1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN THẠC SỸ - PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

102 302 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 339,48 KB

Nội dung

1.1.Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào, hoặc ở quốc gia nào. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của NHTM thông qua các BCTC và một số tài liệu khác có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với các cổ đông của ngân hàng mà còn đối với nhiều đối tượng khác như Ban Lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác. Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của ngân hàng trên các khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy, việc định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua các bản báo cáo tài chính mang tính cấp thiết vô cùng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh. Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp các thành phần khác trong nền kinh tế cùng phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” cho luận văn của mình 1.2.Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh của Vietinbank. 1.3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chỉ tiêu trình bày trên BCTC của Vietinbank Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống BCTC (thông qua các báo cáo thường niên) đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2017. 1.4.Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp Dupont, thống kê và các cơ sở lý thuyết phân tích BCTC NHTM. 1.5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính từ đó là nền tảng áp dụng cho việc phân tích BCTC của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn còn giúp những người quan tâm có được cách nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đóng góp thêm ý kiến cho việc ra quyết định. Xa hơn, luận văn sẽ có các giá trị thực tiễn áp dụng với các NHTM khác tại Việt Nam. 1.6.Kết cấu của đề tài nghiên cứu Ngoài các phần phụ lục đi kèm như danh mục bảng, hình, mục lục đề tài thì nội dung luận văn được chia thành bốn chương chính với nội dung như sau : Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. Chương 3: Phân tích thực trạng BCTC của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * *

NGUYỄN CHÍ TÂM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Hà Nội, Năm 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * *

NGUYỄN CHÍ TÂM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM XUÂN KIÊN

Hà Nội, Năm 2018

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công

bố tại bất cứ nơi nào Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xácthực

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình

Hà Nội, năm 2018 Tác giả luận văn

Trang 4

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Phạm Xuân Kiên - giảng viên hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện luận vănnày - đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và định hướng khoa học trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo Trường Đại học Kinh tếQuốc dân, bạn bè và người thân đã động viên, chia sẻ và khích lệ tác giả trong suốt quátrình thực hiện luận văn

Trân trọng!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG - HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5

1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

2.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 7

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính 7

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 7

2.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính 9

2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 16

2.3.1 Phương pháp so sánh 16

2.3.2 Phương pháp loại trừ 17

2.3.3 Phương pháp đồ thị 18

Trang 6

2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại 19

2.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 19

2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán 25

2.4.3 Phân tích khả năng sinh lợi 28

2.4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 29

2.4.5 Phân tích các chỉ số tài chính đặc thù của NHTM 35

Kết luận Chương 2 37

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 38

3.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 38

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38

3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 39

3.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 42

3.2 Tổ chức phân tích 43

3.3 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 44

3.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản 45

3.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 48

3.3.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 51

3.4 Phân tích khả năng thanh toán 53

3.4.1 Phân tích khả năng thanh toán 53

3.4.2 Phân tích tình hình tín dụng 54

3.5 Phân tích khả năng sinh lợi 57

3.6 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 59

3.6.1 Phân tích kết cấu thu nhập 59

3.6.2 Phân tích kết cấu chi phí 63

3.7 Phân tích các chỉ số tài chính đặc thù của NHTM 64

Kết luận Chương 3 65

Trang 7

PHÁP VÀ KẾT LUẬN 66

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng BCTC tại Vietinbank 66

4.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Vietinbank 66

4.1.2 Những điểm yếu về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Vietinbank 68

4.2 Thiết lập mục tiêu, định hướng phát triển của Vietinbank trong những năm sắp tới 68

4.3 Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh cho Vietinbank 70 4.4 Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Vietinbank 74

4.4.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 74

4.4.2 Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 74

4.5 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 76

4.6 Hạn chế của đề tài 77

Kết luận Chương 4 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC

Trang 8

Ký hiệu viết tắt Từ viết đầy đủ

BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh

BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

ROA Sức sinh lợi của tài sản (Return On Assets)

ROE Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Return On Equity)

Trang 9

Bảng 2.1 : Tỷ lệ trích lập DPRR theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết

định số 18/2007/QĐ-NHNN 34

Bảng 3.1: Danh sách các công ty con, công ty liên kết của Vietinbank 41

Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của Vietinbank 1

Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản của Vietinbank 50

Bảng 3.4: Cơ cấu chỉ tiêu “tiền gửi của khách hàng” 52

Bảng 3.5: Mức độ độc lập tài chính của Vietinbank 53

Bảng 3.6: Tình hình thanh toán của Vietinbank 54

Bảng 3.7: Tình hình hoạt động tín dụng của Vietinbank 55

Bảng 3.8 : Phân loại nợ của Vietinbank theo thời gian cho vay 56

Bảng 3.9: Chất lượng tín dụng tại Vietinbank 57

Bảng 3.10: Khả năng sinh lời của Vietinbank 59

Bảng 3.11: Kết cấu doanh thu của Vietinbank 61

Bảng 3.12: Kết cấu các chỉ tiêu doanh thu chính của Vietinbank 63

Bảng 3.13: Kết cấu các chỉ tiêu chi phí chính của Vietinbank 64

Bảng 3.13: Chỉ số tài chính đặc thù của Vietinbank 65

HÌNH Hình 3.1: Mô hình tổ chức Vietinbank 40

Hình 3.2: Giá trị nguồn vốn huy động và tỷ lệ nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn tại Vietinbank 50

Hình 3.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng tại Vietinbank 55

Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * *

NGUYỄN CHÍ TÂM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

MÃ SỐ: 8340301

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, Năm 2018

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào, hoặc ở quốc gia nào Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.

Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của NHTM thông qua các BCTC và một số tài liệu khác có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với các cổ đông của ngân hàng mà còn đối với nhiều đối tượng khác như Ban Lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữu quan khác Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của ngân hàng trên các khía cạnh khác nhau Chính vì vậy, việc định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính thông qua các bản báo cáo tài chính mang tính cấp thiết vô cùng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp các thành phần khác trong nền kinh tế cùng phát triển.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC, tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” cho luận văn của mình

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại

Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hoạt động kinh doanh của Vietinbank.

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chỉ tiêu trình bày trên BCTC của Vietinbank

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống BCTC (thông qua các báo cáo thường niên) đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2017.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập

số liệu, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp Dupont, thống kê và các cơ sở lý thuyết phân tích BCTC NHTM.

1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính từ đó là nền tảng áp dụng cho việc phân tích BCTC của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn còn giúp những người quan tâm có được cách nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt

Trang 13

động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đóng góp thêm ý kiến cho việc ra quyết định Xa hơn, luận văn sẽ có các giá trị thực tiễn áp dụng với các NHTM khác tại Việt Nam.

1.6 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài các phần phụ lục đi kèm như danh mục bảng, hình, mục lục đề tài thì nội dung luận văn được chia thành bốn chương chính với nội dung như sau :

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại Chương 3: Phân tích thực trạng BCTC của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Khái niệm và ý nghĩa phân tích BCTC

Phân tích BCTC là một yêu cầu tất yếu khách quan, ra đời và phát triển từ đòi hỏi của đời sống kinh tế, từ yêu cầu phải quản lý khoa học và có hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Nó là công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản lý kinh tế, là một hình thức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.

Vậy tóm lại, phân tích BCTC là quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống

Trang 14

báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của NHTM, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau

2.2 Phương pháp phân tích BCTC

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp loại trừ

- Mô hình Dupont

- Phương pháp đồ thị

2.3 Nội dung phân tích BCTC của NHTM

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Phân tích cấu trúc tài sản và nguồn

vốn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích BCTC của một NHTM Do đặc thù ngành nghề kinh doanh của NHTM là kinh doanh tiền tệ nên cơ cấu tài sản và nguồn vốn sẽ giúp cho ban Lãnh đạo của ngân hàng nắm được tình hình

và các chính sách huy động vốn hiện tại Từ đó, trợ giúp Ban Quản trị, Ban Điều hành ra quyết định thích hợp trong quá trình kinh doanh để đạt được kết quả như mong muốn thông qua việc thay đổi cấu trúc tài sản và nguồn vốn

Phân tích khả năng thanh toán: Trong quá trình kinh doanh, vấn đề làm

cho NHTM lo ngại là các khoản nợ, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi (các khoản nợ xấu), các khoản phải trả đến hạn Khả năng thanh toán của NHTM là năng lực về tài chính mà NHTM có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản phải trả cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho NHTM vay hoặc nợ Các khoản phải trả của NHTM có thể là các khoản phải trả lãi tiền gửi khách hàng, các khoản thuế chưa nộp NHNN, các khoản chưa trả lương Thông thường, khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán của một NHTM, người ta thường chú trọng đến hai chỉ tiêu Đó là khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn

Trang 15

Phân tích khả năng sinh lợi: Khi phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu lợi

nhuận và khả năng sinh lời, nhà phân tích thường đánh giá qui mô, tốc độ tăng LNST kì này so với kì trước, mức độ ổn định của LNST trong một khoản thời gian nhất định, xem xét mối quan hệ giữa thanh toán với doanh thu, quy mô tài sản, VCSH … qua một số chỉ tiêu chính

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh

và các nguồn tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng, được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế Nó không chỉ đánh giá biến động mà còn phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích

Phân tích các chỉ số tài chính đặc thù của NHTM: Thông qua một số chỉ tiêu đặc

thù của NHTM như hệ số an toàn vốn (CAR) hoặc chỉ số thu nhập lãi thuần

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BCTC CỦA NGÂN HÀNG

TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về Vietinbank

Tên đăng ký tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM.

Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE.

Trang 16

Tên giao dịch: VietinBank.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định

số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.

3.2 Nội dung phân tích BCTC của Vietinbank

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của

Vietinbank có xu hướng tăng dần qua các năm Trong đó, Vietinbank đang có có

xu hướng điều chỉnh lại tình hình phân bổ nguồn vốn vào các bộ phận tài sản của mình để phù hợp với định hướng kinh doanh trong các năm sắp tới.

Phân tích khả năng thanh toán: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tiền gửi chứng

minh rằng phần lớn nguồn tiền dành cho hoạt động tín dụng cho vay của Vietinbank đều đến từ tiền gửi của khách hàng Điều này chứng tỏ Vietinbank đang có chính sách sử dụng vốn khá hiệu quả khi đạt được tỷ lệ cho vay ở mức

độ rất tốt Bên cạnh đó, hệ số năng lực cho vay lại tăng dần qua các năm và cao hơn mức bình quân ngành cho thầy khả năng thanh toán của Vietinbank đang chưa thực sự tốt.

