8. Bố cục của khóa luận
2.1.2. Sự nghiệp văn học
Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (1960-1989), khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989. Ông đã có 29 năm cầm bút và để
lại cho nền văn học nước nhà 13 tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Tác phẩm của ông khi miêu tả cái hào hùng và phẩm chất cao đẹp của con người
Việt Nam trong chiến đấu, khi bộc lộ nỗi niềm trăn trở, lo âu khắc khoải và khát vọng thức tỉnh lương tâm và cảm hứng nhân văn mãnh liệt.
Quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm 2 thời kì trước và sau 1975. Mỗi thời kì gắn với những đóng góp rất lớn về các lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại :
Trước 1975: Cửa sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972). Những
tác phẩm này thể hiện cảm xúc mãnh liệt về lịch sử hào hùng, đậm chất sử thi của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
Sau 1975: Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989)...
Nguyễn Minh Châu viết tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận phê bình.
Ông được coi là một trong những nhà văn tiên phong mở đường “tinh anh và tài hoa nhất” của nền văn xuôi hiện đại. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu đi
khám phá những cung bậc khác nhau tồn tại trong tâm linh con người, thể hiện một cái nhìn mới mẻ về nghệ thuật, con người.
Với những cống hiến xuất sắc trong hoạt động văn nghệ, Nguyễn Minh Châu đã nhận được các giải thưởng :
Giải thưởng Bộ Quốc Phòng (1984 - 1989) cho toàn bộ tác phẩm của ông viết về chiến tranh và người lính.
Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 - 1989) cho tập truyện ‘Cỏ lau’’ .