Vì thế, chọn đề tài "Đặc trưng thể loại phóng sự và đặc sắc phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng", chúng tôi muốn đóng góp những cảm nhận của riêng mình về một phương diện nổi bật của nền
Trang 1Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Văn Ký, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và các bạn sinh viên đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khoá luận này
Trong khuôn khổ thời gian và năng lực có hạn, khoá luận không thể không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Bởi vậy chúng tôi rất mong nhận
được sự chỉ bảo của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để khoá luận có thể hoàn thiện và thành công hơn nữa!
Hà Nội, ngày 10-5-2007 Người thực hiện
Sinh viên
Lê Thị An
Trang 2Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan:
1 Khoá luận: "Đặc trưng thể loại phóng sự và đặc sắc phóng sự Lục xì
của Vũ Trọng Phụng" là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo các công trình của những người đi trước, với sự hướng dẫn của ThS GVC.Vũ Văn Ký, cùng các thầy cô trong khoa Ngữ văn
2 Khoá luận không sao chép từ bất cứ cuốn sách, bài báo hay công trình nào
3 Kết quả nghiên cứu không trùng với các công trình khác
Hà Nội, ngày 10-5-2007 Người thực hiện
Sinh viên
Lê Thị An
Trang 3Mục lục
Phần 1: Những vấn đề chung i
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
Phần 2: Nội dung chính 5
Chương 1: Đặc trưng và sự phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại 5
1.1 Thể loại phóng sự 5
1.1.1.Khái niệm 5
1.1.2 Phân loại 7
1.2 Đặc trưng của thể loại phóng sự 9
1.2.1 Tính chân thực 10
1.2.2 Tính thời sự 11
1.2.3 Tính chính luận 13
1.3 Sự phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại 15
1.3.1 Giai đoạn 1930 - 1945 15
1.3.2 Giai đoạn 1945 - 1975 17
1.3.3 Giai đoạn từ sau 1975 đến nay 19
Chương 2:Đặc sắc phóng sự "Lục xì" của Vũ Trọng Phụng 22
2.1 Vài nét về cuộc đời và con người Vũ Trọng Phụng 22
2.2 Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về văn chương "tả chân" 25
Trang 42.3 Đặc sắc phóng sự Lục xì của Vũ Trọng Phụng 27
2.3.1 Về nội dung 27
2.3.1.2 Thực trạng nạn mại dâm 31
2.3.1.3 Biện pháp, chính sách của chính quyền đương thời đối với nạn mại dâm 40
2.3.2 Về nghệ thuật 42
2.3.2.1 Nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực 43
2.3.2.2 Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn 44
2.3.2.3 Nghệ thuật dựng chân dung nhân vật 46
2.3.2.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 49
2.4 Giá trị khoa học và ý nghĩa xã hội của phóng sự Lục xì 50
2.4.1 Giá trị khoa học 51
2.4.2 ý nghĩa xã hội 53
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo 57
Trang 5Phần 1: Những Vấn đề chung
1 Lý do chọn đề tài
Tổng kết quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam hiện
đại từ cuối thế kỷ XIX đến khoảng năm 1940, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà
văn hiện đại đã rút ra nhận xét: "ở nước ta, một năm đã có thể kể như 30 năm của người" Tạo nên tốc độ phát triển cả về số lượng và chất lượng như vũ bão
ấy, chúng ta không thể không nhắc đến thể loại phóng sự Tuy là một thể văn mới ra đời, nhưng phóng sự cùng với các thể loại khác đã góp phần đưa công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc lên một bước mới có ý nghĩa quyết định Các tác giả đi tiên phong trong lĩnh vực này là Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố … Trong đó xuất sắc nhất là nhà văn, nhà báo Vũ Trọng Phụng – "ông vua phóng sự đất Bắc"
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học thực hiện phê phán nói riêng và cả nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung Chỉ với 27 năm tuổi đời và 10 năm cầm bút, nhưng nhà văn họ Vũ đã
để lại một sự nghiệp sáng tác vô cùng đồ sộ Ông đặc biệt thành công ở hai lĩnh vực: phóng sự và tiểu thuyết Tuy không phải là người mở đầu, nhưng có thể coi Vũ Trọng Phụng là người có công lớn nhất trong việc đưa thể loại phóng sự đến thành thục
Vì thế, chọn đề tài "Đặc trưng thể loại phóng sự và đặc sắc phóng sự
Lục xì của Vũ Trọng Phụng", chúng tôi muốn đóng góp những cảm nhận của
riêng mình về một phương diện nổi bật của nền văn học Việt Nam hiện đại và của nhà văn Vũ Trọng Phụng Qua đó, chúng ta sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về cuộc đời và văn chương của nhà văn họ Vũ, đồng thời chuẩn bị những tiền đề cho việc giảng dạy về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng ở trường phổ thông trong tương lai một cách tốt nhất
Trang 62 Lịch sử vấn đề
Được coi là một thành tựu nổi bật của nền văn học Việt Nam hiện đại, thể loại phóng sự đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau
Trong Tạp chí Văn học số 5 ( 5 – 2000), với bài Phóng sự (1932 –
1945) – một thành tựu đặc biệt của tiến trình văn học Việt Nam, TS Phan
Trọng Thưởng đã đi sâu nghiên cứu ba vấn đề: sự hình thành thể phóng sự trong văn học Việt Nam hiện đại, giá trị nhiều mặt của phóng sự Việt Nam
1932 – 1945, xung quanh tiêu chí thể loại của phóng sự
Tạp chí Văn học số 2 (2 – 2003), TS Lê Dục Tú với bài Phóng sự Việt Nam 1932 – 1945, những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật đã chỉ ra những
khía cạnh thành công về mặt nghệ thuật của phóng sự 1932 – 1945 như: nghệ thuật tiếp cận và phản ánh hiện thực, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất báo chí và chất tiểu thuyết, nghệ thuật châm biếm và sử dụng ngôn ngữ
Nghiên cứu văn học số 9 – 2006, tác giả Vũ Thị Thanh Minh trong bài
viết Một số đặc điểm của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945 đã chỉ ra
nét đặc sắc, cách tân về mặt nghệ thuật của phóng sự giai đoạn này ở bốn
điểm chính: khả năng khám phá, khai thác hiện thực; nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn; yếu tố nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết trong phóng sự; một số đặc
điểm lời văn của thể loại phóng sự giai đoạn 1932 – 1945
Cả ba bài viết trên mới chỉ tập trung làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1932 – 1945, chứ chưa đi sâu nghiên cứu về đặc trưng và quá trình vận động, phát triển của thể loại phóng
sự trong cả nền văn học Việt Nam hiện đại
Là một nhà văn và nhà viết phóng sự xuất sắc, Vũ Trọng Phụng cùng với các tác phẩm của ông cũng được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá
về nhiều phương diện
Trang 7Cuốn Vũ Trọng Phụng – một tài năng độc đáo (Mai Hương tuyển chọn
và biên soạn – Nxb Văn hoá thông tin, 2000) đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau về phóng sự của Vũ Trọng Phụng Tác giả Nguyễn Hoài Thanh với bài
Tìm hiểu thế giới nhân vật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã nhấn mạnh
đến một phương diện làm nên tính tiểu thuyết trong phóng sự của ông, đó là
việc xây dựng hệ thống nhân vật Tác giả Hoàng Thiếu Sơn với bài Sáu mươi
năm rồi “Lục xì” cũng nên đọc lại đã trích dẫn ý kiến của Vũ Trọng Phụng về
thể loại của tác phẩm và chức năng của tác giả, rồi đi đến khẳng định giá trị
khoa học và ý nghĩa xã hội của phóng sự Lục xì…
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách
(Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2000), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh
đã dành những trang riêng viết về Vũ Trọng Phụng "vua phóng sự", nhưng chủ yếu đi vào khai thác hai phóng sự mà ông cho là "xuất sắc nhất", đó là Kỹ
nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô
Tạp chí Văn học số 1 (1 – 2000) với bài Phóng sự của Vũ Trọng Phụng, tác giả Hà Minh Đức cũng chủ yếu đề cập đến ba phóng sự: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô…
Các bài viết nói trên chủ yếu nhấn mạnh đến một số khía cạnh thành
công của phóng sự Vũ Trọng Phụng nói chung Riêng với tác phẩm Lục xì,
chúng tôi nhận thấy dường như chưa nhà nghiên cứu nào có những trang viết thật sự tâm huyết về nó
Bởi vậy, ở đề tài này, trên cơ sở kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tôi sẽ tìm hiểu một cách có hệ thống những đặc trưng và quá trình phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại;
đồng thời chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của phóng sự
Lục xì của nhà văn họ Vũ
Trang 83 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khoá luận, chúng tôi không có tham vọng khám phá hết những vấn đề lớn lao thuộc về thể loại phóng sự nói chung hoặc
đi sâu vào nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng ở đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu
đặc trưng, sự phát triển của thể loại phóng sự và chủ yếu đi sâu vào một tác
phẩm cụ thể của nhà văn, đó là tác phẩm Lục xì
Để làm nổi bật những nét đặc sắc của tác phẩm này, khoá luận có mở
rộng sang một số tác phẩm khác cùng loại của nhà văn như : Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Một huyện ăn Tết…Đồng thời chúng tôi
có sự đối chiếu so sánh với các tác phẩm phóng sự của các nhà văn: Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố…Qua đó chúng tôi muốn khẳng định những nét chung và những sáng tạo độc đáo của tác giả Vũ Trọng Phụng ở thể tài phóng sự
4 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi muốn khám phá những đặc trưng, quá trình
phát triển của thể loại phóng sự và những phương diện đặc sắc của tác phẩm
Lục xì, để từ đó có cái nhìn đúng đắn hơn, toàn diện hơn về diện mạo của nền
văn học Việt Nam hiện đại, về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng, đồng thời
có thêm kiến thức trong việc giảng dạy ở trường phổ thông sau này
Trang 9trong văn học Việt Nam thời trung đại Các tác phẩm tiêu biểu như : Thượng
kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, đặc biệt là Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái ra đời vào cuối thế kỷ XVIII -
đầu thế kỷ XIX… đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam
1.1 Thể loại phóng sự
Từ khi ra đời đến nay, nhiều tác giả đã đưa ra những cách hiểu và cách
lý giải khác nhau về khái niệm, cũng như sự phân loại thể loại phóng sự Điều
đó chứng tỏ rằng: phóng sự có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của độc giả chẳng khác gì thơ, truyện ngắn hay tiểu thuyết…
1.1.1.Khái niệm
Tác giả Nguyễn Xuân Nam cho rằng: " Phóng sự là một thể thuộc loại
ký nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự"(1)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh lại đưa ra một khái niệm cụ thể hơn Ông phát biểu: "Phóng sự là một thể văn tư liệu Nó thường sử dụng
(1) Nguyễn Xuân Nam- Phóng sự - In trong Từ điển văn học, tập 2 – Nxb Khoa học xã hội,1984- tr 220
Trang 10những biện pháp nghiệp vụ của báo chí như điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ… nhằm cung cấp những thông tin tư liệu chính xác và nóng hổi tính thời sự chung quanh những vụ, việc có ý nghĩa xã hội nào đó đang được công luận chú ý tìm hiểu và mong muốn giải quyết "(1)
Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại thống nhất cho rằng: "Phóng sự (tiếng Pháp: reportage): Một thể thuộc loại hình ký Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ, việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời sự đối với địa phương hay toàn xã hội"(2)
Như vậy, dù có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng các khái niệm trên đều thống nhất cho rằng: phóng sự là một thể tồn tại độc lập thuộc loại hình ký Bên cạnh các thể loại như: ký sự, hồi ký, bút ký…, phóng sự đã dần khẳng định được tiếng nói riêng của mình, góp phần làm phong phú thêm diện mạo của nền văn học Việt Nam hiện đại Bởi lẽ văn học chính là tấm gương phản chiếu đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Hơn bất
kỳ một thể loại nào khác, phóng sự đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng
độc giả khi ghi chép lại chân thực những vấn đề nóng hổi tính chất thời sự mà
họ đang quan tâm Những biện pháp nghiệp vụ báo chí như: điều tra, phỏng vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ…mà người viết sử dụng đã góp phần làm tăng
độ tin cậy của thông tin Ngày nay họ còn sử dụng cả những phương tiện máy móc kỹ thuật hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim… vào công việc này Chẳng hạn: vấn đề đổi mới nội dung và chương trình sách giáo khoa THPT nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là vấn đề đang được đông đảo bạn
đọc chú ý Nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin xác thực về vấn đề này, hàng loạt báo đã đăng các phóng sự, các cuộc điều tra, phỏng vấn chính
Trang 11những người làm sách và cả giáo viên, học sinh…trong đó, Tạp chí Văn học
và tuổi trẻ là diễn đàn đáng quan tâm nhất Gần đây, số tháng 3 (135) năm
2007, với bài Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học Ngữ văn (trang 13),