Phân tích khả năng sinh lợi: Chỉ số ROA và ROE của Vietinbank có biến

động qua từng năm nhưng không nhiều Chỉ số ROA có mức giảm nhẹ trong năm 2017 cho thấy tình hình sử dụng tài sản của Vietinbank còn đang có những mặt hạn chế Bên cạnh đó, chỉ số ROE lại có dấu hiệu tăng trở lại trong năm

2017 lại cho thấy tình hình cải thiện khả năng sử dụng vốn của Vietinbank đang

đi đúng hướng.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: Thu nhập từ lãi và các khoản

tương tự chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập chính ngân hàng (gần 90%) Điều này cho thấy đây là nguồn thu nhập bền vững và trọng yếu của

Trang 17

Vietinbank Thu nhập của hoạt động dịch vụ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có chiều hướng tăng lên cho thấy kết quả đúng đắn của việc Vietinbank phát triển mảng dịch vụ nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng cũng như phát triển khả năng nhận diện thương hiệu cho khách hàng.

Phân tích các chỉ số tài chính đặc thù của NHTM: Chỉ số CAR cho ý nghĩa

tương tự như tỷ lệ đòn bẩy tài chính tức là đánh giá mức độ độc lập tài chính của NHTM nhưng thông qua mức độ rủi ro mà nguồn vốn tự có của NHTM đang nắm giữ Tỷ lệ này giúp xác định khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của ngân hàng với khả năng tự vệ từ vốn tự có và đánh giá khả năng thích ứng các rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động… Xem xét hệ số này cũng giúp tạo ra công bằng khi đánh giá rủi ro giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ Trong khi đó, hệ số NIM lại đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua việc đánh giá tỷ lệ giữa thu nhập lãi thuần so với tổng tài sản sinh lời bình quân.

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ GIẢI

PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng BCTC tại Vietinbank

Những ưu điểm: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Vietinbank đã

cung cấp cho người đọc những thông tin về tình hình tài chính của Vietinbank Các chỉ tiêu phân tích trên báo cáo tài chính cơ bản là đầy đủ, việc phân tích báo cáo tài chính của Vietinbank đã phân tích hầu hết được các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trang 18

Những hạn chế: Chi phí DPRR tín dụng của Vietinbank lại có mức tăng

rất mạnh trong những năm gần đây Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ trên huy động của toàn hệ thống vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên.

4.2 Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động tại Vietinbank

Thiết lập mục tiêu, định hướng phát triển của Vietinbank trong những năm sắp tới Nghiêm túc chấp hành, triển khai thực hiện các chính sách, chỉ đạo định hướng của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh Củng cố, nâng cao năng lực tài chính Quyết liệt quản lý chất lượng tăng trưởng, kiểm soát nợ xấu Ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng Chú trọng công tác nhân sự, đào tạo, hoàn thiện mô hình hoạt động, cải tiến quy trình, nâng cao năng suất lao động để thúc đẩy hoạt động kinh doanh

4.3 Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Vietinbank

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Tiếp tục hoàn thiện môi trường

luật pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Nhanh chóng xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính của NHTM mang tính hướng dẫn, có quy chuẩn về phương pháp tính toán mang tính khoa học cao nhưng vẫn đáp ứng vào được điều kiện hiện tại Nghiên cứu, sửa đổi chế

độ kế toán hiện hành theo hướng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế, sức khỏe tài chính của các NHTM, đồng thời phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế.

Trang 19

Đối với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Xây dựng, tổ chức đội

ngũ chuyên trách trong việc phân tích BCTC đi kèm với đội ngũ cán bộ Ngân hàng có trình độ, năng lực, chuyên môn và thâm niên công tác nhằm đảm bảo cho công tác đánh giá chính xác và có hiệu quả thực tế Thực thi tốt các chính sách tín dụng tỷ giá, lãi suất, tập trung cho vay lĩnh vực ưu tiên khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế Cơ cấu lại khách hàng giảm thiểu rủi ro Triển khai quyết liệt tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn Nâng cao chất lượng công tác khách hàng, năng lực tài chính, tăng vốn điều lệ đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn,

đã lên phương án tăng vốn từ nguồn cổ tức hiện có, đề xuất cơ chế đặc thù đề nghị NHNN xem xét sớm có giải pháp tăng vốn cho VietinBank Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng của hoạt động kế toán, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính chuẩn xác, và độ tin cậy cần thiết của các thông tin, dữ liệu tài chính Tích cực

và chủ động hơn trong việc ứng dụng các công nghệ, đồng thời chú trọng hơn trong công tác đào tạo cán bộ công nghệ thông tin trong nội bộ của mình …

Trang 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

* * *

NGUYỄN CHÍ TÂM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH

MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM XUÂN KIÊN

Hà Nội, Năm 2018

Trang 21

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất của nền kinh tế và đóngvai trò chủ chốt trong nền kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào, hoặc ở quốc gia nào Ngânhàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệthống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷtrọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng Là một trongnhững mắt xích quan trọng của bất kỳ một nền kinh tế nào, trung gian tài chính, môtthành phần kinh tế không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân Với hoạt động kinhdoanh đặc thù khác với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác, đi kèm đó là các rủi rođến từ nhiều phía (chủ quan và khách quan), có thể gây ảnh hưởng lớn đến tất cả cácthành phần trong nền kinh tế

Năm 2017 đánh dấu là năm thành công của nền kinh tế Việt Nam Lần đầu tiêntrong nhiều năm qua, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra: Tăngtrưởng kinh tế đạt 6,81%; thu nhập bình quân ðầu ngýời tãng 170 Ðô la Hoa Kỳ so vớinãm trýớc; dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất trong vòng 10 năm; kimngạch xuất nhập khẩu cũng đạt mức kỷ lục khi xuất siêu 2,67 tỷ Đô la Hoa Kỳ Đặcbiệt, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng khởi sắc với những kết quả quan trọng: Kiểmsoát lạm phát thành công; lãi suất giảm trong khi dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăngmạnh; dự trữ ngoại hối cao, góp phần giúp ngân hàng nhà nước (NHNN) điều hành tỷgiá linh hoạt, tạo nền tảng tăng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai; đẩymạnh xử lý nợ xấu, giúp khai thông dòng chảy tín dụng trong nền kinh tế

