Theo chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, báo cáo tài chính được quy định ở một sốvăn bản như Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Chuẩn mực kế toán số 01VAS 01 - Chuẩn mực chung quy đị
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÊ
Người hướng dẫn khoa học: TS
Nguyễn Tuấn Phương
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập củatôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN TRUNG HIÊU
Trang 3STT Từ viết tắt Diễn giải
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU v
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VẺ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1 Báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm 9
1.1.2 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính NHTM 10
1.1.3 Các báo cáo tài chính NHTM cơ bản 12
1.1.3.1 Bảng cân đôi kế toán: 12
1.1.3.2 Báo cáo thu nhập chi phí 14
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 16
1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 17
1.2 Phân tích BCTC NHTM 19
1.2.1 Khái niệm phân tích BCTC NHTM 19
1.2.2 Phương pháp phân tích BCTC của NHTM 20
1.2.2.1 Phương pháp so sánh 21
1.2.2.2 Phương pháp loại trừ 22
1.2.2.3 Mô hình Dupont 22
1.2.3 Điểm khác biệt giữa phân tích BCTC doanh nghiệp và NHTM 23
1.2.4 Chất lượng phân tích báo cáo tài chính 25
I.2.4.I Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính 25
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính 25
1.2.5 Những nhân tô ảnh hưởng đến chất lượng phân tích BCTC NHTM 26
1.2.5.1 Nhân tô bên trong 27
1.2.5.2 Nhân tô bên ngoài 28
1.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính NHTM 29
1.3.1 Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn 29
1.3.2 Phân tích vốn tự có 29
1.3.3 Phân tích hoạt động huy động vốn 31
1.3.4 Phân tích tình hình sử dụng vốn 32
13.4.1 Phân tích dự trữ NHTM 32
1.3.4.2 Phân tích hoạt động tin dụng 33
1.3.4.3 Phân tích hoạt động đầu tư 35
1.3.4.4 Phân tích hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ 37
1.3.4.5 Phân tích các hoạt động dịch vụ khác 37
1.3.4.6 Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản có 38
Trang 51.3.5 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời 39
1.3.6 Phân tích biến động các dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ 42
1.3.7 Phân tích rủi ro 43
1.3.7.1 Rủi ro thanh khoản 43
1.3.7.2 Rủi ro lãi suất 44
1.3.7.3 Rủi ro tỷ giá 49
1.3.7.4 Rủi ro thị trường 50
1.4 Kinh nghiệm phân tích Báo cáo tài chính của NHTM trên thê giới
1.4.1 Phân tích ngành nghề kinh doanh (Business lines) 51
1.4.2 Các chỉ tiêu tài chính căn bản (Key performance indicator - KPI) 52
1.4.3 Phân tích hiệu quả theo mô hình Dupont 53
1.4.3 Hệ sô RAROC (risk adjusted return on capital) 54
1.4.4 Giá trị kinh tê bổ sung EVA (Economic value Added) 54
Chương 2: THựC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HANG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 56
2.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 56
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 61
2.1.3 Một sô hoạt động kinh doanh chủ yếu 62
2.2 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Quân đội 63 2.2.1 Công tác tổ chức phân tích BCTC tại MB và các văn bản, quy định có liên quan 64 2.2.1.1 Công tác tổ chức phàn tích BCTC 64
2.2.1.2 Hệ thống vãn bản, quy định có liên quan 66
2.2.2 Phân tích khái quát về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn 67
2.2.3 Phân tích vốn tự có 71
2.3.4 Phân tích hoạt động huy động vốn 74
2.3.5 Phân tích hoạt động tín dụng 77
2.3.6 Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay 84
2.3.7 Phân tích hoạt động liên ngân hàng và đầu tư 85
2.3.8 Phân tích tình hình thu nhập chi phí 92
2.3.9 Phân tích rủi ro 99
2.3.10 Một sô chỉ tiêu phân tích nội bộ khác tại MB 99
2.3 Nhận xét chung về chất lượng phân tích BCTC tại MB 100
2.3.1 Những kết quả đạt được 100
2.3.1.1 Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh của MB trong một thời kỳ nhất định 100
23.1.2 Đưa ra những đánh giá, phân tích bình luận về tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên hẻ thống các chỉ tiêu phân tích 101
Trang 62.3.1.3 Tham mưu cho nhà quản trị MB trong việc đưa ra các quyết định hợp lý 101
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 102
2.3.2.1 Tồn tại 102
23.2.2 Nguyên nhãn 104
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐẺ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG PHẨN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHTM CỔ PHẦN QUÂN Đội 108
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội 108
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 -2015 108
-Nâng cao năng lực tài chính 112
3.1.2 Định hướng chung liên quan đến kê toán tài chính 112
3.1.3 Định hướng phân tích Báo cáo tài chính 113
3.2 Một sô giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phân tích BCTC của MB 114
3.2.1 Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích BCTC 114
3.2.2 Hoàn thiện quy trình phân tích BCTC 115
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác phân tích BCTC 118
3.2.4 Hoàn thiện các chỉ tiêu và phương pháp phân tích 119
3.2.4.1Phân tích khái quát tình hình tài sản- nguồn vốn 119
3.2.4.2Phân tích vốn tự có 120
3.2.4.3Phân tích hoạt động huy động vốn 121
3.2.4.4Phân tích tinh hình sử dụng vốn 125
3.2.4.5 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời 132
3.2.4 Ó Phân tích rủi ro 138
3.2.4.7 áp dụng kinh nghiệm phân tích BCTC của NHTM tại MB 141
3.3 Đề xuất 142
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý 142
3.3.2 Đối với Ngân hàng TMCP Quân đội 143
KÉT LUẬN 145
PHỤ LỤC 146
TÀI LlỆu THAM KHẢO 148
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Cùng vói sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, trong thòigian qua, hoạt động tài chính tiền tệ nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng đã cónhững thay đổi đáng kể Sự xuất hiện của một loạt ngân hàng TMCP (NH TMCP) trongnưóc và nưóc ngoài đã đưa đến cho thị trường ngân hàng Việt Nam tính cạnh tranh ngàycàng cao Đối mặt vói những khó khăn đó, buộc các NH TMCP phải chủ động phân tíchcác điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để theo kịp vói sự thay đổi của môi trường.Trong đó, phân tích Báo cáo tài chính là một công cụ quản lý không thể thiếu đối vói bất
kì nhà quản trị ngân hàng nào
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã trải qua hơn 17 năm hoạt động và phát triển.Đến nay, MB đã gặt hái được khá nhiều thành công và có một vị thê khá lớn trên thịtrường tài chính Phân tích báo cáo tài chính từ lâu là một công việc thường kỳ của MB,
và đã thể hiện rõ tầm quan trọng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược của các nhàquản trị MB Phân tích báo cáo tài chính đã giúp cho nhà quản trị có được cái nhìn sâu sắchơn về chất lượng hoạt động dịch vụ, cụ thể hóa thành những con sô “biết nói”, từ đó đưa
ra những chiến lược kịp thòi, và hiệu quả Tuy nhiên, trong tình hình mói, vói sự bất ổnđịnh của môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức tài chính tíndụng, thì việc kiểm soát số liệu, phân tích báo cáo tài chính cần được chú trọng và đẩymạnh hơn nữa mói có thể phục vụ chính xác, kịp thòi nhu cầu thông tin tài chính của nhàquản trị
Vói ý nghĩa thực sự cấp thiết của việc phân tích báo cáo tài chính, sau quá trình
tìm hiểu thực tê về tài chính kê toán ở MB, tôi đã đi đến quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế.