phóng viên Phương Thu đã tiến hành phỏng vấn GS TS Trần Đình Sử, đồng thời đưa cả hình của ông lên trang báo để tăng thêm độ tin cậy cho độc giả
Cùng với các biện pháp nghiệp vụ báo chí ở trên, các nhà báo còn sử dụng "một số phương tiện biểu đạt của văn học như: các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở mức độ nhất định) của nhân vật… khiến cho phóng sự vốn từ báo chí có thể trở thành văn học"(1)
Một loạt các phóng sự nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng như: Cạm bẫy
người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Một huyện ăn Tết, Lục xì…là
những ví dụ tiêu biểu ở phương diện này, chúng tôi xin đi sâu phân tích trong chương 2 của khoá luận
Như thế, mục đích chung của phóng sự là cung cấp cho độc giả những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi Tuy nhiên, những tri thức này không chỉ xuất hiện dưới dạng một phóng sự thuần tuý, mà còn xuất hiện dưới nhiều loại khác nhau của thể phóng sự Nói khác đi, phóng sự được chia làm nhiều loại dựa trên những tiêu chí khác nhau
1.1.2 Phân loại
Trên cơ sở của việc khảo sát cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam,
chúng tôi thấy trước khi tóm tắt các tác giả thường đề tên thể loại ngay sau tên tác phẩm của từng nhà văn Riêng về thể loại phóng sự, các tác giả đã chia thành bốn loại như sau:
Thứ nhất: Phóng sự Loại này chiếm số lượng lớn, đặc biệt là các phóng
sự trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 Tiêu biểu là các tác giả và các tác phẩm sau:
(1) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Sách đã dẫn - tr 257
Trang 12Tam Lang: Tôi kéo xe (1932), Đêm sông Hương (1938)
Trọng Lang: Vợ lẽ nàng hầu, Thầy lang (1944)
Ngô Tất Tố: Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940)
Nguyễn Tuân: Ngọn đèn dầu lạc (1939), Tàn đèn dầu lạc (1941)
Đặc biệt, các tác phẩm của Vũ Trọng phụng đã dẫn ở trên cũng được xếp trong loại thứ nhất này
Thứ hai: Tiểu thuyết phóng sự Loại này chiếm số lượng ít hơn, gồm các tác giả và tác phẩm sau:
Nguyễn Công Hoan: Đi tây
Nguyễn đình lạp: Ngoại ô (1941)
Ngô Tất Tố: Lều chõng (1941)
Thứ ba: Phóng sự điều tra Loại này chỉ thấy xuất hiện một tác phẩm là
Từ ái tình đến hôn nhân (1937) của tác giả Nguyễn Đình Lạp
Thứ tư: Phóng sự trinh thám tiểu thuyết Loại này cũng chỉ có một tác
phẩm là Tôi bị bắt cóc (1939) của tác giả Thạch Tâm(1)
Như thế, ngay ở tên gọi của bốn tiểu loại này, chúng ta đã thấy phần nào sự khác biệt giữa chúng
Trong bài Phóng sự (1932 – 1945) – một thành tựu đặc biệt của tiến
trình văn học Việt Nam (2), TS Phan Trọng Thưởng đã đưa ra ý kiến của tác giả Nguyễn Đình Lạp về tiêu chí phân chia thể loại phóng sự, rồi đi đến khẳng
định ý kiến của mình
Tác giả Nguyễn Đình Lạp chia phóng sự thành hai loại: phóng sự báo chí và phóng sự nghệ thuật Theo ông, phóng sự báo chí thường nặng về thông tin, tường thuật; còn phóng sự nghệ thuật nặng về điều tra, phỏng vấn Cách phân loại này chưa thực sự thuyết phục, bởi lẽ tác giả Nguyễn Đình Lạp mới
Trang 13chỉ dựa trên cách thức, phương pháp tiến hành chứ chưa dựa trên những khác biệt về đặc điểm thẩm mỹ giữa chúng Phóng sự báo chí thường thiên về ghi chép sự kiện, không thấy quan hệ của người viết cũng như yếu tố cảm xúc và thiên kiến chủ quan của người viết đối với sự kiện như trong phóng sự nghệ thuật
TS Phan Trọng Thưởng cho rằng: những thiên du ký, những điều tra ghi chép, khảo cứu về lịch sử, văn hoá in trên các báo Nam phong và Tri tân…
là những thành tựu cùng loại với phóng sự Nội dung của nó thường mô tả cặn
kẽ, tỷ mỉ hành trình đi đến một di tích, danh thắng hay một quang cảnh lễ hội
và những cảm xúc chủ quan của tác giả Về mặt phương pháp tiến hành và ý nghĩa của nó cũng rất gần với các phóng sự một kỳ trên báo Ông đi đến kết luận rằng: "thành tựu của phóng sự 1932 – 1945 xét về mặt thể loại, không chỉ
có phóng sự một kỳ hoặc nhiều kỳ trên báo mà còn có cả tiểu thuyết phóng sự, những thiên du ký, khảo cứu phong tục, lịch sử văn hoá…mang đủ các đặc trưng cơ bản nhất của phóng sự" (1)
Tóm lại, các ý kiến trên đây dù chưa thực sự thống nhất trong cách phân loại, nhưng đã góp phần khẳng định vị trí quan trọng của thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam
1.2 Đặc trưng của thể loại phóng sự
Trong phần Giới thiệu chung cuốn Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung
đại, tập 2, PGS.TS Nguyễn Đăng Na đã kết luận: "Suốt mười thế kỷ trung
đại, ký luôn luôn bám sát hiện thực cuộc sống, phản ánh những vấn đề thẩm
mỹ do thời đại đặt ra Trong quá trình phát triển ấy, ký từng bước tự hoàn thiện" (2) Như thế, trong sự vận động nội tại của mình, ký luôn luôn đi một nhịp với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, để hoàn thiện hơn về mọi phương diện
(1) Phan Trọng Thưởng - Bài đã dẫn- tr 36
(2) Nguyễn Đằng Na (2001) - Văn xuối tự sự Việt Nam thời trung đạ, tập 2, ký - Nxb Giáo dục - tr 75
Trang 14Là một thể thuộc loại ký, phóng sự cũng mang đầy đủ đặc trưng của loại hình này Nó không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống mà còn mang lại tính thời sự nóng hổi của sự kiện Hơn nữa, "bằng báo chí, phóng sự phóng sự
đã tìm được con đường nhanh nhất để đến với người đọc, tạo ra được môi trường dư luận xã hội rộng lớn và kịp thời mà những thể loại khác không dễ có
được" (1)
1.2.1 Tính chân thực
Tính chân thực trong văn học nghệ thuật nói chung là "khái niệm chỉ phẩm chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng phản ánh của nó, ở
sự thống nhất giữa chân lý nghệ thuật với chân lý đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất yếu lịch sử"(2)
Đặc trưng này biểu hiện khác nhau ở các loại và các thể văn học Đối với loại ký nói chung và thể phóng sự nói riêng, đây được coi là đặc trưng cơ bản Nó đòi hỏi các phóng sự phải miêu tả người thật, việc thật trong cuộc sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả Do đó, phóng sự có xu hướng gắn với đương thời và người đương thời Chính điều này đã tạo ra độ tin
cậy đặc biệt ở phía độc giả Chẳng hạn, trong phóng sự Tôi kéo xe (1932), để