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đóng góp một phầnkhông nhỏ vào thành công đó Với vị thế then chốt, vai trò chủ lực và trách nhiệm tiênphong, VietinBank không chỉ giữ vững vị thế ngân hàng hàng đầu Việt Nam, mà còn

Trang 22

phát triển mạnh mẽ, là trụ cột vững chắc để duy trì nền tảng ổn định hoạt động tàichính ngân hàng, trực tiếp tham gia tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thờitiếp tục mở rộng quy mô, hội nhập khu vực và quốc tế Tuy nhiên, bên cạnh nhữngthành tựu đã đạt được thì tình hình tài chính của Vietinbank vẫn bộc lộ những điểmyếu, những hạn chế được phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Phân tích báo cáo tài chính (BCTC) của NHTM thông qua các BCTC và một số tàiliệu khác có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với các cổ đông của ngân hàng màcòn đối với nhiều đối tượng khác như Ban Lãnh đạo, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp,tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực, nhà cung cấp, khách hàng và các cơ quan hữuquan khác Mỗi đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của ngân hàng trên các khíacạnh khác nhau Chính vì vậy, việc định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chínhthông qua các bản BCTC mang tính cấp thiết vô cùng lớn và đóng vai trò quan trọngtrong việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh Từ đó có thể giảm thiểu rủi ro,nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra hiệu ứng lan tỏa giúp các thành phần khác trongnền kinh tế cùng phát triển

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC,tôi đã quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mạicổ phần Công Thương Việt Nam” cho luận văn của mình

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây, phân tích BCTC của các NHTM ngày càng được quantâm, chú ý đến nhiều hơn và dần trở thành một nhu cầu cấp thiết để những đối tượngquan tâm đánh giá được tình hình tài chính của NHTM thông qua các hoạt động kinhdoanh cốt lõi Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài về nội dung này.Có thể kể ra một số đề tài như sau:

“Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh Tế Quốc dân, 2013 của tác giả Trần Thanh Phương và “Phân

Trang 23

tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Bắc Á – CN Hưng Yên”, luận văn Thạc sỹ –

Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2016 của tác giả Lã Thị Hà Châu: Hai luận văn trên đã nêu

ra những vấn đề tổng quan về lý luận phân tích BCTC, tiến hành phân tích và đề xuấtnhững giải pháp cụ thể giúp hoàn thiện công tác phân tích BCTC của các NHTM tạiViệt Nam Tuy vậy, đề tài vẫn bị giới hạn bởi những hạn chế mới chỉ dừng lại ở cáchnhìn của các nhà lãnh đạo Tức là quá trình phân tích BCTC chỉ đưa ra những ưu điểm,nhược điểm của công tác phân tích BCTC đang diễn ra tại ngân hàng, nhằm xây dựngnên các chỉ tiêu chính để phân tích và hoàn thiện công tác phân tích, mà chưa hướngtới việc phân tích những thay đổi trong hoạt động của ngân hàng, tìm hiểu nguyên nhânđến từ nội tại hoặc bên ngoài và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và nâng caohiệu quả hoạt động của ngân hàng

“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Techcombank”, luận văn Thạc sỹ - Đại học kinh tế Quốc dân, 2011 của tác giả Nguyễn Thùy Dương; “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính ngân hàng TMCP Nam Á”,

luận văn Thạc sỹ - Đại học Kinh tế quốc dân, 2014 của tác giả Phùng Thị Phương và

“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Chúng Việt Nam”, luận văn Thạc sỹ - Đại học kinh tế Quốc dân, 2014 của tác giả Bùi

Thị Như Quỳnh: Các luận văn trên đã làm sáng tỏ được ý nghĩa của việc hoàn thiệnphân tích BCTC của NHTM Tác giả đã hệ thống hoá được nội dung trọng tâm củaphân tích BCTC của NHTM Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, khi phân tíchtình hình thu nhập chi phí mới đơn thuần chỉ phân tích độc lập từng chỉ tiêu mà chưaxem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và mối quan hệ với quy mô nghiên cứu của toànngân hàng do đó chưa thực sự đánh giá được hoạt động nào mang lại kết quả tốt haykhông

Kế thừa và phát huy những thành tựu mà những tác giả trước đã nghiên cứu được.Luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận chung về BCTC và phươngpháp phân tích BCTC, đồng thời sẽ cố gắng khắc phục những nhược điểm mà các đềtài trước đây chưa đề cập đến

Trang 24

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và những vấn đề lý luận chung về phân tích báocáo tài chính của ngân hàng thương mại

Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh tạiVietinbank

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính và hoạt động kinhdoanh của Vietinbank

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đáp ứng mục tiêu đã đề ra, tác giả đã tập trung trả lời cho các câu hỏi sau:

 Phân tích BCTC của NHTM tại Việt Nam được tiến hành bằng phương pháp vànội dung nào?

 Thực trạng phân tích BCTC tại Vietinbank như thế nào?

 Các kiến nghị và giải pháp phù hợp nào được sử dụng để cải thiện năng lực tàichính và kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank?

