Các quan điểm về đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ5 Chương 2: phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 2.1.. Kích thước là khái niệm chung, tổng
Trang 1Trường Đại học sư phạm hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học -
vũ thị thoan
phương pháp hình thành
biểu tượng kích thước
cho trẻ mẫu giáo
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyờn ngành: Phương phỏp dạy học Toỏn
Hà Nội – 2010
Trang 2Trường Đại học sư phạm hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học -
vũ thị thoan
phương pháp hình thành
biểu tượng kích thước
cho trẻ mẫu giáo
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học toán
Người hướng dẫn khoa học:
Th.S phạm đức hiếu
Hà Nội - 2010 Lời cảm ơn
Trang 3Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Phạm Đức Hiếu, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này Những ý kiến của thầy đã giúp em tìm ra cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề khó khăn
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu cùng các giáo viên trường mầm non Ngô Quyền – thành phố Vĩnh Yên đã giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không tránh
được những hạn chế và thiếu xót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn
Trang 4Tôi xin cam đoan:
1 Đề tài “phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo”
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi trên cơ sở giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và có tài liệ tham khảo
2 Khoá luận không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào
3 Kết quả nghiên cứu không trùng với các tác giả khác
Hà Nội, tháng 04 năm 2010 Người thực hiện
Vũ Thị Thoan
Trang 5
Trường Đại học sư phạm hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học -
vũ thị thoan
phương pháp hình thành biểu tượng kích thước
cho trẻ mẫu giáo
tóM TắT Khoá luận tốt nghiệp đại học Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Toán
Trang 61.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo3
1.4.Quá trình phát triển biểu tượng kích thước của trẻ mẫu giáo3
1.5 Vai trò và nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ3
1.6 Các quan điểm về đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ5
Chương 2: phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo
2.1 Dạy học và phương pháp dạy học6
2.2 Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo6
Chương 3: Thực trạng việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo16
3.1 Thực trạng việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo.16
Trang 71 Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục Mầm non Nó cung cấp cho trẻ những biểu tượng sơ giản, ban đầu về tập hợp, số lượng – phép đếm, kích thước, hình dạng, không gian, thời gian, từ đó tạo nền tảng vững chắc chuẩn bị cho trẻ vào học ở trường phổ thông Bên cạnh đó, qua quá trình hình thành biểu tượng toán, các năng lực tâm lí, sinh lí của trẻ cũng được phát triển, các kĩ năng nhận biết, kĩ năng hành động cũng được nâng lên một tầm cao mới Tuy nhiên để hình thành biểu tượng toán cho trẻ một cách hiệu quả thì ngoài việc xây dựng chương trình một cách khoa học chúng ta còn phải chú ý đến các hình thức và phương pháp tổ chức sao cho đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất
Hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non gồm 5 nội dung chính: Số lượng - phép đếm, hình dạng, kích thước, không gian, thời gian Trong đó nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ là một nội dung khá quan trọng và tương đối khó Nó cung cấp cho trẻ những biểu tượng kích thước cụ thể như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, độ lớn…của một đối tượng hay một nhóm đối tượng Nội dung này có liên quan chặt chẽ với các nội dung khác góp phần tạo nên một chỉnh thể thống nhất, toàn diện trong hệ thống nội dung hình thành biểu tượng toán cho trẻ Việc làm quen với kích thước vật thể còn giúp phát triển tri giác và tư duy cho trẻ ở trẻ 5-6 tuổi thì việc nhận ra sự khác biệt về kích thước không chỉ dừng lại ở tri giác trực tiếp,
ước lượng bằng mắt nữa mà trẻ sẽ phân biệt chính xác hơn bằng các thao tác
đo lường đơn giản Chính vì vậy mà tư duy bên trong của trẻ cũng phát triển,
đồng thời hoạt động bằng tay cũng trở nên khéo léo và chính xác hơn
Trang 8Trong thực tế ở các trường mầm non hiện nay việc hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ còn nhiều mặt hạn chế Các giáo viên chưa nắm vững được các phương pháp và sử dụmg các phương pháp chưa hợp
lí nên hiệu quả đạt được trên trẻ chưa cao
Với những lí do nêu trên cùng với sự hiểu biết và học hỏi từ các công
trình nghiên cứu khác, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phương pháp hình
thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo lớn”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp các giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung này ở các trường mầm non
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