làm nổi bật cuộc sống khổ cực, bế tắc của những người phu xe – tầng lớp dân nghèo thành thị – Tam Lang đã đóng vai một người phu xe trong vòng 6 ngày, chủ yếu là ban đêm ở đây Tam lang đã trải qua tất cả các trạng huống khổ sở của một người phu xe thực thụ Trong thời gian ấy, ông vừa kéo xe vừa viết, vừa cho đăng báo Theo ông, cuốn phóng sự này không có gì bịa đặt Bởi lẽ, bên cạnh sự trải nghiệm thực tế, ông còn kể lại việc làm quen với anh Tư S và cuộc đời của anh – một người phu xe đang lâm vào cảnh bần cùng Thông qua
đó, Tam Lang đã cho ra đời một tác phẩm thật cụ thể, chân thực, sinh động,
(1) Phan Trọng Thưởng - Bài đã dẫn - tr 31, 32
(2) Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Sách đã dẫn - tr 346
Trang 15phong phú chất liệu sống, đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc
Phan: "Tôi kéo xe là một quyển phóng sự giá trị, nó lại là một quyển phóng sự
trước nhất ở nước ta Người ta có thể coi nó là quyển mở đầu cho lối văn phóng sự trong văn chương Việt Nam." (1)
Tiếp nối người mở đầu của thể loại phóng sự, nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng được coi là cây bút “tả chân” xuất sắc khi xây dựng hàng loạt phóng sự
có giá trị lớn trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 Nếu ở giai đoạn này, các tác giả tập trung phản ánh chân thực những mặt trái của xã hội đương thời, thì
ở giai đoạn 1945 – 1975 lại chủ yếu đi sâu vào miêu tả người thật việc thật trong chiến tranh gian khổ, trong xây dựng đất nước Ngày nay, trên báo chí, những thiên phóng sự về cuộc sống chiến đấu của các chiến sĩ ở biên giới, hải
đảo; về tấm lòng hảo tâm của các cá nhân, tập thể… cũng đầy ắp tính chân thực, thu hút sự chú ý của đông đảo bạn đọc
Như vậy, dù không có hư cấu, tưởng tượng như trong thơ trữ tình hay truyện ngắn, tiểu thuyết…, nhưng phóng sự vẫn hấp dẫn bạn đọc chính bởi
đặc trưng cơ bản của nó là tính chân thực Qua đây, hiện thực cuộc sống trong tác phẩm hiện ra đúng như nó vốn có ngoài cuộc đời Người đọc như cảm thấy
sự hiện diện của chính bản thân mình ở đâu đó trong từng tình huống, từng sự việc … của tác phẩm
1.2.2 Tính thời sự
Sức hấp dẫn của các phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại không chỉ bởi tính chân thực, mà còn bởi tính thời sự Đây được coi là đặc trưng cơ bản thứ hai của thể loại phóng sự
Thời sự được hiểu là "tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội – chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và đang được nhiều người quan tâm"(2)
Trang 16Hầu hết các phóng sự đều đề cập đến những vấn đề mang tính chất cấp thiết, nóng bỏng của xã hội đương thời, qua đó nói lên được thực chất và xu thế của vấn đề Đặc trưng này thể hiện rõ nhất trong các phóng sự của giai
đoạn văn học trước cách mạng tháng Tám – 1945 Bởi lẽ đây là thời kỳ xã hội Việt Nam bị phân hoá mạnh mẽ về giai cấp, khủng hoảng về kinh tế – chính trị … Dưới hai gọng kìm của thực dân và phong kiến, trong xã hội xuất hiện nhiều mặt trái, nhiều cái xấu, cái ác, đã phá vỡ những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của dân tộc Với tài năng và tâm huyết của mình, các nhà viết phóng
sự đã kịp thời phản ánh những vấn đề nóng bỏng, mang tính chất "quốc nạn"
đó
Trước hết, đó là nạn cờ bạc bịp trong xã hội tư sản thành thị Việt Nam,
tiêu biểu là phóng sự Cạm bẫy người (1933) của Thiên Hư – Vũ Trọng
Phụng Trong phóng sự này, nhà văn đã tiếp cận hệ thống tổ chức cờ bạc không phải ở từng sòng bạc riêng lẻ, mà ở chính sở chỉ huy của nó Nhân vật trung tâm của tác phẩm là trùm ấm B – "ông quân sư của bạc bịp" Tiếp cận với nhân vật này, nhân vật trần thuật xưng "tôi" cùng với độc giả không chỉ
được lĩnh hội về lí thuyết mà còn được thực hành bằng chính những mánh khoé, những "ngón bịp" của giới cờ bạc Rõ ràng, Vũ Trọng Phụng như đang làm sống dậy những vết thương nhức nhối của xã hội Việt Nam đương thời
Không chỉ có nạn cờ bạc bịp, nạn quan tham lại nhũng cũng là một vấn
đề mang tính cấp thiết của xã hội Với cái may mắn là "năng được nằm bên khay đèn của một ông lục sự già", Vũ Trọng Phụng đã có thể nhìn khắp cả
"một huyện ăn Tết" ra sao trong thiên phóng sự cùng tên ra đời năm 1938
Phóng sự Việc làng (1940) của nhà văn Ngô Tất Tố cũng bàn về hủ tục ở
nông thôn, đặc biệt là nạn xôi thịt – một công cụ mà bọn cường hào địa chủ quyết tâm bảo vệ, duy trì để ức hiếp nông dân và ức hiếp lẫn nhau
Bên cạnh những vấn đề đó, nạn mại dâm cũng là một "quốc nạn", tác
động sâu sắc đến xã hội, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều cây bút khác
Trang 17nhau, trong đó Vũ Trọng Phụng được coi là người viết nhiều nhất Từ nhân vật
con sen Đũi trong phóng sự Cơm thầy cơm cô (1936) – kẻ "tiền sinh" – nhà
văn đã chỉ ra người "hậu kiếp" chính là những gái mại dâm trong phóng sự
Lục xì (1937) ở một phóng sự khác (Kỹ nghệ lấy Tây – 1934) ông còn viết về
nạn mại dâm như một nghề nghiệp chuyên môn thực thụ, một thứ "kỹ nghệ" tinh xảo
Tóm lại, các vấn đề nóng bỏng của xã hội Việt Nam những năm 1930 –
1945 như trên đã được phản ánh chân thực, kịp thời trong nhiều phóng sự của các tác giả khác nhau Đây cũng chính là minh chứng cụ thể, làm sáng rõ thêm đặc trưng tính thời sự của thể loại phóng sự
Như vậy, tính chân thực và tính thời sự là hai đặc trưng cơ bản nhất của thể loại phóng sự, xét trong sự đối sánh với các thể loại khác như thơ trữ tình, truyện ngắn hay tiểu thuyết
1.2.3 Tính chính luận
Cùng với tính chân thực và tính thời sự, tính chính luận cũng được coi là một trong các đặc trưng của thể loại phóng sự Tính chất này thể hiện ở những
đoạn văn phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời
Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm, dù ở bất kỳ thể loại nào cũng gửi gắm vào đó những tâm sự, những nỗi niềm của mình Nó có thể được phát biểu qua lời của nhân vật hoặc của chính bản thân tác giả Riêng đối với thể tloại phóng sự, những lời khái quát, bàn luận đó thường gắn với nhân vật xưng
"tôi" trong tác phẩm Chẳng hạn, trong phóng sự Tôi kéo xe, thông qua sự trải
nghiệm và câu chuyện về cuộc đời của anh Tư S, Tam Lang đã nắm được
"chìa khoá" của nghề này Ông tổng kết : cuộc đời của tất cả phu xe đều khổ,
và người để cho người kéo là ôm lấy cái nhục chung Từ đó ông đưa ra giải pháp: dùng kiểu xe ba bánh, do người đạp, để thay thế cho người kéo … Điều
đó tuy chưa phải là một vấn đề có ý nghĩa xã hội và tư tưởng lớn, nhưng viết tác phẩm này, Tam Lang đã tỏ lòng cảm thông, thương xót đối với một bộ