2 Mục đích nghiên cứu của Luận văn
Thứ nhất, nghiên cứu đề tài này giúp tôi hê thống hóa và làm rõ những
Trang 8kiến thức lý luân về phân tích báo cáo tài chính NHTM
Thứ hai, nghiên cứu đề tài giúp tôi đi sâu phân tích thực trạng công tác phân tíchBCTC tại MB trong thòi gian vừa qua
Cuối cùng, nghiên cứu đề tài này giúp tôi có thể đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại MB
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là báo cáo tài chính và công tác phân tích báo cáotài chính tại MB
Phạm vi nghiên cứu đề tài là phân tích báo cáo tài chính tại MB trong 3 năm 2008,
2009, 2010 Trong đó, đề tài tập trung chủ yếu vào hệ thống các chỉ tiêu và phương phápphân tích báo cáo tài chính thực hiện tại Hội sở MB
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích, bìnhluận, ngoài ra còn sử dụng các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu minh hoạ, làm phong phú thêmcho nội dung của đề tài
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài lòi nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:
Chương 1: Lý luận chung vê Phân tích Báo cáo tài chính ngân hàng
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Trang 9Trên thế giới, các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 1, IAS 30) quy định nhữngthông tin phải được công bô trên BCTC của doanh nghiệp nói chung và Tổ chức tín dụngnói riêng Theo chuẩn mực kế toán ở Việt Nam, báo cáo tài chính được quy định ở một sốvăn bản như Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003, Chuẩn mực kế toán số 01(VAS 01) - Chuẩn mực chung quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán
cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Chuẩnmực kế toán số 21 (VAS 21) - Trình bày báo cáo tài chính của chuẩn mực kế toán ViệtNam, quy định về mục đích, yêu cầu và nguyên tắc chung về lập và trình bày báo cáo tàichính
Các ngân hàng thương mại vói đặc thù hoạt động kinh doanh riêng biệt và yêu cầukiểm soát chặt chẽ hơn từ phía Nhà nưóc nên việc lập báo cáo tài chính cũng có văn bảnquy định riêng:
Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc NHNN ViệtNam về việc ban hành Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, trong đó cóquy định “báo cáo tài chính của các TCTD là các báo cáo được lập theo các chuẩn mực kếtoán Việt Nam và chế độ kế toán
Trang 10hiên hành để phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của TCTD” Báo cáo tàichính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồngtiền của một TCTD, đáp ứng yêu cầu quản lý của lãnh đạo TCTD, cơ quan quản lý nhànưóc và nhu cầu hữu ích của những ngưòi sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế
Chuẩn mực Kế toán số 22 (VAS 22) — Trình bày bổ sung báo cáo tài chính củacác ngân hàng và tổ chức tài chính, hướng dẫn trình bày những thông tin cần thiết
Dù hoạt động trong lĩnh vực nào, báo cáo tài chính luôn là chứng từ cần thiết tronghoạt động kinh doanh Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin quan trọng cho các đốitượng khác nhau Đối vói nhà quản trị, báo cáo tài chính là cơ sở để phân tích, đánh giácác mặt hoạt động và đưa ra các quyết sách thích hợp cho từng thòi kì Đối vói nhà đầu tư,
cổ đông, thông tin trên báo cáo tài chính là cơ sở để lựa chọn và đưa ra các quyết định đầu
tư đúng đắn Đối vói khách hàng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ giúp khách hàng đánhgiá về chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp Đối vói các cơ quan nhà nưóc, báocáo tài chính cung cấp thông tin quan trọng trong việc quản lý và điều hành vĩ mô các vấn
đề kinh tê phát sinh Đặc biệt, BCTC của NHTM cung cấp thông tin về tình hình lưuthông tiền tệ, hoạt động tín dụng đối vói nền kinh tế, các loại rủi ro trong hoạt động ngânhàng, từ đó NHNN có thể kiểm soát và thực thi các chính sách tiền tệ hiệu quả và kịp thòi.Vói tầm quan trọng như trên, việc trình bày các thông tin trên báo cáo tài chính NHTMđược chú trọng và quy định một cách chặt chẽ và khoa học
1.1.2 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính NHTM
Báo cáo tài chính của NHTM vừa phải tuân thủ theo nguyên tắc lập BCTC củadoanh nghiệp (VAS 21), vừa phải tuân thủ theo VAS 22 về trình bày bổ sung BCTC củaNHTM Việc lập và trình bày báo cáo tài chính NHTM phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tàichính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của NHTM (VAS 21)
Trang 11+ Các khoản mục tài sản và nợ phải trả tối thiểu phải trình bày trên Bảng cân đối
+ Ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ trả nợ tiềm ẩn và các cam kết không thểhuy ngang ngoài bảng cân đối kế toán như: các khoản bảo lãnh, thư tín dụng, cam kết bảolãnh khác
+ Ngân hàng phải phân tích các khoản mục tài sản và nợ phải trả theo các nhóm có
kỳ hạn phù hợp dựa trên thòi gian còn lại tính từ ngày khóa sổ lập BCTC đến ngày đáohạn theo điều khoản hợp đồng Đây là thông tin để đánh giá khả năng sinh lòi cũng nhưmức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt
+ Ngân hàng phải trình bày sự tập trung của tài sản, nợ phải trả theo từng khu vựcđịa lý, từng nhóm khách hàng, nhóm ngành kinh tê hoặc những tập trung khác của rủi ro
+ Quy định liên quan đến chính sách trích lập dự phòng rủi ro tổn thất, dự phòngrủi ro chung và việc bù đắp các khoản vay không thể thu hồi, tài sản đảm bảo
+ Quy định về trình bày hoạt động nhân ủy thác của ngân hàng vì đây là nhữngkhoản nợ tiềm tàng nếu xảy ra tổn thất sẽ liên quan đến trách nhiêm
Trang 12ngưòi nhân ủy thác
Việc tuân thủ các nguyên tắc lập BCTC sẽ giúp cho BCTC của NHTM được trìnhbày một cách hiệu quả và khoa học hơn, đảm bảo tính hữu dụng và đáng tin cậy của thôngtin tài chính trong quá trình phân tích
1.1.3 Các báo cáo tài chính NHTM cơ bản
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, BCTC của NHTM và các tổ chức tài chính tương
tự bao gồm các loại báo cáo sau:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh
- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Theo chê độ báo cáo tài chính hiện hành đối vói TCTD do thống đốc NHNN và Bộtài chính quy định, BCTC bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Như vậy, so vói thông lệ quốc tế, hiện nay các NHTM Việt Nam không phải lậpbáo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, tuy nhiên theo VAS 21, đoạn 66 yêu cầu các doanhnghiệp trình bày những biến động trong nguồn vốn chủ sở hữu trong thuyết minh BCTC
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán:
a.Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán NHTM là báo cáo tổng hợp thể hiện giá trị tài sản và nợ phảitrả của một NHTM tại một thời điểm nhất định Bảng CĐKT luôn đảm bảo tính cân đối kếtoán TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN, và các khoản mục thuộc tài sản (hoặcnguồn vốn) đều được sắp xếp theo thứ tự
Trang 13+ Tín phiếu Kho bạc và các chứng chỉ có giá khác dùng tái chiết khấu vói NHNN+ Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ vói mục đíchthương mại
+ Tiền gửi tại các ngân hàng khác, cho vay và ứng trưóc cho các TCTD và các tổchức tài chính tương tự khác
+ Tiền gửi khác trên thị trường tiền tệ+ Cho vay và ứng trưóc cho khách hàng+ Chứng khoán đầu tư
+ Góp vốn đầu tư
- Khoản mục nợ phải trả:
+ Tiền gửi của các ngân hàng và các tổ chức tương tự khác;
+ Tiền gửi từ thị trường tiền tệ + Tiền gửi của khách hàng
Trang 14+ Chứng chỉ tiền gửi
+ Kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ nhân nợ;
+ Các khoản đi vay khác
Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 ban hành Chế độ BCTC đối vóicác tổ chức tín dụng quy định về mẫu Bảng cân đối kế toán số B02/TCTD còn quy địnhchi tiết một sô khoản mục sau:
- Khoản mục tài sản:
+ Về chứng khoán đầu tư: QĐ 16 phân chia ra 2 loại chứng khoán đầu tư sẵn sàng
để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
+ Về góp vốn đầu tư: QĐ 16 chi tiết đầu tư vào công ty con, vốn góp liên doanh,đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác
+ Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (dư Nợ)
+ Dự phòng rủi ro, dự phòng giảm giá, dự phòng khác
