đã được tác giả khắc họa thành công trên con đường tìm tòi đổi mới phong cách nghệ thuật của mình

* Nhân vật phụ nữ

Nếu như trước đây văn xuôi viết về phụ nữ theo hướng ngợi ca cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm sống, một quan niệm đạo đức tư tưởng thì có thể nói rằng trong văn xuôi hiện đại lại xem phụ

nữ là một khách thể độc lập như một thế giới bí ẩn và sức hấp dẫn cần được khám phá, lí giải như một trào lưu khi viết về phụ nữ Với Nguyễn Minh Châu, ông vẫn kế thừa nét đẹp của phụ nữ truyền thống, đó là sự chịu thương chịu khó đồng thời có sự thay đổi trong việc xây dựng nhân vật người phụ nữ

Trước năm 1975 chúng ta bắt gặp Nguyệt trong “Mảnh trăng cuối rừng”

là một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, gan dạ, dũng cảm trong chiến trường

xây dựng cầu đá xanh lấp đường cho xe chạy Hạnh trong “Bên đường chiến

Trang 34

tư tưởng mới mẻ của ông và đồng thời ông vẫn khai thác chiều sâu phức tạp của nhân vật Từ 1980 do thay đổi quan niệm về con người cho nên Nguyễn

Minh Châu chủ yếu miêu tả “con người trong con người” Nhân vật nữ hiện

lên có chiều sâu cá tính, có số phận rõ ràng Ông đã đi sâu tìm hiểu con người

cá nhân Nhân vật Quỳ là sự thể hiện cho việc tìm tòi đổi mới, sáng tạo của nhà văn sau 1975 và điều đó góp phần làm cho Quỳ hiện lên trên trang viết của Nguyễn Minh Châu có phần đẹp đẽ và phức tạp về tính cách, số phận

Nhân vật Thai trong “Cỏ lau” vừa tiêu biểu cho nét đẹp của người phụ nữ

truyền thống vừa đại diện cho bi kịch người phụ nữ trong chiến tranh phải chịu nhiều cay đắng Trong những nhân vật quen thuộc của Nguyễn Minh Châu, người ta không bao giờ thấy ông lặp lại mình một cách đơn giản và nhân vật Thai là một nhân vật như thế

* Nhân vật trẻ em

Đối với Nguyễn Minh Châu, cùng với sự xuất hiện của nhân vật người lính, nhân vật phụ nữ thì nhân vật trẻ em cũng hiện lên với nhiều nét đẹp

Phác trong “Chiếc thuyền ngoài xa” tuy còn nhỏ nhưng đã sớm nhận ra sự vũ

phu của bố chính là nguyên nhân gây sự bất đồng trong gia đình Khi chứng kiến cảnh bố đánh mẹ, Phác đã liều mình xông vào giật lấy cái thắt lưng da trong tay người bố nhằm ngăn chặn sự vũ phu ấy Qua nhân vật này nhà văn muốn gửi thông điệp đến những người làm cha làm mẹ rằng trong gia đình nếu xảy ra xung đột thì trẻ em là người nhận hậu quả nặng nề nhất

Ngoài ra, ông còn xây dựng nhân vật trẻ em là nhân vật nữ mang dáng

dấp của người mẹ Đó là Thơm trong “Cỏ lau”, một em bé khôn sớm, có nhận

Ngày đăng: 30/11/2015, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w