Trang 18phận dân nghèo thành thị, đồng thời phê phán tính chất bất công của xã hội lúc bấy giờ
Cũng bàn luận khái quát, nhưng trong phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng, tính chất chính luận thể hiện đậm nét hơn Đó chính là những đoạn văn gắn liền với nhân vật trần thuật xưng "tôi"- sự hoá thân kì diệu của tác giả ở
Cạm bẫy người, sau hơn ba tháng trời lặn lội với đủ mọi nhân vật của làng bạc
bịp, nhân vật "tôi" đã phải thốt lên rằng: "Nếu ở đời này, trong tình bằng hữu còn thấy có dây những vết nhơ bẩn của sự tài lợi, trong nhiều cuộc hôn nhân còn thấy có cái tính cách buôn bán và trong mọi sự buôn bán vẫn có nhiều mặt trái thì trong sự cờ bạc, có lẽ có mọi ngón bịp chỉ là sự tất nhiên rất thường Chỉ cái máu cờ bạc của loài người là khiến tôi không thể hiểu được, phải băn khoăn"(1) Nằm bên khay đèn của viên lục sự già, không cần phải lăn lộn cực nhọc, "tôi" cũng đủ hiểu "cách tổ chức xã hội kim thời" Đó là một kiểu tổ chức, sắp xếp "chu đáo đến tột bậc" "Xã hội thì như một bộ máy kinh tế, mà cá nhân là những bánh xe, nếu một cái quay, thì bao nhiêu những cái khác cũng phải quay theo, nếu một cái hỏng thì toàn bộ cũng phải dừng lại Chẳng một ai lại có thể đứng ra ngoài cùng lệ: cá lớn nuốt cá bé, vì cái phận sự nộp của đút, hoạt động từ dưới lên trên."(2) Đối với tệ nạn mại dâm, Vũ Trọng Phụng cũng có những đoạn bình luận sắc sảo như vậy
Tóm lại, phản ánh chân thực một vấn đề mang tính chất thời sự nóng hổi, phân tích, bàn luận về nó chính là những yếu tố làm nên giá trị đích thực của một thiên phóng sự
Tính chân thực, tính thời sự và tính chất chính luận là những đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự
Trang 191.3 Sự phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại
Manh nha từ các thể ghi chép, ký, ký sự … trong văn học trung đại Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, phóng sự từng bước hoàn thiện Nhưng phải đến những năm đầu của thế kỉ XX, thể loại này mới chính thức ra đời và dần khẳng định được tiếng nói riêng của mình trong văn học dân tộc Phóng sự vận động và phát triển qua các giai đoạn sau: giai
đoạn 1930- 1945, giai đoạn 1945-1975( qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mĩ), giai đoạn từ sau 1975 đến nay
1.3.1 Giai đoạn 1930 - 1945
Diện mạo xã hội Việt Nam trong giai đoạn này khác hẳn với xã hội Việt Nam cổ truyền, bởi ở đó có những sự thay đổi lớn lao Nhưng từ trong bản chất, nó vẫn chỉ là một xã hội thực dân nửa phong kiến, với sự phân hoá thành nhiều tầng lớp nhiều giai cấp khác nhau.Các trào lưu “Văn minh”, “Âu hoá” lối sống “tân thời”…từ phương Tây thâm nhập vào Việt Nam đã làm đảo lộn mọi giá trị, dẫn đến tình trạng hỗn loạn của xã hội
Tình trạng này ngay lập tức đã được phản ánh trong văn chương, đặc biệt là các tác phẩm của trào lưu văn học hiện thực phê phán So với truyện ngắn, tiểu thuyết…, phóng sự là thể loại có ưu thế hơn cả Bởi lẽ, nó không chỉ phản ánh chân thực những vấn đề có tính chất thời sự cấp bách, mà nó còn tìm
được con đường nhanh nhất để đến với bạn đọc, ấy là con đường báo chí Từ
tác phẩm đầu tiên- Tôi kéo xe(1932) của Tam Lang- phóng sự đã liên tục phát
triển và đạt thành tựu rực rỡ với các cây bút Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp …, trong đó xuất sắc nhất là văn tài họVũ
TS Phan Trọng Thưởng trong bài viết của mình đã tổng kết thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945 theo các nhóm đề tài chính sau:
Thứ nhất: Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở đô thị, gồm
các tác phẩm: Cai (Vũ Bằng); Đêm sông Hương (Tam Lang); Hà Nội lầm
Trang 20than, Đàn bà nghiện hút, Làm tiền, Trong làng chạy…(Trọng Lang); Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Lục xì…(Vũ Trọng Phụng)…
Thứ hai: Phóng sự về các sinh hoạt xã hội và đời sống ở thôn quê, gồm
các tác phẩm: Việc làng, Tập án cái đình(Ngô Tất Tố); Một huyện ăn Tết (Vũ Trọng Phụng); Túp lều nát (Nguyễn Trần Ai)…
Thứ ba: Phóng sự về đời sống của lao động và thợ thuyền, gồm các tác
phẩm: Trồng cao su (Lê Trung Nghĩa); Tôi kéo xe (Tam Lang) …
Thứ tư: Phóng sự về đời sống trong các nhà tù thực dân gồm các tác
phẩm : Ngục Kon - tum (Lê Văn Hiến); Đảo Côn Lôn (Nguyễn Đức Chính);
Khám lớn Sài Gòn (Phan Văn Hùm) …
Thứ năm: Phóng sự điều tra về phong tục, văn hoá - xã hội và dân tộc
học, gồm các tác phẩm: Nam du đền Ngũ hành sơn (Nguyễn Trọng Thuật) ,
Tết Đà Lạt (Trịnh Như Nghê), Ba lần đi xem hội chợ Sài Gòn (Thiếu Sơn)(1) …
Như thế, chưa cần đi sâu phân tích, mà chỉ qua việc thống kê các tác phẩm ở trên, chúng ta đã thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thể loại phóng
sự trong giai đoạn này Phần lớn các tác giả tập trung mô tả thực tại đen tối của xã hội đương thời, phơi bày ra ánh sáng một thế giới riêng, khuất lấp ở phía sau cái vẻ hào nhoáng của đô thị Đó là thế giới của những tay anh chị,
ma cô, đĩ điếm, cờ bạc, nghiện hút và những hạng người dưới đáy của xã hội Còn ở nông thôn, các phóng sự lại đề cập đến một thế giới khác ở đó, ta thấy hiện lên những hủ tục lạc hậu, những công cụ bóc lột của bọn cường hào địa chủ và đặc biệt là những nỗi khổ cực, bần cùng của người nông dân thấp cổ bé họng Chính những bức tranh xã hội được miêu tả này, tự bản thân nó đã là một sự tố cáo, phê phán chính sách bóc lột, chính sách bần cùng hoá của chế
độ thực dân nửa phong kiến Không dừng ở lại đó, các nhà viết phóng sự còn
đi xa hơn một bước khi làm cho độc giả nhận thức được nguyên nhân, bản
(1 )
Xin xem thêm Phan Trọng Thưởng - Bài đã dẫn - tr 32
Trang 21chất của vấn đề, thậm chí còn đề xuất cả những giải pháp khắc phục ẩn đằng sau những lớp sóng ngôn từ tưởng như lạnh lùng đến tàn nhẫn ấy là cả một sự tủi hổ, chua xót, là lòng cảm thông và niềm uất ức trước những nối thống khổ của con người, trước những mục ruỗng của xã hội
Về mặt nghệ thuật, các nhà viết phóng sự đã thể hiện một khả năng tiếp cận, khám phá và phản ánh hiện thực hết sức sinh động, sáng tạo Nếu Tam Lang viết về thảm cảnh của người phu xe bằng sự đặc tả đến từng chi tiết , thì Nguyễn Đình Lạp lại miêu tả hiện thực theo lối nhận chân và bắt người đọc suy nghĩ về nó bằng cách viết giàu hình ảnh gây ấn tượng(1) Nếu Ngô Tất Tố
có sở trường viết về nông thôn thì Vũ Trọng Phụng lại có biệt tài trong cách mô tả cuộc sống ở thành thị Hiện thực ấy trở nên hấp dẫn hơn qua cách dẫn chuyện tài tình của nhân vật trần thuật xưng "tôi" và qua lời văn phóng sự sắc sảo, biến hoá khôn lường …