+ Tài sản cô định: QĐ 16 chi tiết tài sản cô định hữu hình, tài sản cô định thuê tàichính và tài sản cố định vô hình (giống vói mẫu B01-DN theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC)
- Khoản mục nguồn vốn:
+ Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác (dư Có)
+ Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng
Các thông tin trên bảng CĐKT sẽ giúp nhà phân tích đánh giá khái quát tình hìnhtài sản và nguồn vốn của NHTM, các mảng hoạt động kinh doanh chính cũng như quy môvốn tự có của NHTM Tuy nhiên, để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tình hìnhhoạt động kinh doanh của NHTM thì bảng CĐKT là chưa đủ và nhà phân tích phải sửdụng các thông tin trên các BCTC khác
Báo cáo thu nhập chi phí là một BCTC phản ánh tóm lược các khoản
Trang 15doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM trong một thời kỳ nhất định (tháng,quý, năm) Trên BCTNCP, các khoản thu nhâp, chi phí được nhóm theo bản chất (thunhập lãi, chi phí lãi; thu nhập ngoài lãi, chi phí ngoài lãi ) và trình bày riêng rẽ các khoảnthu nhập, chi phí chính của ngân hàng Báo cáo thu nhập chi phí có 2 cột số liệu (kỳ này,
kỳ trưóc) giúp người đọc có thể so sánh số liệu hiện tại vói kỳ kinh doanh trưóc, từ đó cóthể đánh giá hiệu quả kinh doanh trực quan hơn
Thu phí hoạt động dịch vụ; Phí và chi phí hoa hồng
Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh; Lãi hoặc lỗ thuần từkinh doanh chứng khoán đầu tư; Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối
Trang 16nói cách khác là chênh lệch của lãi suất và giá trị khoản đi vay và cho vay
- Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động dịch
vụ và chi phí hoạt động dịch vụ
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng: đây là khoản chi phí đặc trưng của hoạt độngtín dụng, là khoản chi phí thực tê chưa phát sinh luồng tiền nhưng vẫn được trích lập nhằm
dự phòng trong tương lai có khoản nợ không thu hồi được từ khách hàng
Trên cơ sở thu thập các thông tin trên BC TNCP, nhà phân tích sẽ đánh giá đượckết quả kinh doanh theo các mảng hoạt động của NHTM, mảng kinh doanh nào mang lạilợi nhuận cao nhất, chi phí hoạt động có hợp lý hay không Tuy nhiên, BC TNCP chỉcung cấp thông tin về lợi nhuận trong kỳ chứ chưa phản ánh được hiệu quả kinh doanh củaNHTM Vì hiệu quả hoạt động kinh doanh của một NHTM xem xét lợi nhuận đạt đượctrong mối liên hệ vói các thông tin trên các BCTC khác như thông tin về quy mô tài sản,mức độ rủi ro của NHTM
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a Khái niệm:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của NHTM BC LCTT của NHTM đượctrình bày dựa trên chuẩn mực VAS 24 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Theo đó, BC LCTTcung cấp thông tin giúp ngưòi sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tàichính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của
NH trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động BC LCTT làm tăng khảnăng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM và khả năng so sánhgiữa các NHTM vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kếtoán khác nhau cho cùng giao dịch
Tiền phản ánh trong BC LCTT NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi không kìhạn và các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn (có kì hạn không quá 3tháng), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiềurủi ro trong chuyển đổi thành tiền (kỳ
Trang 17- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: là dòng tiền ra và vào liên quan đến việc mua vàthanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không tính trong các khoản tươngđương tiền Đây là chỉ số về chi phí cho các nguồn lực nhằm tạo ra thu nhập và các dòngtiền trong tương lai Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạtđộng đầu tư.
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đếnnghiệp vụ tiền tệ vói các chủ thể ngoài doanh nghiệp (từ các chủ sở hữu và chủ nợ) tài trợcho ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng Đây là chỉ số chủ yếu trong dự đoán yêucầu về tiền trong tương lai của những ngưòi cung cấp vốn cho NH Số chênh lệch dòngtiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính
Báo cáo LCTT có thể được lập theo phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp Phươngpháp trực tiếp căn cứ vào các khoản thực thu và thực chi tiền mặt từ các hoạt động kinhdoanh Phương pháp gián tiếp xác định luồng tiền từ hoạt động kinh doanh trên cơ sở lấytổng lợi nhuận trưóc thuế và điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch phi tiền tệ, dự thu, dựchi, thu nhập chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính
Các NHTM Việt Nam lập BC LCTT theo mẫu số B04/TCTD (theo phương phápgián tiếp hoặc trực tiếp) của QĐ 16/2007/QĐ-NHNN
Trang 18Thuyết minh BCTC NHTM là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lòi,bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế- tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC khác.Thuyết minh BCTC là sự cụ thể hóa, chi tiết hóa các khoản mục trọng yếu trên bảngCĐKT, TNCP, giúp cho ngưòi đọc BCTC hiểu được bản chất cũng như lý do biến độngcác khoản mục, từ đó đánh giá chính xác và thấu đáo các mặt hoạt động của NHTM
Bản thuyết minh BCTC cần đưa ra những thông tin sau:
- Đưa ra thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách kế toán cụ thểđược chọn và áp dụng đối vói các giao dịch và các sự kiện quan trọng
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa đượctrình bày trong các BCTC khác
- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác, nhưng lạicần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý
b.Nội dung
Theo chuẩn mực VAS 21 và VAS 22, bản thuyết minh BCTC thường được trìnhbày theo thứ tự sau và cần duy trì nhất quán nhằm giúp cho ngưòi sử dụng hiểu đượcBCTC và có thể so sánh vói BCTC của NHTM khác:
- Tuyên bố về việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam
- Giải trình về chính sách kế toán được áp dụng tại NHTM: nguyên tắc và phươngpháp khấu hao TSCĐ, nguyên tắc và phương pháp tính giá chứng khoán
- Các thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong mỗi BCTC theo thứ tựtrình bày mỗi khoản mục hàng dọc và mỗi báo cáo tài chính: Thông tin chi tiết về từngnhóm TSCĐ, chi tiết các khoản đầu tư chứng khoán, chi tiết cho vay khách hàng
- Các thông tin khác như các khoản nợ tiềm tàng, các cam kết và những thông tintài chính khác; các thông tin phi tài chính (thu nhâp cán bộ nhân viên, nghĩa vụ vóiNSNNŨ)
Trang 19Ngoài ra, QĐ 16/2007/QĐ-NHNN quy định mẫu số B05/TCTD về trình bày bảnthuyết minh BCTC, trong đó quy định bổ sung thông tin về rủi ro tài chính: rủi ro lãi suất,rủi ro tiền tệ, rủi ro thanh khoản, rủi ro khác
Vói ý nghĩa cung cấp thông tin chi tiết hơn cho các BCTC khác, trình bày thông tin
về chính sách tài chính, thông tin về rủi ro bản thuyết minh BCTC là cơ sở để nhà phântích đưa ra các lập luận cụ thể và xác thực hơn, thực hiện phân tích về rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh NHTM
Phân tích BCTC là quá trình xem xét, đánh giá, so sánh, đối chiếu sô liệu về tàichính trong kỳ hiện tại vói các kỳ kinh doanh đã qua của NHTM Đối tượng nghiên cứucủa phân tích BCTC là những thông tin trình bày trên các BCTC bao gồm các thông tinnhư cơ cấu tài sản, nguồn vốn, thu nhập chi phí, các rủi ro trong hoạt động kinh doanhngân hàng Những thông tin trên BCTC hợp lý và đầy đủ sẽ giúp cho công tác phân tíchBCTC có được ý nghĩa thiết thực và giúp ngưòi sử dụng thông tin BCTC đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn và kịp thòi
Thông qua việc phân tích BCTC ngưòi sử dụng có thể đánh giá tiềm năng, hiệuquả kinh doanh cũng như những rủi ro tài chính trong tương lai của NHTM Do đó, phântích BCTC là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như Hộiđồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên,người lao động Mỗi đối tượng sẽ có nhu cầu về các loại thông tin khác nhau, do đó sẽ có
