8. Bố cục của khóa luận
2.3.1. Cốt truyện, tình huống truyện
Cốt truyện là một phương diện nghệ thuật rất phức tạp của tác phẩm tự sự. Nó có tính đặc trưng của mỗi dân tộc, thời đại, thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí như vu vơ, những xung đột chỉ là phác ra mà không giải quyết. Đó là những thể nghiệm mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần đời sống để truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong cái khung thể loại mà vươn tới một cái gì không cùng. Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện là cách tạo tình huống. Tình huống có vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm văn học và tình huống được các tác giả đánh giá rất cao. Nguyễn Minh Châu đã từng viết
“Tình thế xảy ra truyện” và ông cho rằng : “Đôi khi người ta nghĩ ra một tình thế rất hay và thế coi như xong một nửa”. Coi trọng vai trò của tình huống
trên con đường sáng tạo nghệ thuật, chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống nhà văn không ngừng tìm tòi để tạo ra những tình huống đặc sắc hình thành nên phong cách riêng.
Giai đoạn trước 1975, Nguyễn Minh Châu đã có cách tạo tình huống riêng của mình. Tuy nhiên do cái nhìn sử thi, do tư tưởng yêu nước là nội
trong bề sâu tâm hồn con người”. Trong thời đại chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, tình huống đặt ra trong truyện chủ yếu có tính khách quan. Ở những tình huống này, cái riêng phục vụ cái chung, tình yêu nam nữ có thể được nảy sinh từ tình yêu quê hương đất nước, tình đồng đội. Trên nền tảng đó, tình yêu
bao giờ cũng lí tưởng. Ta có thể thấy điều đó qua truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”.
Giai đoạn sau 1975, một số tác phẩm của ông đã xuất hiện dạng tình
huống mới. Chẳng hạn dạng “tình huống nhận thức” là dạng tình huống gắn
với những trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật, nhận thức mối quan hệ văn học và hiện thực, khả năng của con người trong cuộc sống. Dạng tình huống này
thể hiện rõ trong các tác phẩm: “Bức tranh”, “Sắm vai”, “Dấu vết nghề nghiệp”... Mỗi tình huống truyện là một lời giải đáp về bản thân trong một
khía cạnh đạo đức, lối sống, về khả năng có hạn của con người. Ngoài ra còn có dạng tình huống tương phản là những tìm tòi về nghệ thuật và thể nghiệm hướng tiếp cận đối với hiện thực của nhà văn.
Dạng tình huống phổ biến ở truyện ngắn giai đoạn sau 1975 là dạng tình huống thắt nút. Ở dạng này nhà văn tiếp tục khẳng định mình trong thế giới quan với những sáng tác trước và những cây bút cùng thời khi nhận ra sự nhận thức mới đối với nhân vật và người đọc. Dạng tình huống này thể hiện
trong “Cơn giông”, “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra”, “Phiên chợ Giát”...
Ở “Phiên chợ Giát” tình huống được xây dựng ở cuộc tiễn đưa giữa
người và con bò - người bạn làm ăn suốt cuộc đời của họ. Tình huống được xây dựng trên nền tình cảm của con người trong cuộc chia tay đau xót. Các dạng tình huống này có thể được xem như là một sự tìm tòi sáng tạo, một hướng tiếp cận hiện thực đời sống của Nguyễn Minh Châu. Trong số các nhà văn trăn trở đổi mới tư duy nghệ thuật thì Nguyễn Minh Châu là ngòi bút gây
hiều hứng thú. Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu xuất hiện sau 1975 và đặc biệt từ 1980 là một hiện tượng văn học mới, gây nhiều sự chú ý của bạn đọc.