1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

120 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi
Tác giả Nguyễn Thành Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Văn Dương
Trường học Trường đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán, Kiểm Toán Và Phân Tích
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các Công ty ở Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn, sự canh tranh trên thương trường khiến các Công ty không chỉ khẳng định mình với các công ty trong nước mà còn các công ty nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lương thực thực phẩm và xuất nhập khẩu các loại thực phẩm. Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thực phẩm trong nước và trong tương lai có thể còn phải cạnh tranh gay rất từ các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng. Bên cạnh đó, có nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp.... hay không cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi cũng quan tâm đến công tác này, nhưng công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty chưa có hệ thống và chưa có chiều sâu. Để khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, tôi đã chọn đề tài: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi.

Trang 1

NGUYÔN THµNH TUÊN

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN THùC PHÈM BÝCH CHI chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢N TÝCH

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PGs.ts BïI V¡N D¦¥NG

Hµ néi, n¨m 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần

thực phẩm Bích Chi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS Bùi Văn Dương

Các số liệu, kết quả nêu trong bài viết là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Trang 2

Tác giả

Nguyễn Thành Tuấn

Trang 3

Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đãtạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tậpnghiên cứu tại trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô trong Viện Kế toán – Kiểm

toán, đặc biệt là PGS.TS Bùi Văn Dương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Công ty Cổ phần thực phẩm BíchChi đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề công trình nghiên cứu này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Viện Sau đại học - Hội đồng Khoa học vàĐào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, các thầy cô giáo tham gia quản

lý, giảng dạy và tư vấn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề tốtnghiệp này

Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp đểcông trình nghiên cứu tiếp được hoàn thiện hơn

TÁC GIẢ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TỐM TẮT LUẬN VĂN

Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Các câu hỏi nghiên cứu 4

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 4

1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 5

1.8 Kết cấu của đề tài 5

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 6

2.1 Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính 6

2.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính 6

2.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính 8

2.2 Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính .9

2.2.1 Phương pháp so sánh 9

2.2.2 Phương pháp loại trừ 10

2.2.3 Phương pháp hệ cân đối 12

2.2.4 Phương pháp Dupont 13

2.2.5 Phương pháp đồ thị 15

Trang 5

2.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính 23

2.3.3 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 25

2.3.4 Phân tích khả năng tao tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ 26

2.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh 27

2.3.6 Phân tích rủi ro tài chính 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI 35

3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi .35

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

3.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính 36

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán 39

3.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính áp dụng tại công ty 43

3.3 Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi 44

3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 44

3.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính 49

3.3.3 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 58

3.3.4 Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ 60

3.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh 62

3.3.6.Phân tích rủi ro tài chính 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75

Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 76

Trang 6

4.1.1 Đánh giá về tình hình tài chính 76

4.1.2 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh 77

4.2 Giải pháp nâng cao tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi 77

4.2.1 Nâng cao tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 78

4.2.2 Nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của công ty 79

4.2.3 Quản lý chặt chẽ dòng tiền 79

4.2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh 80

4.2.4 Quản lý chặt chẽ các hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 80

4.2.5 Nâng cao chất lượng công tác quản lý 83

4.3.Một số kiến nghị 85

4.3.1.Về phía nhà nước 85

4.3.2 Đối với những đối tượng khác 86

4.4 Đóng góp của luận văn 87

4.5 Những hạn chế của Luận văn 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 90

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 94

Trang 7

BCĐKTHN : Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Trang 8

Bảng 3.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn 45

Bảng 3.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính 46

Bảng 3.3 Đánh giá khả năng thanh toán 47

Bảng 3.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của doanh nghiệp 49

Bảng 3.5 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 51

Bảng 3.6 Các chỉ số đánh giá cấu trúc nguồn vốn 53

Bảng 3.7 Phân tích cơ cấu tài sản 54

Bảng 3.8 Các chỉ số đánh giá cấu trúc tài sản 57

Bảng 3.9 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 57

Bảng 3.10 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán 59

Bảng 3.11 Bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 61

Bảng 3.12 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 63

Bảng 3.13 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản theo mô hình tài chính Dupont 65

Bảng 3.14 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu 67

Bảng 3.15 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu - Theo mô hình Dupont .69

Bảng 3.16 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 70

Bảng 3.17 So sánh hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2012 với các công ty cùng ngành 73

Bảng 3.18 Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh .74

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Biến động của Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 52

Biểu đồ 3.2 Biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn 55

SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi 37

Trang 10

NGUYÔN THµNH TUÊN

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH

T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN THùC PHÈM BÝCH CHI chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢N TÝCH

Hµ néi, n¨m 2013

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất, chế biến lương thực - thực phẩm và xuất nhập khẩu các loại thực phẩm.Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ các doanhnghiệp kinh doanh lương thực thực - phẩm trong nước và trong tương lai có thể cònphải cạnh tranh gay rất từ các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy muốn tồn tại vàphát triển doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềmnăng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng Bên cạnh đó, có nhậnđược sự quan tâm của nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp hay khôngcũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công tác phân tích báo cáo tài chính của doanhnghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính của doanhnghiệp, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi cũng quan tâm đến công tác này,nhưng công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty chưa có hệ thống và chưa

có chiều sâu Để khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài chính

của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, tôi đã chọn đề tài: " Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

1.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Các câu hỏi nghiên cứu

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

1.8 Kết cấu của đề tài

Trang 12

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP

2.1 Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính

2.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp những sốliệu từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của doanh nghiệp Báo cáo kế toán tài chínhphản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tạithời điểm nhất định Đồng thời phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanhsau một kỳ hoạt động Bởi vậy, hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp cungcấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình kinh tế- tài chính của các quátrình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó, mọi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ranhững quyết định cần thiết trong quản lý