xu hướng tập trung phân tích các khía cạnh khác nhau của “bức tranh tài chính” NHTM.Đối vói các nhà quản trị ngân hàng, việc thường xuyên tiến hành phân tích BCTC sẽ giúpnhà quàn trị ngân hàng nắm rõ về thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúngđắn những nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính ngânhàng Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chínhNHTM Phân tích BCTC có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý hoạt động kinhdoanh ngân hàng, thể hiện ở các khía cạnh sau:
Trang 20Phân tích BCTC giúp nhà quản trị đánh giá được tổng quan về quy mô hoạt động
NH, khả năng sinh lời, cơ cấu cho vay và đầu tư, cơ cấu huy động vốn , so sánh vói các
tổ chức tài chính khác Từ đó, có sự nhìn nhân đúng đắn về vị trí của ngân hàng mình trênthị trường ngân hàng, thế mạnh và điểm yếu và khả năng cạnh tranh trên thị trường
Phân tích BCTC giúp nhà quản trị kiểm soát được các giói hạn an toàn theo quyđịnh của NHNN, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để không vi phạm các quy định của phápluật và NHNN
Phân tích BCTC giúp nhà quản trị đánh giá khách quan được hiệu quả hoạt độngkinh doanh của NHTM ở từng khu vực địa lý, từng ngành nghề khác nhau
Phân tích BCTC giúp cho nhà quản trị tính toán, ưóc lượng được mức độ ảnhhưởng của nền kinh tế thế giói và Việt Nam đối vói NHTM, thể hiện qua sự biến động cácchỉ số tài chính trưóc sự thay đổi của nền kinh tế Điều đó thể hiện sự phụ thuộc hay chủđộng của NHTM khi đối mặt vói các vấn đề kinh tê phát sinh
Vói ý nghĩa quan trọng như trên, phân tích BCTC trở thành một công việc thường
kỳ tại các NHTM Chất lượng phân tích BCTC ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá và raquyết định của nhà quản trị Một bản phân tích BCTC có chất lượng sẽ giúp cho nhà quảntrị đưa ra được các kế hoạch cũng như chiến lược đầu tư đúng đắn và kịp thời, và ngượclại nếu chất lượng phân tích BCTC không tốt sẽ có những quyết định sai lầm và gây hậuquả xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.2 Phương pháp phân tích BCTC của NHTM
Phương pháp phân tích BCTC NHTM bao gồm hệ thống các công cụ và biện phápnhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bênngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính NHTM, các chỉtiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàndiên thực trạng hoạt động tài chính của NHTM
Có nhiều phương pháp phân tích BCTC NHTM, trong đó có một số
Trang 21Để thực hiện phương pháp so sánh, đầu tiên phải xác định được gốc để so sánh.Tùy thuộc mục đích so sánh, gốc so sánh có thể là theo gốc thòi gian (giữa các năm, giữacác tháng ), theo không gian (giữa các ngành nghề, khu vực địa lý, giữa các ngânhàng ) Kỳ phân tích được chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch, hoặc kỳ kinh doanhtrưóc Giá trị để so sánh có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân Phươngpháp so sánh có thể được thực hiện theo hai hình thức: so sánh theo chiều ngang và sosánh theo chiều dọc Trong đó, so sánh theo chiều ngang nhằm so sánh sự biến động củacác chỉ tiêu tài chính theo số tuyệt đối hoặc tương đối, còn so sánh theo chiều dọc nhằm sosánh cơ cấu các khoản mục trên tài sản nợ, tài sản có, hoặc tỷ trọng các chỉ tiêu thu nhậpchi phí trên báo cáo lãi lỗ
Các chỉ tiêu tài chính khi được so sánh vói nhau phải đảm bảo các điều kiện nhưđảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính, đơn vị tính Ngoài ra cầnđảm bảo điều kiện khác như cùng điều kiện kinh doanh tương tự nhau, cùng ngành nghềkinh doanh Phải đảm bảo các điều kiện trên thì các chỉ tiêu tài chính mói có thể so sánhđược vói nhau
Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh một sô nội dung như: so sánh sốthực tế vói số kế hoạch để đánh giá xem mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra; so sánh số kỳnày vói số của các kỳ kinh doanh trưóc, từ đó đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi củacác hoạt động tài chính NHTM; so sánh giữa số thực tế của NHTM vói số trung bình củangành, của doanh nghiệp khác để đánh giá vị trí của NHTM trên thị trường
Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp rất quan trọng Nó được sửdụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của NHTM.Trong phân tích tình hình hoạt động tài chính của NHTM, nó được sử dụng rất đa dạng vàlinh hoạt
Trang 22Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân
tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác
Có ba cách xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính:phương pháp sô chênh lệch, phương pháp thay thê liên hoàn và phương pháp liên hệ cânđối
- Phương pháp sô chênh lệch và phương pháp thay thê liên hoàn được sử dụng đểxác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi các nhân tố này
có quan hệ vói chỉ tiêu phân tích phải được biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số,hoặc kết hợp cả tích số và thương số
Khi sử dụng hai phương pháp này trưóc hết phải xác định được sô lượng các chỉtiêu nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố vói chỉ tiêu phân tích, sắpxếp sự ảnh hưởng từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích theo trình tự nhân tố chủyếu xếp trưóc, nhân tố thứ yếu xếp sau
- Phương pháp liên hệ cân đối:
Phương pháp này dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố,trong đó mối quan hệ giữa chỉ tiêu nhân tố và chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạngtổng số hoặc hiệu số (khác vói phương pháp số chênh lệch và phương pháp thay thế liênhoàn biểu hiện dưới dạng tích số hoặc thương số) Do đó, khi xác định mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tô đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tốgiữa hai kỳ
Phương pháp loại trừ giúp ngưòi phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến chỉ tiêu phân tích Trên cơ sở đó giúp nhà quản trị xác định được nguyên nhânchính dẫn đến sự biến động của chỉ tiêu, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp
Mô hình Dupont là phương pháp phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản ánh hiện tượng)thành tỷ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng) Theo chu
Trang 23trình này, người ta xây dựng một chuỗi các tỷ lê có mối quan hê nhân quả với nhau Nhờ
sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiên những nhân tố ảnhhưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ
Phân tích BCTC dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lón đối vói quản trịNHTM Điều đó giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàndiên Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tô ảnh hưởng đến hiệuquả kinh doanh của NHTM Từ đó giúp nhà quản trị ngân hàng đưa ra được hệ thống cácbiện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động và có biện pháp nângcao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong các kỳ tiếp theo
1.2.3 Điểm khác biệt giữa phân tích BCTC doanh nghiệp và NHTM
Hoạt động phân tích BCTC của NHTM về cơ bản là giống nhau vói phân tíchBCTC của doanh nghiệp, đó là quá trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về tài chính, dựatrên các BCTC cơ bản Tuy nhiên do đặc thù về hoạt động kinh doanh nên thông tin trênBCTC cũng như các chỉ tiêu phân tích BCTC có sự khác biệt so vói doanh nghiệp
Thứ nhất, đối tượng kinh doanh chính của NHTM là tiền tệ Đây là một loại hànghóa đặc biệt có tính xã hội hóa và tính nhạy cảm cao Giá cả của tiền tệ được phản ánhthông qua lãi suất Do đó, các NHTM sử dụng kênh lãi suất nhằm thu hút vốn từ kháchhàng cũng như trong hoạt động cho vay đối vói khách hàng Ngân hàng kinh doanh trêntiền tệ, do đó trên BCTC của NHTM sẽ không có một sô khoản mục liên quan đến hànghóa dịch vụ đơn thuần như hàng tồn kho, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giá vốn hàngbán, chi phí bán hàng Khái niệm giá vốn hàng bán rất khó xác định tại NHTM do hoạtđộng ngân hàng rất khó tách bạch các khoản chi phí quản lý chung, chi phí bán hàng, chiphí nhân công cho từng sản phẩm, hiện tại một số NHTM tính toán chỉ tiêu tương tự làlãi suất đầu vào, đầu ra bình quân để so sánh và đánh giá giá cả cạnh tranh vói các ngânhàng khác
Thứ hai, NHTM không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu
Trang 24thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường mà thực hiên một số chức năng chínhnhư chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền Vói cácchức năng này, NHTM trở thành trung gian luân chuyển vốn cho nền kinh tế, và giúp chonền kinh tế hoạt động một cách nhịp nhàng và thông suốt Vói chức năng trang gian tíndụng, làm cầu nối giữa ngưòi dư thừa vốn và người cần vốn, hoạt động chính của NHTM
là huy động vốn từ nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay khách hàng
Do đó, trên BCTC của NHTM sẽ xuất hiện các khoản mục như Tiền gửi của các TCTDkhác, tiền gửi từ dân cư (bên Nguồn vốn), tiền gửi tại TCTD khác, cho vay khách hàng(bên Tài sản), thu nhập từ lãi, chi phí từ lãi (Báo cáo thu nhập chi phí)
Thứ ba, nguồn vốn hoạt động chính của NHTM là vốn huy động, chiếm khoảng90% tổng tài sản có của NHTM, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 10% Trongkhi các doanh nghiệp thông thường chủ yếu dựa vào vốn tự có để sản xuất kinh doanh.Vốn tự có của NHTM tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so vói tổng nguồn vốn, tuy nhiên có ý nghĩa
vô cùng quan trọng Vốn tự có NHTM được ví như tấm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tàisản có cũng như thể hiện khả năng chống đỡ rủi ro của NHTM, là cơ sở để NHTM mởrộng hoạt động kinh doanh của mình Do đó, việc tính toán các chỉ tiêu phân tích liênquan đến vốn tự có của NHTM được chú trọng và phức tạp hơn NHTM tính toán chỉ tiêu
an toàn vốn (capital adequacy ratio) còn doanh nghiệp thì không sử dụng chỉ tiêu này
Thứ tư, hoạt động kinh doanh NHTM có rất nhiều rủi ro đặc thù ít xuất hiện trongcác ngành kinh doanh khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanhkhoản, rủi ro hoạt động Rủi ro trong NHTM có tính mắt xích và lan truyền rất nhanh,một NHTM bị phá sản có thể ảnh hưởng đển cả hệ thống ngân hàng và gây tác động xấuđến nền kinh tế Do đó, việc phân tích rủi ro của NHTM chiếm một vị trí quan trọng trongphân tích BCTC NHTM, trong khi đó ở doanh nghiệp, phần phân tích này tương đối đơngiản và không phải là phần phân tích trọng yếu Ví dụ như trong phân tích thanh khoản,việc phân tích chênh lệch kỳ hạn của tài sản và công nợ là rất quan trọng đối vói NHTM,trong khi chỉ tiêu này lại ít thấy ở phần phân tích BCTC
Trang 25doanh nghiệp
Trên đây là một số điểm khác biệt cơ bản giữa phân tích BCTC NHTM và doanhnghiệp NHTM vói những đặc điểm kinh doanh riêng biệt, đã được xây dựng một hệ thốngBCTC riêng Do đó, các chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM bên cạnh một số chỉ tiêu tổnghợp, các chỉ tiêu khác cũng sẽ khác biệt so vói doanh nghiệp
1.2.4 Chất lượng phân tích báo cáo tài chính
I.2.4.I Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính
Chất lượng phân tích là mục tiêu mà các nhà phân tích tài chính muốn hướng đến.Phân tích tài chính bao gồm rất nhiều đối tượng quan tâm từ vĩ mô cho đến vi mô, thôngtin vô cùng đa dạng, nhiều phương pháp phân tích, nội dung phân tích để cập đến nhiềuvấn đề Do vậy để phân tích tài chính có chất lượng thì việc phân tích trưóc hết phảiđược quan tâm một cách đồng bộ ở tất cả các đơn vị, phân tích tài chính không chỉ đơnthuần là việc khái quát tình hình tài chính của đơn vị, cùng vói việc tính toán đơn thuầnmột vài chỉ tiêu mang tính dập khuôn máy móc, theo mẫu quy định sẵn mà cần phải tìmtòi, nghiên cứu những chỉ tiêu mói sau đó kết hợp các chỉ tiêu đặt trong mối quan hệ hữu
cơ để so sánh.Các con sô được tính toán mang tính định lượng cần phải kết hợp vói việcphân tích khoa học, logic để đưa ra những quyết định tài chính phù hợp vói hoạt độngkinhdoanh của đơn vị
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng phân tích tài chính
Bên cạnh các chỉ tiêu tài chính đã đề cập đến phần trên, để công tác phân tích tàichính có chất lượng, có thể kể đến một số yêu tố sau:
* Cung cấp đầy đủ thông tin
Phân tích tài chính rất cần đến yếu tố thông tin, chất lượng phân tích có tốt haykhông phụ thuộc rất lón vào lượng thông tin cung cấp ở mức độ nào Chất lượng phân tíchtài chính phụ thuộc rất lón vào nguồn thông tin nhưng là nguồn thông tin có chọn lọc và
có chất lượng Các nguồn thông tin ở đây được hiểu không chỉ là nguồn thông tin bêntrong mà và bên ngoài do đơn vị thu
Trang 26nhập được mà còn là những nguồn thông tin quan trọng được cung cấp bởi các nhà cungcấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính như hê thống chỉ tiêu trung bình ngành, cácthông tin về chính sách nhà nước mà việc thiếu đi một vài thông tin có thể ảnh hưởng rấtlón đến chất lượng phân tích của đơn vị
* Độ chính xác của các chỉ tiêu và các nhân tô tác động
Chất lượng phân tích tài chính của đơn vị còn phụ thuộc rất lón vào độ chính xáccua các chỉ tiêu tính được như khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính, khả năng sinh lòi
và các nhân tô tác động như quan điểm của lãnh đạo về phân tích tái chính, công tác tổchức hoạt động phân tích tài chính, ngưòi thực hiện phân tích tài chính Nói như vậy cónghĩa là yếu tố chính xác được quan tâm hàng đầu, bỏi vì phân tích tài chính dựa trên cáccon số tính toán được và chọn ra chỉ tiêu nào cần thiết phục vụ cho mục tiêu phát triển,dựa trên các con số này mà các nhà phân tích đưa ra những quyết định tài chính và nhữnggiải pháp phù hợp do vậy chỉ cần một sự sai sót nhỏ có thể dẫn đến những sai phạm lóncho những kết luận tài chính Bên cạnh đó, chất lượng phân tích có tốt cũng do các nhân
tố tác động được xác định chính xác như thế nào, ở từng nhân tố xem xét được mức độảnh hưởng của nó đến công việc phân tích tài chính để từ đó có thể nâng cao chất lượngphân tích
* Tính kịp thời của thông tin
Tính kịp thời của thông tin là yếu tô không thể thiếu phục vụ cho phân tích tàichính doanh nghiệp hay nói cách khách là làm cho chất lượng phân tích tài chính được tốthơn Thông tin mang tính động rất cao, một thông tin có thể có giá trị hôm nay nhưng đếnhôm sau nó lại bị lạc hậu do vậy để tạo nên các báo cáo có chất lượng cần thiết cho phântích tài chính các thông tin kế toán kế toán cần phải được cập nhật cao độ đến từng chitiết, theo từng ngày để đảm bảo tính kịp thời Tính kịp thời của thông tin làm tăng chấtlượng phân tích còn thể hiện ở chỗ: các số liệu đê phân tích để phân tích được tập hợp quanhiều năm và có độ chính xác cao
1.2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích BCTC NHTM
Việc phân tích BCTC chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có thể
Trang 27khái quát thành 2 nhân tố chính:
Nhân tố bên trong là những nhân tố nội tại thuộc về NHTM, bao gồm hệ thốngthông tin trên BCTC, nhà phân tích BCTC, các chỉ tiêu phân tích BCTC, phương phápphân tích BCTC, định kỳ phân tích
- Hệ thống thông tin trên BCTC: đối tượng phân tích BCTC là những thông tintrình bày trên BCTC Thông tin trên BCTC phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, hợp
lý và đầy đủ thì việc phân tích BCTC mói có ý nghĩa trong việc đánh giá và đưa ra quyếtđịnh của nhà quản trị
- Nhà phân tích BCTC: Chất lượng phân tích BCTC phụ thuộc rất lớn vào nhàphân tích Có thể ví von khi có một “kịch bản” hay tức là các BCTC đảm bảo về mặtthông tin là tốt, nhà phân tích lúc này được ví như “ngưòi đạo diễn” để biến những thôngtin đơn thuần thành một bản báo cáo phân tích tài chính thiết thực cho nhà quản trị Để đạtđược hiệu quả phân tích tốt, nhà phân tích trưóc hết phải là ngưòi am hiểu về chuẩn mực
và chế độ kế toán, là ngưòi hiểu rõ các số liệu trên BCTC, có khả năng phân tích và tổnghợp, nhạy bén và khách quan trong việc đánh giá các chỉ tiêu và tình hình hoạt động củaNH
- Các chỉ tiêu phân tích BCTC: Chỉ tiêu phân tích tài chính là các chỉ tiêu nhằm đolường hiệu quả hoạt động NHTM Chỉ tiêu tài chính thường gắn kết các thông tin vóinhau, là cơ sở để nhà phân tích so sánh, bình luận và đánh giá các mặt hoạt động kinhdoanh của NHTM Do đó, các chỉ tiêu tài chính trưóc hết phải có ý nghĩa phản ánh nộidung kinh tế của hoạt động được phân tích, đồng thòi phải thể hiện được mối quan hệnhân quả giữa các chỉ tiêu nhân tố để xác định cụ thể được nguyên nhân gốc đưa đến kếtquả đó