4 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mẫu giáo
5 Phạm vi nghiên cứu
Các phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
- Quan sát
- Điều tra
Trang 9Nội Dung Chương 1 Cơ sở lí luận
1.1 Kích thước và sự đo lường
1.1.1 Kích thước và sự so sánh kích thước
Kích thước là một khái niệm cơ bản của Toán học, xuất hiện từ thời cổ và hoàn thiện trong quá trình rất lâu dài Kích thước là khái niệm chung, tổng quát biểu thị độ lớn của các đại lượng (có khi còn gọi
là độ lớn), trực tiếp hơn là các khái niệm cụ thể như: độ dài, thể tích, diện tích… Mỗi loại kích thước cụ thể liên quan đến một phương pháp xác định, cách so sánh và cá tính chất thích ứng của vật
Từ các khái niệm cụ thể của kích thước như độ dài, thể tích, diện tích…
có thể mở rộng, khái quát hoá một dạng bất kỳ của kích thước Trong hệ thống tất cả các kích thước cùng một dạng như : chiều dài, chiều rộng, chiều cao, thể tích,…hình thành mối quan hệ thứ tự ( ) Vì vậy hai đối tượng a và b cùng dạng thì xảy ra một trong 2 trường hợp sau:
- Hai đối tượng trùng nhau (a= b)
- Hai đối tượng khác nhau ab Trong trường hợp này thì hoặc a b
Trang 10Các đối tượng cùng dạng bao giờ cũng so sánh được với nhau Kết quả
so sánh chỉ có tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối
Vớ dụ: Khi so sỏnh chiều dài 2 thước kẻ ta thấy thước kẻ xanh dài hơn thước kẻ đỏ nhưng so sỏnh thước kẻ xanh với thước kẻ vàng thỡ thước kẻ vàng lại dài hơn thước kẻ xanh Sự “hơn” hay “kộm” khi so sỏnh hai hay nhiều đối tượng cựng dạng chỉ là tương đối
*Nếu a < b thỡ tồn tại độ lớn c thuộc A để a + c = b Độ lớn c gọi là sự khỏc nhau giữa độ lớn b và độ lớn a, ký hiệu là: “c = b - a”
Trang 11Khi con người có hiểu biết về số, chữ số và các tính chất của chúng, biết độ lớn của từng loại kích thước, tiêu chuẩn để viết số Tiêu chuẩn đó gọi
là số đơn vị đo lường
Mục đích của sự đo lường là biết kích thước vật, đó là kết quả của phép
đo, kết quả đó được thể hiện bằng chữ số
Nhiệm vụ đo lường cũng giống như nhiệm vụ xác định số lượng của tập hợp các vật, là nguồn gốc nảy sinh chữ số Tuy nhiên khi đo chØ sử dụng các chữ số tự nhiên thì chưa đủ để đo
Đo lường là hoạt động gồm có quá trình đo và kết quả đo Mặt khác kết qu¶ đo được xác định tuỳ thuộc vào đơn vị đo Vì vậy trước khi thực hiện quá trình đo ta phải lựa chọn đơn vị đo cho phù hợp Khi nêu kết quả ®o phải nói
rõ tên đơn vị đo
Ví dụ: Để đo chiều dài cái bàn:
Lần 1: chọn đơn vụ là thước kẻ ta được kết quả của phép đo là 7
Lần 2: chọn đơn vị đo là bằng bìa ta được kết quả của phép đo là 6 Khi nêu kết quả ta phải nói rõ: Chiều dài của cái bàn bằng 7 lần chiều dài thước kẻ và bằng 6 lần chiều dài bằng bìa
Ta đã biết mỗi loại kích thước cụ thể liên quan đến phương pháp xác định, cách so sánh và các tính chất cụ thể Vì trên một đối tượng có thể có nhiều kích thước khác nhau Do vậy khi đo hoặc so sánh phải nói rõ đo theo kích thước nào, chọn đơn vị đo là gì?
Ví dụ: Ta có những chiếc hộp khác nhau Khi đo phải nói rõ đo chiều dài, chiều rộng hay chiều cao, bằng đơn vị đo nào Khi so sánh phải nói rõ so sánh theo chiều cao hay chiều rộng của mặt đáy… để lựa chọn cách so sánh
và đơn vị đo cho phù hợp
Ở trường Mẫu giáo các cháu có thể nắm được một vài dạng đo bằng dụng cụ đo đã chọn, các dụng cụ đó phụ thuộc vào đặc điểm của vật đo
Trang 12- Dạng thứ nhất: Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật bằng cỏc
“thước đo quy ước” như: thước kẻ, que tớnh, băng giấy, bước chõn…
- Dạng thứ hai: Đo lượng cỏc vật rắn (gạo, đường, cỏt…) trong tỳi, trong hộp hoặc trong gúi bằng cốc, thỡa, bỏt…
- Dạng thứ ba: Đo dung tớch của chất lỏng (nước) trong bỡnh, trong ấm, trong chậu bằng ca, cốc, thỡa, bỏt…
Nhưng ở Mẫu giỏo nhỡ và lớn trờn “tiết học” cụ giỏo chỉ dạy trẻ đo theo dạng thứ nhất (đo độ dài) và đo dung tớch chất lỏng nhưng chủ yếu vẫn là
đo độ dài, cũn đo lượng vật rắn thỡ cụ cho trẻ làm quen trong cỏc hoạt động khỏc, đặc biệt trong cỏc trũ chơi xếp hỡnh ở lớp nhỡ (4 – 5 tuổi) và lớp lớn (5 – 6 tuổi) Đối với cỏc hỡnh phẳng tương đương (cú diện tớch giống nhau) co giỏo thường cho trẻ sử dụng trũ chơi cắt cỏc hỡnh thành từng phần rồi xếp cỏc phần đú thành cỏc hỡnh khỏc nhau và ngược lại lấy cỏc hỡnh rời đó cú xếp thành cỏc hỡnh khỏc
1.2 Biểu tượng và sự hình thành biểu tượng
Biểu tượng là một khái niệm được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Đứng ở mỗi góc độ trên quan điểm khác nhau ta sẽ có những định nghĩa khác nhau về nó
Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng (Triết học Mác – Lênin) thì: Biểu tượng là hình ảnh của khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đó được tái hiện Hay nói cách khác biểu tượng là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan Biểu tượng được hình thành sau quá trình cảm giác, tri giác, là kết quả của quá trình tri giác
Nó phản ánh khách thể một cách gián tiếp
Mọi sự nhận thức của con người đều bắt đầu từ việc tri giác trực tiếp sự vật, hiện tượng Song để nhận thức được những mối liên hệ bản chất và các quy luật chi phối sự vận động và phát triển của các khách thể thì nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn – tư duy trừu tượng