Tóm lại, dù chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tự giải phóng cho người cần lao, chưa mở ra được một viễn cảnh tương lai tươi sáng …, nhưng bằng việc miêu tả thực trạng đương thời, các nhà viết phóng sự đã dựng lên một bức tranh xã hội rộng lớn có sức tố cáo mạnh mẽ Và chính ở giai đoạn này, phóng sự Việt Nam đã phát triển lên tới đỉnh cao, đạt nhiều thành tựu xuất sắc, là hành trang có giá trị to lớn để cho giai đoạn sau học tập
1.3.2 Giai đoạn 1945 - 1975
Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới Theo đó, văn học chuyển từ thể tài sinh hoạt và thế sự, đời tư sang thể tài lịch sử dân tộc, hướng về hiện thực cách mạng và đại chúng nhân dân Là một thể loại của văn học, phóng sự cũng không nằm ngoài quy luật đó
Cách mạng tháng Tám rồi tiếp đó là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là những biến cố trọng đại đối với vận mệnh cả dân
(1) Xin xem thêm Lê Dục Tú - Phóng sự Việt Nam 1932 - 1945, những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật -
In trong Tạp chí Văn học số 2 (2 - 2003) - tr 55 -64
Trang 22tộc Nó khơi dậy và làm bùng lên sức mạnh to lớn, tiềm tàng trong mỗi người Việt Nam, ấy là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do độc lập, tinh thần cộng
đồng … Chính hoàn cảnh ấy đã tạo nên một kiểu nhà văn mới, nhà văn - chiến
sĩ, và thể loại có vai trò nổi bật là ký sự, tuỳ bút, truyện ngắn, truyện vừa Bởi
đây là những thể loại có khả năng nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực chiến tranh và đáp ứng kịp thời yêu cầu cổ vũ cuộc chiến đấu Riêng thể loại phóng sự tuy không có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng như ở giai đoạn
1930 -1945, nhưng ở giai đoạn này nó có sự nhảy vọt về chất lượng, tạo thành
những tập bút kí phóng sự nổi tiếng: Nhật ký đường trong, ở mặt trận Nam
Trung Bộ của Tô Hoài ; Đường vô Nam của Nam Cao … Cùng phản ánh chân
thực bức tranh xã hội đương thời, nhưng ở giai đoạn trước, phóng sự chủ yếu
đề cập đến cuộc sống của những con người dưới đáy và những thực trạng đen tối của xã hội với thái độ phê phán mạnh mẽ, còn trong giai đoạn này, phóng
sự hướng tới hình tượng quần chúng cách mạng, hình tượng người lính ở chiến trường … với thái độ ngợi ca, trân trọng Nếu ở giai đoạn trước, phóng sự chưa chỉ ra con đường đấu tranh tự giải phóng, thì ở giai đoạn này, phóng sự đi cùng với con đường cách mạng đầy hoa và chiến công chói lọi
Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã chi phối triệt để sự phát triển của văn học Phóng sự với đúng
ý nghĩa thể loại của nó được thay thế bởi ký, tuỳ bút, truyện ký … Đây là những thể loại có nhiều nét gần gũi với phóng sự Các nhà văn, nhà thơ với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã viết về đồng bào, chiến sĩ, đất nước, dân tộc bằng niềm tin và niềm xúc động dâng trào Hàng loạt các cây bút tài năng đã từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam Theo bước chân của những người chiến sĩ, họ đã sáng tạo ra nhiều tác phẩm phản ánh chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của "thành đồng Tổ quốc" Từ Nguyễn Thi đến Nguyễn Trung Thành, từ Phan Tứ đến Nguyễn Văn Bổng, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng đều để lại những tác phẩm ký, bút ký, tuỳ bút, truyện ký có giá
Trang 23trị Chẳng hạn, tập truyện ký Bức thư Cà Mau (1965) của Anh Đức, tập ký
Cửu Long cuộn sóng (1965) của Nguyễn Văn Bổng, truyện ký Người mẹ cầm súng (1965) của Nguyễn Thi, tập truyện ký Trên quê hương những anh hùng
Điện Ngọc (1969) của Nguyễn Trung Thành …
Rõ ràng là trên cơ sở kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm của phóng sự trước cách mạng tháng Tám 1945, và trong sự tác động chi phối bởi những điều kiện lịch sử của thời đại, phóng sự cùng với các thể loại khác đã
có sự vận động và phát triển đáng kể góp phần khẳng định giá trị to lớn của nền văn học mới trong chặng đường 30 năm (1945 - 1975)
1.3.3 Giai đoạn từ sau 1975 đến nay
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh anh dũng của dân tộc Đất nước hoà bình, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong không khí tưng bừng phấn khởi, nền văn học tưởng chừng như cũng "thừa thắng xông lên" giành những thành tựu rực rỡ hơn nữa, tiếp nối thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước Nhưng các nhà văn lại cảm thấy có sự hụt hẫng, có sự "lệch pha" giữa người cầm bút và công chúng của họ Nhà văn Nguyên Ngọc đã ghi lại tâm trạng của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: "Trong khi các nhà văn chúng ta say sưa: bây giờ hoà bình, vốn sống tích luỹ bao nhiêu năm ăm ắp như "cá tức trứng", muốn đẻ lắm rồi, thì bây giờ thừa mứa ra đó, bom đạn căng thẳng hết rồi, vật chất cũng đỡ khốn đốn hơn nhiều, tha hồ mà viết, viết cho hết cho đã, thì bỗng dưng cái mối quan hệ vốn rất máu thịt giữa công chúng và văn học đột nhiên lạnh nhạt hẳn đi, hụt hẫng hẳn đi… "(1) Sở dĩ có tâm trạng ấy, bởi vì thời đại đã đổi thay, văn học không thể viết theo quán tính cũ Đây chính là tình hình những năm đầu của văn học Việt Nam sau 1975
(1) Nguyên Ngọc - Văn xuôi hôm nay - đôi nét thăm dò - Dẫn theo Lịch sử văn học Việt Nam tập III - Nxb Đại
học Sư phạm 2004 - tr 55
Trang 24Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đề ra phương châm đổi mới đất nước, coi đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn Theo đó, văn học cũng phải đổi mới, đáp ứng yêu cầu của thời đại, của công chúng Các nhà văn đã mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi hiện thực phản ánh, đặc biệt vào những "vùng cấm" mà văn học trước đó chưa quan tâm,thậm chí né tránh Đó
là mô tả, mổ xẻ những hiện tượng tiêu cực nội bộ, nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh, bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân … Những thành quả sáng tác theo xu hướng này đã được độc giả đón nhận và hoan
nghênh: Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn; Mưa mùa hạ
, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng; Bức tranh, Bến quê của Nguyễn