- Phương pháp phân tích BCTC: phương pháp phân tích là cách thức mà nhà phântích lựa chọn để phân tích BCTC Phương pháp phân tích đúng đắn sẽ giúp nhà phân tíchphân tích thông tin một cách khoa học và thấu đáo mọi vấn đề Phương pháp phân tích còn
là cách thức trình bày báo cáo của nhà đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất khi truyền tảithông tin đến nhà quản trị
- Định kỳ phân tích BCTC: là kỳ phân tích BCTC Do tầm quan trọng của bảnphân tích BCTC trong việc kiểm soát hoạt động và ra quyết định của
Trang 28nhà quản trị nên kỳ phân tích BCTC cũng có ảnh hưởng không nhỏ Nếu phân tích mộttháng một lần, nhà quản trị thường xuyên được báo cáo về tình hình NH và có kế hoạchkinh doanh phù hợp Nếu phân tích một năm một lần, bản phân tích BCTC sẽ giảm đi tínhkịp thòi và mang tính chất đánh giá hoạt động kinh doanh nhiều hơn là chức năng thammưu, cảnh báo
- Bên cạnh các nhân tô trên, chất lượng phân tích BCTC còn phụ thuộc vào cácyếu tố khác như sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban; hệ thống chính sách tại MBnhư chính sách tài chính, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro, kế hoạch tàichính là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ rủi ro; các báo cáo quản trịkhác
1.2.5.2 Nhân tô bên ngoài
Nhân tố bên ngoài bao gồm các nhân tố như hệ thống văn bản quy định của phápluật, NHNN có liên quan; chất lượng báo cáo tài chính của các NHTM khác, bản phân tíchtài chính của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng
- Hệ thống văn bản quy định của pháp luật, NHNN: các chuẩn mực, các quy định,hướng dẫn liên quan đến các vấn đề như các thông tin cần công bố trên BCTC, mẫu biểuBCTC, các chỉ tiêu cần kiểm soát, các giói hạn an toàn hoạt động kinh doanh Đây là cơ
sở để các NHTM lập và trình bày BCTC, đồng thòi đánh giá việc tuân thủ các quy địnhcủa Nhà nưóc có liên quan
- Báo cáo tài chính của các NHTM khác: thông tin trên BCTC của các ngân hàng
là cơ sở để nhà phân tích có thể so sánh, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng sovói các ngân hàng khác Thông tin trên BCTC của các NHTM càng rõ ràng, chính xác thìhiệu quả phân tích BCTC càng cao
- Bản phân tích BCTC của các chuyên gia: đây là cơ sở tham chiếu của nhà phântích liên quan đến các chỉ tiêu trung bình ngành, các kỹ thuật phân tích, số liệu thống kêkhác Đây có thể coi là “cuốn sách tham khảo” mà nhà phân tích có thể sử dụng trongquá trình phân tích
- Ngoài ra chất lượng phân tích BCTC còn phụ thuộc các yếu tố như biến độngnền kinh tế, các dự đoán của các chuyên gia kinh tế' và một số yếu tố khác
Trang 29Như vậy, chất lượng báo cáo phân tích BCTC không chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủquan của nhà phân tích mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan khác Điềuquan trọng là nhà quản trị có sự tìm hiểu và điều chỉnh hợp lý để phát huy những ảnhhưởng tích cực của các yếu tố ngoại vi và hạn chế những tác động không tốt của các yếu
tố đó
1.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính NHTM
1.3.1 Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn
Phân tích khái quát về tài sản và nguồn vốn của NHTM giúp nhà phân tích có cáinhìn tổng quan nhất về hoạt động NH Để đánh giá khái quát tài sản và nguồn vốn, nhàphân tích thường sử dụng phương pháp so sánh: so sánh sự biến động tài sản và nguồnvốn, so sánh cơ cấu cũng như sự biến động cơ cấu theo thòi gian Nội dung phân tíchBCTC bao gồm:
- Phân tích sự biến động về tổng tài sản, cơ cấu tài sản, tỷ trọng các khoản mụctrong tổng tài sản Đánh giá tương quan giữa các khoản mục tài sản có sinh lòi và tài sản
dự trữ, chỉ tiêu này thể hiện quan điểm kinh doanh của NH trong việc cân đối giữa an toànthanh khoản và mục tiêu lợi nhuận
- Phân tích biến động về nguồn vốn bao gồm cơ cấu huy động, tỷ trọng các khoảnmục trong tổng nguồn vốn Trong đó, nhà phân tích quan tâm đến tỷ lệ vốn tự có so vóitổng nguồn vốn NHTM Vốn tự có của NHTM thể hiện sức mạnh tài chính của NH, là
“tấm đệm an toàn” khi có rủi ro xảy ra và là cơ sở để các NHTM mở rộng hoạt động kinhdoanh của mình
- Đánh giá kết cấu tài sản, nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu làm thưóc đo, phântích tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn Trong đó, nhấn mạnh về tỷ lệ cho vaytrên vốn huy động, tỷ lệ này thể hiện khả năng sử dụng vốn của NHTM trên một đồng vốnhuy động được
Phân tích khái quát tài sản nguồn vốn cho ta cái nhìn tổng quan nhất về bức tranhtài chính của một NHTM Từ đó nhà quản trị phần nào có thể nhìn nhận, đánh giá đượcquy mô hoạt động, các hoạt động chủ yếu và
1.3.2 Phân tích vốn tự có
Vốn tự có là nguồn vốn của ngân hàng, thuộc quyền sở hữu của NHTM
Trang 30- Vốn tự có đóng vai trò là tấm đệm an toàn để chống đỡ sự giảm giá trị của nhữngtài sản có của NH, sự giảm giá trị có thể đẩy NH đến tình trạng mất khả năng chi trả vàphá sản.
Theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nưóc, vốn tự có của NHTM bao gồm:
- Vốn tự có cấp 1 hay còn gọi là vốn tự có cơ bản bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ
bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia Thặng dư cổphần được tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếuquỹ Vốn tự có cấp 1 dùng làm căn cứ để xác định giói hạn mua, đầu tư tài sản cô định củaNHTM
- Vốn cấp 2 còn gọi là vốn tự có bổ sung, bao gồm quỹ dự phòng tài chính, 50%giá trị tăng thêm của TSCĐ đánh giá lại theo quy định pháp luật, 40% phần giá trị tăngthêm của các loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tư, vốn góp) được định giá lạitheo quy định của pháp luật, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tíndụng phát hành có thời hạn còn lại tối thiểu 5 năm và một số công cụ nơ khác thỏa mãncác điều kiện theo quy định, dự phòng chung, tối đa bằng 1,25% tổng tài sản "Có" rủi ro
Trang 31Vốn tự có cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1
Một số chỉ tiêu phân tích vốn tự có:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu = Vốn tự có / tổng tài sản “có” rủi ro
Theo Quyết định 457 , các NHTM phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%
- Tỷ lệ vốn tự có/vốn điều lệ: tỷ lệ này theo tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu là 1.5 lần
Có thể thấy ý lighĩa của chỉ tiêu này thông qua sự phân tích sau:
Vốn tự có = vốn điều lệ + các quỹ và vốn khác
V ốn điều Các quỹ Các quỹ và Vốn tự có lệ và vốn khác vốn khác
- = - + - = 1 +
Vốn điều Vốn điều
lệ
lệ Vốn điều lệ Vốn điều lệ
Như vậy, chỉ tiêu này thể hiện quy mô khoản mục quỹ và vốn khác so vói vốn điều
lệ Việc tăng vốn tự có không chỉ phụ thuộc vào vốn điều lệ mà các NHTM cần đảm bảo
sự tăng trưởng các quỹ thông qua việc trích lại một tỷ lệ tương đối lợi nhuận sau thuế chovào các quỹ Các quỹ này sẽ đảm bảo cho NHTM có thể chịu đựng được ở một mức độ rủi
ro nào đó mà không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh Do được trích từlợi nhuận sau thuế nên việc đảm bảo tỷ lệ này sẽ làm cho tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đônghàng năm của NHTM sẽ giảm đi Do đó, các NHTM cần nghiên cứu kỹ để tỷ lệ chia cổtức vẫn đảm bảo phù hợp vói tình hình thị trường nhưng vẫn giữ lại một tỷ lệ nhất định đểtăng các quỹ
1.3.3 Phân tích hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên khoản mục nguồn vốn trênbảng CĐKT, chiếm khoảng 90% nguồn vốn của ngân hàng Huy động vốn là điều kiệnsống còn của một ngân hàng, do hoạt động kinh doanh của NHTM là đi vay để cho vay,
do đó một NHTM không thể tồn tại nếu không có hoạt động này và sẽ kinh doanh cầmchừng nếu không chú trọng vào huy động vốn Do đó, hiên nay nhiều NHTM lấy tăngtrưởng huy động vốn là
Trang 32là nguồn vốn kinh doanh chính của NHTM Ngoài ra các NHTM còn huy động vốn từ cácTCTD khác, gọi là thị trường 2 hay thị trường liên ngân hàng Các NHTM huy động vốnliên ngân hàng chủ yếu nhằm mục đích mở rộng các quan hệ đại lý thanh toán hoặc chovay liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Tuy nhiên khi điều kiện thị trườngcho phép, hoạt động trên thị trường liên ngân hàng là một kênh đầu tư hấp dẫn và manglại nguồn lợi nhuận cao cho các NHTM.
