8. Bố cục của khóa luận
2.2.1. Nguyễn Minh Châu trong nền văn học hiện đại Việt Nam
Với hai chặng đường sáng tác ở hai giai đoạn văn học trước và sau 1975, Nguyễn Minh Châu có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại. Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt, sau 1975 Nguyễn Minh Châu là một trong những
“người mở đường tinh anh và tài năng nhất” (Nguyên Ngọc) của công cuộc
đổi mới văn học. Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn. Người đi tiên phong ấy không tránh khỏi những khó khăn nguy hiểm, thiệt thòi và sự đơn độc trong những bước khởi đầu của hành trình tìm kiếm mở
đường. Điều quan trọng là Nguyễn Minh Châu “với sự dũng cảm rất điềm đạm” (Vương Trí Nhàn) đã kiên trì dẫn bước trên con đường đã chọn của mình. Và ông xứng đáng là “người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ sau này” (Nguyễn Khải).
Trong bài báo gây tiếng vang sâu rộng đương thời – Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra giới hạn
chật hẹp của quan niệm về hiện thực trong văn học của ta suốt một thời kỳ
dài, mà nhà văn dùng hình ảnh “Cái hành lang hẹp và thấp” khiến cho mỗi người viết phải tự mình “bạt bớt chiều cao, thu hẹp bớt chiều ngang để có thể đi lại dễ dàng”. Đó là “thứ văn nghệ minh hoạ”. Cái nhìn hiện thực không còn
mà đem đến một luồng gió mới mẻ, khởi đầu cho phong trào đổi mới văn học hiện bị bó hẹp trong những khuôn khổ có sẵn mà mở ra trong một thực tại đa
chiều, luôn biến động và đầy bất ngờ, như lời Nguyễn Minh Châu: “Cuộc đời vốn đa sự con người thì đa đoan”. Mỗi tác phẩm phải là sự khám phá những
quy luật của đời sống. Với ý thức ấy, nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau 1975 là những cuộc đối chứng với những quan niệm, nhận thức hạn hẹp, chủ quan của một thời trong cách nhìn cuộc đời và con người.
Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn đưa ra rất nhiều quan niệm đổi mới trong cách nhìn nhận con người, các phương thức tiếp cận đời sống và những cách tân nghệ thuật độc đáo. Với sự ra đời của một loạt các truyện ngắn đã góp phần phản ánh diện mạo văn học và những phương diện gai góc phức tạp của đời sống.
Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu đã được thể hiện ngay từ nửa đầu những năm 80, khi công cuộc đổi mới văn học chưa chính thức bắt đầu. Điều đó đã khiến Nguyễn Minh Châu có được vai trò của người mở đường đầy khó khăn nhưng cũng rất vinh dự. Với những đóng góp vô cùng to lớn ấy, ông đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý, trong đó Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000). Đây chính là sự ghi nhận xứng đáng những đóng góp xuất sắc của Nguyễn Minh Châu với nền văn học hiện đại nước nhà.
2.2.2.Nguyễn Minh Châu trong nhà trường phổ thông
Là cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và phát triển trong thời kì đổi mới và là một tác giả có rất nhiều tác phẩm được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa phổ thông. Vì vậy không thể phủ nhận vai trò to lớn của Nguyễn Minh Châu trong nền giáo dục bậc học phổ thông nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Có thể kể đến một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được đưa vào giới thiệu và giảng dạy ở trường phổ thông:
“ Bức tranh” , “Bến quê” (Lớp 9) “ Chiếc thuyền ngoài xa” (Lớp 12)
Là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu được coi là cây bút tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học nước nhà. Để học sinh có cái nhìn toàn diện tiến trình văn học dân tộc thì
việc đưa tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vào giảng dạy ở trường phổ thông là hết sức cần thiết.