2.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tích kinhdoanh Trong quá trình phân tích các chuyên gia phân tích không chỉ đơn thuầnđánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp qua các chỉ tiêu mà còn phải đisâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chất biến động của các chỉ tiêu tài chínhnhư thế nào Từ đó đưa ra các biện pháp ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu tàichính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với xu thế biến đổi của cácquy luật khách quan trong nền kinh tế của thị trường

2.2 Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính

2.2.1 Phương pháp so sánh

2.2.2 Phương pháp loại trừ

2.2.3 Phương pháp hệ cân đối

Trang 13

2.2.4 Phương pháp Dupont

2.1.5 Phương pháp đồ thị

2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ranhững nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp Qua đó, giúp cho những người sử dụng thông tin có cái nhìn tổngquát về thực trạng tài chính cùng những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sẽgặp phải

2.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Để có được nhận xét, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanhnghiệp thông thưòng phải tiến hành so sánh sự biến động của tổng số vốn theo thờigian Việc làm này sẽ giúp nhận biết, đánh giá được tình hình tạo lập và huy độngvốn về quy mô

2.3.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào cơcấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nếu vốn mà chủ sở hữu bỏ ra càng nhiềuchứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính càng cao và ngược lại

2.3.1.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài củadoanh nghiệp Thông qua khả năng thanh toán có thể đo lường khả năng của doanhnghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hoá thành tiền để đối phó vớicác nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Với ý nghĩa đó, ta sẽ so sánh các nghĩa vụ nợ ngắnhạn với các nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc đáp ứng các nghĩa vụ này.2.3.1.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

2.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính

2.3.2.1 Phân tich cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thực hiện trước hết bằngcách tính ra và so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của

Trang 14

từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số.

2.3.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản là sự thể hiện tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tàisản của doanh nghiệp

Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ tài sản là để nhận biết tình hìnhtăng giảm tài sản, tình hình phân bổ tài sản, để từ đó đánh giá việc sử dụng vốn củadoanh nghiệp có hợp lý hay không

2.3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng ở việc phântích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không thể hiện được chính sách huy động

và sử dụng vốn của doanh nghiệp Chính sách huy động và sử dụng vốn của mộtdoanh nghiệp không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn cómối quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quảkinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.3 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp được hướng tớiviệc xem xét, đối chiếu giữa một bên là các khoản có thể sử dụng để thanh toán(khả năng thanh toán) với một bên là các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanhtoán) Việc xem xét đối chiếu này được tiến hành cho cả khoảng thời gian nghiêncứu cũng như từng giai đoạn (trước mắt và lâu dài) tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tincủa quản lý

2.3.4.Phân tích khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ

2.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được coi là tối ưu thể hiện qua mốitương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được theo hướng tăng kết quả, giảmchi phí cả về mặt không gian và thời gian; cả về lượng và chất của các yếu tố cấuthành trong quá trình kinh doanh Một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quảkinh doanh khi các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh được sử dụng

có hiệu quả

Trang 15

2.3.5.1 Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản

Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản sẽ giúp cho các nhà quản lý xác định đượcmột đơn vị tài sản đem lại mấy đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay đầu raphản ánh lợi nhuận; hoặc để có được một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuấthay phản ánh lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị tài sản sử dụngvào kinh doanh

2.3.5.2 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện qua khả năngsinh lợi của vốn chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năngsinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và của toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệpnói chung Thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ giúp nhậnbiết, đánh giá trình độ, cũng như năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanhnghiệp

2.3.6 Phân tích rủi ro tài chính

Phân tích rủi ro tài chính giúp đánh giá, dự báo được rủi ro, trên cơ sở đó cóbiện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảyra

2.3.6.1 Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với rủi ro thanh toán Phân tích rủi ro trong thanh toán là nhằm xác định lại khả năng thanh toán cáckhoản nợ ở hiện tại và tương lai Từ đó, có các giải pháp ngăn ngừa kịp thời vàkhông để xảy ra rủi ro trong thanh toán, nhất là các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ trảhoặc các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả có văn bản đòi nợ

2.3.6.2 Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanhKhả năng chi trả lãi vay là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh nóichung và hiệu quả sử dụng vốn vay nói riêng Nếu kinh doanh có hiệu quả, doanhnghiệp không những có thừa khả năng trả lãi vay mà còn đóng góp cho ngân sáchnhà nước, chia cho các chủ sở hữu, trích lập các quỹ doanh nghiệp, bảo đảm vàkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Kết luận chương 2

Trang 16

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất chế biến lương thực thực phẩm Kinhdoanh xuất khẩu các loại thực phẩm Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc thủy sản bộtdinh dưởng các loại Mua bán các loại rượu, bia, nước hoa quả, bánh kẹo

3.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán

3.2 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

3.3 Nội dung phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi.

3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

3.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Qua bảng phân tích trên có thể đánh giá khái quát chính sách huy động vốn củaCông ty có xu hướng huy động từ vốn chủ sở hữu hay tăng cường từ kết quả kinhdoanh

3.3.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính

Kết hợp với các trị số của các chỉ tiêu " Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn" và " hệ

số tự tài trợ tài sản cố định" thấp hơn 1, trong đó năm 2012 lớn hơn năm 2010nhưng thấp hơn 2011, chứng tỏ Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chưa đảm bảo

Trang 17

về mặt tài chính, an ninh tài chính cho quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chủ sởhữu có đủ và thừa khả năng để tài trợ, trang trải tài sản dài hạn, tài sản cố định 3.3.1.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