Trang 13Như vậy theo quan điểm Triết học Mác – Lênin thì “từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn, đó là biểu tượng” [2;170]
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học: Đặc điểm chính của biểu tượng là sự xâm nhập giữa tính trực quan và tính khách quan nhờ có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa hệ thống hai tín hiệu Tín hiệu thứ nhất là xuất phát điểm về những hình ảnh của biểu tượng Nhờ có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai mà tính khái quát của biểu tượng được hình thành Vì biểu tượng vừa có tính chất trực quan vừa có tính chất khái quát nên biểu tượng được coi như là bước quá độ giữa hình tượng và khái niệm Biểu tượng là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính Như vậy, biểu tượng là hình
ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh ra trong óc khi sự vật và hiện tượng ấy không còn đang trực tiếp tác động trực tiếp vào giác quan của ta nữa
Công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy: Có rất nhiều biểu tượng khác nhau Có biểu tượng là sản phẩm của quá trình tưởng tượng,
có biểu tượng của trí nhớ, có biểu tượng của tri giác…
Biểu tượng kích thước ở trẻ Mẫu giáo chính là biểu tượng của tri giác
Điều đó cũng có nghĩa: tri giác là cơ sở tạo nên những biểu tượng, có tri giác kích thước thì mới có biểu tượng kích thước Nói cách khác, tri giác kích thước là cơ sở tạo nên biểu tượng về kích thước Hơn thế nữa, việc tri giác phải
kỹ lưỡng, chính xác và tổng thể thì biểu tượng được hình thành mới trọn vẹn
và sâu sắc
1.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo
1.3.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo bé
Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thức của trẻ mang đậm tính tự kỷ (lấy trẻ làm trung tâm) J.Piaget cho rằng đặc điểm tiêu biểu nhất trong tâm lý trẻ dưới
3 tuổi trở xuống là tính tự kỷ Trẻ chưa phân biệt rõ đâu là ý muốn của quan
Trang 14của mình và đâu là tính khách quan của sự vật Trẻ thường đem ý muốn chủ quan của mình gán cho sự vật xung quanh
Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào hình ảnh
cụ thể của sự vật, hiện tượng ở lứa tuổi này tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế nhưng bước đầu trong cấu tạo tâm lí của trẻ đã hình thành kiểu tư duy mới - tư duy trực quan hình tượng Điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng giải quyết nhiệm vụ bắt đầu từ các biểu tượng đã có ở trong đầu
Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạt
động vui chơi, trong hoạt động này trẻ không có vật thật mà phải dùng vật thay thế Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy Trong khi hoạt động với vật thay thế trẻ suy nghĩ về đồ vật thật, từ đó hình thành mối quan hệ giữa vật thay thế và đồ vật thật
Tư duy của trẻ còn bị cảm xúc chi phối mạnh, trẻ thường suy nghĩ về những cái mà trẻ thích, thường bị lôi cuốn bởi ý thích chủ quan của trẻ Do đó trẻ chưa nhận ra được tính khách quan của đối tượng Trẻ còn đồng nghĩa cái tinh thần và cái vật chất Trẻ cho rằng hình ảnh trong đầu mình chính là sự vật Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn bị cái tổng thể chi phối, tư duy phân tích chưa hình thành Trẻ bắt đầu hiểu nguyên nhân của sự vật, hiện tượng nhưng trẻ chưa nhận thức được tính khách quan của đối tượng Trẻ cho rằng tất cả các nguyên nhân là do ý muốn chủ quan của người nào đó
1.3.2 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng Trẻ có nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng để giải các bài toán nhận thức ngày càng đa dạng và phức tạp Trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu có khả năng suy luận, mặc dù các kết luận của trẻ còn rất ngây thơ ngộ nghĩnh Khả năng tư duy trừu tượng của trẻ còn hạn chế, trẻ thường nhận thức dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua để suy luận những vấn đề mới Sự nhận
Trang 15thức đó chỉ dừng lại ở các đặc điểm nổi bật bên ngoài chứ chưa đi sâu vào bản chất bên trong, chưa thấy được mối liên hệ bản chất giữa các sự vật, hiện tượng Trẻ dễ nhầm lẫn giữa những thuộc tính bản chất và không bản chất của
sự vật, hiện tượng
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có khả năng phân tích, so sánh Trẻ có thể so sánh các đặc điểm giống và khác nhau của hai đối tượng Trong giao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lời nói của mình Trẻ đã biết tực hiện nghĩa vụ của bản thân và tuân thủ những quy định nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt ở gia đình cũng như ở trừờng Mầm non
1.3.3 Đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn
5 – 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở lứa tuổi mầm non, đặc điểm nổi bật của trẻ ở lứa tuổi này là lòng ham muốn khám phá thế giới xung quanh, trẻ thường đặt ra những câu hỏi tại sao: Tại sao cô lấy được quả bóng trên cao mà cháu không lấy được? Tại sao cháu không nhìn thấy bạn Nam ở sau cánh cửa?… Khi người lớn trả lời cho trẻ sẽ làm thoả mãn trí tò mò của trẻ Nhờ lòng ham muốn này mà trẻ tích cực tham gia hoạt động với các đối tượng xung quanh Khi trẻ tham gia hoạt động chính là lúc trẻ thực hiện các thao tác khám phá những điều mới lạ ngay chính trong bản thân đối tượng Và trong việc hình thành biểu tượng kích thước thì đặc điểm này là tương đối cần thiết bởi chỉ khi trẻ có lòng ham thích khám phá thế giới xung quanh thì lúc
đó trẻ mới chủ động tiếp thu những tri thức về kích thước của đối tượng Qua hoạt động xếp chồng, xếp kề, trẻ biết được băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn, cái cây nào cao hơn, cái cây nào thấp hơn… Từ đó giúp trẻ nắm vững kiến thức hơn, kích thích được tính chủ động, sáng tạo ở trẻ
ở lứa tuổi này ý thức bản ngã được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển,
điều chỉnh hành vi của mình Trẻ muốn tự khẳng định mình, muốn tự làm tất cả những gì mình thích Cái tôi cá nhân lúc này được lộ một cách rõ nét Trẻ biết mình là ai? Mình giữ vai trò như thế nào trong gia đình, trong lớp hoc
Trang 16Chính ý thức bản ngã này sẽ chi phối quá trình nhận thức tìm ra tri thức của trẻ Trẻ hoạt động dưới sự hướng dẫn của cô Cô đóng vai trò định hướng như một người chỉ đường Còn việc khám phá tìm ra kết quả là ở trẻ Điều này thể hiện qua việc khi ta đưa vật mẫu ra cho trẻ quan sát, giáo viên không đưa ra ngay lời nhận xét của mình mà yêu cầu trẻ quan sát và đưa ra nhận xét Những nhận xét đó mang đậm cái tôi của trẻ Đây là nhận thức chủ quan của trẻ, thông qua đó đánh giá phần nào trình độ nhận thức của mỗi cá nhân Khâu cuối cùng vẫn là khâu giáo viên khái quát hoạt động nhằm hình thành biểu tượng chính xác nhất về đối tượng mà trẻ vừa tri giác
Bước sang giai đoạn này thì khả năng tư duy trừu tượng của trẻ đã khá phát triển Trẻ đã bắt đầu nhận ra được tính khách quan của sự vật, hiện tượng Trẻ có thể hiểu được một số đặc điểm bản chất nổi bật của sự vật và mối quan
hệ giữa chúng Khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của trẻ cũng phát triển hơn Trẻ có thể so sánh 3 đến 4 đối tượng cùng dạng, phân tích và đưa ra kết luận tổng hợp Khả năng tập trung chú ý của trẻ cũng lâu hơn và bền vững hơn nên “tiết học” kéo dài từ 25 – 30 phút Trong cùng một lúc trẻ có thể tri giác
được từ 3 đến 4 đối tượng
1.4 Quá trình phát triển biểu tượng kích thước của trẻ mẫu giáo
Ngay từ nhỏ ở trẻ đã diễn ra sự tích luỹ những kinh nghiệm tri giác và xác định kích thước các vật thể Những kinh nghiệm này dần dần được tích luỹ qua quá trình trẻ thao tác với các đồ vật, đồ chơi có kích thước khác nhau Khi lên 1 tuổi sự tri giác kích thước của trẻ dần dần trở nên ổn định, trẻ càng lớn thì tính ổn định của tri giác kích thước càng trở nên bền vững Lên 2 tuổi, tuy chưa nắm được ngôn ngữ tích cực nhưng trẻ đã có những phản ứng trước kích thước khác nhau của vật thể và cả mối liên hệ kích thước giữa chúng Dấu hiệu kích thước thường được trẻ lĩnh hội gắn liền với vật cụ thể, quen thuộc với trẻ và đối với trẻ đó là dấu hiệu mang tính tuyệt đối Ví dụ: Trẻ luôn cho rằng cái ô tô của mình to hơn cái ô tô của bạn
Trang 17Trẻ 3 – 4 tuổi rất khó khăn để nắm được tính tương đối của khái niệm kích thước Hơn nữa trẻ thường không biết lựa chọn các vật có kích thước tương ứng với nhau Ví dụ: Trẻ cố xỏ chân vào tất chân của búp bê hay đi đôi dép to của mẹ
Sự tri giác kích thước ở trẻ 3 tuổi còn thiếu sự phân
định, trẻ thường chỉ hướng tới độ lớn chung của sự vật mà không có sự phân tách từng chiều đo kích thước của vật thể như chiều dài, chiều rộng của vật
Lên 4 tuổi trẻ đã biết lựa chọn các vật theo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của chúng một cách đúng hơn nếu sự khác biệt giữa các chiều đo là rõ rệt Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn nhầm lẫn giữa chiều rộng và chiều dài
Trong sự tri giác kích thước và diễn đạt các dấu hiệu khác nhau của kích thước vật thể, lời nói đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên sự tri giác thiếu phân định các chiều đo kích thước của vật thể ở trẻ nhỏ dẫn đến việc diễn đạt mối quan hệ kích thước của trẻ không chính xác Trẻ 3 – 4 tuổi thường dùng
từ “to - nhỏ” để diễn đạt kích thước của vật thể Nhưng bước đầu trẻ cũng đã biết sử dụng một số từ biểu thị mối quan hệ kích thước như: con rắn dài, con lợn béo… Phần lớn trẻ 4 tuổi không hiểu ý nghĩa của từ “kích thước”, nhưng khi hỏi trẻ về kích thước của vật thể nhiều trẻ lại trả lời về màu sắc, số lượng…của chúng Ởtrẻ 4-5 hoạt bằng tay đã trở nên khéo léo hơn nên bước
đầu trẻ cũng có thể thực hiện các thao tác đo lường đơn giản
Sang nhóm trẻ 5 – 6 tuổi, biểu tượng về kích thước
đã trở nên chính xác hơn Trẻ có khả năng phân biệt chính xác 3 chiều kích thước(chiều dài, chiều rộng, chiều cao hay bề dày) của vật Trẻ đã biết chỉ tay theo chiều dài, chiều rộng hay chiều cao của các đồ vật Đối với các hình khối
có chiều cao thấp trẻ 4 – 5 tuổi cho rằng không có chiều cao thì trẻ 5 - 6 tuổi