Vói tầm quan trọng của huy động vốn nên công tác phân tích huy động vốn tạiNHTM cũng được đánh giá, nhìn nhận trên nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau Do
đó, phân tích huy động vốn bao gồm các nội dung như:
+ Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốnhuy động, tỷ trọng từng loại theo thị trường huy động (thị trường cấp 1, thị trường cấp 2);hình thức huy động (tiền gửi, tiền vay, phát hành giấy tờ có giá); theo kì hạn, cơ cấu loạitiền
+ Tỷ lệ biến động của nguồn tiền gửi = Độ lệch tiêu chuẩn của nguồn tiền gửi/Sô dư tiền gửi bình quân trong kỳ Tỷ lệ này phản ánh mức độ ổn định của nguồn vốn huy động trong kỳ phân tích.
1.3.4 Phân tích tình hình sử dụng vốn
1.3.4.1 Phân tích dự trữ NHTM
Dự trữ NHTM bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại NHNN Đây là tài sản cókhông sinh lòi (tiền mặt) hoặc sinh lòi rất ít và các NHTM luôn phải duy trì một tỷ lệ nhấtđịnh so vói tài sản có để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN, đổng thờiđảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng
Nội dung cơ bản khi đánh giá tình hình dự trữ là xem tính hợp lý của tài sản dựtrữ, nghĩa là quy mô dự trữ phải đảm bảo sao cho ngân hàng thực hiên
Trang 33đúng dự trữ bắt buộc theo quy định NHNN, đổng thời còn đáp ứng yêu cầu
thanh toán bình thường và đột xuất trong kỳ, nhưng quy mô tài sản dự trữ
cũng không quá lớn làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng
Phân tích tình hình dự trữ tại NHTM bao gồm:
- Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì
trên tài khoản tiền gửi của mình tại NHNN theo quy định của NHNN nhằm
thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính theo công thức sau:
- Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay của NHTM khi phát sinh nghĩa
vụ thanh toán Để đánh giá khả năng thanh toán của NHTM, nhà phân tích tính toán cáctài sản có động bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN (trừ số dư tiền DTBB), ngoài
ra còn tính đến tiền gửi không kì hạn tại TCTD khác, các giấy tờ có giá có khả năngchuyển hóa ngay thành tiền Đây là cơ sở để tính toán hệ số khả năng chi trả của NHTM(sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần phân tích rủi ro)
Nếu như huy động vốn là hoạt động chủ yếu bên nguồn vốn của
Số tiền gửi huy độngbình quân ngày kỳ xác X Tỷ lệ DTBB định DTBB
Trang 34NHTM, thì hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính bên tài sản có Theo Luật tổ chức tíndụng 1997, hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính Trong cơ cấu tài sản của NHTM, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và cũng làhoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động hàm chứa nhiềurủi ro bao gồm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khi khách hàng không có khả năng thanhtoán nợ gốc và lãi, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thì xuất phát từ nhiều nhântố: do nền kinh tế, do cán bộ tín dụng, khách hàng Do đó, việc phân tích hoạt động tíndụng và rủi ro tín dụng của NHTM là rất cần thiết, thể hiện qua các nội dung sau:
- Phân tích quy mô (số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ trên tổng tài sản có), tốc độ tăngtrưởng và cơ cấu tín dụng (phân loại theo kì hạn, theo ngành nghề, theo loại tiền, theo loạihình kinh tế, theo khu vực địa lý )
- Phân tích chất lượng tín dụng (hay rủi ro tín dụng) qua các chỉ tiêu:
+ Phân tích nợ quá hạn: việc phân loại nợ được thực hiện theo Quyết định số493/2005/QĐ/NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD Như vậy, bên cạnhviệc phân loại nợ theo chỉ tiêu định lượng (căn cứ vào thời gian quá hạn), các NHTM còncăn cứ vào chỉ tiêu định tính (theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng bởicác NHTM) Theo đó, các NHTM thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1 (nợ đủtiêu chuẩn), nhóm 2 (Nợ cần chú ý), nhóm 3 (Nợ dưói tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ),nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Khi phân tích nợ quá hạn, nhà phân tích cần chú ý đến phân tích tỷ trọng các nhóm
nợ so vói tổng dư nợ, so sánh nợ quá hạn theo ngành nghề cho vay, thành phần kinh tế chovay Ngoài ra, nhà phân tích đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu:
++ Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ
++ Tỷ lệ nơ xấu (nơ từ nhóm 3 đến nhóm 5)
+ Đánh giá sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN của NHTMthông qua các chỉ tiêu như:
Trang 35++ Giói hạn tín dụng đối vói khách hàng theo QĐ 457 : Tổng dư nợ cho vay của tổchức tín dụng đối vói một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tíndụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối vói một khách hàng khôngđược vượt quá 25% vốn tự có của TCTD
++ Giói hạn cho vay chứng khoán theo Quyết định Số 03/2008/QĐ- NHNN ngày1/2/2008 của Thống đốc NHNN về việc cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư vàkinh doanh chứng khoán: Điều 4 quy định: “Các khoản cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá
để đầu tư và kinh doanh chứng khoán thuộc nhóm tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250%;Tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoánkhông vượt quá 20% (hai mưoi phần trăm) vốn điều lệ của tổ chức tín dụng”
+ Trích lập dự phòng rủi ro: Theo QĐ 493, dự phòng rủi ro là khoản tiền đượctrích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD khôngthực hiện nghĩa vụ theo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toánvào chi phí hoạt động của TCTD Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể (là khoản tiềntrích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các nhóm nợ và theo tỷ lệ cụ thể từng nhóm nợ) và dựphòng chung (là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những rủi ro chưa xác định) Việcphân tích dự phòng rủi ro được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như
++ Quy mô, tốc độ tăng trưởng quỹ dự phòng rủi ro, tình hình trích lập và sử dụngquỹ dự phòng rủi ro để bù đắp các khoản nợ không có khả năng thanh toán
++ Tỷ lệ dự phòng rủi ro/Dư nợ cho vay bình quân
++ Tỷ lệ (Thu nhập lãi ròng-Dự phòng rủi ro tín dụng)/Tổng tài sản có: thể hiệnmức độ sinh lòi của tài sản có từ lãi đã được điều chỉnh theo rủi ro tín dụng
1.3.4.3 Phân tích hoạt động đầu tư
Sau tín dụng, đầu tư là hoạt động chiếm tỷ trọng lón thứ hai trong tài sản có Tuykhông phải là nghiệp vụ chính của NHTM, nhưng đầu tư là một kênh lợi nhuận thứ hai màcác NHTM hưóng đến, và cũng nhằm phân tán rủi
Trang 36ro tránh đầu tư toàn bộ “trứng vào một giỏ tín dụng” Không chỉ nhằm mục đích lợinhuận, đầu tư còn có mục đích dài hạn hơn là thực hiên các chiến lược phát triển dài hạncủa NHTM
Hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm đầu tư vào chứng khoán (chứng khoán kinhdoanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn);đầu tư mua sắm tài sản cố định; đầu tư góp vốn mua cổ phần (đầu tư vào công ty con,công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác)
Hoạt động đầu tư có thể chia làm 3 nhóm: đầu tư vào chứng khoán an toàn nhưngkhả năng sinh lòi thấp như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu, trái phiếu công ty ; đầu tư vàochứng khoán có khả năng có khả năng sinh lòi cao nhưng hàm chứa nhiều rủi ro mạo hiểmnhư cổ phiếu công ty; đầu tư nhằm thực hiện các chiến lược phát triển dài hạn như đầu tưvào công ty con, mua sắm tài sản cố định
Khi phân tích hoạt động đầu tư của NHTM, nhà phân tích cần chú ý các chỉ tiêusau:
- Tỷ lệ đầu tư trên tổng tài sản
- Tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định phải đảm bảo quy định của NHNN là không quá50% vốn tự có cấp 1