3.3.1.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

3.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính

3.3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

3.3.2.2.Phân tích cơ cấu nguồn vốn

3.3.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

3.3.3 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Ta thấy, hệ số khả năng thanh toán có trị số cao hơn 1, chứng tỏ Công ty bảođảm khả năng thanh toán

3.3.4 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.3.5.1 Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản

Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện tổng tài sản không đổi nhưnăm 2012, cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 đã làm chosức sinh lợi của tài sản tăng o,0233 lần Mặt khác trong điều kiện lợi nhuận sau thuếkhông đổi như năm 2011, còn giá trị bình quân tăng trong năm 2012 làm cho khảnăng sinh lợi tài sản giảm 0,0666 lần; là do trong năm 2012 Công ty đã gia tăng giátrị tài sản ngắn hạn, chủ yếu là tăng hàng tồn kho

3.3.5.2 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu

Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện vốn chủ sở hữu bình quânkhông đổi như năm 2012, cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế trong năm

2012 đã làm cho sức sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu tăng 0,0314 lần; và trongđiều kiện lợi nhuận sau thuế không đổi như năm 2011, còn giá trị vốn chủ sở hữubình quân tăng trong năm 2012 làm cho khả năng sinh lợi tài sản giảm 0,1033 lần.Nguyên là do trong năm 2012 Công ty đã gia tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu(40.245.420.000 đồng) và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (17.771.209.258đồng)

Trang 18

3.3.5.3.So sánh hiệu quả kinh doanh của Công ty với các công ty cùng ngành

3.3.6.Phân tích rủi ro tài chính

Kết luận chương 3 Chương 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, KIẾN NGHỊ,

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN4.1 Kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

4.1.1 Đánh giá về tình hình tài chính

Tính đến cuối năm 2012 tài sản công ty tăng mạnh so với đầu năm, tức từ103.642.738.301 đồng lên 123.694.535.183 đồng, tăng 20.051.796.882 đồng tươngứng tăng 19,35% Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 8.029.593.583 đồng tương ứngvới tăng 7,75%, tài sản dàn hạn tăng 12.022.205.299 đồng tăng 11,60%

Nguồn vốn của Công ty năm 2012 cũng tăng hơn so với năm 2011 là20.051.808.882 đồng, nguồn vốn tăng chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng12.910.346.905 đồng, tương ứng tăng 12,46% Điều này cho thấy tính tự chủ( khả năng đảm bảo ) về mặt tài chính, an ninh tài chính của Công ty là rất khảquan

+ Khả năng thanh toán:

Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi có đủ khả năng thanh toán các khoản

nợ dài hạn và ngắn hạn Điều này thể hiện rỏ thông qua các hệ số khả năng thanhtoán: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn,

hệ số khả năng thanh toán nhanh trong giai đoạn 2010 - 2012 đều > 1, riêng năm

2012 công ty không có nợ dài hạn

4.1.2 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như tỷ suấtsinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lờicủa doanh thu (ROS) từ năm 2011 đến năm 2012 đều đạt ở mức cao, năm 2011 các

Trang 19

chỉ tiêu này lần lượt là: 31,81%, 48,02%, 11,66%, đến năm 2012 các chỉ tiêu lầnlượt là 34,14%, 52,15%,13,24% tăng hơn năm 2011 lần lượt là: 0,0233 lần, 0,0314lần, 0,0159 lần Chứng tỏ công ty hoạt động rất hiệu quả từ năm 2011 đến năm

2012, đây là điểm mạnh của công ty trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn

4.2 Giải pháp nâng cao tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi

4.2.1 Nâng cao tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán: Là năng lực trả được nợ đáo hạn của công ty, là một tiêuchí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh, đánh giá mộtmặt quan trọng về hiệu quả tài chính, đồng thời có thể thấy rõ những rủi ro tài chínhcủa công ty Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, các nhà cho vay thông qua nó đánhgiá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty

Qua phân tích cho thấy các hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số thanhtoán của tài sản ngắn hạn từ năm 2010 - 2012 đều ở rất thấp <1 Các hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanhtoán nhanh mặc dù >1 nhưng các chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm vàđang ở mức thấp, điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty làkhông tốt Các khoản nợ ngắn hạn có rủi ro cao đối với tài chính của công ty, bởinếu không thanh toán đúng hạn công ty sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ Vì vậy công

ty cần quan tâm hơn nửa đến việc cải thiện khả năng thanh toán này để tạo niềm tinđối với các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng Do đó, công ty cần một cơ chế quản lýtài sản ngắn hạn hợp lý:

4.2.3 Quản lý chặt chẽ dòng tiền

Do công ty đầu tư lớn để mở rông sản xuất kinh doanh nên lưu chuyển tiền từhoạt động đầu tư bị thâm hụt trong 3 năm Cụ thể, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu

tư năm 2012 là âm 17.705.525.076 đồng, năm 2011 là âm 7.383.002.744 đồng, năm

2010 là âm 8.859.620.289 đồng Tuy nhiên trong thời gian tới nếu thuận lợi, khi cácdây chuyền sản xuất đi vào ổn định và đem lại lợi nhuận cao thì có thể làm lưuchuyển từ hoạt động này tốt hơn Nhưng áp lực trả lãi vay và nợ gốc trong những

Trang 20

năm tới sẽ khiến lưu chuyển tiền từ hoạt động hoạt động tài chính càng bị thâm hụt.

