Nhận xét chung về chất lượng phân tích BCTC tại MB

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 42)

2.3.1 Những kết quả đạt được

Các báo cáo phân tích là nguồn tài liệu quan trọng để các nhà quản trị MB hiểu một cách toàn diện và sâu sắc tình hình tài chính của toàn ngân hàng. Báo cáo phân tích BCTC tại MB đã đạt được những kết quả như sau:

23.1.1 Cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh doanh của MB trong một thời kỳ nhất định

Báo cáo phân tích BCTC tại MB cung cấp cho người đọc những thông tin như: - Thông tin về tình hình kinh tê thê giói nói chung, đặc biệt là những thông tin ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng như: tăng trưởng kinh tế, lãi suất cơ bản, các chính sách tài chính tiền tệ của Ngân hàng trung ương các nưóc, chỉ số chứng khoán, lãi suất liên ngân hàngũ Từ đó giúp ngưòi đọc có cái nhìn tổng thể về thị trường tài chính thế giói cũng như sự ảnh hưởng của nó đến nền kin h tế' Việt Nam.

- Thông tin về tình hình kinh tế' trong nưóc: bao gồm thông tin

100

- Thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của MB.

Thông tin trình bày trên các BCTC của MB về cơ bản đảm bảo tuân thủ theo quy định của NHNN và các chuẩn mực kế toán Viêt Nam. BCTC của MB được kiểm toán hàng năm bởi các công ty kiểm toán có uy tín như KPMG, Emst & Young. Do đó, các thông tin trên BCTC đảm bảo độ tin cậy và hợp lý cao.

2.3.1.2 Đưa ra những đánh giá, phân tích bình luận về tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên hệ thông các chỉ tiêu phân tích

Hệ thống chỉ tiêu phân tích BCTC của MB là tương đối đầy đủ, đảm bảo phân tích hầu hết các khía cạnh của hoạt động kinh doanh bao gồm: phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn; phân tích vốn tự có; phân tích tình hình tín dụng, đầu tư, tình hình huy động, khả năng sinh lòi, rủi ro... Trên cơ sở đó, nhà phân tích đưa ra những đánh giá, phân tích có ý nghĩa, những nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động hiện tại, phân tích những mặt được, những mặt còn tồn tại cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Đồng thời nhà phân tích cũng đưa ra dự báo chiều hướng phát triển của vấn đề phân tích trên cơ sở phân tích tình hình tài chính hiện tại.

2.3.1.3 Tham mưu cho nhà quản trị MB trong việc đưa ra các quyết định hợp lý

Báo cáo phân tích bên cạnh việc phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh của MB trong một thòi kỳ mà còn khuyên nghị, tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp nhà quản trị MB đề ra các chiến lược đầu tư hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Đề xuất về phương án huy động vốn: báo cáo phân tích đưa ra các đánh giá và đề xuất về các kì hạn huy động thích hợp, cơ cấu lại kỳ hạn huy động vốn hợp lý tương xứng vói kì hạn cho vay để tránh các rủi ro thanh khoản, lãi suất ..., các giải pháp về lãi suất nhằm thu hút tiền gửi của các khách hàng lớn, các tập đoàn kinh tế lớn...

- Khuyến nghị, đề xuất hoạt động tín dụng: báo cáo phân tích đưa ra các khuyến nghị khi tỷ trọng cho vay theo ngành nghề hàm chứa rủi ro tương đối cao, khuyến nghị về tỷ lệ nợ quá hạn, việc tập trung dư nợ cho vay lón vào số ít khách hàng... Đổng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng

101 tín dụng

- Đề xuất về các hoạt động khác như đầu tư, hoạt động liên ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ: cảnh báo về tỷ lệ giói hạn đầu tư góp vốn trên vốn tự có khi tỷ lệ này quá cao, đề xuất phương án chuyển các danh mục đầu tư theo mục đích nắm giữ phù hợp vói tình hình (nắm giữ nhằm mục đích kinh doanh ngắn hạn hay đầu tư chiến lược...); đề xuất các vấn đề liên quan đến hoạt động trên thị trường liên ngân hàng (hạn mức, kì hạn, đối tác...), liên quan đến kinh doanh ngoại tệ (các hợp đồng kì hạn, hoán đổi)

- Đề xuất các giải pháp kiểm soát hiệu quả chi phí và tăng các nguồn thu: xem xét các khoản chi không hiệu quả, đưa ra các định mức chi phí hợp lý cho từng khoản chi, đẩy mạnh các khoản thu khác, đặc biệt là thu từ hoạt động dịch vụ vì đây là hoạt động ít rủi ro, và mang lại lợi nhuận tốt.