đã hiểu rằng đó là bề dày của vật và trẻ có thêm biểu tượng dày - mỏng Chẳng hạn quyển sách này dày hơn quyển sách kia
Trang 18Trẻ có khả năng dùng thước đo để xác định kích thước của vật Tuy nhiên phương tiện đo không chính xác chỉ là que tính, băng giấy…nên các cháu chưa phân biệt được công cụ đo với đơn vị đo mà con người sử dụng
Ví dụ: Trẻ hiểu được thước là một vật làm bằng gỗ hoặc bằng dây nhờ đó người ta sử dụng để đo được vải trong cửa hàng Trẻ không nhận biết được thước đo là một đơn vị đo lường
Trẻ hiểu được mối quan hệ phụ thuộc giữa “độ lớn” của thước đo với số đo kích thước của vật “Độ lớn” của thước đo càng nhỏ thì
số đo kích thước vật càng lớn và ngược lại
Tóm lại, ở lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ các cháu xác
định kích thước của vật thể bằng cách so sánh trực tiếp chúng với nhau nhờ biện pháp xếp chồng, xếp kề.Ở lớp lớn – dạy đánh giá kích thước vật thể bằng cách đo lường nhờ các dụng cụ đo đơn giản
1.5 Vai trò và nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ
1.5.1 Vai trò của việc hình thành biểu tượng kích thước
Việc hình thành biểu tượng kích thước sẽ giúp trẻ xác định độ lớn của các vật, nhận biết được các chiều kích thước (dài, rộng, cao…) và so sánh độ lớn của các vật theo các chiều kích thước đó
Việc hình thành biểu tượng kích thước cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giác quan, đặc biệt là thị giác và xúc giác Trẻ quan sát cô làm mẫu, ước lượng độ lớn bằng mắt…, sử dụng hoạt động bằng tay để thực hiện các biện pháp xếp chồng, xếp kề, đo… Do đó quá trình hình thành biểu tượng kích thước cũng giúp cho các giác quan của trẻ phát triển hơn, trẻ quan sát tốt hơn và hoạt động bằng tay cũng trở nên khéo léo và chính xác hơn
Trong quá trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ, giáo viên cung cấp cho trẻ một số từ mới, mở rộng vốn từ cho trẻ và
Trang 19giúp trẻ sử dụng từ chính xác: dài hơn, ngắn hơn, to hơn, nhỏ hơn, rộng hơn, hẹp hơn… Từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
Khi nắm được các chiều kích thước và độ lớn của vật thể sẽ góp phần tích cực chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
Hình thành biểu tượng kích thước có ý nghĩa thực tiễn rất lớn Từ các biểu tượng mà trẻ có được trẻ sẽ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình Ví dụ: Trẻ có thể giúp đỡ mọi người lấy những đồ vật theo yêu cầu của họ như lấy cho mẹ cái ca to, bát to, cái gậy dài, chai nước mắm nhỏ… Khi đã có biểu tượng chính xác về kích thước trẻ không còn cố xỏ chân vào cái tất của búp bê hay đôi giầy của bố nữa mà trẻ đã có thể tự chọn những đồ dùng phù hợp với kích cỡ của mình hoặc người khác như giầy, tất,
mũ, quần, áo… Cùng với sự lớn lên về nhận thức các biểu tượng kích thước thì nhận thức của trẻ cũng dần dần hoàn thiện hơn Đó chính là vai trò to lớn của việc hình thành biểu tượng kích thước
1.5.2 Nội dung hình thành biểu tượng kích thước
được bằng lời mối quan hệ kích thước giữa hai đối tượng và sử dung đúng các
từ diễn đạt mối quan hệ đó như: to hơn – nhỏ hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn, cao hơn – thấp hơn
Trang 20vật bằng lời nói: Có độ lớn bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn, cao hơn – thấp hơn
- Dạy trẻ so sánh độ lớn và các chiều kích thước của 3 đối tượng bằng biện pháp xếp chồng, xếp cạnh Dạy trẻ sắp thứ tự các đối tượng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần về kích thước và phản ánh mối quan hệ thứ tự giữa ba
đối tượng bằng lời nói như: Dài nhất – ngắn hơn – ngắn nhất, cao nhất – thấp hơn – thấp nhất, rộng nhất – hẹp hơn – hẹp nhất, lớn hơn – nhỏ hơn – nhỏ nhất
- Dạy làm quen với kỹ năng so sánh độ dài, dung tích của vật bằng một
đơn vị đo Nhận biết mối quan hệ kích thước theo từng chiều đo kích thước giữa các đối tượng
* Mẫu giáo lớn:
- Củng cố và phát triển kỹ năng so sánh kích thước các đối tượng bằng biện pháp xếp chồng, xếp kề, ước lượng bằng mắt,phát triển kỹ năng sắp thứ
tự các vật theo chiều tăng dần hoặc giảm dần về kích thước
- Dạy trẻ kỹ năng đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau, so sánh và diễn đạt kết quả so sánh
- Dạy trẻ kỹ năng đo dung tích các vật, so sánh và diễn đạt kết quả so sánh
1.5.3 Vai trò của các giác quan
Hoạt động của các giác quan luôn đi liền với nội dung hình thành biểu tượng kích thước, đó là sự phối hợp chặt chẽ và không ngừng của các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác và một số cơ quan khác
Ngay từ lứa tuổi nhà trẻ thông qua các thao tác thực tiễn với các đồ vật,
đồ chơi đã hình thành ở trẻ biểu tượng về kích thước vật thể Qua thị giác trẻ biết được màu sắc, kích thước, hình khối của vật thể Nó phù hợp với nguyên tắc giáo dục – giáo dục gắn liền với cuộc sống, giáo dục có tính mở rộng,
Trang 21nhằm củng cố kiến thức cũ và mở rộng kiến thức mới để trẻ hứng thú hoạt
Thông qua thính giác trẻ hiểu được người lớn nói gì? Giáo viên yêu cầu gì? Giác quan này cũng đóng vai trò khá quan trọng trong nội dung hình thành biểu tượng kích thước Bởi trong bất kỳ hình thức dạy học nào thì mọi hoạt