Minh Châu; Thời xa vắng của Lê Lựu; kịch của Lưu Quang Vũ; truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp … Đề cập đến tình hình văn học nói trên, chúng tôi muốn khẳng định rằng: xu thế phát triển ấy của văn học tất yếu sẽ khiến phóng sự - một thể loại có lợi thế trong phản ánh chân thực, kịp thời, mang tính chính luận - có bước phát triển nhảy vọt Dường như các tác giả không muốn phê phán, lên án những mặt trái của xã hội bằng hư cấu, tưởng tượng (tức tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch) mà bằng những phóng sự điều tra người
thật, việc thật Chẳng hạn: Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc;
Chuyện ông vua lốp , Lời khai của bị can của Trần Huy Quang; Đêm trắng , Làng giáo có gì vui của Hoàng Minh Tường; Người đàn bà quỳ của Minh
Chuyên … Đây là những tác phẩm đã từng gây tiếng vang, thậm chí gây sốc trong đời sống và trong văn học Có thể nói, hơn một thập niên cuối của thế kỉ
XX, phóng sự là thể loại đặc biệt phát triển Bởi vậy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: phóng sự với ưu thế của nó đã góp phần chống tiêu cực, phanh phui những ung nhọt của xã hội, góp phần tạo dựng niềm tin của quần chúng đối với đường lối đổi mới của Đảng
Vào những năm cuối của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, văn học dân tộc vẫn phát triển theo xu hướng đổi mới Các thể loại: thơ, tiểu
Trang 25thuyết, truyện ngắn, kịch, phóng sự … đã có sự phát triển hài hoà hơn Song, phóng sự vẫn là thể loại phát huy hiệu quả trong việc phản ánh những vấn đề bức xúc của xã hội Trên báo chí những năm gần đây, người đọc luôn thấy những bài viết về các vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm như: đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT, bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục; những vụ tham ô, tham nhũng đất đai, tiền bạc … Một vụ đất đai ở Đồ Sơn, một vụ tiêu cực ở PMU 18 và Bộ Giao thông vận tải, một vụ làm thất thoát tài sản ở tập đoàn dầu khí, hay một vụ tiêu cực ở Bộ Thương mại …
được phanh phui, tất thảy đều có vai trò của báo chí và thông qua những phóng sự điều tra của các cây bút giàu tâm huyết, dám đứng lên bênh vực lẽ công bằng xã hội
Tuy không có điều kiện thống kê các phóng sự trên báo chí, nhưng chúng tôi khẳng định rằng: giai đoạn từ sau 1975 đến nay, thể loại phóng sự
đã phát triển mạnh mẽ và hoàn thành sứ mệnh cao cả của nó
Có thể nói rằng: phóng sự từ khi xuất hiện cùng với những đặc trưng cơ bản của mình đã luôn có mặt trong đời sống văn học hiện đại Tùy từng giai
đoạn như chúng tôi đã khái quát ở trên, phóng sự đạt được những thành tựu khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và quan niệm của người cầm bút Nếu có một công trình nghiên cứu công phu về quá trình vận động, phát triển của thể loại phóng sự trong nền văn học Việt Nam hiện đại, hẳn sẽ rất lý thú
và bổ ích
Và cho đến nay, người ta tẫn nhắc đến tên tuổi của một nhà văn đã có công rất lớn trong việc đưa thể loại phóng sự đến thành thục, đó là Vũ Trọng Phụng - "ông vua phóng sự đất Bắc"
Trang 26Chương 2 Đặc sắc phóng sự "Lục xì" của Vũ Trọng
Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 -1939) là một hiện tượng độc đáo trong nền văn học Việt Nam Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, với nội dung tư tưởng mang giá trị tố cáo mạnh mẽ xã hội đương thời và một nghệ thuật sắc sảo, tài hoa, thu hút được sự chú ý của
đông đảo độc giả Cùng với tiểu thuyết, phóng sự là một phương diện đặc biệt làm nên thành công của nhà văn họ Vũ
2.1 Vài nét về cuộc đời và con người Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 -10 - 1912 tại Hà Nội, trong một gia đình nghèo Quê gốc của nhà văn ở Bần Yên Nhân ( làng Hảo), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Ông thân sinh là Vũ Văn Lân làm thợ điện, mất từ khi nhà văn mới 7 tháng tuổi Bà thân sinh là Phạm Thị Khách, quê ở làng Vẽ, phủ Hoài Đức, nay thuộc tỉnh Hà Tây Bà làm nghề khâu vá thuê và là một người
mẹ rất mực hiền từ, tận tuỵ hy sinh lặng lẽ vì con 15 tuổi, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học nhưng vì nghèo túng, đã phải bỏ học để đi làm kiếm sống Thoạt
đầu ông làm thư ký nhà Godart, nhưng chỉ được 2 tháng thì bị đuổi ít lâu sau,
ông xin được làm chân đánh máy chữ cho nhà in Viễn Đông (IDEO) nhưng cũng chỉ được 2 năm, rồi lại phải thôi việc Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề viết báo, viết văn và sống một cách bấp bênh, túng quẫn, nhất
là từ khi có một gia đình nhỏ của riêng mình Ngày 13 -10-1939, Vũ Trọng Phụng qua đời tại căn nhà số 73, phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, vì bệnh lao trong cảnh nghèo túng Ông để lại bà , mẹ, vợ - ba người đàn bà goá - và một con gái vừa đầy năm
Trang 27Vốn có năng khiếu và niềm say mê văn chương từ rất sớm, Vũ Trọng Phụng đã cộng tác với rất nhiều tờ báo khác nhau: Ngọ báo, Nhật báo, Công dân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ ba, Tiểu thuyết thứ bảy, ích hữu, Tao đàn … Ngoài tên thật, ông còn lấy bút danh Thiên Hư Vũ Trọng Phụng học tập rất nhiều văn hào nổi tiếng của phương
Tây và rất chăm đọc sách, báo Để viết Lục xì, ông đọc cả Bulletin de la santé
- Médico - Chirurgicale và những sách chuyên môn của các bác sĩ Pháp Bodros, Leroy des Barres … Ông viết cần cù, liên tục cho tới tận ngày mất, với một năng lực sáng tạo hết sức phi thường Chỉ mới 27 năm tuổi đời và chưa đầy 10 năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 40 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 phóng sự, 7 vở kịch, 1 tác phẩm dịch thuật (1) Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài tranh luận, phê bình văn học và hàng trăm bài báo về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá …
Không như nhiều độc giả hình dung, Vũ Trọng Phung "chỉ là một người bình dị (…), người của khuôn phép, của nề nếp" (2) Song, ở con người ấy luôn luôn chất chứa "tư tưởng bi quan định mệnh chủ nghĩa và tâm trạng phẫn uất mãnh liệt của một nhà văn nghèo suốt đời điêu đứng bởi đồng tiền" (3) Hai yếu tố cơ bản này đã làm thành hệ thống thế giới quan của nhà văn họ Vũ
Bị "ném" ra cuộc đời từ rất sớm, Vũ Trọng Phụng thấm thía nỗi cực nhục của thân phận đứa trẻ côi cút nhà nghèo, và sau này là thân phận của một
kẻ làm thuê Lăn lộn kiếm sống bằng đủ thứ nghề, nhưng cuối cùng đành chỉ sống bằng cái nghề viết báo bạc bẽo, trong khi ở xung quanh là cả một xã hội thành thị đang Âu hoá, ăn chơi phè phỡn, rất chướng tai gai mắt Sự đối lập ấy