4.2.4 Quản lý chặt chẽ các hoạt động để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

a) Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn b) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

4.2.5 Nâng cao chất lượng công tác quản lý

4.3 Một số kiến nghị

4.3.1.Về phía nhà nước

4.3.2 Đối với những đối tượng khác

4.4 Đóng góp của luận văn

Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã tham khảo một số công trình nghiêncứu có trước để học hỏi kinh nghiệm về việc phân tích báo cáo tài chính doanhnghiệp, từ đó rút ra những điểm mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện đượchoặc thực hiện chưa đầy đủ Vì vậy luận văn đã tập trung vào những điểm đó để tạonên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đó Một số đóng góp quan trọng đó là:

4.5 Những hạn chế của Luận văn

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn vẫn tồn tại một số điểm hạn chế, ảnhhưởng đến nhận định của tác giả Những hạn chế này chủ yếu là do yếu tố kháchquan mà Luận văn chưa thể thực hiện được nhưng cũng một phần do yếu tố chủquan từ năng lực và nguồn lực hiện có

Kết luận chương 4

Trang 21

NGUYÔN THµNH TUÊN

PH¢N TÝCH B¸O C¸O TµI CHÝNH

T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN THùC PHÈM BÝCH CHI chuyªn ngµnh: KÕ TO¸N, KIÓM TO¸N Vµ PH¢N TÝCH

Ngêi híng dÉn khoa häc:

PGs.ts BïI V¡N D¦¥NG

Hµ néi, n¨m 2013

Trang 22

Chương 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các Công ty ở Việt Namđang đứng trước cơ hội và thách thức lớn, sự canh tranh trên thương trường khiếncác Công ty không chỉ khẳng định mình với các công ty trong nước mà còn cáccông ty nước ngoài

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trườngcần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trongcác vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đốivới nhiều doanh nghiệp Việt Nam Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệucủa thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn đểđáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất Muốn vậy, cácdoanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tácđộng của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp Điều này chỉ thực hiệnđược trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngoài ra, việc thường xuyên phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lýdoanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặtmạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hànhđộng phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổnđịnh và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp

Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực sản xuất, chế biến lương thực - thực phẩm và xuất nhập khẩu các loại thựcphẩm Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp chịu sự cạnh tranh rất quyết liệt từ cácdoanh nghiệp kinh doanh lương thực thực - phẩm trong nước và trong tương lai cóthể còn phải cạnh tranh gay rất từ các doanh nghiệp nước ngoài Vì vậy muốn tồntại và phát triển doanh nghiệp cần phải đánh giá chính xác thực trạng tài chính và

Trang 23

tiềm năng của doanh nghiệp để có thể ra những quyết định đúng Bên cạnh đó, cónhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp haykhông cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ công tác phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính củadoanh nghiệp, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi cũng quan tâm đến công tácnày, nhưng công tác phân tích báo cáo tài chính của Công ty chưa có hệ thống vàchưa có chiều sâu Để khắc phục những tồn tại trong công tác phân tích báo cáo tài

chính của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi, tôi đã chọn đề tài: " Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi".

1.2 Tổng quan về các đề tài nghiên cứu

Trong thời đại ngày nay, phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quan trọngđối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết với nhau

Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểm mạnh,điểm yếu tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyên nhânkhách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lựa chọn và đưa ra quyết định phùhợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy, phân tích báo cáo tài chính là công cụđắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất Đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài về nội dung này Các công trình nghiêncứu về phân tích báo cáo tài chính như:

Luận văn thạc sỹ “ Phân tích báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tàichính tại bưu điện tỉnh Nghệ An” (2010) của tác giả Bùi Thị Minh - Trường Đại họcKinh tế Quốc Dân, đã khái quát hóa những vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa đối với nhiều đối tượng liênquan Song, nội dung phân tích chưa sâu, dàn trải, một số chỉ tiêu quan trọng như:

cơ cấu từng khoản mục của tài sản, mức độ độc lâp tài chính của các công ty khôngđược luận văn đề cập, phân tích

Về phân tích báo cáo tài chính của các công ty trong ngành thủy sản, tác giả

Phan Văn Đạt (2011) với đề tài: Hoàn thiện phân tích tình hình chính tại công ty cổ

phần Vĩnh Hoàn” đã tập trung hệ thống hóa được những vẫn đề lý luận cơ bản về

Trang 24

phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo tài chính, đề cập sâu đến các phươngpháp cũng như nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Song luận vănmới chỉ dừng lại ở quan điểm của các nhà quản trị, phân tích tình hình tài chínhnhằm phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác phân tích tình hình tàichính đang diễn ra tại công ty, nhằm xây dựng nên hệ thống chỉ tiêu để phân tích vàhoàn thiện công tác phân tích tại công ty, mà chưa hướng tới việc phân tích nhữngbiến động trong hoạt động của công ty, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biệnpháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

Tác giả Lê Thị Hương Lan– Trường Đại học Kinh tế TPHCM với luận vănthạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chínhtại tổng công ty Sông Đà” (2008) Luận văn Dương Ánh Ngọc (2008) với đề tài

“Phân tích báo cáo tài chính công ty xuất nhập khẩu An Giang” đã khái quát hóanhững vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính, tiến hành phân tích và đề xuấtnhững giải pháp cụ thể giúp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty xuất nhập khẩu An Giang Tuy nhiên, luận văn vẫn bị giới hạn bởi nhữnghạn chế đã trình bày ở trên, luận văn nhằm phục vụ quản trị doanh nghiệp, hướngtới hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu để đánh giá, phân tích doanh nghiệp tốt hơn màchưa hướng tới phục vụ những đối tượng liên quan khác

Kế thừa và phát huy những giá trị mà những công trình nghiên cứu trước đã làmđược, Luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận về báo cáo tài chính

và phương pháp phân tích báo cáo tài chính, đồng thời sẽ khắc phục những điểm màcông trình trước đây chưa đề cập đến Cụ thể, Luận văn sẽ tiến phân tích những biếnđộng trong hoạt động của công ty đứng trên góc độ người bên ngoài đi phân tích,tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để khắc phục và tăng cường tìnhtrạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống các vấn đề lý luận về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty

cổ phần thực phẩm Bích Chi, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất

ổn của Công ty

Trang 25

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tình hình tài chính và hiệuquả kinh doanh tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

1.4 Các câu hỏi nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu nêu trên tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu

hệ thống cơ sở lý luận phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thực phẩmBích Chi để trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:

- Hệ thống chỉ tiêu đo lường tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp?

- Tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bích Chi nhưthế nào?

- Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao tình trạng tài chính vàhiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi?

1.5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và phân tích báo cáotài chính doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác phân tíchbáo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Số liệu minh họa quacác năm từ 2010 đến 2012

1.6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình thực hiện luận văn, những phương pháp nghiên cứu được sử dụnglà:

- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu nhữngthông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài (trong các tài liệu, giáo trình về lýthuyết phân tích báo cáo tài chính…) Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác(trong các tạp chí, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học… có liên quan tớivấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp) Chủ trương chính sách liên quanđến nội dung nghiên cứu (chủ yếu là các là các văn bản quy phạm pháp luật củaNhà nước điều chỉnh các nội dung liên quán đến báo cáo tài chính doanh nghiệp)

Số liệu phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các báo cáo tài chính của Công ty

Trang 26

qua các năm, số liệu thống kê ngành…)

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn các nhà đầu tư, các nhà quản trị doanhnghiệp hoặc đối tượng khác có liên quan để làm rỏ nội dung nghiên cứu

+ Phương pháp xử lý thông tin: Phương pháp xử lý toán học đối với thôngtin định lượng; sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng diễn biếncủa các số liệu, xác định được quy luật của tập hợp số liệu Phương pháp xử lý logicđối với các thông tin định tính nhằm đưa ra những phán đoán về bản chất các sựkiện và thể hiện liên hệ logic của các sự kiện

- Phương pháp phân tích sô liệu: trên cơ sở phân tích lý thuyết và thực tiểncông tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp, đề tài khái quát hoá bản chấtcủa công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty, trên cơ sở đánh giá đó nhằmđưa ra những giải pháp cần thiết cho việc hoàn thiện công tác này tại công ty

1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình, bằng việc sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã có những đóng góp nhất địnhnhư sau:

- Về mặt lý luận: Trình bày các quan điểm khác nhau về tài chính và hệthống hóa rỏ ràng cơ sở lý thuyết của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý,

cổ đồng và đầu tư về tình hình tài chính Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Luậnvăn cũng khái quát thực trạng, đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty cổ phần thực phẩm Bích Chi và đề xuất các quan điểm và một số giải phápnhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi

1.8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Những lý luận cơ bản về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, kiến nghị giải pháp và kết luận

Trang 27

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP

2.1 Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích hệ thống báo cáo tài chính

2.1.1 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính được hình thành dựa trên cơ sở tổng hợp những

số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của doanh nghiệp Báo cáo kế toán tàichính phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, các quan hệ tài chính của doanh nghiệptại thời điểm nhất định Đồng thời phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh sau một kỳ hoạt động Bởi vậy, hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệpcung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về tình hình kinh tế- tài chính của cácquá trình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó, mọi nhà quản trị doanh nghiệp đưa ranhững quyết định cần thiết trong quản lý [2]

Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN

* Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cânđối kế toán, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn vốn của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định

Nội dung của Bảng cân đối kế toán được thể hiện thông qua các hệ thốngcác chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêuđược phân loại, sắp xếp theo từng loại, từng mục, từng chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêuđược mã hóa để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý trên máy vi tính vàđược phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm

Trang 28

Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể đánh giá được khái quát tình hình tàichính của doanh nghiệp và phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy độngnguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài các chỉ tiêu trong bảng nó còn phản ánh các chỉ tiêu ngoài bảng như:Tài sản thuê ngoài; vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công; nợ khó đòi đã xửlý; ngoại tệ các loại… Những chỉ tiêu này phản ánh những tài sản tạm thời để ởdoanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc một số chỉtiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối nhưng cần theo dõi

để phục vụ yêu cầu quản lý

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toáncủa doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpnhư bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác

Từ các chỉ tiêu trong báo cáo này, các đối tượng sử dụng thông tin kiểm tra,phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giávốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm; tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động kháccũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động Thông qua đó có thể đánh giáđược xu hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác tiềm năngcũng như hạn chế khắc phục những tồn tại trong tương lai

* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việchoàn thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báocáo này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin để phân tích, đánh giákhả năng tạo ra các khoản tiền, khả năng thanh toán và dự đoán sự vận động củaluồng tiền trong kỳ tiếp theo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm 3 dòng tiền: lưuchuyển tiền từ hoạt đông kinh doanh, từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính.Trong đó, mỗi hoạt động được chi tiết theo dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra

* Thuyết minh báo cáo tài chính: là một bộ phận hợp thành không thể táchrời của báo cáo tài chính doanh nghiệp Mục đích của việc lập bản thuyết minh báocáo tài chính là cung cấp và bổ sung các thông tin cho các khoản mục trong báo cáo

Trang 29

kết quả hoạt động kinh doanh, trong bảng cân đối kế toán Đồng thời bản thuyếtminh báo cáo tài chính cũng cho biết đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, cácchính sách, nguyên tắc, chế độ kế toán áp dụng Từ đó, kiểm tra việc chấp hành cácquy định, chế độ, thể lệ kế toán, phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã đăng ký