động của trẻ đều dưới sự hướng dẫn của cô Vì thế, trẻ phải chú ý lắng nghe để chi phối hoạt động của mình nhằm tìm ra tri thức
1.5.4 Quy trình hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo
Hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ Mẫu giáo có một vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng trong giáo dục trí tuệ cho trẻ Góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng toán sơ đẳng, những kỹ năng như phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá Nhận thức được điều đó mà việc dạy trẻ Mẫu giáo hình thành biểu tượng kích thước tuân theo qui trình sau:
Nhận biết, phân biệt,goi tên từng chiều kích thước so sánh kích thước của 2, 3 đối tượng chính xác hoá kết quả so sánh bằng phép đo lường đơn giản ứng dụng vào thực tế tổng quát mô tả biểu tượng
Cụ thể:
Trang 22* Đầu tiên là nhận biết, phân biệt, gọi tên từng chiều kích thước.Ở giai
đoạn này giáo viên giúp trẻ nhận biết, phân biệt đâu là chiều dài, chiều rộng,
chiều cao, độ lớn của vật và gọi tên từng chiều đo đó một cách chính xác
Giáo viên sử dụng các đồ dùng trực quan để dạy trẻ nhận biết, phân
biệt, gọi tên các chiều kích thước ( cô chuẩn bị cho cô và mỗi trẻ một băng bìa
hình chữ nhật)
+ Chiều cao được xác định khi đặt vật theo phương thẳng đứng
Chiều cao được tính từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên
Cô nhấn mạnh cho trẻ biết: khi nói đến chiều cao ta sử dụng các từ
“cao, thấp”
+ Chiều dài được xác định khi đặt vật nằm
ngang Chiều dài được tính từ trái sang phải hoặc
từ phải sang trái Cô nhấn mạnh cho trẻ biết khi nói đến chiều dài người ta sử
dụng các từ “dài – ngắn”
+ Chiều rộng được xác định khi đặt vật nằm ngang
Chiều rộng được tính từ mép trên đến mép dưới của vât
Cô nhấn mạnh cho trẻ biết: khi nói đến chiều rộng ta
sử dụng các từ “rộng – hẹp”
+ Độ lớn của vật được xác định bằng độ to – nhỏ của vật
* Tiếp theo là giai đoạn so sánh kích thước của 2, 3 đối tượng
ở giai đoạn này cần tiến hành dạy trẻ so sánh kích thước của 2 đối
tượng trước để trẻ làm quen với kỹ năng so sánh Sau đó nâng dần mức độ khó
lên – so sánh trên 3 đối tượng và sắp thứ tự theo chiều tăng dần hoặc giảm
dần
Trang 23- Trước tiên, dạy trẻ nhận biết, so sánh kích thước của 2 đối tượng có độ chênh lệch rõ nét bằng trực giác. Ở giai đoạn này giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát và chỉ ra sự khác biệt rõ nét về kích thước của 2 đối tượng
Ví dụ: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao của 2 đối tượng
Cô phải chọn 2 đối tượng có độ chênh lệch
rõ nét về chiều cao để trẻ quan sát và dễ dàng nhận
thấy ngay phần thừa ra hay thiếu đi bằng trực giác
Từ đó đưa ra kết luận đối tượng nào cao hơn,đối tượng nào
thấp hơn
xanh đỏ Sau đó tập cho trẻ diễn đạt độ chênh lệch đó bằng ngôn ngữ, sử dụng các từ: cao hơn, thấp hơn (cây màu xanh cao hơn cây màu đỏ Cây màu đỏ thấp hơn cây màu xanh)
- Tiếp theo dạy trẻ so sánh kích thước của 2 đối tượng bằng biện pháp xếp chồng, xếp cạnh để chỉ ra phần thừa ra hoặc thiếu đi sau đó đưa ra kết luận
Ví dụ: So sánh chiều dài của 2 đối tượng
Cô chọn đối tượng so sánh là 2 băng giấy màu xanh và màu đỏ
Trẻ sử dụng hoạt động bằng tay xếp 2 đối tượng (băng giấy) cạnh nhau sao cho một đầu trùng khít với nhau, quan sát đầu còn lại
xem đối tượng phần thừa ra hoặc thiếu đi rồi đưa ra kết luận:
Băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ
Băng giấy màu đỏ ngắn hơn băng giấy màu xanh
Điểm khác biệt ở giai đoạn này so với giai đoạn trước là các đối tượng
so sánh có độ chênh lệch không rõ nét và trẻ so sánh thông qua hoạt động bằng tay chứ không đơn thuần là bằng trực giác
Cao hơn
Thấp hơn
Phần thừa ra
Trang 24Việc cho trẻ trực tiếp tri giác chính là hình thức cho trẻ được trải nghiệm Giai đoạn này trẻ được trực tiếp thao tác, hành động với đối tượng vì thế trẻ sẽ hứng thú hơn Mục đích cuối cùng của hoạt động là trẻ tự tìm ra đáp
số Trẻ tự đưa ra nhận xét sau cả một quá trình hoạt động
ở giai đoạn này cô đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý để đưa trẻ vào hoạt
Sau đó cho trẻ sắp thứ tự theo chiều tăng dần hoặc giảm dần
ở giai đoạn này cô vẫn đóng vai trò hướng dẫn để trẻ hoạt động và khám phá ra kiến thức Trẻ sử dụng hoạt động bằng tay với biện pháp xếp chồng, xếp kề trên 3 đối tượng
Ví dụ: so sánh chiều dài của 3 băng giấy xanh, đỏ, vàng
Cô dạy trẻ biểu đạt mối quan hệ đó bằng lời nói:
Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu xanh
Băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu vàng
Băng giấy màu đỏ dài hơn băng giấy màu vàng
Băng giấy màu đỏ dài nhất
Đỏ Xanh Vàng
Trang 25Băng giấy màu vàng ngắn nhất
Cô dạy trẻ sắp thứ tự theo chiều tăng dần hoặc giảm dần
Tăng dần
Giảm dần
* Giai đoạn chính xác hoá kết quả so sánh bằng phép đo lường đơn giản
- Trước tiên phải dạy trẻ hiểu được mục đích của phép đo Đó là bước
đầu giúp trẻ hiểu được sự phụ thuộc và mối quan hệ giữa vật đo, đơn vị đo và kết quả đo Chính xác kết quả so sánh nhờ kết quả đo