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chỉ tiêu trình bày trên BCTC củaVietinbank

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hệ thống BCTC (thông qua các báo cáo thườngniên) đã được kiểm toán của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giaiđoạn từ 2015 đến 2017

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết: Các chỉ số tài chính được dùng để tính toán và phân tích cấu trúctài chính, các chỉ số về khả năng thanh toán, các chỉ số về khả năng sinh lợi, các chỉ sốđánh giá hiệu quả hoạt động

Trang 25

Phương pháp tiếp cận: Luận văn sử dụng phương pháp định tính bằng việc thu thậpcác thông tin từ BCTC qua các năm 2015, 2016, 2017 từ đó tiến hành phân tích, đánhgiá các chỉ số tài chính thông qua việc sử dụng mô hình Dupont Từ đó đưa ra nhữngnhận định, so sánh, đánh giá làm bật ra được những ưu điểm, những hạn chế tồn tại vềtình hình tài chính và thực trạng hoạt động kinh doanh tại Vietinbank.

Phương pháp thu thập dữ liệu:

 Thông qua các giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu học tập, slide, bài giảng thuthập: Tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC của NHTM nhưkhái niệm, mục tiêu, ý nghĩa phân tích, phương pháp phân tích, nội dung phântích, ý nghĩa và phương pháp tính toán các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phântích

 Thông tin về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được lấy từ websitechính thức (www.vietinbank.vn) bao gồm các báo cáo thường niên năm 2015,

2016, 2017, lịch sử hình thành, hệ thống tổ chức, hoạt động kinh doanh …

 Nghiên cứu, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan để kế thừa và pháthuy những kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được Từ đó hoànthiện những thiếu sót, giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phân tích báo cáo tài chínhtừ đó là nền tảng áp dụng cho việc phân tích BCTC của Ngân hàng TMCP CôngThương Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn còn giúp những người quan tâm có đượccách nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Công Thương Việt Nam, đóng góp thêm ý kiến cho việc ra quyết định Xahơn, luận văn sẽ có các giá trị thực tiễn áp dụng với các NHTM khác tại Việt Nam

Trang 26

1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài các phần phụ lục đi kèm như danh mục bảng, hình, mục lục đề tài thì nộidung luận văn được chia thành bốn chương chính với nội dung như sau :

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại Chương 3: Phân tích thực trạng báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam.

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận.

Trang 27

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI

CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Khái niệm, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

2.1.1 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính.

Hệ thống BCTC gồm những văn bản đặc biệt riêng có của hệ thống kế toán đượctiêu chuẩn hoá trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và chuẩn mực BCTC là phần chiếm

vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của NHTM Sở dĩ các BCTC là một hệthống là bởi lẽ người ta muốn nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữachúng Mỗi BCTC riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhaunhưng sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình hình tàichính nếu không có sự kết hợp giữa các BCTC Xét về mặt học thuật, BCTC được địnhnghĩa là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòngtiền trong kỳ của NHTM Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình bày khả năng sinhlợi và thực trạng tài chính của NHTM cho những người quan tâm

Phân tích BCTC là một yêu cầu tất yếu khách quan, ra đời và phát triển từ đòi hỏi củađời sống kinh tế, từ yêu cầu phải quản lý khoa học và có hiệu quả hoạt động kinh doanh củacác NHTM Nó là công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản lý kinh tế, là một hìnhthức biểu hiện của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước

Vậy tóm lại, phân tích BCTC là quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệthống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằmđánh giá tình hình tài chính của NHTM, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhucầu theo những mục tiêu khác nhau

2.1.2 Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Trang 28

Việc phân tích BCTC không phải là một hoạt động tính toán các số liệu đơnthuần mà là quá trình tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các số liệu của quá trình quản trị

và vận hành tài chính ở đơn vị được phản ánh trên BCTC đó Phân tích BCTC là đánhgiá những điều làm được, dự đoán những điều sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị cácbiện pháp để tận dụng triệt để các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm Đồng thờiphân tích BCTC cũng cần thiết làm sao cho các số liệu trên báo cáo tài chính “ biếtnói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của đơn vị và các mụctiêu, các phương pháp hoạt động của nhà quản lý ở đơn vị kinh tế đó

Báo cáo tài chính có một vai trò to lớn trong thực tiễn hoạt động kinh doanh củacác ngân hàng, có thể thấy rất rõ điều đó qua những nét cơ bản sau:

 BCTC trình bày tổng quát, phản ánh tổng hợp về tài sản, nguồn vốn cũng nhưtoàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng dưới dạng các con số giúp người đọcnắm bắt một cách trực quan nhất về thực tiễn hoạt động của ngân hàng trong kì

 BCTC nhằm cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ nhà quản trị NHTM vàcác đối tượng kinh doanh khác, như: cổ đông, các nhà quản lý cấp trên…

 BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình

và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của NHTM, giúpcho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồnvốn vào hoạt động kinh doanh của NHTM

 Các chỉ tiêu, các số liệu trên BCTC là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉtiêu khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình kinhdoanh của ngân hàng

 Những thông tin của BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích,nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng để

ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vàongân hàng của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư…

Trang 29

 BCTC còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tàichính của NHTM, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện phápxác thực nhằm tăng cường quản trị ngân hàng, không ngừng nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho NHTM

2.2 Cơ sở dữ liệu để phân tích báo cáo tài chính

Cơ sở dữ liệu chính được dùng để phân tích BCTC là hệ thống báo cáo đượcxây dựng theo chuẩn mực và chế độ hiện hành, phản ánh các thông tin tài chính, hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng có nhữngtính chất, cách thức riêng biệt và đặc thù nên việc thiết lập, xây dựng báo cáo tài chínhcần tuân thủ theo các quy định riêng

Căn cứ theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 củaThống đốc NHNN ban hành chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng, cóhiệu lực kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số49/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

và Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc NHNNthì hệ thống BCTC của NHTM bao gồm bốn báo cáo Cụ thể như sau:

o Bảng cân đối kế toán

o Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

o Thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtổng quát về tổng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của NHTM tại mộtthời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Trong đó, tài sản có thể hiện những gì màngân hàng đang sử dụng, mà chủ yếu là những khoản tín dụng và đầu tư còn tài sản nợ

Trang 30

là những tài sản mà ngân hàng đang phải thanh toán mà chủ yếu là những khoản tiềngửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu.