áp dụng

2.1.2 Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tài chính là một trong những nội dung cơ bản của phân tích kinhdoanh Trong quá trình phân tích các chuyên gia phân tích không chỉ đơn thuầnđánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp qua các chỉ tiêu mà còn phải đisâu vào tìm hiểu bản chất và đánh giá thực chất biến động của các chỉ tiêu tài chínhnhư thế nào Từ đó đưa ra các biện pháp ảnh hưởng tích cực đến các chỉ tiêu tàichính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phù hợp với xu thế biến đổi của cácquy luật khách quan trong nền kinh tế của thị trường [2]

- Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích báo cáo tài chính cung cấpcác thông tin tình hình tài chính, khả năng trả nợ, sinh lời, nhận biết thuận lợi, khókhăn liên quan đến kinh doanh, sử dụng tài sản, điều hành nợ - vốn… để có quyếtđịnh kinh doanh đạt hiệu quả cao

- Đối với các nhà đầu tư: qua phân tích báo cáo tài chính , họ sẽ biết đượckhả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp Khi cảm thấyhài lòng về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sự thỏa mãn về lợi tức mong đợi,các nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp thuận lợi mở rộng sảnxuất bằng cách huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư – là nguồn vốn có chiphí thấp và nâng cao mức tự chủ của doanh nghiệp

- Đối với các nhà cho vay và cung cấp vật tư cho doanh nghiệp: mối quantâm lớn nhất của họ là khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năngthanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn trả Đối với các khoảnvay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời vìviệc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này

Trang 30

- Đối với các cơ quan Nhà nước như cơ quan Thuế, Tài chính, Chủ quản: quaphân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy thực trạng về tài chính của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó sẽ tính toán chính xác mức thuế mà công ty phải nộp, cơ quan Tàichính và cơ quan chủ quản sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn.

Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò rất quantrọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mật thiết vớinhau Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá điểmmạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó phát hiện ra các nguyênnhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lực chọn và đưa ra quyếtđịnh phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy, phân tích báp cáo tài chính làcông cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao nhất

2.2 Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính

Phương pháp phân tích là cách tiếp cận đối tượng phân tích đã được thể hiệnqua hệ thống chỉ tiêu phân tích, để biết được ý nghĩa và mối quan hệ hữu cơ của cácthông tin từ chỉ tiêu phân tích Khi phân tích báo tài chính các nhà phân tích thường sửdụng các phương pháp sau: Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháploại trừ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp Dupont và phương pháp đồi thị

2.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tíchnhằm đánh giá kết quả, xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của cácchỉ tiêu kinh tế giữa các kỳ kinh doanh khác nhau Khi sử dụng phương pháp sosánh cần đảm bảo những nội dung sau:

Điều kiện so sánh: Số liệu của các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình phân tíchphải đảm bảo tính thống nhất, nghĩa là phải cùng nội dung kinh tế, cùng phươngpháp tính toán, đơn vị đo lường, thời gian và quy mô không gian xác định

Gốc so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn

cứ để so sánh (được gọi là gốc so sánh hay số liệu kỳ gốc) Tuỳ thuộc vào muc đíchphân tích và điều kiện phân tích cụ thể mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc sosánh có thể xét theo mặt thời gian và không gian

Trang 31

Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, nămtrước) hay kế hoạch, dự toán Cụ thể:

 Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc sosánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳtrước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉtiêu ở các kỳ gốc khác nhau

 Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị

số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế vớitrị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu

+ Về mặt không gian: Gốc so sánh có thể là chỉ tiêu trung bình ngành, bìnhquân khu vực kinh doanh; có thể so sánh từng bộ phận với tổng thể để thấy đượcmức độ phổ biến của bộ phận

Dạng so sánh: Phải xác định rõ mục tiêu so sánh là gì Quá trình so sánh giữacác chỉ tiêu được thể hiện dưới ba hình thái: số tuyệt đối, số tương đối và số bìnhquân Mỗi một hình thái ứng với một mục tiêu so sánh tương ứng Nếu như so sánhbằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của các chỉtiêu phân tích, thì so sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu củatừng chỉ tiêu trong tổng thể, hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xétgiữa các kỳ với nhau Trong khi đó việc sử dụng số bình quân sẽ cho thấy tính phổbiến của chỉ tiêu phân tích

Trong phân tích các nhà phân tích thường sử dụng các dạng so sánh bằng sốtương đối khác nhau, như: so sánh bằng số tương đối giản đơn, so sánh bằng sốtương đối động thái, so sánh bằng số tương đối kết cấu và so sánh bằng số tương đốihiệu suất

2.2.2 Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích bằng cách xác định sự ảnh hưởng của nhân tốnày thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác Có hai phương pháp thể hiện:

Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương

Trang 32

pháp tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định Nhân tốđược thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích, còn cácchỉ tiêu chưa được thay thế phải giữ nguyên kỳ kế hoạch, hoặc kỳ gốc Đặc biệtcâng chú ý rằng: đối với chỉ tiêu phân tích có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì cóbấy nhiêu nhân tố phải được thay thế và cuối cùng tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cảcác nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳgốc (bằng cách thực hiện một phép cộng đại số) Từ đó rút ra nhận xét, kết luận vàđánh giá sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu cũng như ảnh hưởng của các nhân tố.