- Tỷ lệ đầu tư góp vốn mua cổ phần dài hạn của NHTM không vượt quá 40% vốnđiều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Phân tích tỷ trọng đầu tư theo phân loại 3 nhóm như trên để đánh giá mục tiêutheo đuổi của các nhà quản trị (an toàn hay lợi nhuận), từ đó đánh giá mức độ rủi ro cũngnhư hiệu quả đầu tư của NHTM
- Phân tích dự phòng giảm giá chứng khoán: dự phòng giảm giá chứng khoán làkhoản dự phòng được trích lập khi các chứng khoán nắm giữ có sự sụt giảm về giá trị sovói thị trường và được tính bằng giá thị trường tại thòi điểm trích lập và giá trị trên sổsách của loại chứng khoán đó Dự phòng giảm giá chứng khoán nếu được trích lập đủ sẽthể hiên được một khoản lỗ mà NHTM sẽ phải chịu nếu bán chứng khoán đó theo giá trịhiên tại của thị trường, đổng thời là khoản bù đắp cho NHTM trong tương lại khi chứng
Trang 37khoán bị mất giá
Hoạt động liên ngân hàng bao gồm các hoạt động cho vay, gửi tiền tại các NHTMkhác (bên tài sản có), hoặc đi vay, nhận gửi tiền từ các NHTM khác (bên tài sản nợ).Trưóc đây khi thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, các NHTM cũng ít phát triểnnghiệp vụ này Ngày này, vói sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, các NH liên hệ vói nhauqua đường truyền nên các giao dịch được thực hiện tức thì và thông tin được cập nhật liêntục trong ngày, do đó, thị trường liên ngân hàng hoạt động sôi động và mang tính cạnhtranh hơn Một NHTM thừa vốn đều có thể thông qua thị trường liên ngân hàng để gửitiền hoặc cho vay qua đêm vói lãi suất cao Hoặc khi gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản,thông qua thị trường liên ngân hàng, các NHTM có thể vay “nóng” trực tiếp từ các ngânhàng khác một cách nhanh chóng Như vậy, trong điều kiện bình thường, hoạt động liênngân hàng thực hiện chức năng vốn có là thiết lập quan hệ vay gửi giữa các NH khác để
mở rộng quan hệ đại lý, giúp cho việc thanh toán của khách hàng được nhanh chóng vàthuận tiện hơn Trong một sô trường hợp đặc biệt, khi thị trường thuận lợi hay khó khănNHTM có thể tận dụng kênh đầu tư này để tăng lợi nhuận hoặc giải quyết vấn đề khókhăn về thanh khoản Do đó, phân tích hoạt động liên ngân hàng cần tập trung phân tíchquy mô, tỷ trọng của hoạt động liên ngân hàng so vói tổng tài sản để biết xem NHTM códành nhiều vốn vào kênh sinh lòi này không Đồng thòi phân tích tình hình thị trường đểbiết được hiệu quả sử dụng vốn của NHTM cũng như mức độ khó khăn về thanh khoảncủa NH
Kinh doanh ngoại tệ cũng là một nghiệp vụ chính của NHTM Kinh doanh ngoại tệcủa các NHTM bao gồm các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay (spot), giao dịch kì hạn(Forward), giao dịch hoán đổi (Swap), giao dịch quyền chọn (Options) giao dịch tương lai(Futures) Hiện nay các NHTM VN chủ yếu thực hiện hoạt động giao ngay, kì hạn, quyềnchọn và hoán đổi Nghiệp vụ Futures gần như chưa có ngân hàng nào thực hiện Phân tíchnghiệp vụ kinh doanh ngoại tê, nhà phân tích thường phân tích về doanh số mua bán từngngoại tê trong kì
Trang 38Bên cạnh các nghiêp vụ kinh doanh chính, hoạt động kinh doanh của NHTM còngắn liền với các nghiêp vụ ngoại bảng khác như bảo lãnh, mở thư tín dụng Các hoạtđộng này là những cam kết mà NHTM đưa ra về viêc thực hiện các nghĩa vụ của kháchhàng trong tương lai Trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết theohợp đồng kinh tế thì NHTM là ngưòi đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện cam kết đó Do
đó, mặc dù đây là một hoạt động chưa phát sinh dòng tiền thực tế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiềurủi ro trong tương lai Khi khách hàng không thực hiện cam kết thì rủi ro hoàn toàn thuộc
về NHTM Việc phân tích các hoạt động ngoại bảng là hết sức cần thiết để đánh giá đượcquy mô và mức độ rủi ro mà NHTM có thể gặp phải
1.3.4.6 Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản có
Trong hoạt động của NHTM, nguồn vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽvói nhau Do đó sự cân đối cũng như phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụngvốn là một bài toán kinh doanh đối vói các nhà quản trị Mối quan hệ đó được thể hiện quacác chỉ tiêu sau:
- Sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động và cho vay:
+ Nguồn vốn huy động (sau khi trừ dự trữ bắt buộc, tồn quỹ tiền mặt) # cho vay+ Tỷ lệ tín dụng khách hàng/tiền gửi khách hàng: thể hiện khả năng cho vay củamột đồng vốn huy động được Tỷ lệ này đạt khoàng 75% là tương đối tốt, và còn tùythuộc vào tình hình huy động vốn và cho vay từng thòi kỳ
+ Tỷ lệ giữa tín dụng dài hạn/vốn huy động dài hạn đạt 100%, nhằm đảm bảo sựcân đối đầu vào đầu ra và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra
- Nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định và góp vốn đầu tư dài hạn là từ vốn tự có
và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, xét các tỷ lệ:
Trang 391.3.5 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời
Mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệpnào NHTM là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, và hiệu quả kinh doanh cũng được đolường thông qua lợi nhuận mà ngân hàng đó kiếmđược Phân tích tình hình thu nhập chi phí có ý nghĩa quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của NHTM Thông qua đó, NHTM đánh giá được hoạt động kinh doanhnào mang lại lợi nhuận nhiều nhất, hoạt động nào chưa hiệu quả, đồng thòi kiểm soát chặtchẽ chi phí trong kỳ
Phân tích thu nhập, chi phí, khả năng sinh lòi của NHTM bao gồm các nội dungsau:
- Phân tích quy mô, tăng trưởng thu nhập, chi phí trong kỳ; tỷ trọng lợi nhuận từhoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận; tỷ trọng chi phíhoạt động trong tổng lợi nhuận
- Phân tích lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân
Lãi suất huy động Chi trả lãi huy động trong kỳ
bình quân Huy động vốn
bình quân trong kỳ
Lãi suất cho vay Thu lãi cho vay trong kỳ
bình quân Du nợ bình quân trong kỳ
Chênh lệch dương giữa lãi suất cho vay bình quân trừ (-) lãi suất huy động bìnhquân thể hiện hiệu quả sinh lòi của một đồng vốn huy động được khi đem cho vay
- Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lòi của NHTM:
+ Khả năng sinh lời của tài sản: ROA
Lợi nhuận sau thuê
Tổng tài sản có bình quân
ROA cho biết với một đổng tài sản có thì NHTM kiếm được bao nhiêu
Trang 40đổng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó
là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phântích hiệu quả sử dụng tài sản có NHTM trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầuvào và kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào là tài sản có bình quân, kết quả đầu ra là chỉ tiêudoanh thu, lợi nhuận Có nhiều cách để phân tích tỷ lệ ROA tùy theo dụng ý phân tích củangưòi sử dụng, có thể phân tích ROA như sau:
Lợi nhuận sau thuê LNTT ROA = -: - X -
LNTT Tổng tài sản có bình quân
Lợi nhuận sau thuê LNTT Tổng doanh thu
= - X - X
-LNTT Tổng doanh thu Tổng TSC BQ
Tỷ lệ: LNST/LNTT: thể hiện hiệu quả quản trị chi phí thuế
Tỷ lệ LNTT/Tổng doanh thu: thể hiện hiệu quả quản trị chi phí
Tỷ lệ Tổng doanh thu/Tổng TSC BQ: thể hiện hiệu quả quản trị tài sản
+ Sức sinh lòi vốn chủ sở hữu: ROE
Lợi nhuận sau thuê ROE = : 1
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE cho biết trong kỳ phân tích NHTM đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuê thu nhập doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏhiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của NHTM là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tưcủa NHTM
Thông qua mô hình Dupont, có thể phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến ROE nhưsau:
ROE = - x - x - x x