Để giúp trẻ hiểu được mục đích của phép đo cô hướng dẫn trẻ dùng các hình chữ nhật hoặc que tính ngắn đặt liên tiếp nhau theo chiều dài từng băng giấy cho đến hết Cho trẻ đếm số hình chữ nhật (hay que tính) xếp kín chiều dài mỗi băng giấy sau đó lấy chữ số tương ứng đặt bên cạnh Cô dạy trẻ biết diễn đạt kết quả đo bằng lời nói Ví dụ: Băng giấy màu xanh dài bằng 5 lần chiều dài hình chữ nhật hay băng giấy màu xanh dài hơn băng giấy màu đỏ 1 hình chữ nhật
- Sau khi trẻ nắm được mục đích của phép đo, cô tiến hành dạy trẻ các thao tác đo lường đơn giản:
+ Trước khi đo cô chọn một đối tượng làm đơn vị đo (que tính, băng giấy) rồi cho trẻ xác định chiều cần đo và hướng đo
+ Dạy trẻ đặt thước đo qui ước từ trái qua phải, sau mỗi lần đo trẻ đặt thước đo vào đúng vạch đánh dấu của lần đo trước để đo tiếp, cứ như vậy cho tới hết chiều dài của đối tượng cần đo
+ Trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu để biết kết quả đo, trẻ cần ghi nhớ và nói chính xác kết quả đo, như “chiều dài băng giấy màu đỏ dài bằng 4 lần chiều dài que tính”
Trang 26Ngoài ra ta còn dạy trẻ đo dung tích chất lỏng (nước) bằng ca, cốc: Cô chuẩn bị nước đựng trong chậu, cho trẻ dung cốc múc nước đổ vào bình Kết quả đo được tính bằng số cốc nước được đổ vào bình
* Giai đoạn ứng dụng vào thực tế:
ở gian đoạn này, cô cho trẻ tìm những đồ vật có kích thước khác nhau ở xung quanh trẻ Sau đó so sánh chúng với nhau và nói lên nhận xét của mình Hoặc tìm xung quanh lớp những đồ vật có kích thước theo yêu cầu của cô
Ví dụ: Hãy tìm trong lớp những đồ vật có chiều dài dài hơn cái thước kẻ của cô
Ví dụ: Sau khi học phép đo lường cô có thể cho trẻ tiến hành đo các vật xung quanh lớp với những thước đo quy ước khác nhau như: Đo chiều dài, chiều rộng cái bàn bằng gang tay Đo chiều dài, chiều rộng lớp học bằng bước chân
* Giai đoạn tổng quát mô tả biểu tượng:
Giai đoạn này nhằm khái quát một lần nữa vấn đề
mà trẻ vừa tiếp thu được
Ví dụ: Đối tượng nào có chiều dài dài hơn các đối tượng còn lại là đối tượng dài nhất
Ví dụ: Chiều dài của “thước đo” càng nhỏ thì kết quả
đo càng lớn Ngược lại, chiều dài của “thước đo” càng lớn thì kết quả đo càng nhỏ
1.6 Các quan điểm về đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ
Mỗi em bé là một con người riêng biệt, với đặc điểm tâm sinh lý khác nhau Nhưng đều phải trải qua quy luật chung của sự phát triển Hiểu biết về những quy luật chung đó sẽ giúp chúng ta đào tạo nhân cách cho trẻ làm cho trẻ phát triển đúng hướng để trở thành một thành viên của xã hội, biết nhận thức thế giới và biết ứng xử với mọi người nhờ quá trình tiếp thu kinh nghiệm
mà nhân loại đã tích luỹ được
Trang 27Nhận thức được điều này, các nhà giáo dục Mầm non đã đưa ra các quan điểm đối mới về nội dung, phương pháp, chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đạt hiệu quả giáo dục trẻ tốt nhất
1.6.1 Quan điểm hoạt động
ở lứa tuổi Mầm non, hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo Bởi vui chơi chiếm phần lớn thời gian của trẻ Do đặc điểm tâm lý không ổn
định nên ta không thể gò ép trẻ vào một loại hoạt động cụ thể Mà ta để trẻ tự
do hoạt động nhưng vẫn có sự định hướng của người lớn, của giáo viên Giáo dục Mầm non coi trẻ em là chủ thể tích cực của hoạt động
Muốn vậy, chúng ta phải thường xuyên tổ chức hoạt động cho trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ, phát triển hoạt động với đồ vật, hoàn thiện hoạt
động vui chơi, khuyến khích hoạt động khám phá thế giới xung quanh làm nảy sinh các yếu tố của hoạt động học tập làm tiền đề của hoạt động lao động
Những hoạt động có sản phẩm như vẽ, nặn, lắp ghép… không những giúp trẻ làm quen với thế giới bên ngoài, mà quan trọng hơn là thông qua những hoạt động vật chất được tổ chức đó mà trẻ đã hình thành phương pháp suy nghĩ và làm việc hợp lý Những hoạt động mang tính nghệ thuật như hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch… giúp trẻ có được một tâm hồn phong phú và trong sáng, một tình cảm đằm thắm, thiết tha đối với mọi người, với thế giới xung quanh
Giáo dục Mầm non không phải là bậc học giáo dục riêng biệt, độc lập
mà là sự đan xen phối hợp Hay nói cách khác, giáo dục Mầm non phải là giáo dục theo quan điểm tích hợp Chính vì vậy quan điểm thứ hai về đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ chính là quan điểm tích hợp
1.6.2 Quan điểm tích hợp
Đổi mới giáo dục mầm non trên quan điểm tích hợp đó là sự nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con người như một thể thống nhất
Trang 28Quan điểm tích hợp cho rằng tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập đan xen các đối tượng hay các biện pháp của một đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể Trong đó các giá trị của từng bộ phận không những được bảo tồn và phát triển mà còn làm ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó được nhân lên
Tích hợp có nghĩa là không tác động riêng lẻ các kiến thức bộ môn mà phải lồng ghép, đan xen để có hiệu quả cao và thích hợp với sự phát triển của trẻ Nội dung giáo dục được xây dựng theo chủ đề, theo các vấn đề và tình huống giáo dục, được thực hiện một cách tổng hợp, lồng ghép vào các hoạt