- Kiểm soát việc thực hiện theo kế hoạch của toàn hệ thống, đánh giá mức độ hoàn thành kê hoạch và có phương án điều chỉnh phù hợp vói tình hình thực tế.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Tồn tại

- Thòi hạn gửi báo cáo phân tích BCTC tương đối chậm, thường là sau

ngày 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (đối vói báo cáo quý) và sau tháng 2 của năm tiếp theo (đối vói báo cáo năm). Mặt khác, hiện tại MB đã có báo cáo phân tích theo tháng tuy nhiên việc báo cáo phân tích thường có chậm do sự chậm trễ trong việc quyết toán tháng công tác kiểm tra và chấm đối chiếu số liệu mất rất nhiều thòi gian để có được số liệu chính xác. Sự

chậm trễ này giảm đi tính kịp thòi của báo cáo phân tích và ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đề ra các chiến lược đầu tư của ngân hàng.

- Về cơ bản, các báo cáo phân tích BCTC của MB sử dụng nhiều chỉ tiêu có nội dung kinh tế và có ý nghĩa phân tích, phản ánh tương đối đầy đủ các mặt hoạt động kinh doanh của MB. Tuy nhiên, trong báo cáo phân tích của MB còn thiếu một sô chỉ tiêu phân tích quan trọng như sau:

+ Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Phân tích tình hình dự trữ NHTM

102

+ Phân tích rủi ro: bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suấtũ Đây là những nội dung phân tích rất quan trọng, từ đó giúp nhà quản trị nắm bắt được toàn cảnh hoạt động kinh doanh của MB, đặc biệt là khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của bất cứ NHTM nào đều gắn vói rủi ro, do đó, việc kiểm soát và phòng ngừa rủi ro luôn là một nhiệm vụ cấp thiết và ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Trên thực tế tại MB công tác phân tích rủi ro được thực hiện tại các bộ phận nghiệp vụ liên quan: phân tích rủi ro tín dụng thuộc Khối quản trị rủi ro, phân tích rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất ... thuộc Khối Treasury. Tuy nhiên MB cũng nên đưa nội dung phân tích rủi ro vào báo cáo phân tích tài chính để nhà quản trị có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng.

- Báo cáo phân tích mói chỉ dừng lại ở việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu nội bộ MB, chưa có sự so sánh nhiều vói các chỉ số bình quân ngành hay của các NHTM khác. Do đó, nhà quản trị chưa có đầy đủ thông tin để xác định vị trí của MB trên thị trường tài chính cũng như so sánh được hiệu quả hoạt động và quản lý của MB vói các NHTM cùng vị thế khác.

- Phân tích BCTC được thực hiện tập trung tại Hội sở, chủ yếu là phân tích số liệu của toàn hệ thống MB. Nội dung phân tích số liệu cho các chi nhánh chưa chi tiết và cụ thể, mà chỉ mói dừng lại một số chỉ tiêu bình quân lớn. Báo cáo phân tích chưa đưa ra được những kiến nghị, đề xuất cho các chi nhánh đối vói các nghiệp vụ cần lưu ý. Thực tế MB đã xây dựng các thư quản lý hàng tháng để khuyến nghị hay hướng dẫn cho chi nhánh một số nội dung liên quan đến hạch toán kê toán, định mức chi tiêu, các khoản chi phí vượt mức kế hoạch □ Tuy nhiên, để thực hiện chức năng tham mưu của báo cáo phân tích, MB cần đưa vào trong báo cáo phân tích những vấn đề cần lưu ý trong thư quản lý, đồng thòi đưa ra những đề xuất liên quan đến mảng cho vay, huy động nhằm định hướng kinh doanh tốt hơn cho các chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một sô nội dung phân tích trình bày còn hoi lan man, chưa có chiều sâu, chưa làm rõ được gốc rễ của vấn đề: nội dung phân tích về huy động, cho vay, phân tích khả năng sinh lòi, phân tích rủi roũ Mâu biểu báo cáo trình bày chưa thống nhất giữa các kỳ, chưa xây dựng mẫu biểu chuẩn, do đó khi đọc báo cáo phân tích sẽ gặp khó khăn khi so sánh chỉ tiêu vói các báo