đã hình thành tâm trạng bi phẫn trong ông Đây cũng là tâm trạng chung của
(1) Dẫn theo Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, bộ mới, tập 1 - Sách đã dẫn- tr 11 - 13
(2) Lưu Trọng Lư - Điếu văn đọc ngày 15 -10 - 1939 bên mồ Vũ Trọng Phụng- In trong Vũ Trọng Phụng - một
tài năng độc đáo - Nxb Văn hóa thông tin, 2000 - tr 464
(3) Nguyễn Đăng Mạnh - Lời giới thiệu - In trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng tập 1- Nxb Văn học, 2005 - tr
17
Trang 28lớp thanh niên "thế hệ 1930" khao khát khẳng định cái tôi cá nhân, song lại bị gánh nặng áo cơm vùi dập
Vũ Trọng Phụng có lần khẳng định: "tôi vốn là người bi quan"(1) Ông khao khát một sự đổi thay, mong mỏi ở diễn biến của thời cục, ở những cải cách của nhà nước Song ước mơ tốt đẹp ấy chưa kịp cất cánh bay lên, thì nhà văn đã phải chạm trán ngay với những sự kiện bi đát: cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới (1929 - 1933) và những năm thoái trào cách mạng sau 1930 - 1931 với những cuộc khủng bố hết sức tàn bạo của bọn đế quốc Đó cũng là thời kỳ
ở thành thị phong trào "Văn minh" "Âu hoá", "vui vẻ trẻ trung" … làm xuất hiện bao nhiêu cái xấu, cái ác, bao nhiêu tệ nạn … Thực tại đen tối đó khiến cả thế hệ nhà văn hết sức hoang mang và càng thấm thía sự bất lực, vô nghĩa của số phận con người Như một điều tất yếu, nhà văn rơi tâm trạng bi quan tuyệt vọng sâu sắc Hơn nữa, gần suốt cuộc đời mình, Vũ Trọng Phụng chỉ sống ở căn gác hẹp phố Hàng Bạc (Hà Nội), không có điều kiện gần gũi, gắn
bó với nhân dân lao động, ít thấy được phẩm chất tinh thần lành mạnh tốt đẹp của họ Xung quanh ông chỉ toàn những đám người hạ lưu, đê tiện, cặn bã của xã hội Môi trường sinh hoạt hạn hẹp ấy giúp ông nhìn rõ mặt trái đời xấu xa, thối nát, đồng thời cũng gieo vào tâm hồn ông tư tưởng bi quan, thái độ khinh bạc đối với cuộc đời Đây là lý do giải thích vì sao ở Vũ Trọng Phụng, cái gốc nhân đạo chưa được sâu vững như ở các cây bút hiện thực phê phán khác
đương thời
Như thế, tâm trạng phẫn uất và tư tưởng bi quan định mệnh là những yếu tố nổi bật trong con người Vũ Trọng Phụng, hình thành nên thế giới quan của nhà văn và toả bóng xuống hầu hết những trang viết của ông
(1) Vũ Trọng Phụng - Để đáp lời báo Ngày nay : Dâm hay là không dâm ? - In trong Phóng sự và tiểu luận
Vũ Trọng Phụng - Sách đã dẫn - tr 143
Trang 292.2 Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về văn chương "tả chân" Thế giới quan của bất kỳ nhà văn nào cũng chi phối đến từng tác phẩm Hoàn cảnh chung của xã hội và hoàn cảnh riêng của nhà văn khiến Vũ Trọng Phụng nhìn ra xung quanh chỉ thấy là "chó đểu" và "vô nghĩa lý" Viết văn với
ông trước hết là trút lên đầu cái xã hội đó nỗi phẫn uất sôi sục chất chứa của mình Bởi thế, khuynh hướng "tả chân" tố cáo đã đến với ông ngay từ buổi đầu cầm bút
Vũ Trọng Phụng đã hơn một lần khẳng định "tôi là một trong số những nhà văn sĩ tả chân"(1) Nhà văn sĩ tả chân có quyền và có bổn phận miêu tả sự thực một cách chân xác nhất, cho dù nó là một sự thực uế tạp, nhơ bẩn Và theo ông, đó chính là "đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật rồi "(2) ở một bài báo khác, ông phát biểu: "Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời (…) Các
ông muốn theo thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe, nhất là sự giả dối Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật, thành ra nguy hiểm, vì sự thực mất lòng" (3)
Dù nhận ra sự thua thiệt của mình, nhưng với quan niệm chắc như đinh
đóng cột ấy, cùng với một tinh thần "nhập cuộc" đầy hăm hở, có thể nói Vũ Trọng Phụng đã " say sưa" miêu tả thực trạng xã hội đương thời Đó là xã hội của đồng tiền, của bất công, của những tệ nạn mang tính chất "quốc nạn": nạn
cờ bạc bịp, nạn quan tham lại nhũng, nạn mại dâm … Nhà văn từng kêu lên uất ức: "Riêng tôi, xã hội này, tôi chỉ thấy là khốn nạn: quan tham lại nhũng,
đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân
(1) (2) Vũ Trọng Phụng - Thư ngỏ cho ông Thái Phỉ, chủ báo "Tin văn" về bài "Văn chương dâm uế " - In trong
Phóng sự và tiểu luận Vũ Trọng Phụng - Sách đã dẫn - tr 122 - 124
(3)(4) Vũ Trọng Phụng - Để đáp lời báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm - Bài đã dẫn - tr 141,145
Trang 30quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột"(4) Xã hội trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng là một xã hội đang trên đường tha hoá Trong xã hội ấy, con người không được sống như mong muốn, ngược lại, lại bị xã hội tước đi bản chất người vốn có của mình Khác với nhân vật của Nam Cao, nhân vật của Vũ Trọng Phụng trên con đường tha hoá hầu như không bao giờ có sự băn khoăn, day dứt Phải chăng đó là một sự tha hoá đến triệt để, nghiệt ngã?
Riêng đối với tệ nạn mại dâm, Vũ Trọng Phụng tự nhận cho mình "ba công việc phải làm", và theo ông đó là những "công việc xã hội" Thứ nhất là
"tả những cái dâm đãng … trong sự phú quí, thí dụ cái dâm của Nghị Hách"
trong tiểu thuyết Giông tố (1936) Thứ hai là "tả cái dâm của người con gái
đến tuổi dậy thì mà không được giáo dục một cách đầy đủ, tức là chuyện Làm
đĩ (1936) Và công việc thứ ba là "tả những nỗi thống khổ do sự nghèo đói gây
nên, tức là cái nạn mãi dâm tả trong phóng sự Lục xì (1937)"(1) Chỉ với ba công việc này, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là người viết nhiều nhất về cái "dâm" và cũng gây nên sự hiểu lầm nhiều nhất trong số các nhà văn đương thời
Ngay cả những tệ nạn khác, Vũ Trọng Phụng cũng đề cập đến một cách chân thực, hơn nữa còn đi sâu phân tích, lí giải nó Dễ thấy vì sao thể tài phù hợp với ông là tiểu thuyết - phóng sự Bởi chúng đủ sức tải chở những thực trạng xã hội mà ông muốn phản ánh Chỉ riêng điều đó thôi cũng thấy được giá trị tác phẩm của nhà văn này
Quan niệm về văn chương "tả chân" đã theo ông suốt cả đời văn của mình Tuy còn có mặt hạn chế, nhưng nó đã góp phần làm nên thành công của nhà văn, khẳng định được vị trí tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong nền văn học
Việt Nam hiện đại, trong đó không thể không nhắc đến phóng sự Lục xì của
ông
(1)Lê Thanh - Chúng tôi phỏng vấn ông Vũ Trọng Phụng về những tiểu thuyết "Giông tố" "Làm đĩ"- In trong
Phóng sự và tiểu luận Vũ Trọng Phụng - Sách đã dẫn - tr 151