động giáo dục đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay
Khi xây dựng chương trình giáo dục, nhà giáo dục đưa ra mục tiêu chung nhằm giáo dục toàn diện trên tất cả các trẻ Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí, môi trường sống của mỗi trẻ là khác nhau nên khi đưa ra chương trình
đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục cần phải dựa trên quan
điểm cá thể hoá
1.6.3 Quan điểm cá thể hoá
Xuất phát từ hoàn cảnh môi trường sống khác nhau đã chi phối trực tiếp
đến nhận thức, trí tuệ của trẻ Điều này khẳng định một chân lí “với mọi trẻ
em không được đúc ra từ cùng một khuôn” Chúng ta không tán thành cách giáo dục rập khuôn, đồng loạt đối với trẻ Và cũng không thể thực hiện vấn đề này Tuy rằng mọi trẻ đều phát triển theo biểu đồ tăng trưởng, nhưng mỗi trẻ lại có sự phát triển riêng, không trẻ nào giống trẻ nào Vì thế việc giáo dục trong nhóm cần phải cá biệt hoá đối với từng trẻ và trẻ càng bé thì việc chăm sóc giáo dục càng được cá biệt hoá nhiều hơn Giáo dục Mầm non chủ trương làm cho mỗi đứa trẻ đều được tự do phát triển tạo tiền đề làm nảy nở tính sáng tạo của mỗi nhân cách này Hay nói cách khác trong khi giáo dục cần phải chú ý đến đặc điểm cá nhân của từng trẻ Do đó, trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên phải nắm vững đặc điểm chung của tập thể cũng như từng
Trang 29trẻ về mặt tâm lí, sinh lí, hoàn cảnh sống, nhu cầu, thói quen để có biện pháp
chăm sóc giáo dục được phù hợp
Ngoài ra, quan điểm về sự kết hợp giữa phương pháp giáo dục theo nhóm với cá biệt trong quá trình giáo dục sẽ tạo ra cho mỗi đứa trẻ một bản chất người cao quý Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa tính xã hội với cá tính sáng tạo cần có ở mỗi nhân cách Điều đó vừa giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của bản thân vừa hoà đồng cùng xã hội, học hỏi bạn bè, điều chỉnh hành vi hoàn thiện nhân cách
Giáo dục nói chung và Giáo dục Mầm non nói riêng
là sự nghiệp giáo dục của quần chúng đều góp phần vào mục tiêu chung đó là hoàn thành sự nghiệp giáo dục của nước nhà Vì thế quan điểm cuối cùng về
đổi mới nội dung phương pháp là quan điểm xã hội hoá giáo dục
1.6.4 Quan điểm xã hội hoá giáo dục
Đối với tất cả các bậc học nhà trường nào cũng có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện Đối với trẻ nhỏ gia đình là môi trường
lí tưởng cho việc chăm sóc và giáo dục chúng Gia đình là tổ ấm được hình thành bởi tình thương yêu ruột thịt Sống trong môi trường gia đình trẻ được
an toàn về tinh thần, chăm lo về thể chất Vì thế giáo dục trẻ ở gia đình được thực hiện tỉ mỉ và chu đáo đến từng cháu một Đó là tính ưu việt của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ
Tuy nhiên nhu cầu về giao tiếp sẽ chi phối rất nhiều
đến việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ Bởi trẻ cần môi trường giáo dục rộng hơn - môi trường giáo dục xã hội Đây là môi trường có thể đáp ứng nhu cầu phát triển và xã hội hoá của đứa trẻ, bổ sung cho giáo dục gia đình tạo
điều kiện cho trẻ phát triển thuận lợi
Hai môi trường giáo dục này rất cần cho sự phát triển của trẻ, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ Quá trình lớn lên của trẻ không thể thiếu đi một bên nào để đảm bảo
Trang 30cho sự phát triển bền vững Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Giáo dục nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục của gia đình và xã hội Giáo dục ở nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục ở gia đình và xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”
Trên đây là những quan điểm cơ bản về đổi mới nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non Từ những quan điểm này sẽ giúp cho giáo viên – những nhà giáo dục trực tiếp đưa ra những phương pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong giáo dục
Chương 2 phương pháp hình thành biểu tượng
kích thước cho trẻ mẫu giáo
Hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ giúp trẻ xác định được độ lớn của các vật, nhận biết được các chiều kích thước (dài, rộng, cao…) và so sánh
độ lớn của các vật theo các chiều kích thước đó ở trẻ mẫu giáo lớn, sau khi
đã nắm vững được các kỹ năng so sánh thì việc dạy trẻ phép đo lường ở giai
đoạn này là rất quan trọng Nó giúp phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn Trong quá trình học đo lường, trẻ học được cách phân biệt vật để đo, vật làm thước đo và kết quả đo Vì vậy sự
ước lượng kích thước của trẻ được phát triển Hơn nữa nhờ hoạt động đo mà biểu tượng về số lượng và mối quan hệ giữa các con số của trẻ được củng cố Chính vì vậy người giáo viên phải nắm vững phương pháp và kết hợp dưới nhiều hình thức dạy học khác nhau nhằm đem lại hiệu quả giáo duc cao nhất
Có hai hình thức dạy học Mầm non:
+ Dạy học trong hoạt động học có chủ đích + Dạy học ngoài hoạt động học có chủ đích 2.1 Dạy học và phương pháp dạy học