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vôn điêu lệ cuôi năm 10,000 11,500 14,000

Thu nhập thuân từ lãi 4,319 5,614 7,299

Thu nhập từ các hoạt động khác 1,401 1,962 2,747

Tông thu nhập 5,720 7,576 10,045

cáo trước đó.

- Một số thông tin trên BCTC có thể có những sai phạm tuy không trọng yếu

nhưng cũng làm sai lệch số liệu phân tích, dẫn đến nhà phân tích có thể phân tích chệch hướng và đưa ra những kết luận sai lầm. Nội dung phân tích chủ yếu là các nội dung khá truyền thống và chưa phân tích nhiều về mối liên hệ giữa những nội dung phân tích như tình hình huy động, cho vay, vốn tự có, khả năng sinh lờiũ Báo cáo phân tích MB cũng chưa phân tích kỹ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan đến một hoạt động kinh doanh (ví dụ về hoạt động, cần phân tích mối quan hệ của tốc độ tăng trưởng tín dụng, biến động nợ quá hạn, biến động dự phòng rủi ro tín dụng, biến động lãi cho vay...), nên việc đánh giá tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó là chưa toàn diện và đầy đủ.

- Các chỉ tiêu phân tích đôi khi được tính toán chưa chính xác, không đồng nhất vói nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so vói mong muốn.

- Một số thông tin về tình hình kinh tế thế giói và trong nưóc không ghi chú nguồn trích dẫn, do đó gây khó khăn trong việc xác nhận lại thông tin. Ngoài ra, báo cáo phân tích thiếu nhiều thông tin về tình hình thị trường, đặc biệt những thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của MB, do đó chưa làm rõ được những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến MB.

- Một số kiến nghị, đề xuất trong các báo cáo phân tích còn chung chung, chưa cụ thể, chưa có ý nghĩa thiết thực và gây khó khăn cho người thực hiện.

23.2.2 Nguyên nhân

a. Hệ thông phần mền báo cáo và cung cấp sô liệu phân tích

- Hiện tại mặc dù MB đã đầu tư hệ thống phầm mền báo cáo quản trị GL Oracle tuy nhiên hệ thống mói bắt đầu công tác nhập liệu và kiểm tra số liệu còn chưa hoàn thiện dẫn đến một số báo cáo đã có nhưng chưa sử dụng được do số liệu chiết suất ra còn sai sót nhầm lẫn. Điều này gây ảnh hưởng rất lón đến tính kịp thời để cung cấp số liệu cho công tác phân tích

b. Nhân sự và công tác tổ chức phân tích

104

- Hiện tại Khối Tài chính - Kế toán đã có bộ phân phân tích, tuy nhiên nhân sự phục vụ cho bộ phân phân tương đối trẻ, kinh nghiệm về phân tích BCTC còn ít và phải kiêm nhiệm một lúc nhiều công việc khác nhau.

- Hoạt động phân tích BCTC tuy không còn quá mới mẻ đối vói các NHTM, tuy

nhiên vẫn là một công việc tương đối khó, đòi hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỹ năng phân tích. Trình độ các nhà phân tích tài chính tại MB chưa đáp ứng được các kiến thức tài chính hiện đại trong khi công tác tuyển dụng không phải lúc nào cũng thuận lợi và có kết quả (số lượng chuyên gia phân tích không nhiều, chế độ tiền lương tương đối cao...)