BCĐKT phản ánh điều kiện tài chính của NHTM tại một thời điểm nhất định.Các số liệu trên BCĐKT phản ánh số dư nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thờiđiểm khác Được ví như bức tranh trưng bày về tình hình tài chính tài thời điểm cuốinăm, dựa trên BCĐKT ta tính được các chỉ tiêu tài chính Nhờ vậy, BCĐKT trở thànhcộng cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau đồng thời tạocách nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổi trong BCĐKT

BCĐKT được trình bày thành hai phần là tài sản và nguồn vốn với điều kiệnràng buộc là:

Phương trình (2.1) có thể được viết chi tiết hơn như sau :

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (2.2)Các khoản mục cụ thể là:

Tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của NHTM gồm:

Tiền mặt (ngân quỹ): Khoản mục này bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại

NHNN và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác Đây là khoản mục có tính thanhkhoản cao nhất trong toàn bộ tài sản của ngân hàng được sử dụng nhằm mục đích đápứng yêu cầu quản lý của NHNN, yêu cầu rút tiền mặt, vay vốn và các yêu cầu chi trảkhác hàng ngày của NHTM Dù có tính thanh khoản cao nhất nhưng xét về tính sinhlời thì khoản mục này có tính sinh lời rất thấp hoặc hầu như không đem lại lợi nhuậncho NHTM nên các ngân hàng thường chỉ duy trì ở mức tối thiểu trong tổng tài sản cócủa mình mà thường là hai phần trăm (2%) trong tổng tài sản có

Cho vay: Gồm các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế và

các đối tượng khác Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có

Trang 31

của ngân hàng và mang lại nguồn thu lớn nhất Thông thường, khoản mục này thườngchiếm từ 70% - 80% trong tổng tài sản có của các NHTM.

Đầu tư: Gồm các chứng khoán mà chủ yếu là thương phiếu, trài phiếu chính

phủ, tín phiếu kho bạc… với đặc tính là độ rủi ro thấp và khả năng chuyển hoá thànhtiền nhanh chóng

Tài sản cố định (TSCĐ): Bộ phận tài sản này không sinh lời nhưng là điều kiện

để các NHTM tiến hành các hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh và vị thế cho NHTMtrên thị trường Vì tính chất không sinh lời của loại tài sản này nên các ngân hàng đãhạn chế tỉ trọng của bộ phận này ở một mức hợp lý để tránh ảnh hưởng đến tình hìnhkinh doanh của mình Theo quy định của NHNN đầu tư cho TSCĐ của các NHTMkhông lớn hơn 50% vốn tự có của ngân hàng Khoản mục này được trình bày theonguyên giá và hao mòn

Tài sản có khác: Chủ yếu là các khoản vốn đang trong quá trình thanh toán mà

NHTM phải thu về gồm: các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu, tài sản cókhác và các khoản dự phòng rủi ro khác

Nguồn vốn: Bao gồm khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả: Gồm các khoản vốn mà NHTM huy động từ bên ngoài, cụ thể là:

 Tiền gửi: Của cá nhân, của tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước và của các tổ chứctín dụng khác

 Tiền vay: Gồm vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác trong nước và nướcngoài hoặc nhận vốn vay đồng tài trợ

 Vốn ủy thác đầu tư

 Phát hành giấy tờ có giá: Trái phiếu, tín phiếu … để huy động vốn

Trang 32

 Tài sản nợ khác: Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động củaNHTM gồm các khoản phải trả, các khoản lãi cộng dồn dự trả và các tài sản nợkhác.

Vốn và các quỹ: Là vốn thuộc sở hữu của bản thân ngân hàng, được hình thành

từ phần góp của các chủ sở hữu hoặc từ lợi nhuận để lại gồm bốn phần:

 Vốn góp của chủ sở hữu ngân hàng để thành lập hoặc mở rộng hoạt độngNHTM: Vốn điều lệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn khác

 Các quỹ được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTMtheo cơ chế tài chính hiện hành như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tàichính…

 Lãi /lỗ kỳ trước

 Lãi/ lỗ kỳ này

Ngoài bộ phận theo dõi trong BCĐKT, NHTM còn có một bộ phận tài sảnđược theo dõi ngoại bảng, đó là những tài sản không thuộc quyền sở hữu củaNHTM như: các tài sản giữ hộ, quản lý hộ khách hàng, các giao dịch chưa đượcthừa nhận là tài sản hoặc nguồn vốn dưới dạng các cam kết bảo lãnh, cam kết muabán hối đoái có kỳ hạn…

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD): là báo cáo tổng hợp phảnánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập hoạt động chính vàcác hoạt động khác qua một kỳ kinh doanh (một kỳ kế toán) của NHTM BCKQKDđược chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động tài chính, hoạtđộng bất thường Theo quy định ở Việt nam, BCKQKD còn có thêm phần kê khai tìnhhình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước (NSNN) và tìnhhình thực hiện thuế giá trị gia tăng

Trang 33

Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo tài chính quan trọng của NHTM vìthông qua các chỉ tiêu của báo cáo này giúp cho lãnh đạo ngân hàng và các cơ quanquản lý, cơ quan thuế, kiểm toán nắm được thực trạng các khoản thu nhập, chi phí, kếtquả tài chính của từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống Từ đó giúp cho công táclãnh đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm toán có hiệu quả nhằm giúp các NHTM hoàn thànhkế hoạch tài chính và kế hoạch nộp ngân sách quốc gia.