Mô hình chung của phương pháp thay thế liên hoàn có thể được khái quát như sau:Nếu gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích và Q chịu ảnh hưởng của ba nhân tố a, b,

c và các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu cần phân tích Q => Q = a.b.c

Ta có:

Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: Q1 = a1 b1 c1

Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc : Q0 = a0 b0 c0

Phương pháp số chênh lệch: Là trường hợp đặc biệt của phương pháp thaythế liên hoàn, áp dụng khi các nhân tố có mối quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích

Trang 33

Trình tự và nguyên tắc thay thế của phương pháp số chênh lệch giống nhưphương pháp thay thế liên hoàn.

Dạng tổng quát của số chênh lệch như sau:

2.2.3 Phương pháp hệ cân đối

Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp dựa trên cơ sở sự cân bằng vềlượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh Trong thực tế, hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượnggiữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doah như: quan hệ cân đối giữa tổng

số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản, giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh tăngtrong kỳ với số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm trong kỳ của các yếu tố khác Chính điều này dẫn đến sự cân bằng về mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳgốc tạo nên cơ sở của phương pháp liên hệ cân đối

Trong phương pháp liên hệ cân đối, quan hệ giữa các nhân tố là “quan hệlỏng”, dưới dạng tổng số hoặc hiệu số Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tốđứng độc lập nhau và cùng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đốitượng nghiên cứu Khi mỗi nhân tố độc lập biến đổi giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nhân tố thay đổi một lượng tương ứng màkhông cần phải dặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau Do vậy, khixác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần xác địnhmức chênh lệch của từng nhân tố đó giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

Trang 34

Mô hình chung của phương pháp liên hệ cân đối có thể được khái quát như sau:Với đối tượng phân tích là Q và Q chịu ảnh hưởng của ba nhân tố a, b, c vàmối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng

số kết hợp với hiệu số, như sau:

2.2.4 Phương pháp Dupont

Phương pháp Dupont dùng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tàichính, thông qua đó người ta phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêuphân tích theo một trình tự lôgic chặt chẽ Theo phương pháp này, các nhà phân tích

sẽ tách các tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu thành tích sốcủa chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Điều này cho phép phân tíchảnh hưởng của từng tỷ số với tỷ số tổng hợp

Cụ thể, khi tiến hành phân tích sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ta dựavào mối liên hệ giữa sức sinh lời của vốn chủ sở hữu với sức sinh lời của doanh thu(ROS) và sức sinh lời của tài sản (ROA) để phân tích Mối quan hệ giữa chúngđược thể hiện theo phương trình Dupont như sau:

Trang 35

Lợi nhuận Tổng số tài Doanh thu Lợi nhuận

sau thuế sản bình quân thuần sau thuế

trên vốn chủ sở hữu của tài sản của doanh thu

Khi áp dụng phương pháp Dupont, trước hết nhà phân tích cần thu nhập sốliệu kinh doanh từ bộ phận tài chính, tiếp đó thực hiện tính toán các số liệu để đưa

ra kết luận Nếu kết luận xem xét không chân thực, cần kiểm tra số liệu và tính toánlại Điều kiện để áp dụng phương pháp Dupont là số liệu kế toán phải đáng tin cậy

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Lợi nhuận sau thuếSức sinh lời của của doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của tài sản (ROA) =

Tổng tài sản bình quân

Trang 36

Mô Hình Dupont có nhiều ưu điểm như:

- Tính đơn giản: là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thứccăn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty

- Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên

- Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải

tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng Đôi khi điều cần làmtrước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty Thay vì tìm cách thôn tính công tykhác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năngsinh lợi yếu kém

2.2.5 Phương pháp đồ thị

Phương pháp đồ thị dùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá trìnhphân tích bằng biển đồ, sơ đồ,…Sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích tàichính có một số ưu điểm, nó thể hiện rõ ràng trực giác sự diễn biến của các đốitượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính từ đó đề

ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt dộng sản xuất kinh doanh

2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính

Phân tích tình hình tài chính là việc vận dụng tổng thể các phương pháp phântích khoa học để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp chocác đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính, tìnhhình và khả năng thanh toán, xác định giá trị doanh nghiệp, tiềm năng và hiệu quảkinh doanh, dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng nhưrủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải Trên cơ sở đó, các nhà quản lý cócăn cứ để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu về tài chính của doanh nghiệp, tìm ra nguyênnhân khách quan và chủ quan tác động đến tình hình tài chính để đưa ra các quyếtđịnh phù hợp và hữu ích

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế, tài chính củadoanh nghiệp dưới nhiều giác độ và mục tiêu khác nhau Do đó, đòi hỏi công tácphân tích tình hình tài chính phải được tiến hành bằng nhiều phương pháp khácnhau để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng Tuy nhiên, về cơ bản

Trang 37

khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thườngchú trọng vào những nội dung chủ yếu sau:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích rủi ro tài chính

2.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Như đã biết tình hình tài chính phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động củadoanh nghiệp, nên việc đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp rất quantrọng đối với các nhà quản lý, cũng như các đối tượng khác quan tâm

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa

ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính củadoanh nghiệp Qua đó, giúp cho những người sử dụng thông tin có cái nhìn tổngquát về thực trạng tài chính cùng những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp sẽgặp phải Qua đó mà đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình hiện tại và cảđịnh hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp Với ý nghĩa đó khi đánhgiá khái quát tình hình tài chính nên chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính kháiquát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và anninh tài chính của doanh nghiệp như: tình hình huy động vốn, mức độ độc lập tàichính, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp

2.3.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Để có được nhận xét, đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanhnghiệp thông thưòng phải tiến hành so sánh sự biến động của tổng số vốn theo thờigian Việc làm này sẽ giúp nhận biết, đánh giá được tình hình tạo lập và huy độngvốn về quy mô Nhưng vốn của doanh nghiệp tăng, giảm do nhiều nguyên nhânkhác nhau cho nên sự biến động của tổng số vốn chưa thể hiện đầy đủ tình hình tàichính của doanh nghiệp Do đó, khi phân tích cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu

Trang 38

nguồn vốn và sự biến động về cơ cấu của nguồn vốn để có nhận xét phù hợp và xácthực Mặc khác, sự tăng trưởng hay giảm sút của từng bộ phận vốn của doanhnghiệp (nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của tổng sốvốn trong kỳ phân tích Việc tăng vốn chủ sở hữu về quy mô sẽ tăng cường mức độ

tự chủ, độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, vốn chủ sở hữu giảm

sẽ làm giảm mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp Đối với nợ phải trả,nếu gia tăng sẽ đồng nghĩa với sự giảm tính tự chủ tài chính, an ninh tài chính giảm

Tổng số vốn hiện có tại kỳ (i-1)

2.3.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào

cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nếu vốn mà chủ sở hữu bỏ ra càng nhiềuchứng tỏ mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính càng cao và ngược lại Mặckhác một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả không phải chỉ căn cứvào số vốn họ bỏ ra mà cần phải xét xem đến các nguồn vốn khác mà họ đã huyđộng từ bên ngoài Nếu nguồn vốn huy động này họ sử dụng cho hoạt động kinhdoanh có lãi, thì mới khẳng định là doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả

Mức độ độc lập và tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp có thể đượcxem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng để đo lường, đánh giá nội dung nàythường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Trang 39

Hệ số tự tài trợ: phản ánh trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn

vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu càng lớn, chứng tỏ khả năng tựbảo đảm về mặt tài chính càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanhnghiệp càng tăng và ngược lại [3]

Tổng số nguồn vốn

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào

tài sản dài hạn Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp có thừa để tài trợ tài sản dài hạn, và sẽ ít khó khăn khi các khoản nợdài hạn đến hạn và ngược lại

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =

Vốn chủ sở hữu

(2.9)Tài sản dài hạn

Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: phản ánh khả năng tài trợ tài sản cố định đã và

đang đầu tư của doanh nghiệp bằng số vốn chủ sở hữu Trị số của chỉ tiêu này nếu lớnhơn 1, chứng tỏ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thừa để trang trải số tài sản cốđịnh, và sẽ ít gặp khó khăn khi các khoản nợ này đến hạn trả [3]

Hệ số tự tài trợ tài sản

Vốn chủ sở hữu

(2.10)Tài sản cố định đã và đang đầu tư

2.3.1.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài củadoanh nghiệp Thông qua khả năng thanh toán có thể đo lường khả năng của doanhnghiệp trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hoá thành tiền để đối phó vớicác nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Với ý nghĩa đó, ta sẽ so sánh các nghĩa vụ nợ ngắnhạn với các nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc đáp ứng các nghĩa vụ này

Trang 40

Thông qua việc đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽgiúp nhận biết và đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dựđoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp Do đó,khi đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cần tiến hành xemxét, phân tích các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (khả năng thanh toán chung): phản ánh

một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo [3]

Hệ số khả năng thanh toán

Tổng số tài sản

(2.11)Tổng số nợ phải trả

Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, nghĩa là Tổng số tài sản < Tổng số nợphải trả, và như vậy toàn bộ tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán cáckhoản nợ Điều này chứng tỏ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, gặp khó khăntrong tài chính và có nguy cơ phá sản Ngược lại, nếu trị số của chỉ tiêu càng lớnhơn 1 ( ≥2 ), nghĩa là Tổng số tài sản > Tổng số nợ phải trả, chứng tỏ doanh nghiệpcàng có thừa khả năng thanh toán nợ Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cần xem xétlại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: phản ánh khả năng đáp ứng các

khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hay thấp [3]

Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạnhay đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền đểhoàn trả các khoản nợ ngắn hạn Nếu hệ số này cao ( ≥ 1 ), chứng tỏ sự bình thườngtrong hoạt động tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, một doanh nghiệp có hệ sốkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá cao cũng chưa thể cho là tốt hay doanh nghiệp

đó đã đầu tư quá đáng vào tài sản hiện hành, một sự đầu tư không mang lại hiệu

Ngày đăng: 06/05/2015, 10:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Thuý Phượng (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Đặng Thuý Phượng
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2003
3. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXBGiáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXBGiáo dục Việt Nam"
Năm: 2010
4. Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi
Nhà XB: NXB Tàichính
Năm: 2008
5. Nguyễn Thị Diễm Châu, cùng các đồng sự (1999), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chínhdoanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Diễm Châu, cùng các đồng sự
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 1999
6. Phan Đức Dũng (2009), Phân tích Báo cáo tài chính và định giá trị doanh nghiệp, NXB Thống kê, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích Báo cáo tài chính và định giá trị doanhnghiệp
Tác giả: Phan Đức Dũng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
7. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh – Lý thuyết và thực hành, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh doanh – Lý thuyết và thực hành
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2007
8. Nguyễn Quang Trung (2009), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Quang Trung
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2009
9. Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên (2001), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phân tíchhoạt động kinh doanh
Tác giả: Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
1. Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi, Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010, năm 2011 và năm 2012 Khác
10. Trang website của Công ty Cổ phần thực phẩm Bích Chi:www.bichchi.com.vn Khác
11. Trang website của Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS):www.shs.com.vn Khác
12. Trang website www.mekongsecurities.com 13. Trang website www.kienthuctaichinh.com 14. Trang website www.vi.wikipedia.org Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w