- Các khóa tổ chức đào tạo về phân tích BCTC có chi phí rất cao, chủ yếu là mòi chuyên gia phân tích từ bên ngoài vào giảng dạy vói số lượng người tham gia không nhiều. Tại MB, văn bản quy định về phân tích BCTC cũng như hình thức đào tạo chuyên viên tài chính của MB gần như chưa có. Do đó, việc tiếp cận các kiến thức về phân tích BCTC là tương đối khó khăn.

c.Một sô nguyên nhân khác

- Phần mềm công nghệ thông tin T24 đã triển khai hoàn thiện phần mềm Core Banking vói những tính năng ưu việt nhất cho các phần hành tác nghiệp vói khách hàng như tiết kiệm, tín dụng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ... Và MB đang bắt tay vào triển khai và tiến tói hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ phần mền GL Oracle tích hợp vói sô liệu báo cáo chiết suất từ phầm mềm Core banking. Tuy nhiên các phần hành liên quan đến tài chính kê toán hay hệ thống thông tin quản trị chỉ mói phát triển một cách căn bản và đang trong quá trình tiếp tục phát triển cần có thòi gian để kiểm nghiệm. Hiện tại một sô báo cáo tài chính của MB phải được thực hiện thủ công dẫn đến MB mất khá nhiều thòi gian để xây dựng báo cáo trong khi việc nhầm lẫn thông tin là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Việc tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa mà được thực hiện thủ công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót trong tính toán các chỉ tiêu. Sai sót bao gồm sai số do lấy thiếu hoặc thừa số liệu, nhầm lẫn trong công thức tính... Ngoài ra, do hệ thống thông tin trình bày trên báo cáo tài chính chưa đầy đủ, chuyên viên phân tích phải lấy thông tin chi tiết từ các phòng ban, bộ phân phụ trách có liên quan để phục vụ cho báo cáo phân tích

105

của mình. Do đó có một số thòi điểm chuyên viên phân tích thụ động trong công tác phân tích do các phòng ban có liên quan chưa cung cấp số liêu kịp thòi và đầy đủ như kế hoạch đã đưa ra.

- Đầu mối lấy thông tin về tình hình kinh tế nói chung, số liệu tài chính của các NHTM nói riêng chưa có nên cũng gây trở ngại cho hoạt động phân tích BCTC tại MB. Điều này có thể dẫn đến các thông tin bên ngoài không chính thống, không đủ độ tin cậy, không đầy đủ, tốn nhiều thời gian của ngưòi phân tích, chất lượng phân tích vì thế cũng không được đảm bảo.

- Thòi gian cung cấp BCTC chưa kịp thòi, có độ trễ về thời gian, dẫn đến làm chậm thời gian cung cấp các báo cáo phân tích.

- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của NHNN trong hoạt động kinh doanh cũng là một nội dung quan trọng trong phân tích BCTC. Tuy nhiên tại MB, việc lưu trữ và phổ biến các văn bản pháp luật chưa được thực hiện một cách thường xuyên và khoa học, nhiều văn bản mói không đến tay người phân tích kịp thòi, do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích BCTC.

- Do đặc thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông thường nên những tài liệu về phân tích BCTC của doanh nghiệp không thể áp dụng toàn bộ vào phân tích trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích BCTC trong các NHTM rất ít và khó tìm kiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc thu thập những báo cáo phân tích của các tổ chức có uy tín hoặc của các NHTM khác còn hạn chế. Đây là nguồn tài liệu quý giá đối vói nhà phân tích vì qua đó, nhà phân tích có thể hiểu thêm các chỉ tiêu phân tích cơ bản và có ý nghĩa để áp dụng trong báo cáo phân tích của mình, đồng thời thông qua đó nhà phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của MB vói các NHTM khác để xác định, đánh giá vị thế của MB trên thị trường tài chính.

106

Kết luận chương 2

Trong những năm qua, hoạt động phân tích BCTC tại MB đã có ý nghĩa thiết thực đến công tác quản trị kinh doanh ngân hàng. Các báo cáo phân tích mang đến cho nhà quản trị ngân hàng một bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá có giá trị đối vói các chính sách, chiến lược của MB. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC tại MB vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng phân tích, đồng thòi MB cần áp dụng những phương pháp phân tích hiện đại trên thế giói để có một bản phân tích đa chiều và sâu sắc hơn, phục vụ kịp thòi và đắc lực cho nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh.

107

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NHTM CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đội3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 -2015

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI cổ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 42)