BCKQKD của NHTM được trình bày gồm hai phần:

Phần I: Lãi, lỗ

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước

Trong phần I phản ánh các khoản thu và chi chính của NHTM như sau:

 Thu từ lãi: Là những khoản thu từ hoạt động tín dụng, đầu tư, từ khoản tiền gửiở các TCTD khác, bao gồm: lãi cho vay, lãi tiền gửi, thu lãi góp vốn mua cổphần, thu khác về hoạt động tín dụng…

 Chi trả lãi: Gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay…

 Thu nhập lãi ròng = Thu từ lãi – Chi trả lãi

 Thu ngoài lãi: Là những khoản thu nhập từ những dịch vụ NHTM cung cấp chokhách hàng và thu nhập do hoạt động kinh doanh khác tạo ra ví dụ thu từ nghiệp

vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán…

 Chi ngoài lãi: Gồm các khoản chi như chi khác về hoạt động huy động vốn, chi

về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi tham gia thi trường tiền tệ, bào hiểm tiềngửi…

 Thu nhập ngoài lãi = Thu ngoài lãi – Chi ngoài lãi

 Thu nhập trước thuế = Thu nhập lãi ròng + Thu nhập ngoài lãi

 Thuế thu nhập

 Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập trước thuế – Thuế thu nhập

Trang 34

BCKQKD tập trung vào chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên một trong các hạn chế củanó là thu nhập sẽ lệ thuộc rất nhiều vào quan điểm của kế toán trong quá trình hạchtoán chi phí Một hạn chế khác nữa là do nguyên tắc kế toán về ghi nhận doanh thu quyđịnh, theo đó doanh thu sẽ được ghi nhận khi giao dịch đã hoàn thành trong khi đó việcthanh toán lại có thể xảy ra ở thời điểm khác Nhược điểm này dẫn đến sự cần thiết củabáo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): Là một báo cáo tài chính phản ánh dòngtiền ra vào trong kỳ của NHTM về hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạtđộng tài chính Mục đích của BCLCTT là nhằm trình bày tiền tệ đã sinh ra bằng cáchnào và NHTM đã sử dụng chúng như thế nào trong kỳ báo cáo

BCLCTT giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận của NHTM và các dòng tiền cóliên quan, cung cấp những thông tin về những dòng tiền gắn liền với những biến động

về tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu Thông qua BCLCTT NHTM có thể đánh giákhả năng tạo ra các dòng tiền từ các loại hoạt động của ngân hàng để đáp ứng kịp thờicác khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho nhà nước.Trên cơ sở BCLCTT, Ban lãnh đạo ngân hàng có thể dự đoán các dòng tiền phát sinhtrong hoạt động kinh doanh để có các biện pháp quản lý trong tương lai

BCLCTT được tổng hợp từ kết quả của ba loại hoạt động của NHTM tương ứngnội dung của nó gồm ba phần:

 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phần này phản ánh toàn bộ dòng tiềnthu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM nhưtiền thu lãi cho vay, thu từ các khoản phải thu khác…, các chi phí bằng tiền nhưchi lãi tiền gửi cho khách hàng, tiền thanh toán cho công nhân về tiền lương vàBHXH…, các chi phí khác bằng tiền (chi phí văn phòng phẩm, công tác phí…)

Trang 35

 Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư : Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi

ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của NHTM Hoạt động đầu tư baogồm hai phần:

o Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho bản thân NHTM như hoạt động xâydựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư vào các đơn vịkhác dưới hình thức liên doanh

o Đầu tư chứng khoán không phân biệt đầu tư ngắn hạn hay dài hạn

Dòng tiền lưu chuyển được tính gồm toàn bộ các khoản thu do bán, thanh lýTSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác… và các khoản chi xâydưng, mua sắm tài sản cố định, chi đầu tư vào các lĩnh vực khác

 Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào vàchi ra liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh củaNHTM như góp vốn liên doanh, vay vốn trong dân chúng và các tổ chức tàichính quốc tế như: quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới… (không phân biệtvay dài hạn hay ngắn hạn), nhận vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu hay tráiphiếu, trả nợ vay … Dòng tiền lưu chuyển được tính bao gồm toàn bộ các khoảnthu chi liên quan như tiền vay nhận được, tiền nhận được do nhận góp vốn liêndoanh bằng tiền, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu bằng tiền, thu lãi tiền gửi…Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với BCKQKD và BCĐKT chỉ ra một điều cựckỳ quan trọng: chất lượng của lợi nhuận thông qua dòng ngân lưu ròng từ hoạt độngkinh doanh tạo ra Vì một lí do lợi nhuận và khả năng thanh toán không có liên quan gìđến nhau cả, do vậy lợi nhuận cao không có nghĩa là tình hình tài chính của NHTMvững mạnh và khả năng thanh toán tốt

BCLCTT không những giúp cho các nhà phân tích giải thích được nguyên nhânthay đổi về tình hình tài sản, nguồn vốn, khả năng thanh toán của NHTM mà còn làcông cụ quan trọng để hoạch định ngân sách - kế hoạch tiền mặt trong tương lai

Trang 36

2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

2.3.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tíchhoạt động kinh doanh Có ba điều kiện cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là:

 Điều kiện nhất quán về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu

 Điều kiện nhất quán về phương pháp tính của các chỉ tiêu

 Điều kiện nhất quán về đơn vị tính của các chỉ tiêu (bao gồm cả giá trị hiện vật

và đơn vị thời gian)

Tùy theo mục đích, yêu cầu của tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêukinh tế mà người ta sử dụng kỹ thuật phân tích thích hợp Các kỹ thuật phân tíchthường được sử dụng là:

 So sánh số tuyệt đối: Cho biết khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích đượcbiểu hiện bằng tiền mà ngân hàng đạt được ở kì thực tế so với kì trước hoặc kìkế hoạch

 So sánh số tương đối: Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ pháttriển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế So sánh bằng số tương đốigiúp thấy được tỷ trọng và vị trí của bộ phận trong tổng thể, thấy được tốc độtăng trưởng của chỉ tiêu

 So sánh số bình quân: Số bình quân được tính bằng cách san bằng mọi chênhlệch về trị số của chỉ tiêu phân tích nhằm phản ánh đặc điểm điển hình của chỉtiêu phân tích đó Thông qua việc so sánh này có thể thấy mức độ ngân hàng đạtđược so với bình quân chung của ngành

Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo bahình thức:

Trang 37

 So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tươngquan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế toán - tài chính, nó còn gọi làphân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).

 So sánh chiều ngang: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướngbiến động các kỳ trên báo cáo kế toán tài chính, nó còn gọi là phân tích theochiều ngang (cùng hàng trên báo cáo)

 So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêngbiệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ với cácchỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ bađến năm năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiệntượng nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp loại trừ

Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp nghiên cứu ảnh hưởng của cácnhân tố đến kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ Loại trừ là một phương phápnhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, bằng cáchkhi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tốkhác Hai cách thức được sử dụng trong phương pháp này là:

 Phương pháp số chênh lệch: Dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tốđến chỉ tiêu phân tích Vì vậy, trước hết phải biết được số lượng các chỉ tiêunhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tíchtừ đó xác định được công thức lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố Sau đósắp xếp và trình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phântích cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến, nghĩa là nhân tố sốlượng xếp trước, nhân tố số lượng xếp sau Nếu có nhiều nhân tố số lượng vànhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước nhân tố thứ yếu xếp sau Dovậy, trình tự xác định sử ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tíchcũng được thực hiện theo quy tắc trên

Trang 38

 Phương pháp thay thế liên hoàn: Là tiến hành thay thế sự lần lượt từng nhân tốtheo một trình tự nhất định Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Còn các chỉ tiêu chưa đượcthay thế sẽ giữ nguyên kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước Như vậy, đối vớichỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố phảithay thế và tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố bằng phép cộng đại số.

Số tổng hợp đó chính bằng đối tượng cụ thể của phân tích mà đã được xác địnhở trên

2.3.3 Phương pháp đồ thị

Nhằm phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị Từ đó,

mô tả xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích, hoặc thể hiện mối quan hệkết cấu giữa các bộ phận trong một thể tích nhất định Phương pháp đồ thị giúp thểhiện sinh động kết quả tài chính đã tính toán được và được biểu thị bằng biểu đổ hayđồ thị, giúp cho việc đánh giá bằng trực quan, thể hiện mạch lạc và súc tích những diễnbiến của đối tượng phân tích qua từng thời kỳ Trên cơ sở đó, đưa ra những lập luậnchính xác về những biến động của chúng

2.3.4 Mô hình Dupont

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời củamột doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Duponttích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán Trong phân tíchtài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêutài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta cóthể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tựnhất định Phương pháp để thiết lập mô hình này là phương pháp phân tích một tỉ lệ sơcấp (phản ánh hiện tượng) thành các tỉ lệ thứ cấp (phản ánh các nhân tố ảnh hưởng).Theo chu trình này, người ta xây dựng một chuỗi các tỉ lệ có mối quan hệ nhân quả với

Trang 39

nhau Ví dụ đối với chỉ tiêu sức sinh lợi của nguồn vốn (ROE : Return On Equity) cócông thức như sau:

ROE = ROS x Sức sản xuất của tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính

2.4 Nội dung phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

2.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

2.4.1.1.Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Trang 40

Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trongsản suất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau Ngân hàngđóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu

tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩynền kinh tế phát triển Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếpđến sự tồn tại và phất triển của các ngân hàng thương mại Nguồn vốn đóng vai trò chiphối và quyết định đối với các hoạt động của các NHTM trong việc thực hiện các chứcnăng của mình

Để tiến hành phân tích cơ cấu vốn cần tính và so sánh tình hình biến động giữakỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổngnguồn vốn NHTM có thể tính theo đối tượng huy động (cá nhân, tổ chức); theo kỳ hạnhuy động (ngắn, trung, dài hạn); theo loại tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ)

Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn

vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn =

Giá trị từng bộ phận nguồn vốn

x100 (2.5)Tổng nguồn vốn

Nguồn: GS TS Nguyễn Văn Công (2017, 277), Giáo trình phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

Các bộ phận nguồn vốn sau thường được đem ra phân tích với chỉ tiêu như sau :

 Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn : Chi tiêu này xác định khảnăng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của NHTM

Tỷ trọng nguồn vốn huy động

trong tổng nguồn vốn =

Tổng nguồn vốn huy động

x100 (2.6)Tổng nguồn vốn

Nguồn: PGS TS Nguyễn Ngọc Quang (2011, 293), Giáo trình phân tích Báo cáo Tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội.

Ngày đăng: 25/04/2019, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w