Hướng dẫn đọc hiểu cốt truyện, tình huống truyện

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa (nguyễn minh châu) theo đặc trưng thể loại (Trang 38 - 40)

8. Bố cục của khóa luận

2.4.1. Hướng dẫn đọc hiểu cốt truyện, tình huống truyện

Cốt truyện là một phương diện nghệ thuật rất phức tạp của tác phẩm tự sự. Nó có tính đặc trưng của mỗi dân tộc, thời đại, thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu tập trung khai thác những mảnh đời vụn vặt, những trạng thái tâm lí như vu vơ, những xung đột chỉ là phác ra mà không giải quyết. Đó là những thể nghiệm mới mẻ, độc đáo đưa văn học về gần đời sống để truyện ngắn có thể khắc phục sự hạn hẹp trong cái khung thể loại mà vươn tới một cái gì không cùng. Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện là cách tạo tình huống truyện.

CH: Tình huống truyện là gì?

DKTL: Tình huống là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó con người hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét nhất. Cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.

CH: Vai trò của tình huống truyện trong sáng tác văn học?

DKTL: Tình huống có vai trò rất quan trọng trong một tác phẩm văn học và tình huống được các tác giả đánh giá rất cao. Nguyễn Minh Châu đã từng

viết “Tình thế xảy ra truyện” và ông cho rằng : “Đôi khi người ta nghĩ ra một tình thế rất hay và thế coi như xong một nửa”. Coi trọng vai trò của tình

cuộc sống, nhà văn không ngừng tìm tòi để tạo ra những tình huống đặc sắc hình thành nên phong cách riêng.

CH: Tình huống trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được tạo

nên từ hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Hãy chỉ ra các phát hiện đó? DKTL: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: Phát hiện thứ nhất là vẻ đẹp thơ mộng trên mặt biển. Đó là một vẻ đẹp toàn bích có thuyền - biển - sương. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

CH: Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là vẻ đẹp thơ mộng

trên biển. Vậy Phùng có cảm nhận gì khi chiêm ngưỡng “Bức ảnh nghệ thuật của tạo hóa” ấy?

DKTL: Phùng thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Bức ảnh

đã khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thật sự và trong giây lát anh

còn “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Phùng đã cảm nhận được cái chân, cái thiện

của cuộc đời, anh thấy tâm hồn mình như được gột rửa trở nên thật trong trẻo. Vậy là ở đây cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người và Phùng đã

nghĩ đến đúc kết của một ai đó “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.

CH: Khi tâm hồn đang bay bổng trong những xúc cảm thẩm mĩ, đang tận hưởng cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì người nghệ sĩ đã ngạc khi phát hiện ra điều gì? Vì sao anh lại có thái độ như vậy?

DKTL: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn; một cảnh tượng tàn nhẫn khi gã chồng đánh đập người vợ một cách thô bạo. Đứa con vì thương mẹ đã đánh lại cha đẻ rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố ngã dúi xuống cát.

Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, cứ đứng há hốc mồm ra mà nhìn”. Phùng không thể ngờ rằng

cái xấu. Vừa mới lúc trước, anh còn cảm thấy bản thân cái đẹp chính là đạo đức thế mà đằng sau nó chẳng còn cái gì là đạo đức.

CH: Theo em, phát hiện thứ hai này có phải là sự phủ nhận bác bỏ những điều đặt ra ở phát hiện thứ nhất không? Ý nghĩa của phát hiện thứ hai này là gì? DKTL: Phát hiện thứ hai không hề phủ nhận hay bác bỏ phát hiện thứ nhất mà chỉ bổ sung cho chúng ta có nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn. Nghệ thuật không chỉ hướng đến cái đẹp bề ngoài mà còn phải phát hiện ra cái đẹp ẩn kín sâu bên trong bản chất cuộc sống, con người.

Phát hiện thứ hai thật bất ngờ nhưng không hề vô lí vì nó là thực tế cuộc sống và nó bắt chúng ta phải nhận thức lại tất cả. Nghệ thuật chỉ phát hiện vẻ đẹp bên ngoài của đời sống thì dù cái đẹp có tuyệt vời đến đâu vẫn là chưa đủ. Cuộc sống không chỉ có hạnh phúc, yêu thương mà còn có cả khổ đau, éo le nữa. Con người muốn tồn tại thì không chỉ biết đấu tranh mà nhiều khi còn phải biết chấp nhận thực tại.

Vẻ đẹp tâm hồn con người trong cuộc sống hàng ngày không dễ nhận ra mà luôn ẩn giấu đằng sau những lam lũ, nhọc nhằn. Sống trên đời phải đi sâu tìm hiểu thì chúng ta mới thấy được nó.

CH: Nếu đảo vị trí của hai phát hiện này, tức là để Phùng chứng kiến bi kịch gia đình hàng chài hôm trước rồi sáng hôm sau mới phát hiện vẻ đẹp của cảnh biển mờ sương thì có được không? Vì sao?

DKTL: Không thể đảo như vậy. Vì nhà văn đã có dụng ý khi để cảnh tượng trời cho hiện ra trước như là vỏ bọc bên ngoài hòng che giấu cái bản chất thực của đời sống bên trong.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu truyện ngắn chiếc thuyền ngoài xa (nguyễn minh châu) theo đặc trưng thể loại (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)